Tiểu xảo

04:47 CH @ Thứ Tư - 19 Tháng Năm, 2010

Chẳng hiểu từ bao giờ người ta đã tổng kết rằng sống là một nghệ thuật. Đã là nghệ thuật thì trước hết phải phong phú, đa dạng, sau nữa tới những kỹ thuật.

Có bao nhiêu người trên thế gian này thì có bấy nhiêu nghệ thuật sống. Có người sống trung thực, có người sống thẳng thắn, người khác sống kín đáo, người khác nữa thì chọn cách sống nhường nhịn. Thôi thì đủ cách sống, có tốt có xấu có lợi cho thiên hạ có, hại cho thiên hạ cũng có. Và trong vô số những cách sống đó có cả cách sống mà ta gọi là sống tiểu xảo.

Phần lớn những người sống tiểu xảo chính là người mưu cầu một cái gì đó, hoặc do anh quá thấp kém muốn chứng minh là mình giỏi, hoặc anh quá yếu muốn chứng minh là mình lớn, hoặc anh quá tham lam, đã có gì rồi lại muốn có gì thêm nữa. Người sống tiểu xảo thì làm mệt cho mình, mệt cho cả những người xung quanh. Bởi vì sống tiểu xảo có nghĩa là anh phải chú ý tới từng chi tiết nhỏ nhất, sau đó lại phải suy nghĩ về những chi tiết ấy để sử dụng cho mình. Cái rắc rối của anh sống tiểu xảo nó thế, tiểu xảo từng ly từng tý một, từ trạng thái đến thời điểm, dến câu chữ và cử chỉ nho nhỏ. Cái đặc trưng dễ thấy nhất của người sống tiểu xảo là làm ngược lại, điều người ta có thể nói công khai giữa thanh thiên bạch nhật thì anh ta lại thì thầm cho có vẻ quan trọng, điều cần giấy kín thì anh ta vờ buột miệng, ngô nghê nói ra giữa bàn dân thiên hạ. Có thể lấy vô khối thí dụ để dẫn chứng: chị là tổ trưởng của một nhóm, chị đại diện đi họp, người ta phổ biến tình hình những chuyện xảy ra ở xí nghiệp và đề nghị các tổ trương về thông báo lại cho các tổ viên biết. Thế nhưng chị lại không thông báo cho cả tổ mà lại gọi từng tổ viên ra ghé tai thông báo làm như đó là đặc ân chỉ có mình người ấy được biết. Đấy, cái tiểu xảo nho nhỏ nó như thế, nó làm rắc rối thêm sự việc mà lẽ ra sự việc ấy chẳng có gì đáng phải rắc rối cả.

Ví dụ khác nữa: Anh không ưa ai đó vì thấy người ta hơn mình, thế là anh để ý xem người ấy có lỗi gì không. Mà khi đã để ý thì chắc chắn thấy vì con người chẳng ai vẹn toàn cả. Thế là anh tìm được một lỗi rất nhỏ trong công việc của người ấy mà phải mở ngoặc rằng cái lỗi ấy tất cả đều đã biết. Thế là anh bấm bụng chờ đến khi vào một cuộc họp có đông đủ mọi người anh mới phát biểu ý kiến góp ý, anh bâng quơ dẫn cái lỗi nhỏ ấy ra để phê bình và anh “tế nhị” không chỉ đích danh ai cả làm như cái lỗi ấy là của chung mọi người. Nhưng ai cũng hiểu rằng cái lỗi kia là của người nào rồi.

Đại khái người sống tiểu xảo nó thế, nó chuyên đội lốt những cái rất dễ thương như: “bâng quơ”, “vô tình”, “động cơ trong sáng”, “tha thiết mong mọi người tiến bộ” để mưu cầu ý đồ cá nhân. Sống tiểu xảo không phải là bản chất con người, nó là hành vi phản ứng với môi trường xung quanh, một lần, hai lần rồi sau đó thì kéo ra thành thói, từ thói kéo dài ra nữa thì thành tính, tính duy trì mãi thì đến lúc nào đó nó biến thành bản chất. Người mà mang bản chất tiểu xảo thì sẽ trở thành tiểu nhân và chắc chắn chả làm nên chuyện gì cho ra hồn.

Ông Khổng Tử nói rằng trong ba người đi cùng thế nào cũng có một người là thầy ta. Như thế có nghĩa là thiên hạ lúc nào cũng có người giỏi hơn ta. Chính vì thế mà có lẽ chúng ta nên chọn cho mình cách sống chân thật là tốt nhất, đừng có tiểu xảo, đừng có mưu mô gì hết vì ta chắc chắn chẳng qua mặt được thiên hạ đâu. Nếu làm tiểu xảo mà thiên hạ không nói gì thì đấy là người ta không thèm để ý, không thèm chấp chứ không phải người ta không biết. Người ta không thèm chấp nhưng người ta sẽ cười thầm trong bụng, người ta sẽ khinh bỉ và thấy đáng thương. Xét cho cùng thì chân thật là thầy của tiểu xảo.


Điêu trác

Cái thói điên trác từ xưa tới nay đã làm nhân loại khốn đốn biết bao nhiêu, nó phủ lên đời sống thường nhật của chúng ta một lớp khói mờ mịt dẫn đến sự loạng quạng, hỗn độn. Đời sống đang yên lành, mọi sự đang vận hành đều đặn, thăng bằng, vấp phải thói điêu trác thế là rối beng cả lên, người nọ nghi kỵ người kia, anh nọ gườm gườm anh kia cho tới khi không nín nhịn được nữa lật bài thì mới ngã ngửa ra rằng hóa ra tất cả đều là nạn nhân của một ai đó có thói điêu trác.

Điêu trác giống như virus máy tính làm nhiễu loạn các chương trình, xóa sạch ranh giới thật và giả, đẩy con người ta vào sự thù hằn nghi kỵ, tiêu diệt nhân cách của nhau. Mà điêu trác là căn bệnh có từ rất sớm, nó tồn tại cả ở đàn ông lẫn đàn bà, nó có mặt trong mọi tầm lớp, giai cấp, từ trí thức bàn giấy cho tới dân lao động chân tay, từ phố thị tới vùng quê kiểng, từ người lịch sự sang trọng sống tại các biệt thự cho tới kẻ nhếch nhác vào ra trong các khu lều ven sông.

Một cậu trai mới tốt nghiệp đại học lâm nghiệp vào loại giỏi cho nên nhiều nơi xin. Nông trường nọ phải cạy cục mãi mới lôi được câu ta về “đầu quân” ở chỗ của mình. Thế mà cậu ta về hôm trước, hôm sau lập tức có tin đồn cậu là con rơi của ông trưởng ban kiẻm tra. Một đồn mười, mười đồn trăm rồi sự việc đến tai ông trưởng ban kiểm tra. Truy ra thì mới biết kẻ phát ngôn ra tin đó, nhưng khi gặp thì kẻ này lại xoen xoét chối, cương quyết không chịu nhận. Ông trưởngban kiểm tra và mọi người đều biết là kẻ ấy nói nhưng vì lời nói gió bay cho nên đành phải bấm bụng cho qua. Dù sao thì cái tin đồn đó đã bắn đi, thật hay không thật nó vẫn tạo thành luồng dư luận âm ỉ trong nông trường. Nó gây tác hại về mặt tâm lý cho rất nhiều người.

Chuyện khác ở cơ quan cấp bộ:

Một anh chàng vì ganh đua quyền chức đã dựng chuyện nói xấu người vừa là bạn, vừa là đối thủ của mình, người nà nổi đóa lên gặp trực tiếp anh ta hỏi thì anh ta đổ phắt cho người khác. Gọi cái người bị đổ lên thì anh ta lại bảo mình nhầm, người khác cơ. Cứ thế cho tới khi người cuối cùng của cơ quan lên đối chất thì anh ta đánh bài cùn bảo ai phát ngôn anh ta không biết nhưng dứt khoát không phải anh ta. Cuối cùng thì hòa cả làng.

Cái thói điêu trác nó khó bắt tận tay day tận trán vì thế mà nó cứ tồn tại dai dẳng mãi. Biết bao nhiêu tai họa vô cớ đã giáng xuống đầu những người bình thường chỉ vì bệnh điêu trác nó quệt vào. Kẻ điêu trác có lúc điêu có mục đích, nhưng cũng có khi chả vì mục đích gì cả, chỉ thuần túy là bệnh lý, không điêu thì người bứt dứt khó chịu. Điêu trác có nhiều cấp độ, điêu toàn phần, nghĩa là dựng ngược lên một câu chuyện, có khi điêu tý tì ti, kiểu thêm dấm thêm ớt, co khi lại điêu tinh tế như ca sỹ, nhấn ở âm điệu khi nói, hoặc như diễn viên biểu hiện ở nét mặt, nghĩa là thông tin thật nhưng thái độ lại thể hiện khác. Ví dụ, khi ta nhắc lại lời khen chân thành của ai đó với bạn ta, ta nói: “ông ấy khen cậu lắm”, nhưng nét mặt ta lại nhăn nhăn, con mắt ta lại nheo nheo thế là cái sự khen thật ấy được truyền đạt nguyên văn nhưng tinh thần đã khác đi, không còn là “ông ấy khen cậu lắm” nữa mà thành “ông ấy giễu cợt cậu lắm”. Con người quái đản và kinh khủng ở chỗ ấy, ở chỗ chỉ bằng thái độ, cử chỉ, chỉ bằng âm thanh nó có thể làm thay đổi cả nội dung thông tin theo hướng ngược lại.

Điêu trác thường có một sức quyến rũ ghê gớm vì nó tạo ra ảo giác là bạn có quyền lực, rằng bạn chỉ cần nói khác đi một tý thôi là thế giới đã chuyển đổi theo ý bạn. Nhưng bạn hãy cảnh giác bởi vì không chóng thì chầy, cái thói điêu trác ấy sẽ quay lại làm biến dị và tiêu diệt chính bạn.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nói dối: đáng ghét và đáng yêu

    31/03/2017Minh DuyCuộc sống luôn tồn tại nghịch lý tốt và xấu. Dù dân gian đúc kết “Thật thà là cha dối trá” song không phải lúc nào và ai cũng cần và muốn nghe lời nói thật. Dẫu thế, con người vẫn mải miết kiếm tìm sự thật và mong muốn nói dối không thuộc về mình. Vì sao có thực tế này?
  • Hãy thay đổi tính xấu

    06/03/2021Nguyễn Tất ThịnhXin có vài nhận xét về cách sống và xử sự của không ít người tôi đã từng gặp, từng biết. Không phải tất cả các nhận xét này tập trung trong một người, nhưng có thể thấy từng điều như thế khá hay gặp. Nếu trong một Tổ chức hay Cộng đồng nào đó những điều tôi nêu ra chiếm số đông, là phổ biến thì rõ ràng là lụn bại, suy đồi...
  • Mạnh ai nấy sống... và kiếm sống với bất cứ giá nào!

    12/03/2019Vương Trí NhànThử tìm một triết lý toát ra trong cách đi lại của hiện thời. "Trong ý nghĩa tượng trưng của chúng, các xe cộ, cổ cũng như hiện đại, là những hình tượng của cái tôi. Chúng phản ánh các mặt khác nhau của đời sống nội tâm và có quan hệ với các vấn đề phát triển của nhân cách".
  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ai mạnh thì theo; Biếng nhác, vô cảm

    14/04/2015Vương Trí NhànHiện tượng quá đông dân và thường xuyên thiếu việc làm khiến cho nhiều người có tâm lý sống ngày nào biết ngày ấy. Ở thôn quê, những kẻ có chút tiền bạc hoặc có đủ ruộng chỉ còn thích ăn không ngồi rồi...
  • Con người biến đổi

    22/01/2010Dạ NgânBao giờ thì người Việt Nam được tự hào mình là con dân của đất nước hiền hòa, lành mạnh, văn minh và giàu có? Làm sao cho mỗi người nhận thấy và cùng hành động để thay đổi?
  • "Trả nợ đời vẫn chưa xong"

    07/10/2009Ngân Hà thực hiệnGiáo sư Phạm Duy Hiển, cựu thành viên viện Nghiên cứu phát triển (IDS), nguyên viện phó viện Năng lượng nguyên tử quốc gia, viện trưởng viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, hiện là chủ tịch hội đồng khoa học cục Kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân. Tuy đã nghỉ hưu, ông vẫn hoạt động học thuật và cùng đồng nghiệp xuất hiện trên nhiều tạp chí khoa học quốc tế về hạt nhân nguyên tử, khí quyển, môi trường...
  • Người Việt và văn hóa đánh đổi

    18/02/2009Khánh Duy“Công ăn việc làm ổn định trong cơ quan Nhà nước” - đó là nguyện vọng của không ít người VN trong độ tuổi lao động. Người ta thích một chỗ làm việc yên ấm hơn là “chạy lung tung” nơi này nơi kia hoặc ra làm riêng, đối mặt với sóng gió thương trường. Nhìn sâu hơn vào vấn đề, có thể suy rộng ra một đặc điểm tâm lý của số đông người Việt: nỗi sợ sự đánh đổi.
  • Tinh thần - sức mạnh của bùa chú

    18/06/2007TS Đỗ Minh CaoTuy bị coi là mê tín dị đoan nhưng bùa chú vẫn tồn tại từ xưa đến nay trong văn hóa các dân tộc. Tại sao vậy? câu hỏi chỉ một, còn cầu trả lời thì không bao giờ hết.
  • Sức mạnh của sự tin cậy

    24/07/2006Tâm Sen (Sưu tầm)Một khách sạn và dịch vụ tắm suối nước nóng Yamashiro (Nhật Bản) chất đống nợ nần tớigần 400 triệu Yên (khoảng 4 triệu đôla Mỹ). Làm thế nào để lấylại khách sạn này? Làm thế nào để lấy lại sức mạnh tinh thần cho nhân viên Công ty trên bờ phá sản? Anh quả quyết là có thể làm được. Anh là ai?
  • Thầy - trò thản nhiên gian dối trong học tập, thi cử

    26/12/2003Nhiều năm qua, nạn gian dối trong thi cử ngày một phổ biến, không chỉ ở học sinh mà cả giáo viên và các cán bộ giáo dục, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Điều đáng nói là tất cả đều thản nhiên như không khi bị bắt gặp có hành vi “quay cóp” hay “bố trí giúp đỡ” thí sinh...
  • xem toàn bộ