Tôn giáo của khoa học

02:31 CH @ Thứ Năm - 11 Tháng Sáu, 2009

Sự trưởng thành tinh thần là một cuộc hành trình ra khỏi thế giới vi mô để vào một thế giới vĩ mô rộng lớn hơn. Ở những chặng đầu của cuộc hành trình này (là tất cả những gì mà cuốn sách này đề cập đến) đó là một hành trình của tri thức và không phải của đức tin. Để thoát ra khỏi thế giới vi mô của kinh nghiệm có trước của chúng ta và để giải phóng mình khỏi những sự chuyển dịch, chúng ta cần phải học. Chúng ta phải không ngừng mở rộng phạm vi tri thức và tầm nhìn của mình thông qua sự tiêu hóa và nội nhập thận trọng thông tin mới.

...Chúng ta đã ghi nhận rằng việc học biết một điều gì mới lạ đòi hỏi sự từ bỏ cái bản ngã cũ và sự chết của tri thức cũ mòn. Để phát triển một tầm nhìn rộng lớn hơn chúng ta phải sẵn lòng từ bỏ, giết chết tầm nhìn chật hẹp của mình. Nói ngắn gọn, sẽ thoải mái hơn nếu không làm việc này tức là ở lại tại nơi chúng ta đang ở, tiếp tục dùng cái bản đồ vi mô cũ đó, tránh chịu đau khổ trước cái chết của những ý niệm ưa thích. Tuy nhiên con đường trưởng thành tinh thần nằm ở chiều ngược lại. Chúng ta bắt đầu ngờ vực điều chúng ta đã tin, bằng cách tích cực tìm kiếm sự đe dọa và sự không quen, bằng cách chủ tâm đưa ra tranh cãi sự hiệu lực của những gì chúng ta đã được dạy trước đó và đã từng yêu quí. Con đường đến sự thánh thiện đi thông qua việc đặt lại vấn đề về mọi sự.

Bằng một cảm thức rất thật, chúng ta bắt đầu với khoa học. Chúng ta bắt đầu bằng sự thay thế tôn giáo của bố mẹ chúng ta bằng tôn giáo của khoa học. Chúng ta phải nổi loạn chống lại và vứt bỏ tôn giáo của bố mẹ chúng ta, vì hiển nhiên thế giới quan của họ sẽ hạn hẹp hơn cái chúng ta có thể nếu chúng ta biết lợi dụng đủ kinh nghiệm cá nhân của chúng ta, bao gồm kinh nghiệm người trưởng thành của chúng ta và kinh nghiệm của một thế hệ nối thêm vào dòng lịch sử nhân 1oạí. Một tôn giáo "xài rồi" không thể là một tôn giáo tốt được. Để được sống động, để có thể phát huy hết mức tiềm năng của mình, tôn giáo của chúng ta phải là một tôn giáo hoàn toàn cá nhân, được tôi luyện hoàn toàn qua ngọn lửa chất vấn và nghi ngờ trong cái nồi kinh nghiệm thực tế của chúng ta như nhà Thần học Alan Jones đã nói:

“Một trong những vấn đề của chúng ta là rất ít người trong chúng ta đã phát triển được một cuộc sống cá nhân đặc trưng. Mọi sự về chúng ta trông như là đồ xài rồi, thậm chí cảm xúc của chúng ta cũng vậy. Trong nhiều trường hợp chúng ta phải dựa trên thông tin cũ để hoạt động. Tôi chấp nhận lời của một bác sĩ, một nhà khoa học, một nhà nông là đáng tin cậy. Tôi không thích như vậy. Nhưng tôi phải chấp nhận vì họ có những tri thức sống động về cuộc sống mà tôi không biết. Thông tin cũ về tình trạng những quả thận của tôi, những tác dụng của cholesterol, và việc nuôi gà, tôi chịu được. Nhưng khi nói đến những vấn đề ý nghĩa, mục đích và sự chết thì những thông tin cũ là không chấp nhận được. Tôi không thể sống còn dựa trên một đức tin xài rồi vào một Thiên Chúa xài rồi. Phải có một tiếng nói riêng, một sự đương đầu riêng rẽ, nếu tôi muốn sống đích thực.”1

Vì vậy, để được khỏe mạnh tâm trí và trưởng thành tinh thần chúng ta phải phát triển tôn giáo riêng của chúng ta và không dựa vào tôn giáo của bố mẹ chúng ta. Nhưng một "tôn giáo của khoa học" là gì vậy? Khoa học là một tôn giáo vì nó là một thế giới quan phức tạp đáng kể có nhiều giáo điều quan trọng. Đa số những giáo điều này là như sau: vũ trụ là có thật và vì thế là một đối tượng giá trị để quan sát; quan sát vũ trụ là một điều có giá trị đối với con người; vũ trụ có ý nghĩa - từ là, nó tuân theo một số qui luật nào đó và có thể dự đoán được; nhưng con người là những nhà quan sát tồi, lệ thuộc mê tín dị đoan, thiên vị, thành kiến, và có khuynh hướng thấy cái muốn thấy hơn là cái thực sự có ở đó; vì vậy để quan sát và hiểu được chính xác, con người cần phải tự tuân thủ kỷ luật của phương pháp khoa học. Bản chất của thứ kỷ luật này là kinh nghiệm, do đó chúng ta không thể tự cho là biết một điều gì đó nếu không thực sự có kinh nghiệm về điều đó; trong khi kỷ luật của phương pháp khoa học bắt đầu bằng kinh nghiệm, thì một kinh nghiệm giản đơn tự nó là không đáng tin cậy; để đáng tin cậy, kinh nghiệm phải có thể lặp lại, thường là dưới mang một thí nghiệm; hơn nữa, kinh nghiệm phải có thể xác minh, nghĩa là người khác phải có cùng kinh nghiệm trong cùng hoàn cảnh.

Những từ chủ là "thực tại", "quan sát", "không đáng tin", "kinh nghiệm", "kỷ luật". Đây là những từ ngữ chúng ta đã dùng suốt. Khoa học là tôn giáo của thuyết hoài nghi. Để thoát ra khỏi cái vũ trụ vi mô của kinh nghiệm thời thơ ấu, cái vũ trụ vi mô của nền văn hóa của chúng ta và những tín điều của nó; thoát ra khỏi những sự thật nửa vời mà bố mẹ đã nói với chúng ta, điều cốt yếu là chúng ta phải hoài nghi về những gì chúng ta nghĩ chúng ta đã học biết được cho đến nay. Đó là thái độ khoa học có thể giúp chúng ta biến đổi kinh nghiệm cá nhân chúng ta về vũ trụ vi mô thành một kinh nghiệm cá nhân về vũ trụ vĩ mô. Chúng ta phải bắt đầu bằng cách trở nên những nhà khoa học.

Nhiều bệnh nhân đã có được bước khởi đầu này nói với tôi: “Tôi không phải là người có tôn giáo. Tôi không đi nhà thờ. Tôi không còn tin nhiều vào những gì mà giáo hội và bố mẹ của tôi đã nói với tôi. Tôi không có được đức tin của bố mẹ tôi. Tôi cho rằng mình không được tâm linh lắm.” Thường dễ gây sốc cho họ khi tôi hỏi về sự việc họ giả định rằng mình không phải là những người tâm linh. Tôi có thể nói như thế này: "Bạn có một tôn giáo, một tôn giáo sâu đậm là đằng khác. Bạn tôn thờ sự thật. Bạn tin vào khả năng trưởng thành và cải thiện của bạn: Khả năng tiến bộ về mặt tinh thần. Với sức mạnh của tôn giáo của mình, bạn sẵn lòng chịu đựng những đau khổ của thử thách và những nỗi thống khổ sự quên đi những điều đã học. Bạn nhận lấy sự liều lĩnh trị liệu và bạn làm tất cả chuyện này vì tôn giáo của bạn. Tôi không cho là thực tế khi nói rằng bạn ít tâm linh hơn bố mẹ bạn; trái lại, tôi nghĩ sự thực là bạn có tâm linh hơn cả bố mẹ bạn; linh đạo của bạn, bằng sự đột biến còn rộng lớn hơn linh đạo của họ vốn không đủ để cho họ đảm đặt vấn đề."

Tính chất quốc tế của khoa học là một điều cho thấy rằng khoa học, xét như một tôn giáo, thể hiện được một sự cải thiện, một bước nhảy vọt tiến hóa, so với những thế giới qui quan khác. Chúng ta nói đến cộng đồng khoa học toàn cầu. Đang có sự bắt đầu tiến dần đến một cộng đồng thật sự, nó bắt đầu trở nên mật thiết hơn Giáo hội Công giáo và nó rất gần với tình huynh đệ quốc tế thực sự. Các nhà khoa học ở mọi đất nước có thể nói chuyện với nhau dễ dàng hơn nhiều so với đa số còn lại chúng ta. Trong một chừng mực nào đó họ đã thành công trong việc vượt qua vũ trụ vi mô của nền văn hóa của mình. Trong một chừng mực nào đó họ đã trở thành khôn ngoan.

Trong một chừng mực nào đó. Trong khi tôi tin rằng thế giới quan hoài nghi của những đầu óc khoa học là một cải thiện rõ rệt so với thế giới quan dựa trên đức tin mù quáng, mê tín dị đoan hẹp hòi và những giả định không nghi vấn, thì tôi cũng tin rằng đa số các đầu óc khoa học chỉ vừa mới bắt đầu cuộc hành trình của sự trưởng thành tinh thần mà thôi. Mộtcách chính xác, tôi tin rằng tầm nhìn của những người có óc khoa học về thực tại của Thượng Đế cũng hạn hẹp bằng tầm nhìn của những nông dân bình thường mộc mạc mù quáng đeo đuổi niềm tin của cha ông mình. Các nhà khoa học gặp phải khó khăn trầm trọng khi giải quyết vấn đề thực tại của Thượng Đế.

Khi chúng ta thiên về thuyết hoài nghi rối rắm nhìn hiện tượng tin vào Thượng Đế chúng ta không có ấn tượng gì. Chúng ta thấy chủ nghĩa giáo điều, và hệ lụy từ chủ nghĩa giáo điều, chúng ta thấy những cuộc chiến tranh, những điều tra và những cuộc bách hại. Chúng ta thấy sự giả hình, người ta tuyên dương tình huynh đệ của người giết đồng đạo nhân danh đức tin, người ta lót đầy lúi mình bằng cái giá phải trả của người khác, và người ta thực hiện mọi hình thức tàn bạo. Chúng ta thấy một số nhiều đáng kinh ngạc những nghi thức và những hình tượng không có một sự nhất trí nào: vị thần này là một phụ nữ có sáu tay và sáu chân; kia là một người đàn ông ngồi trên ngai; vị thần này là một con voi; vị thần kìa là thực thể của hư vô; các vị thần của dân tộc, các vị thần của gia đình, các thần tam vị, các thần nhất vị. Chung ta thấy mê muội, dị đoan, cứng nhắc. Hồ sơ tra cứu về niềm tin vào Thượng Đế trông thảm hại. Người ta toan nghĩ rằng nhân loại không chừng lại tốt hơn nếu không tin vào Thượng Đế, rằng Thượng Đế không chỉ là ảo tưởng vu vơ, mà còn là ảo tưởng độc hại. Xem chừng như có lý để kết luận rằng Thượng Đế là một dạng thông thường tâm bệnh lý của con người cần phải được chữa.

Vì thế chúng ta có một câu hỏi: Tin vào Thượng Đế có phải là một chứng bệnh không? Phải chăng đó là biểu hiện của sự chuyển dịch - một quan niệm của bố mẹ, xuất phát từ vũ trụ vi mô, được chiếu một cách không thích hợp vào vũ trụ vĩ mô. Hay nói cách khác, một niềm tin như thế phải chăng là một dạng suy nghĩ sơ khai hoặc ấu trĩ mà chúng ta phải vượt ra khỏi để tìm kiếm những trình độ cao hơn về nhận thức và trưởng thành? Nếu chúng ta muốn là nhà khoa học toan tính trả lời câu hỏi này, điều thiết yếu là chúng ta phải nhờ đến tính hiện thực của những dữ kiện thực tế lâm sàng. Điều gì xảy ra đối với niềm tin vào Thượng Đế của một người khi người này trưởng thành thông qua tiến trình tâm lý liệu pháp?


1 Trích từ “Journey into Christ” (New York: Scabury Press, 1977), tr 91.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tín ngưỡng

    07/08/2017Nguyễn Trần BạtLà một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được...
  • Bạn theo tôn giáo nào?

    16/04/2017Hồ Anh TháiCó thời nhiều người Việt ra nước ngoài được bạn bè hỏi theo tôn giáo nào thì đều nhanh nhảu mà rằng chẳng theo tôn giáo nào cả. Nhưng hình như có điều không ổn trong chính những câu trả lời kia, nhất là bao giờ nói xong cũng như kèm thêm một vẻ hãnh diện tự đắc, cứ vênh vênh nhơn nhơn ra....
  • Bi kịch nhị nguyên và số phận con người

    18/05/2015Phan Bích HợpKhái niệm Nhị nguyên luận được dùng trong nhiều lĩnh vực của tri thức. Bất cứ một lý thuyết nào xác định sự phân ly không thể thu hẹp được giữa hai loại sự vật thì đều có thể gọi là thuyết nhị nguyên...
  • Tôn giáo và khoa học tự nhiên

    05/05/2014Max PlanckBài thuyết trình được lấy từ tuyển tập "Tự truyện khoa học và những bài báo khác" (Scientific autobiography and other papers) của Max Planck. Bản dịch này được thực hiện từ bản tiếng Anh (Great Books of the Western World, Encyclopedia Britanica, 1994), được Nguyễn Xuân Xanh đối chiếu với nguyên bản tiếng Đức và Bùi Văn Nam Sơn xem lại.
  • Thế giới quan và tôn giáo

    08/06/2009M. Scott PeckCon người càng lớn lên trong kỷ luật, trong tình yêu và trong kinh nghiệm sống thì hiểu biết của con người về thế giới và về vị trí của mình trong thế giới đó càng tự nhiên phát triển nhanh. Trái lại, con người càng không lớn lên được trong kỷ luật, trong tình yêu và trong kinh nghiệm sống thì hiểu biết của con người càng không phát triển được. Do đó, giữa những thành viên của loài người có một sự biến thiên lạ thường về bề rộng và độ phức tạp của hiểu biết của chúng ta về bản chất của cuộc đời.
  • Tôi chọn cả Thượng đế và khoa học

    27/04/2009Đỗ Kiên CườngTrong tác phẩm Thượng đế và Khoa học, Jean Guitton - học trò của Bergson và là một trong những nhà triết học Cơ đốc giáo nổi tiếng nhất hiện nay, theo đánh giá của NXB Grasset (Pans) - cùng hai anh em tiến sĩ vật lý Igor (thiên văn) và Grichka Bogdanov (lý thuyết) đã dùng vật lý hiện đại để chứng minh cho sự tồn tại của Thượng đế (năm 2001, NXB Đà Nẵng ấn hành tác phẩm này qua bản dịch của Lê Diễn).
  • Một số vấn đề về tôn giáo và nhu cầu tôn giáo hiện nay

    07/11/2008Lê Tuấn ĐạtNgày 16/10/1999, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 24 về Công tác Tôn giáo trong tình hình mới, xác định: "Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới".
  • Niềm tin và xây dựng niềm tin khoa học

    14/09/2006TS. Trịnh Đình BảyVấn đề niềm tin từ lâu trở thành đối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học bởi vai trò định hướng hết sức quan trọng của nó đối với con người. Không có niềm tin, đặc biệt là niềm tin khoa học, con người sẽ sống và hoạt động không có định hướng, luôn bi quan, dao động và không phát huy được khả năng chủ động sáng tạo của mình…
  • Sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo

    04/08/2006Có hay không sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo? Tôikhông nghĩ rằng văn bản của Thánh Kinh lại có thể hòa giảiđược với tri thức khoa học hiện đại. Phải chăng những khám phácủa vật lý hiện đại, địa chất học, thiên văn học, và sinh vật họcmâu thuẫn với câu chuyện được kể trong Sáng Thế Ký về sự sángtạo ra trời đất và con người...
  • Con người và tâm linh

    27/01/2006Phan QuangTết đến, xuân về. Phần đông gia đình người Việt, trong việc "sắm Tết", hầu như chẳng mấy ai không nghĩ đến dăm bông hoa, vài nén hương lễ gia tiên. Đó là cách hành xử văn hóa thể hiện mối quan hệ truyền thống mang tính dân tộc đối với thế giới tâm linh...
  • Khoa học và tâm linh

    03/12/2005Nguyễn Khánh HảiNhững nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội, v..v..) có thể phân thành hai loại: một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh hai năm rõ mười được bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí các vấn đề tâm linh thuộc lĩnh vực này.
  • Khoa học và tôn giáo phụ thuộc lẫn nhau

    15/07/2005Đây là bản lược dịch bài Science & Religion are interdependent của nhà bác học Albert Einstein. Nó cũng đồng thời phản ánh rõ nhất quan điểm của nhà bác học về vấn đề Tôn giáo...
  • xem toàn bộ