Toàn cầu hóa có giảm được đói nghèo?

11:34 SA @ Thứ Năm - 10 Tháng Năm, 2007

Quan điểm chủ yếu của những người chống toàn cầu hóa là: toàn cầu hóa làm các nước giàu càng giàu hơn và các nước nghèo càng nghèo hơn. Còn những người ủng hộ thì cho rằng toàn cầu hóa sẽ đem lại lợi ích cho các nước nghèo. Nhưng nếu nhìn vào những bằng chứng thực tế, chúng ta sẽ thấy rằng vấn đề này phức tạp hơn khá nhiều.

Nóichung, trong các cuộc tranh cãi, những người khác nhau vẫn thường gọi những thứ khác nhau bởi cùng một từ. Một số người hiểu "toàn cầu hóa" nghĩa là công nghệ viễn thông và sự huy động vốn đầu tư vươn ra toàn cầu, số khác nghĩ rằng đó là sự mở rộng chi nhánh của các Công ty lớn ở các nước giàu nhằm khai thác nguồn lực giá rẻ từ các nước đang phát triển. Và những người khác thì lại xem toàn cầu hóa là từ dùng để chỉ chủ nghĩa tư bản liên kết hay sự thống lĩnh về kinh tế và văn hóa của Mỹ.

Toàn cầu hóa rõ ràng là bao hàm rất nhiều vấn đề, cho nên tôi phải nói rõ ngay từ đầu là bài viết này chủ yếu nói về sự toàn cầu hóa kinh tế - cụ thể là sự mở rộng buôn bán và đầu tư quốc tế. Quá trình đó ảnh hưởng đến cuộc sống của những người nghèo nhất trên thế giới như thế nào? Câu hỏi này là một trong những vấn đề quan trọng nhất của khoa học xã hội hiện nay.

Dựa trên các số liệu điều tra được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau, Ngân hàng Thế giới ước đoán rằng, chỉ còn một phần không lớn dân số ở các nước đang phát triển nằm ở dưới mức nghèo đói 1USD/ngày. Đánh giá này cho thấy, sự nghèo đói cùng cực nhìn chung là đang giảm. Mặc dù về toàn thể, những người nghèo nhất không trở nên nghèo hơn nhưng cũng chưa ai chứng tỏ được một cách thuyết phục rằng đời sống của họ được cải thiện chủ yếu dựa trên kết quả của sự toàn cầu hóa. Ở Trung Quốc, nạn nghèo đói có thể được đổ lỗi cho những nguyên nhân nội tại như sự bành trướng cơ sở hạ tầng, cải cách đất đai quy mô lớn, thay đổi giá thu mua ngũ cốc và sự nới lỏng những hạn chế đối với việc di cư từ nông thôn ra thành thị. Trên thực tế thì, từ giữa những năm 1980, tức là trước khi có sự bùng nổ đầu tư và buôn bán quốc tế, Trung Quốc đã bắt đầu giảm được đói nghèo. Trong giai đoạn 1981 - 2001, có hơn 400 triệu người Trung Quốc vượt trên được mức nghèo đói mà quốc tế đặt ra. Tương tự như thế, Ấn Độ cũng đã giảm được đói nghèo vào thập kỷ 1990 dựa trên Cách mạng Xanh trong nông nghiệp, các chương trình xóa đói giảm nghèo của chính phủ và những chính sách xã hội chứ không phải dựa vào sự tự do hóa thương mại. Tất nhiên là việc toàn cầu hóa cũng đã đem lại thêm những việc làm trong nền sản xuất chuyên môn hóa cũng như giúp nhiều người Ấn Độ và TrungQuốc thoát nghèo. Nhưng cách đây 25 năm, toàn cầu hóa đã không phải là nhân tố nổi bật giúp phát triển kinh tế, bởi vì còn rất nhiều nhân tố quan trọng khác. Người ta có thể nghi ngờ về lợi ích của toàn cầu hóa trước thực tế là nghèo đói vẫn còn đeo bám dai dẳng các nước vùng sa mạc Sahara ở châu Phi. Trong giai đoạn 1981 - 2001, tỷ lệ người châu Phi ở dưới chuẩn nghèo đói quốc tế đã tăng từ 42% lên 47%. Thực ra thì việc toàn cầu hóa khó mà có hiệu quả gì được đối với các nước bất ổn về chính trị. Chính trị bất ổn làm trầm trọng thêm sự cô lập về địa lý, bệnh tật, xung đột quân sự và kết quả là các nước này rất khó thu hút đầu tư quốc tế.

Ở các nước châu Á nghèo như Bangladesh, Việt Nam và Campuchia, có một số lớn phụ nữ làm việc trong các nhà máy dệt may xuất khẩu. Lương của họ thấp so với chuẩn thế giới nhưng còn cao hơn nhiều so với những công việc khác mà họ có thể làm. Những người vốn lo ngại về nạn bóc lột công nhân cũng đã phải thừa nhận sự cải thiện tương đối về điều kiện sống của những phụ nữ này. RahanaChaudhuri, một bà mẹ 23 tuổi làm trong ngành dệt may Bangladesh nói: " Công việc thì nặng nhọc, chúng tôi lại bị đối xử không tốt. Người ta không coi trọng phụ nữ chúng tôi. Nhưng cuộc sống còn khổ hơn nhiều nếu làm việc khác. Dĩ nhiên là tôi muốn những điều kiện tốt hơn nhưng làm gì có sự lựa chọn nào khác. Với công việc đang làm, tôi mới có thể nuôi những đứa con tôi đủ ăn và cải thiện đời sống cho chúng".

Sự liên kết kinh tế quốc tế mang lại những cơ hội nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề. Ngay cả khi những việc làm mới là tốt hơn việc làm cũ thì những biến chuyển trong đời sống xã hội vẫn bị méo mó. Hầu hết các nước nghèo đều hạn chế trong việc đem lại sự bảo trợ xã hội cho những người bị mất việc. Thêm vào đó, có quá nhiều điều bất cập ngay trong nội bộ các nước nghèo, chẳng hạn như sự thiếu lòng tin, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, nạn tham nhũng của quan chức và những quyền lợi đất đai không được đảm bảo. Việc mở cửa thị trường mà không giải quyết được những tiêu cực và hạn chế nội bộ thì sẽ dẫn đến hậu quả xấu là kìm hãm lực lượng lao động. Thành ra, "toàn cầu hóa" theo kiểu đó thì chỉ khoét sâu thêm sự nghèo đói. Những cuộc tranh luận về toàn cầu hóa sẽ không bao giờ kết thúc nếu người ta thống nhất những tiêu chí đánh giá cụ thể. Trên khía cạnh kinh tế, chúng ta có thể có một số tiêu chí đánh giá sau đây:

Kiểm soát vốn. Đầu tư quốc tế bao gồm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn. Vốn ngắn hạn có thể được chuyển đi chỉ bằng một cái bấm chuột trên máy tính, thành ra chúng có thể chạy lung tung khắp nơi trên thế giới và gây ra sự phá hoại nghiêm trọng đối với các nền kinh tế yếu. Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 chính là một ví dụ. Nhiều nhà kinh tế hiện nay đã thấy được sự cần thiết phải có một số hình thức kiểm soát sự luân chuyển của vốn ngắn hạn. Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia sở dĩ đã thoát khỏi bóng đen của khủng hoảng tài chính châu Á là bởi vì họ có sự kiểm soát chặt chẽ đối với sự bay nhảy của vốn.

Giảm sự bảo hộ. Rào cản chính mà nhiều nước nghèo phải đối mặt lại không phải là toàn cầu hóa quá nhiều mà là toàn cầu hóa quá ít. Những người nghèo rất khó thoát nghèo nếu ở các nước giàu họ hạn chế nhập khẩu để bảo hộ cho những người nông dân và nhà sản xuất của họ. Các chính sách bảo hộ đó khiến các nước đang phát triển mỗi năm thiệt hại khoảng 45 tỷ USD; riêng trong lĩnh vực dệt may là khoảng 25 tỷ USD. Sự thiệt hại này vượt quá cả sổ tiền mà các nước giàu trợ giúp cho các nước nghèo. Chống độc quyền, các nhà sản xuất nhỏ ở các nước nghèo thường quá yếu về mạng lưới thị trường và thương hiệu để có thể tìm đường đến các thị trường giàu có. Mặc dù các Công ty bán lẻ đa quốc gia có thể giúp họ, nhưng chi phí cho việc đó thường rất cao. Vấn đề là các tập đoàn bán lẻ ăn chặn rất nhiều của các nước nghèo. Chẳng hạn, trên thị trường cà phê thế giới có 4 tập đoàn thống trị. Đầu thập kỷ 1990, các nước xuất khẩu cà phê kiếm được 12 tỷ USD, nhưng các tập đoàn bán lẻ cà phê lại kiếm được những 30 tỷ USD. Lỗi không phải là do các thị trường toàn cầu, mà lỗi chính là ở việc ngăn chặn sự tiếp cận các thị trường này và sự ép giá đối với các nước xuất khẩu. Một số tập đoàn bán lẻ hưởng lợi từ chuyện này với ưu thế độc quyền của họ. Nhiều nhà kinh tế đã đề xuất việc thành lập một cơ quan điều tra chống độc quyền. Ngay cả khi cơ quan này không mạnh lắm thì nó vẫn có thể cổ vũ và nâng cao ý thức cho hoạt động chống độc quyền. Thêm vào đó, việc triển khai các chương trình chứng nhận chất lượng quốc tế cũng có thể giúp cho sản phẩm của các nước nghèo được chấp nhận trên thị trường toàn cầu.

Các chương trình xã hội. Nhiều nhà kinh tế khẳng định rằng, để việc buôn bán thực sự đem lại lợi ích cho một quốc gia thì quốc gia đó phải tái phân bố lại của cải cho toàn cộng đồng của họ. Tức là những người được lợi từ chính sách mở cửa kinh tế phải chia sẻ lợi lộc của họ cho những người bị thiệt hại tới một mức độ nào đó. Tất nhiên là cái cụm từ "tới một mức độ nào đó" vẫn còn gây ra nhiều bất đồng, nhưng một số chương trình nhất định vẫn tỏ ra là có ích. Chẳng hạn như chương trình giúp các công nhân mất việc được đào tạo lại và có việc làm trở lại. Các chương trình học bổng giúp những gia đình nghèo có thể cho con em họ đến trường, đây cũng là một biện pháp rất hiệu quả để làm giảm số lao động trẻ em.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa

    21/01/2015Đinh Quang TổnToàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho tùng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất...
  • Toàn cầu hóa và vấn đề quyền lợi dân tộc

    25/06/2014Nguyễn Trần BạtTrong lịch sử phát triển đầy những khúc quanh của nhân loại, chủ nghĩa dân tộc và quyền lợi dân tộc luôn luôn là một trong những vũ khí chính trị hiệu nghiệm cho mục đích tuyên truyền. Điều đó được giải thích không chỉ bởi tầm quan trọng, mà cả tính phức tạp của vấn đề. Và trên thực tế, mặc dù chủ nghĩa dân tộc là một khái niệm, nó thường bị lạm dụng hoặc hiểu nhập nhằng...
  • Tác động của toàn cầu hóa đến an ninh các quốc gia và khu vực

    22/03/2007Mạnh Ngọc HùngToàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động hết sức sâu sắc đến hầu hết mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước và toàn bộ các mối quan hệ quốc tế. Tùy thuộc vào nhận thức và lợi ích mà họ được hướng hoặc mất đi trong quá trình này, những người được lợi thì ủng hộ, những người thua thiệt thì phản đối...
  • Về xu thế chính trị hóa tôn giáo trong quá trình toàn cầu hóa tại Ấn Độ

    21/02/2007Đỗ Thu HàChính trị hoá tôn giáo gồm rất nhiều vấn đề và là một quá trình phức tạp, đang tiếp tục diễn ra tại nhiều nước trên thế giới. Xu thế chính trị hoá tôn giáo cũng đang diễn ra tại Ấn Độ và nổi trội ở hai vấn đề...
  • Việt Nam và toàn cầu hóa

    12/12/2006TS. Nguyễn Quang ANhiều người có lý khi cho rằng qúa trình toàn cầu hóa mới bắt đầu ở Việt Nam từ 1986. Nếu như toàn cầu hóa như một qúa trình như trên, ở tầm dài hơn thì cũng có thể hình dung khác đi một chút...
  • Bức tranh toàn cầu hóa

    04/12/2006Đặng Phương KiệtNhững con số được trích dẫn sau đây rút ra từ tác phẩm "Cuộccách mạnggiáo dục" . Một sốliệu có thể không chính xác 100%vì lý do thế giới thay đổi nhanh chóng. Song dẫu sao chúng vẫn được xem là những xu thế phát triển đang làm lay động các nền kinh tếvà các quốcgia trên khắp thế giới...
  • Nhìn nhận về sự tác động của toàn cầu hóa tới đời sống tôn giáo ở nước ta hiện nay

    10/11/2006Vũ Văn HậuNghiên cứu về tácđộng của toàn cầu hóa đến đời sống xãhội, bài viết tập trung làmrõ tácđộng của quá trình toàncầu hoáđối với đời sống xã hội nói chung và đời sống tôn giáo nói riêng, chỉ ra nhữngxu thế chủ yếucủa đời sống tôn giáo hiện nay.Đó là cácxu thế thếtục hoá tôn giáo, hiện đại hoá tôn giáo,đa dạng hoá tôn giáo, sự xuất hiện hiện tượng tôn giáo mới...
  • Những thách thức của toàn cầu hóa

    27/10/2006Nguyễn Trọng ChuẩnToàn cầu hoá được nói đến ở đây trước hết và chủ yếu là toàn cầu hoá kinh tế. "Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh", vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển...
  • Toàn cầu hóa

    01/10/2006Bửu ÝToàn cầu hoá là một hiện tượng thời đại toàn cầu không cưỡng lại được. Nhưng không phải chỉ có toàn cầu hoá. Tính đa dạng trên thế giới, thể hiện đặc biệt bằng nhũng đặc trưng văn hoá, thường mang tính phi sản xuất, đi ngược lại những làn sóng doanh thương, hoặc kìm hãm nó. Nhung tính đa dạng ấy nó quan trọng, thiết yếu, không những nói lên những giá trị truyền thống, còn bảo đảm sự trường tồn của quốc gia, mang giá trị nội tại của sinh mệnh quốc gia ấy...
  • Về vai trò của triết học trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay

    31/08/2006GS. TS. Nguyễn Trọng ChuẩnTrong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, cái giúpcho con người vượt qua nhữngkhó khăn, thử thách, giải thoátcon người khỏi những tháchđố và vướng mắc củacuộc sống, đáp ứngnhu cầu thường nhật vàlâu dàicủa nhân loại không chỉ là kinh tế,kỹ thuật hiện đại vàcông nghệcao, mà còn là triếthọc. Triếthọc giúpcho con người tìm ra lời giải không chỉ cho những tháchđố muôn thuở, màcòn cho những vấnđề hoàn toàn mớido quá trình toàn cầu hoá đặt ra...
  • Bản sắc và toàn cầu hóa

    22/08/2006GS. Cao Huy ThuầnCái gì là “mới” của thời đại này? Và cái gì là đặc điểm nổi bật của thời đại gọi là “mới”? Chắc ai cũng trả lời: toàn cầu hóa. Hạn chế vấn đề vào lĩnh vực văn hóa, và thu hẹp văn hóa vào một khía cạnh thôi, là "bản sắc", xin nêu ra đây một thử thách khi mà toàn cầu hóa về kinh tế kỹ thuật lôi cuốn theo toàn cầu hóa về văn hóa...
  • Một số thách thức của quá trình toàn cầu hóa đối với Việt Nam hiện nay

    01/08/2006TS. Phạm Văn ĐứcToàn cầuhoá hiện đang là xu thế tất yếu, khách quan, tác động mạnh mẽ tới tất cả các quốcgia, dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộngđồng nhân loại, cũng như cuộc sống của mỗicon người. Toàn cầu hoá không chỉ tạora cho các nước những cơhội, mà cả những thách thức to lớn. Trong cácthách thức đóthì thách thức về văn hoá, về việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các giá trị truyền thống được coi là một trong những thách thức lớn nhất đối với các nước đang phát triển...
  • Một số “rào cản” cần vượt qua để phát triển đối với các dân tộc Châu Á trong bối cảnh toàn cầu hóa

    31/05/2006TS. Đỗ Lan HiềnCó thể nói, ảnh hưởng của nền văn hoá Khổng giáo, Phật giáo, Lão giáo, Ấn Độ giáo... cùng với những điều kiện xã hội, tự nhiên (sinh thái) khác biệt đã tạo ra những “rào cản" về mặt văn hoá - xã hội đối với các dân tộc Châu Á, khi hội nhập với thế giới. Với những "rào cản" này, các dân tộc Châu Á không dễ dàng tiếp nhận toàn cầu hoá. Do vậy, để có thể vượt qua những "rào cản" này khi hội nhập với thế giới, các dân tộc Châu Á không chỉ cần phải tự tin, vững bước phát triển và mạnh dạn hiện đại hoá, mà còn cần phải biết điều chỉnh cả thái độ lẫn đường lối, chính sách để khai thác tốt những cơ hội mới do toàn cầu hoá hiện nay mang lại...
  • Toàn cầu hóa một số vấn đề triết học đặt ra ở Châu Á - Thái Bình Dương hiện nay

    17/05/2006PGS. TS. Trần Đức CườngToàn cầu hoá là một hiện tượng phức tạp, có tác động sâu rộng đến mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Trong bối cảnh đó, các nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có thái độ như thế nào đối với vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc, phải giải quyết các vấn đề quốc gia dân tộc, chủ quyền dân tộc, tính tự quyết dân tộc, phân tầng xã hội, giá trị người và đời sống con người... như thế nào. Đặc biệt, phải làm gì để chống lại sự huỷ hoại về mặt giá trị của toàn cầu hoá...?
  • Toàn cầu hóa, được và mất

    09/05/2006GS. Văn Như CươngToàn cầu hóa về bản chất là sự mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia, một mong muốn hiển nhiên của những quốc gia có nền kinh tế mạnh hơn, sản xuất được nhiều hàng hóa hơn so với các nước khác. Quy luật muôn đời vẫn là: có thị trướng rộng lớn hơn, có nhiều khách hàng hơn thì lợi nhuận càng cao hơn.
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • xem toàn bộ