“Tôi vẫn thích đọc sách in…”

Viện từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam
11:34 SA @ Thứ Hai - 03 Tháng Tám, 2009

Chúng ta thường tin rằng, sách in là sản phẩm trí tuệ tuyệt vời nhất của nhân loại và nó giữ một vị trí xứng đáng trong mọi nền văn hóa đọc trên khắp thế giới nhưng hiện nay, với sự phát triển nhanh, tiện lợi của mạng Internet thì sách in có còn là sự lựa chọn của đại đa số độc giả…?

1. “Dù ngày ngày nào tôi cũng vào mạng Internet, nhưng tôi vẫn chỉ thích đọc sách in bằng giấy hơn…”. Với chiếc máy tính sách tay bên mình, nhà văn Nam Phi J. M. Coezee có lần đã nói như vậy với đám đông sinh viên Trường đại học San Jose (bang Illinois, Mỹ). Sở dĩ, coezee đưa ra một tâm sự như vậy vì cũng vào thời gian ông đoạt giải Nobel Văn học 2003, American Online đã đưa một con số điều tra rất thú vị trên mạng trực tuyến của mình.

Khi được hỏi: “Bạn cần gì nhất nếu một mình sống trên hoang đảo?”thì có tới 68% thanh thiếu niên trả lời rằng họ cần một máy vi tính nối mạng, 23% cần máy điện thoại, chỉ có 9% còn lại là cần ti vi để xem thôi. Như vậy, Internet đã hạ “knockout” các phương tiện truyền thông khác một cách vô cùng ngoạn mục (!). Số người nghiện vi tính thì lập luận rằng, họ chẳng hề xa lánh báo chí sách vở tí nào. Bởi lẽ, qua mạng thì họ có thể đọc đủ mọi báo chí trên đời này ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Cả sách cũng thế. Với 1,5 tỉ website ( trang chủ, trang tự giới thiệu…) hiện nay, trong đó hầu hết các NXB lớn trên thế giới đều có một website riêng với kho dữ liệu (data house) khổng lồ thì sách của họ cũng có đủ loại, chẳng thiếu thứ gì, chỉ sợ bạn không có thời gian để đọc cho hết mà thôi.

2. Quả thật, điều này đúng như thế. Và còn hơn thế nữa… Ngay ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hay nhiều thành phố lớn ở Việt Nam ta, đã có rất nhiều người bây giờ thay đổi hẳn cách đọc cả mình. Cách đọc sách (in bằng nguyên liệu giấy) đã tồn tại như một thói quen rất thân thuộc từ bao đời nay đang có nguy cơ bị mai một.

3. Tôi cũng đã từng vào mạng và cũng đã từng hoa mắt bởi một rừng ngữ liệu đủ loại vun vút chạy qua màn hình. Nếu bạn tìm đọc một cuốn từ điển bách khoa như Larousse, hay Webster, hay Britannica chẳng hạn ( khoảng vài vạn trang), bạn sẽ có cảm giác như đang lênh đênh trên một đại dương không bờ. “Bơi” mãi mãi mà vẫn chỉ thấy bạt ngàn chữ, bạ ngàn tranh ảnh. Cái nào cũng đẹp mê hồn ( nhiều minh họa được thể hiện bằng “videoclip” sống động như xem phim vậy).

Bắt chước nhiều người tôi cũng “dowload” vài chục trang và in ra cho vài cặp táp. Tiện thật đấy. Không cần ra phố, vào hiệu sách, vào thư viện, mất thơi gian gửi xe, mất thời giam lục tìm. Kinh tế nhất là không tốn bao nhiêu tiền, vì sách bây giờ đâu có rẻ? Một bộ sách quý đã có thể “xơi” gọn ghẽ ca tháng lương. Chỉ từ phòng ngủ “êm như nhung” của nhà mình là người ta có thể đọc cả thế giới. Một đĩa CD đã đủ sức mang trong đó biết bao tri thức, đưa đi đâu cũng được, không khác gì một “thư viện” di động. Người ta còn đăng ký học qua mạng. Nghe giảng, trả thi, hội thảo qua mạng. Và nếu cần, bạn cũng có thể nhận chứng chỉ qua mạng. Thật tuyệt vời!

4. Song, một nền văn hóa đọc ẩn chìm trong nhân loại mấy chục thế kỷ đâu có dễ dàng thay bằng một màn hình ánh sáng xanh tắt mở? Công nghệ thông tin quả là một cuộc cách mạng, một sự biến đổi thần kì của trí tuệ con người. Tuy nhiên, xét cho cùng, tin học cũng chỉ là một công cụ phục vụ đắc lực cho việc truyền thụ tri thức. Việc lưu giữ “tường minh” nhất, hiển hiện nhất, vẫn phải là văn bản. Sự định dạng bằng văn tự giúp người ta lĩnh hội tri thức một cách bài bản và hệ thống: vừa rộng, vừa sâu và chắc chắn.

Đọc sách là mọt sự cảm nhận bằng mắt. Qua trực giác, con người chuyển tín hiệu vào trí não và ở đây diễn ra một quá trình xư lý hết sức tinh tế. Một bộ phim dù hay đến mấy cũng không thấm sâu bằng cuốn tiểu thuyết cùng tên. Ngữ nghĩa của con chữ hàm súc hơn nhiều. Đọc sách cho ta thời gian nhẩn nha lựa chọn, suy ngẫm, cân nhắc nhiều điều. Có lúc, ta còn phải lật lại xem kĩ. Những con chữ in rõ trong sách như có hồn vậy. Nó hằn sâu trong tâm tưởng mỗi người và như vậy bao giờ cũng gây ấn tượng hơn con chữ trong máy. Và dù có in ra từ văn phòng thì nó vẫn mang dáng dấp là văn bản “tạm thời”, như một bản “nhái”, photocopy, chứ không phải văn bản “xịn”, tức là chưa qua công nghệ in offset, đóng xén vào bìa cẩn thận.

Hơn nữa, tri thức trong máy thường mang tính phục vụ nhất thời. Thông tin trong máy phải đáp ứng nhu cầu thực tại, phải cập nhật nhanh. Vì vậy, độ chuẩn xác những thông tin đó nhiều khi không hẳn đã đảm bảo. Có khi, vì chạy theo thị hiếu “câu khách” mà có rất nhiều tin thiếu chuẩn xác, thậm chí sai lệch hoàn toàn. Các món “mì ăn liền” (fast food) đáp ứng nhu cầu ăn nhanh, nhưng muốn có một món thật ngon, cầu kì cẩn thận, hấp phu chế biến.

Dĩ nhiên, không hẳn là tất cả các văn bản lấy từ máy ra đều là thế. Nhiều tờ báo, nhiều cuốn từ điển đã in ra cũng được nạp nguyên văn ( cả văn bản và ma-ket) vào máy mà. Nhưng dù sao cầm một cuốn sách (nhất là từ điển) chắc nặng, bìa cứng, in trên giấy đẹp với nhiều hình ảnh minh họa, vẫn tạo cho người sử dụng cảm giác tự tin hơn. Có những cuốn sách được lưu truyền từ đời thế hệ này sang thế hệ khác. Và cũng như một thứ “đồ cổ” vậy, sách để càng lâu càng quý hiếm, càng có giá trị nhiều mặt.

Mặt khác, giá trị của những trích dẫn trong sách in vẫn tin cậy hơn trích dẫn từ mạng. Trên mạng do bộ nhớ lưu giữ có hạn, chỉ trong một thời gian nhất định thì người ta buộc phải xóa bớt thông tin trên máy chủ (server) để cập nhật thông tin mới. Trích dẫn từ mạng lúc đó sẽ lấy gì làm, làm bằng cớ đây? Có chăng, máy sẽ giúp người “gọi” thông tin kịp thời. Vì cũng một việc tra thì nếu gõ vài kí tự rồi nhấn enter sẽ dễ và nhanh hơn nhiều việc “lặn lội” truy tìm từ đó trong một bộ từ điển, có khi dài đến vài chục tập.

5. Vì vậy, những người có nhu cầu đọc thực sự vẫn thích đọc sách in bằng giấy. Văn hóa đọc vẫn có những ưu thế so với văn hóa nghe nhìn rất tiện lợi và phù hợp với nhịp sống hối hả hiện nay. V.I. Lênin từng nói: “Đọc cũng là một nghệ thuật”. Đúng như vậy, muốn đọc, thích đọc người ta phải có vốn hiểu biết và vốn sống. Và những con chữ bao giờ cũng giúp cho người đọc mở rộng trí tưởng tượng rồi qua đó mà tâm hồn mỗi chúng ta thêm phong phú, sâu sắc hơn rất nhiều.

Đọc sách giúp ta có một “độ lùi” cần thiết để chiêm nghiệm. Thực tế, có những cuốn sách ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc cả đời người, qua mỗi thời kì, ta lại lĩnh hội từ cuốn sách tư tưởng là cũ kia những “thông điệp” mới. Vì chính nhận thức, kinh nghiệm của ta đã “mới hóa” những tri thức từ cuốn sách ấy. Và đọc qua màn hình cũng chỉ là hình thức phụ trợ, đáp ứng nhu cầu “ăn ngay” của ta thôi.

Do việc cập nhật và phổ biến qua mạng quá dễ nên gần như ai nắm được kĩ năng tin học tốt cũng dễ dàng mở một website riêng và ném vào đó đủ thứ mình có. Vì vậy sách in vẫn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường văn hóa phẩm, ngay cả những nước có công nghệ tin học cao của thế giới, như Anh, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc,… Từ điển Larousse (Pháp) vẫn đều đặn tái bản hàng năm với vài vạn bản một kì. Và cùng với sách, bạn có thể mua kèm đĩa CD để có thể khai thác tối đa tính năng tra cứu.

Ta còn nhớ vài năm gần đây bao nhiêu người phải xếp hàng rồng rắn để mua được trọn bộ Harry Potter (bộ sách thiếu nhi của nhà văn J. K. Rowling) mới phát hành. Các đây vài năm người dân Đan Mạch và cả thế giới vừa kỉ niệm ngày sinh của nhà văn nổi tiếng H.C. Andersen (2/4/1805-2/4/2005) mà những cuốn cổ tích “hay tới mức kì lạ” của ông đã được dịch và in gần như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.

Như vậy, sách in vẫn là sản phẩm của trí tuệ tuyệt vời nhất của nhân loại và nó vẫn giữ một vị trí xứng đáng trong mọi nền văn hóa đọc trên khắp thế giới.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vì sao người Việt không mê đọc sách?

    19/04/2019Vương Trí NhànĐối tượng chúng tôi muốn nói tới trong bài này, không phải là một vài người Việt đặc tuyển, mà là người Việt nhìn bao quát, người Việt nói chung; Hành động “đọc” không đơn giản là việc ngồi vào bàn, mà là cả văn hóa đọc với cơ cấu phức tạp của nó...
  • "Bệnh lười đọc" của sinh viên

    03/07/2018Hà Ánh ghiLười đọc... " là lời tự thú của nhiều sinh viên thời hiện đại. Khảo sát ngẫu nhiên một số sinh viên các trường ĐH, CĐ tại TP.HCM về việc đọc sách báo của họ, số đông đều ngắc ngứ rằng "có đọc", nhưng chỉ đọc một số cuốn theo phong trào, và chỉ xem sách chuyên ngành khi bị thúc bách về mặt bài vở, có sinh viên... sắp ra trường vẫn chưa một lần ghé thăm thư viện...
  • Sách & văn hóa đọc trong đời sống hôm nay

    21/04/2017Nguyễn Công HoanXuất phát từ vị trí, vai trò, tác dụng của sách báo và nhằm tôn vinh văn hoá đọc mà Tổ chức UNESCO trong phiên họp Đại hội đồng lần thứ 28 (1995) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày Sách và bản quyền thế giới".
  • Về nhu cầu sách

    27/09/2016Phạm Thị Thanh TâmTrong cuộc sống đấu tranh để sinh tồn và phát triển, con người luôn luôn có mong muốn, đòi hỏi về nhiều lĩnh vực. Đó là mong muốn được thoả mãn về vật chất, tinh thần, trí tuệ và giao lưu tình cảm, trong đó có mong muốn được sử dụng về sách - loại nhu cầu tinh thần, trí tuệ..
  • Đọc và nghe nhìn

    14/08/2016Nguyên NgọcBàn về cái thường được gọi là "văn hóa đọc hiện nay", thoạt đầu tôi đã định viết: "Sách... và cách mạng", nhưng rồi nghe to lớn và nghiêm trọng quá, nên đã bỏ đi. Tuy nhiên, nếu nói "và cách mạng" thì cũng không sai...
  • Đọc sách là hưởng thụ văn hoá

    26/06/2016Vũ QuỳnhTrước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
  • Sách và Internet ai thông thái hơn

    01/10/2015Cuối tháng 10/2002, Hội thảo “Đọc sách và xuất bản sách ở các nước Đông Á ngày nay” do tạp chí The books and the Computer tổ chức đã diễn ra ở Yonago và Tokyo (Nhật bản), với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản ở các nước Đông Á (Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc). Một trong các câu hỏi được đặt ra tại hội thảo này là: Phải chăng ngày nay giới trẻ đã đánh mất thói quen đọc sách? Câu trả lời của các đại biểu về trường hợp của đất nước mình có thể khiến chúng ta liên tưởng đến Việt Nam.
  • Chúng ta ngủ quên trên kho báu trí tuệ của nhân loại!

    10/06/2015TS. Nguyễn Xuân XanhHay chúng ta hỏi ngược lại, Việt Nam có được bao nhiêu sách, bao nhiêu thư viện cổ, so với thế giới? Tại sao một dân tộc được cho là hiếu học mà lại ít sách như thế? Tôi chợt nghĩ ra, có lẽ dân ta hiếu học, nhưng thực sự chỉ một “giai cấp” nhỏ nào thôi...
  • Sành điệu Internet - “Bầy đàn” & Văn hóa đọc

    17/11/2014Nguyễn MinhVăn hóa đọc xem ra là vấn đề có vẻ trầm trọng, kéo theo nhiều băn khoăn, phiền não của những người tâm huyết với sách. Người ta mở biết bao nhiêu Hội thảo, diễn đàn trên báo bay trong... hội trường để bàn về việc làm sao cho sách in, báo in "trụ” được trong cuộc cạnh tranh dữ dội với lnternet. Tràn ngập trong những cuộc hội họp ấy là lời than phiền về tương lai của sách và luận điểm người ta đưa ra nhiều nhất là: Internet sẽ “nuốt chửng" sách in truyền thống, thật đáng lo ngại!
  • Thiếu nhi đọc sách - cần có sự hướng dẫn khoa học

    04/03/2014Tương lai đất nước ở trong tay thế hệ đang lớn lên. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Thế hệ đang lớn lên sẽ ra sao tuỳ thuộc phần lớn vào công tác giáo dục. Những phẩm chất gì xã hội muốn đòi hỏi ở người lớn sau này thì hiện tại chúng ta phải giáo dục cho trẻ em. Đối với giáo dục trẻ em, sách báo luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bà Krupskaia đã nhấn mạnh: “Sách thiếu nhi là yếu tố quan trọng bậc nhất”. Cũng giống như trong học tập hay vui chơi, trẻ em đọc sách cần phải có sự hướng dẫn.
  • Văn hóa đọc của giới công chức văn hóa

    16/05/2008Lưu AnSẽ nhiều khả năng rơi vào sự cực đoan nếu nói rằng người Việt - Nam hiện nay không có (hoặc đã đánh mất) thói quen đọc sách. Cần phải có những thống kê hết sức cụ thể thì mới có thể đưa ra những phán đoán chắc nịch theo kiểu như vậy. Tuy thế, đây là điều bất khả.
  • Thế giới kỳ diệu của sách

    11/03/2008Tuệ ThưNgười ta đang e ngại, rung lên hồi chuông báo động về văn hóa đọc trong thời của super @. Hãy chú trọng đến góc đọc sách, đó chính là nơi bạn sẽ tìm thấy tâm hồn mình...
  • Làm gì để xây dựng và phát triển văn hoá đọc trong điều kiện mới?

    29/07/2007Thành DuyKhái niệm văn hóa đọc mà chúng ta quen dùng chưa được nghiên cứu cụ thể, chưa có sự đầu tư nghiêm túc về nghiên cứu lẫn thực tiễn. Các nhà quản lý cần phải đưa ra được một sự định hình tương đối chuẩn xác về khái niệm này, cùng với đó là đưa ra những quy định, những phong trào đọc sách rộng rãi trong công chúng...
  • Những cuốn sách kinh điển và văn hóa đọc hiện nay

    27/08/2006Như Bìnhd“Muốn có văn hóa thì phải được giáo dục, định hướng, bồi dưỡng nhưng bạn đọc của ta hiện nay phần nhiều bối rối, bất lực và lạc lối giữa biển sách đủ loại, đủ màu sắc, hay-dở, tốt-xấu, thật -giả lẫn lộn”, dịch giả Đoàn Tử Huyến nói...
  • Đọc sách thời bận rộn

    20/06/2006Lam ĐiềnNhà báo Công Khanh có thói quen đọc sách mọi nơi mọi lúc. Với anh, đọc sách khi đang ngồi xe đò, khi đang chờ tàu ở sân ga, thậm chí đọc khi ngồi sau người bạn trên xe máy trong một hành trình dài... cũng là điều bình thường...
  • Thư viện thời Ebook

    30/03/2006Phạm Xuân Nguyên“Ngày nay ít người còn chịu đọc sách”, “Sách giờ ai đọc mấy đâu”, “Văn hóa nghe nhìn đang lấn lướt văn hóa đọc”, vân vân và vân vân, những tiếng thốt lên như một cám cảnh, và như một báo động. Nhưng có thật chăng văn hóa đọc đang đi xuống?
  • Văn hóa trong thế giới văn học số

    27/02/2006Thuỳ DungSản phẩm văn học không chỉ tồn tại dưới hình thức sách báo in mà đã mở sang một hướng mới. Đó là sách báo điện tử. Chính trên mảnh đất này, văn học bắt đầu cựa mình, vươn lên…
  • Đọc sách trên mạng: Nhu cầu và cảnh báo

    09/07/2005Cùng với sự phát triển nhảy vọt của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các hình thức thưởng thức văn hóa nhất là văn hóa đọc cũng thay đổi theo một cách nhanh chóng.
  • Sẽ sai lầm nếu bỏ thói quen đọc sách

    05/07/2005Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần - Vụ trưởng Vụ Thư việnSau 8 ngày mở diễn đàn, Lao Động đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết bày tỏ sự quan tâm, bức xúc... trước việc thói quen đọc sách đang bị mai một. Trong số báo này, Lao Động xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ Văn hoá - Thông tin để khép lại diễn đàn này.
  • Đọc sách

    05/07/2005Thời hoa niên đọc quá nhiều những là tác phẩm lớn rồi, bây giờ tiêu hoá khối tri thức ấy dần dần. Bây giờ đọc sách cho con mới biết thế nào là chuyện cổ tích, chuyện thế giới loài vật. Tự dưng thấy tâm hồn mình hình như cũng có trong hơn...
  • Bác Hồ với việc đọc sách báo

    07/08/2003Đỗ Văn Phú - Cù Thị MinhNgười là một người cầm bút có nội lực lớn lao trong nhiều lĩnh vực: Chính trị, văn hoá, văn học và báo chí. Suốt đời Người đã đọc... và đọc để nâng cao vốn hiểu biết, nâng cao trí tuệ ở tầm cao mới...
  • xem toàn bộ