Tính hiệu quả của mô tả

01:20 CH @ Chủ Nhật - 09 Tháng Tám, 2009

Trong mô tả một hiện tượng, một sự vật hay một hệ thống nào đó, tính hiệu quả của một mô tả có thể được định nghĩa bằng so sánh độ dài của mô tả đó và độ dài của mô tả ngắn nhất có thể có trong số tất cả các mô tả khả dĩ.

Thí dụ đo tính hiệu quả bằng hệ số "độ dài của mô tả ngắn nhất"/"độ dài của mô tả được xét". Khi đó hệ số càng gần 1, mô tả càng hiệu quả, hệ số càng nhỏ tính hiệu quả càng kém. Đôi khi ta không biết, không tính được độ dài của mô tả ngắn nhất, chúng ta vẫn có thể so sánh độ dài của những mô tả mà chúng ta biết được (tức là chỉ biết một số chứ không phải tất cả các mô tả) và tìm ra mô tả ngắn nhất trong số đó.

Đấy là một ước lượng (một cận trên) của độ dài tối thiểu và mô tả có độ dài đó là mô tả hiệu quả nhất trong số các mô tả mà chúng ta khảo sát. Và biết được ngần ấy nhiều khi cũng rất hữu ích rồi. Các loại vấn đề như thế có nhiều ứng dụng trong tin học, viễn thông và nay lan sang cả kinh tế và xã hội học!

Hãy xét các hiện tượng xã hội mà chúng ta cần mô tả bằng cách nào đó. Thí dụ gọi U là tập hợp của tất cả những việc mà công dân của một nước có thể làm; D là tập hợp tất cả những việc mà công dân được phép làm; C là tập hợp các việc bị cấm. Có ba cách tư duy khác nhau.

1) Cách thứ nhất: quy định C và định nghĩa D = U-C (D là tập bù của C), tức là người dân có thể làm tất cả những việc họ có thể làm (U) trừ những việc bị (luật pháp) cấm (C).

2) Cách thứ hai: quy định D, thí dụ bằng cách liệt kê những việc mà công dân được phép làm. Đây là kiểu tư duy "dân chỉ được làm những việc mà chính quyền cho phép".

3) Cách thứ ba: đồng thời quy định cả D lẫn C bằng mô tả nào đó, thí dụ liệt kê; tức là vừa "cho phép" vừa "cấm".

Vấn đề hóc búa ở đây là không ai có thể liệt kê tất cả các việc mà người dân có thể làm (U), vì giả như có thể thì xã hội sẽ chết, không thể phát triển được nữa. Con người luôn nghĩ ra những việc mới, sản phẩm mới, công nghệ mới, cách làm mới. Ta có thể định nghĩa chính xác tập hợp U bằng cách nêu tính chất của các thành tố của nó là "việc con người có thể làm", nhưng không thể xác định tất cả các thành phần của nó, chúng biến đổi theo thời gian.

Trong một xã hội bình thường, các việc bị cấm thường do các giá trị văn hoá, đạo đức quy định, và vì thế chúng tương đối ổn định, dễ xác định và quan trọng nhất là số lượng của chúng không nhiều ở nên có thể mô tả tương đối chính xác và hiệu quả. Thí dụ, giết người, cướp của, trộm cắp, buôn bán ma tuý... là những việc bị cấm trong hầu hết các nước, theo các nền văn hoá khác nhau; uống rượu bị cấm ở các nước theo đạo Hồi. Số các việc hay hành vi bị cấm thường không nhiều và khá ổn định, nên việc mô tả chúng (C) khá hiệu quả.

Cách tư duy thịnh hành, áp đảo của các nước dân chủ, phát triển, giàu có là cách tư duy thứ nhất. Luật pháp về cơ bản chỉ quy định một số không nhiều các việc cấm mà công dân nếu làm sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và bị trừng trị. Do số lượng các việc trong C không nhiều và chúng tương đối ổn định, nên việc mô tả C dễ dàng, tương đối chính xác và hiệu quả; vì thế người dân dễ nhớ, dễ tránh, tức là việc thi hành dễ hơn (tinh thần thượng tôn pháp luật cao).

Cách tư duy thịnh hành, áp đảo của các chế độ chuyên chế, phi dân chủ là cách thứ hai. Do dân chỉ được làm những việc được quy định trong D, nên trên thực tế các việc còn lại, trong U-D, là bị cấm. Dẫu có kéo dài danh mục các thành phần của D đến đâu, thì U-D vẫn rất khó xác định và có thể vô cùng nhiều, vì thế hiệu quả mô tả rất kém. Cách mô tả này nếu muốn hữu hiệu thì D phải ít, đặc trưng cho chế độ toàn trị, mất tự do, nô lệ.

Cách tư duy thứ ba, vừa quy định cả D lẫn C, dẫn đến mâu thuẫn. Có những việc không bị cấm nhưng vẫn không được làm, tức là thực chất vẫn bị cấm. Nói cách khác cách tư duy này thực chất vẫn là cách tư duy thứ hai.

Lưu ý rằng chúng ta nói về tư duy thịnh hành, áp đảo, thí dụ, nếu tuyệt đại bộ phận luật được xây dựng theo một kiểu tư duy nào đó. Luôn có ngoại lệ, nhưng đã là ngoại lệ thì phải rất ít, chứ không thể thịnh hành hay áp đảo.

Và cuộc sống phức tạp hơn mọi lý thuyết, chính vì thế, nếu xét về hình thức, thì hình mẫu thứ 3 lại thường được dùng (nhưng chỉ cho các trường hợp ngoại lệ) và hình mẫu thịnh hành, áp đảo là hình mẫu tư duy theo kiểu 1 hoặc 2.

Thực tế cuộc sống bình thường cho thấy C có thể được mô tả hữu hiệu hơn do có ít thành tố, tức là tính hiệu quả mô tả của C gần 1, còn liệt kê hay xác định D, những việc (nên) được phép làm, khó hơn nhiều, tính hiệu quả mô tả của nó rất thấp. Nói cách khác cách tư duy thứ nhất ưu việt hơn hẳn.

Sự trì trệ của nhiều nước trong quá khứ xa và quá khứ gần phần nào có thể được giải thích bằng tư duy thịnh hành của nhà cầm quyền theo lối thứ hai, đôi khi theo lối thứ ba. Người dân thiếu tự do, không phát huy hết năng lực nội tại của mình và luôn luôn cảm thấy bị ức chế gây ra nhiều căn bệnh xã hội trầm kha, kinh tế trì trệ, văn hoá không phát triển, con người chưa được coi trọng đúng mức.

Hơn 20 năm đổi mới, chúng ta đã dần từ bỏ cách tư duy thứ 2 hoặc thứ 3 và cách tư duy thứ nhất ngày càng phổ biến. Thí dụ, đấy là tư duy của Luật Doanh nghiệp và các luật kinh tế khác đã làm thay đổi đáng kể bức tranh kinh tế của nước ta trong những năm qua. Bản thân Luật Khoa học Công nghệ về cơ bản cũng theo tư duy tiến bộ đó.

Tuy nhiên, một số tàn dư của quá khứ vẫn còn. Tư duy về một số nội dung của Quyết định 97/2009/QĐ-TTg về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học công nghệ, là một ví dụ. Đổi mới tư duy, kích tư duy xem ra là việc khó, nhưng đấy là nguồn năng lượng vô tận duy nhất của chúng ta để chấn hưng đất nước.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy địa kinh tế - địa chính trị

    23/05/2016Nguyễn Trần BạtGần 30 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, khoảng thời gian đủ dài để một đất nước phát triển tới tầm cao mới về chất, nhưng Việt Nam vẫn không thể phát triển, trái lại vẫn mắc kẹt trong những tình thế kinh tế - chính trị bất lợi. Nguyên nhân của tình trạng này có phần rất lớn thuộc về trách nhiệm của công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế...
  • Lời thú tội của một sát thủ kinh tế

    03/05/201620 năm sau khi viết cuốn "Lương tâm của một sát thủ kinh tế", John Perkins - một cựu sát thủ kinh tế (EHM) - đã phải chứng kiến những sự kiện kinh hoàng trên thế giới. Bản thân tác giả đã có lúc bị níu chân bởi "những lời đe dọa hay những khoản đút lót"...
  • Vài nét tóm tắt về Điều khiển học

    22/04/2016Bùi Quang MinhĐiều khiển học là ngành khoa học nghiên cứu truyền thông và điều khiển, tiêu biểu là Cơ chế điều chỉnh phản hồi, trong cơ thể sống, máy móc và sự kết hợp của cả máy móc lẫn sinh học, ví dụ như trường hợp hệ thống kinh tế - xã hội. Thuật ngữ này được Norbert Wiener sử dụng lần đầu tiên vào năm 1948, bắt nguồn từ tiếng Hy-Lạp “ Kybernetes ", hay “steerman” (người thuyền trưởng)...
  • Những thay đổi cơ bản của đời sống kinh tế - chính trị thế giới

    28/11/2015Nguyễn Trần Bạt... nhìn vào chiếc T.V của bạn, rất có thể đó là một chiếc Sony của “Nhật” hay một chiếc Daewoo của “Hàn Quốc”. Nhưng hãy để ý đến dòng chữ bên dưới, gần như chắc chắn là bạn sẽ lại thấy một dòng chữ khác: “Made in Singapore” hoặc “Made in Vietnam”. Điều này chắc chắn sẽ chẳng hề khiến bạn ngạc nhiên. Nhưng vậy thì đó là T.V Nhật, hoặc Hàn Quốc hay T. V Singapore hoặc Việt Nam?
  • Gõ cửa nền kinh tế duy tâm

    07/07/2015Ngô Tự LậpNăm 1997, khi cơn bão tài chính làm rung chuyển hàng loạt những nền kinh tế Đông Á từng được coi là hình mẫu "thần kỳ" của sự phát triển, người ta đua nhau lên án liên minh mờ ám giữa quyền lực chính trị và quyền lực tài chính. Thế rồi, trong khi các nhà lãnh đạo của các quốc gia lâm nạn giảm bớt volume về cái gọi là "giá trị châu Á" để kết tội các nhà đầu cơ tài chính và toàn cầu hoá, thì ở phương Tây người ta lại tăng âm lượng về các giá trị dân chủ.
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Lịch sử điều khiển học và khoa học hệ thống

    17/01/2014Bùi Quang MinhTheo Norbert Wiener, đối tượng nghiên cứu của Điều khiển học là cơ chế điều khiển các cơ thể sống và máy móc, dựa trên ý tưởng điều chỉnh hoạt động bởi vòng phản hồi ngược. Trong khi đó, Claude Shannon và Warren Weaver phát triển lý thuyết thông tin được coi là lý thuyết chung của tổ chức và quan hệ điều khiển trong các hệ thống khác nhau....
  • Sự lộng hành của yếu tố ảo trong nền kinh tế tri thức

    08/04/2009Phan Thế HảiSự kiện 15/09/2008, khi Lehman Brothers tuyên bố phá sản được coi là vụ nổ tài chính lớn nhất trong vòng 80 năm qua của nền kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu không chỉ làm hao tốn tiền bạc, tốn giấy mực của báo chí mà còn báo hiệu sự lung lay của triết học kinh tế mà WTO theo đuổi suốt 15 năm qua.
  • Hình dung về Kinh tế - Khủng hoảng - Quản lý nhà nước và Hành động của Doanh nghiệp

    03/04/2009Nguyễn Tất ThịnhKinh tế là mối quan tâm của tất cả mọi người. Cuộc khủng hoảng Kinh tế - Tài chính Toàn cầu hiện nay - mà qui mô và tính chất của nó – chưa từng có tiền lệ, giúp chúng ta một cơ hội nhìn nhận lại tất cả những vấn đề liên quan đến Kinh tế và Quản lí nó, vì tác động đến bàn ăn của từng Gia đình cho dù người đó là ai...
  • Một "tư duy kinh tế" cho Việt Nam?

    23/12/2008Lê Ngọc Sơn - (Thực hiện)Giáo sư Đặng Phong được coi là "cuốn từ điển sống" về kinh tế Việt Nam, là giáo sư mời của nhiều trường đại học danh tiếng thế giới, và cũng là tác giả của cuốn "Tư duy kinh tế Việt Nam" (NXB Tri thức, 2008). Ông đã trò chuyện với SVVN về vấn đề tư duy kinh tế và vai trò của người trẻ...
  • Kinh tế học siêu vĩ mô

    28/08/2008Nguyễn Bình Giang, Tống Quốc ĐạtTrong thời đại của mình, Lênin đã chỉ ra sự câu kết giữa tư bản công nghiệp và tư bản tài chính với sự tập trung cao độ, thành các đầu sỏ tài chính. Lênin đã nhận xét rằng chỉ có ba, năm nhóm tư bản tài chính khống chế, thống trị toàn bộ nền kinh tế của một nước. Vậy trong thời đại ngày nay sự câu kết của tư bản đó có hình thái mới như thế nào? Các nhà tư bản đã có những mối liên kết chặt chẽ hơn hay lỏng lẻo đi?
  • Vượt qua khủng hoảng tài chính & suy thoái kinh tế

    25/06/2008Linh VũLàm thế nào để vượt qua khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, như đã từng xảy ra ở các nước Châu Á thời điểm 1997-1999 và hiện đang xảy ra tại Mỹ? Trong phạm vi bài báo này người viết sẽ điểm qua bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc vượt qua khủng hoảng và suy thoái trên con đường phục hồi kinh tế...
  • Kornai bàn về ổn định kinh tế vĩ mô

    30/04/2008TS. Nguyễn Quang AVề cải cách và ổn định kinh tế vĩ mô đã được ông nói khá nhiều trong cuốn "Con đường dẫn tới nền kinh tế tự do" ngoài những thứ khác liên quan đến quá trình chuyển đổi như cải cách sở hữu. Ông bàn kỹ về việc phải chặn đứng lạm phát, phục hồi cân bằng ngân sách, về chính sách tỉ giá v.v...
  • An ninh tài chính: Một khía cạnh xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng XHCN

    14/04/2008Nhà báo Trường Phước (Bình luận kinh tế năm 2003)Hệ thống tài chính - tiền tệ phải được xây dựng, vận hành theo những nguyên tắc của kinh tế thị trường, công khai, minh bạch...
  • Chủ quyền quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay

    14/07/2007Nguyễn Tuấn DũngViệc bảo đảm chủ quyền của mỗi quốc gia phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, chịu sự tác động của các nhân tố kinh tế, chính trị, quân sự… Trong phạm vi bài viết này, nêu lên một vài suy nghĩ về chủ quyền quốc gia Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay...
  • Xây dựng các tập đoàn kinh tế

    17/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupChúng ta đang có chủ trương chuyển một số tổng công ty nhà nước (TCT) gồm các TCT 90 và TCT 91 thành một số tập đoàn kinh tế hiện đại với vốn kinh doanh được tích tụ, tập trung cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, biến các tập đoàn này trở thành "xương sống của nền kinh tế quốc dân...
  • WTO: trường học, trường thi cho kinh tế Việt Nam

    03/04/2007WTO là một trường học, trường thi vĩ đại nhưng VN không thể sợ thi... Ý kiến của ông Nguyễn Trần Bạt, Tổng Giám đốc InvestConsult Group trong buổi trả lời phỏng vấn VietNamNet về việc VN gia nhập WTO và vấn đề đầu tư vào Việt Nam sau sự kiện này...
  • Tối ưu trong khoa học kỹ thuật kinh tế và đời sống

    02/02/2007Hoàng TụyNếu trước đây hơn 30 năm, trong hoàn cảnh chiến tranh, nước ta vẫn đi đầu ở Đông Nam Á về giáo dục, y tế và một số lĩnh vực khoa học (trong đó có vận trù học và lý thuyết tối ưu) thì ngày nay chúng ta không còn giữ được vị trí đó, thậm chí có mắt đã tụt hậu so với họ và có xu hướng ngày càng tụt hậu xa hơn. Đã đến lúc không còn chỗ để thụt lùi thêm nữa. Tình hình phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt đang đặt ra cho chúng ta một sự lựa chọn khắc nghiệt: hiệu quả, tối ưu hoặc là sa sút là lụn bại.
  • Tiếp tục đổi mới tư duy về kinh tế xã hội

    28/09/2006GS. Phan Đình DiệuLiên tục đổi mới tư duy với những cách nhìn mới, cách hiểu mới trên cơ sở những phát hiện khoa học mới, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học hệ thống, khoa học kinh tế, khoa học tổ chức và quản lý... đồng thời không nuối tiếc những kiểu tư duy không còn phù hợp với điều kiện hiện đại là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng kinh tế tri thức ở nước ta...
  • Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta

    17/06/2006Nguyễn Tấn HùngVấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi không chỉ cần nắm vững mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, mà còn cần phải nhận thức và giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa chúng...
  • Tư duy hệ thống

    25/04/2006Ngô Trung ViệtNhân loại đã thành công qua thời gian trong việc chinh phục thế giới vật lý và trong việc phát triển tri thức khoa học bằng việc chấp thuận phương pháp phân tích để hiểu vấn đề. Phương pháp này gồm bẻ vấn đề thành các cấu phận, nghiên cứu từng phần cô lập và rồi rút ra kết luận về cái toàn thể. Loại tư duy tuyến tính và máy móc này đang ngày một trở nên không hiệu quả khi đề cập tới các vấn đề hiện đại...
  • Những "nút cổ chai" của nền kinh tế

    17/01/2006Ngọc MinhNhững "nút cổ chai" của nền kinh tế nói chung và từng ngành, từng lĩnh vực nói riêng có khá nhiều, nhưng ở đây có thể khái quát thành mấy vấn đề lớn (thể chế kinh tế, chi phí dịch vụ, cơ sở hạ tầng)...
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • Những vấn đề triết học của Điều khiển học

    13/11/2005Sự phát triển của điều khiển học chứng tỏ rằng các lĩnh vực tổng hợp của các khoa học là những điểm hết sức quan trọng của quá trình hình thành nên cái quan trọng của quá trình hình thành nên cái quan trọng có tính chất cơ bản và cái mới có tính chất nguyên tắc trong các tri thức về thế giới.
  • Kinh tế học và chính sách kinh tế

    11/11/2005Lê Văn CườngTrong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học...e
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Mô hình Kornai về các hệ thống kinh tế

    07/07/2005Tác phẩm Hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chính trị kinh tế học phê phán và Con đường dẫn đến kinh tế thị trườngcủa Kornai János, nhà kinh tế học người Hung, giáo sư Harvard (Mỹ), đều do Nguyễn Quang A dịch, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, vừa ra mắt đã lập tức được coi là những cuốn sách quan trọng nhất năm 2002 ở Việt Nam. Để bạn đọc có thể dễ dàng tiếp cận với hơn 1000 trang sách ấy, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của dịch giả Nguyễn Quang A sau đây.
  • Kinh tế là những câu chuyện đơn giản

    04/07/2005Ngô Nhân Dụng, Đặc TrưngCác nhà kinh tế học thường bị coi là một giống người phức tạp, khó hiểu, và không có ý kiến nào chắc chắn. Quý vị có biết câu chuyện "nhà kinh tế một tay" nổi tiếng từ nửa thế kỷ rồi không? Trong tuần báo Economist hồi tháng 11 năm 2003 họ viết một bài với nhan đề đó, "The one-handed economist" với dụng ý chỉ trích một tác giả, ông Paul Krugman, Đại học Harvard, rằng ông là một nhà kinh tế học... chỉ có một tay!
  • Những nguyên lý Hệ thống và Điều khiển học

    04/05/2003Những nguyên lý/định luật đóng vai trò mô tả những ý tưởng cơ bản nhất trong một khoa học, thiết lập phương pháp luận để giải quyết vấn đề, hướng dẫn cho tư duy nói chung...
  • xem toàn bộ