Tổng kết thực tiễn: Một bài học của Bác Hồ

08:45 SA @ Thứ Sáu - 03 Tháng Hai, 2006

Thành công hoặc thất bại, Bác Hồ đòi hỏi trước hết lãnh đạo các cấp phải xác định trách nhiệm cá nhân của mình thì mới tổng kết thành công.

Thất bại là mẹ thành công nếu sau mỗi thất bại lại biết tổng kết đến nơi đến chốn, tìm ra nguyên nhân nhân sâu xa dẫn đến thất bại, rút ra những bãi học, kinh nghiệm bổ ích, quý giá để không đi vào vết xe đổ và xác định trách nhiệm cá nhân, tập thể (nhất là cá nhân) để có khen thưởng và kỷ luật tương xứng với công và tội. Ngược lại, không có tổng kết thực tiễn thì thất bại vẫn nối tiếp thất bại.

Sản xuất đại trà, theo phong trào, các địa phương đua nhau xây dựng các nhà máy bia, thuốc lá, lắp ráp ôtô, xi măng lò đứng, mía đường, xây dựng cảng biển, sân bay… rồi lần lượt thua lỗ, phá sản, hiệu quả kinh tế rất thấp nhưng sau mỗi lần thất bại không hề tổng kết.

Quyết định chống tham nhũng số 240/QĐ-CTN/CP/1990 của Chính phủ, Nghị quyết chóng tham nhũng và lãng phí (1993) của Quốc hội, Pháp lệnh chống tham nhũng và Pháp lệnh chống lãng phí (1998) được Thường vụ Quốc hội thông qua. Ba chủ trương lớn chống giặc nội xâm kể trên đềukhông có tổng kết để xác định tính hiệu quả, phân tích nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm. Khi đưa hai dự thảo Luật chống tham nhũng và Luật chống lãng phí ra thông qua Quốc hội, Chính phủ báo cáo tổng kết những năm thực hiện không thành công Pháp lệnh chống tham nhũng và Pháp lệnh chống lãng phí, nhưng đông đảo cán bộ và cử tri vẫn thấy tổng kết còn nửa vời vì sai lầm nghiêm trọng tái diễn, kéo dài suốt, 5 khóa Quốc hội vẫn chỉ có… tập thể chịu trách nhiệm. Không có trách nhiệm cá nhân thì dù luật đúng đắn đến đâu cũng vẫn là những cú đấm vào không khí.

Thời kháng chiến, đánh ngoại xâm, sau mỗi chiến dịch đều phải tổng kết thực tiễn rồi mới chuyển sang chiến dịch khác. Chiến dịch đường số 18 từ Phả Lại đến Uông Bí (còn gọi là chiến dịch Hoàng Hoa Thám) tháng 5/1951, ta thất bại, thương vong nặng nề. Tại Hội nghị tổng kết chiến dịch, Bác Hồ nói rất ngắn (xin trích một đoạn).

“Trước ta nói phê bình và tự phê bình, bây giờ phải nói tự phê bình và phê bình. Nói như thế là chú trọng phê bình mình trước, phê bình người sau, phê bình mình là chính, phê bình người là phụ. Có đề cao tự phê bình và triệt để tự phê bình mới tẩy rửa được tinh thần và tư tưởng cho thật sạch”.

Thành công hoặc thất bại, Bác Hồ đòi hỏi trước hết lãnh đạo các cấp phải xác định trách nhiệm cá nhân của mình thì mới tổng kết thành công. Mỗi binh chủng, mỗi binh đoàn, mỗi đơn vị kiểm điểm, tổng kết nội dung có những điểm khác nhau nhưng bao trùm lên tất cả là: Dân chủ và đoàn kết. Bác Hồ nêu câu hỏi: Thế nào là dân chủ và đoàn kết? Không phải ai cũng trả lời đúng. Bác nói:

“Từ tiểu đội trưởng trở lên và từ Tổng tư lệnh trở xuống: bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói, bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét, bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt. Thế mới dân chủ, mới đoàn kết, mới tất thắng”.

Dân chủ và đoàn kết không chung chung, mơ hồ. Đối với Bác Hồ, dân chủ và đoàn kết rất cụ thể, muôn hình muôn vẻ, lúc nào cũng có thể thấy tận mắt, nghe tận tai nếu bám cơ sở, nghe dân… Biết bao nhiêu vấn đề bức xúc trong dân đòi hỏi lãnh đạo phải nắm vững thực tiễn mới có thể “đề cao tự phê bình, triệt để tự phê bình” như Bác Hồ đã căn dặn mỗi lần tổng kết.

Bài học tổng kết thực tiễn của Bác Hồ trở nên rất thời sự đối với Đảng và Nhà nước ta.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Cách mạng tháng Tám

    19/08/2016Lê Đăng DoanhCách mạng Tháng Tám là bước nhảy vọt vĩ đại của tư tưởng phát triển, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Độc lập, tự do, hạnh phúc, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đó là những chân lý có sức mạnh mãnh liệt phát huy và khơi dậy sức mạnh của một dân tộc bị nô dịch, áp bức, bị chiến tranh và nạn đói tàn phá. Chính những tư tưởng bất hủ này đã trở thành sức mạnh vật chất của cả một dân tộc, chắp cánh cho dân tộc Việt Nam làm nên những kỳ tích trong chiến đấu và dựng nước...
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Bác Hồ viết báo

    20/06/2006GS, TS. Nguyễn Lân DũngTrong cuộc đời hoạt động báo chí của mình, Bác Hồ đã viết khoảng 2.000 bài báo với trên 100 bút danh khác nhau. Bác coi báo chí là vũ khí sắc bén để vận động quần chúng và đấu tranh với kẻ thù...
  • Từ quan niệm về con người trong lịch sử đến quan niệm về con người Hồ Chí Minh

    07/01/2006Phó GS. TS. Nguyễn Tĩnh Gia...vấn đề con người có vẻ cũ, nhưng nó lại luôn mới mẻ, luôn có vấn đề phải nói rằng, nó là vấn đề của mọi vấn đề. Để có được quan niệm khoa học về con người trong thời đại Hồ Chí Minh, lịch sử đã từng tiếp cận vấn đề con người bằng những phương pháp khác nhau
  • Khoa học và thực tiễn

    01/01/2006Phan Hồng Giang (Hội đồng lý luận T.Ư)Thực tiễn phát triển đất nước hôm nay đang tiếp tục đặt ra những câu hỏi bức xúc cho các nhà khoa học, các nhà quản lý: Làm sao thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế? Làm sao không bị thua thiệt khi tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá? Làm sao tăng trưởng kinh tế phải song hành với phát triển văn hoá? Làm sao đẩy lùi được quốc nạn tham nhũng?... Trách nhiệm giải đáp các câu hỏi đó trước hết của các nhà nghiên cứu xã hội và các nhà quản lý...
  • Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo

    09/12/2005GS. Tương Lai...bằng sự trải nghiệm và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh thấy được mặt trái của tấm Huân chương mà rất nhiều người khác không thấy được. Nhờ thấu hiểu như vậy nên Người biết phải hành động như thế nào để đạt được mục đích. Người phải khôn khéo chống chọi với nhiều áp lực nặng nề để thực hiện mục đích đó.
  • Để tự phê bình và kiểm điểm không trở thành cái “mốt”

    27/11/2005Hữu KhánhTrên các trang báo hằng ngày, những câu chữ như "trình độ cán bộ bất cập", "quản lý lỏng lẻo", "quy hoạch kém", "thiếu tinh thần trách nhiệm", "tình trạng tham nhũng, tiêu cực lãng phí, quan liêu ngày càng phức tạp, tinh vi", "cấp dưới không nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh cấp trên"... xuất hiện với một tần suất khá cao. Thành khẩn nhận khuyết điểm, sai lầm là biểu hiện thái độ nghiêm túc ý thức trách nhiệm đối với quần chúng...
  • Sửa đổi lối làm việc

    01/10/2005Bùi Quang MinhTác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh X.Y.Z, viết xong tháng 10 năm 1947. Đây là tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc…
  • Phê bình và sửa chữa

    01/10/2005X.Y.ZCán bộ và đảng viên ta, vì bận việc hành chính hoặc quân sự, mà xao nhãng việc học tập. Đó là một khuyết điểm rất to. Khác nào người thầy thuốc chỉ đi chữa người khác, mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa. Từ nay, chúng ta cần phải thiết thực học tập, sửa chữa các khuyết điểm. Vì có tẩy sạch khuyết điểm, công việc mới có thể tiến bộ...
  • Bác Hồ với việc đọc sách báo

    07/08/2003Đỗ Văn Phú - Cù Thị MinhNgười là một người cầm bút có nội lực lớn lao trong nhiều lĩnh vực: Chính trị, văn hoá, văn học và báo chí. Suốt đời Người đã đọc... và đọc để nâng cao vốn hiểu biết, nâng cao trí tuệ ở tầm cao mới...
  • xem toàn bộ