Những tiêu chuẩn khắt khe của trí thông minh xã hội

08:58 CH @ Thứ Năm - 27 Tháng Bảy, 2017

Công trình nghiên cứu trong suốt thập niên qua của chúng tôi đã khẳng định giữa những lãnh đạo thông minh xã hội và những lãnh đạo không thông minh xã hội có một khoảng trống rất lớn về hiệu quả công việc.

Ở một ngân hàng quốc gia lớn chẳng hạn, chúng tôi nhận thấy mọi cấp độ thông minh xã hội của các nhà quản lý là bằng chứng hiệu quả để dự đoán những bảng đánh giá năng suất làm việc mỗi năm, thậm chí nó còn hữu hiệu hơn những năng lực về thông minh cảm xúc thể hiện qua thái độ tự nhận thức và tự quản lý.

Trí thông minh xã hội tỏ ra cực kỳ quan trọng trong những tình huống khủng hoảng. Hãy xem xét trải nghiệm của nhân viên một hệ thống chăm sóc sức khỏe ở một tỉnh lớn của Canada khi hệ thống này thực hiện cắt giảm nhân sự quyết liệt và tái tổ chức. Những cuộc khảo sát nội bộ hé lộ rằng nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng trở nên hoảng loạn và không thể tiếp tục chăm sóc khách hàng tận tâm.

Đáng chú ý là những nhân viên có cấp trên kém về thông minh xã hội có mức độ không đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân cao hơn mức độ trung bình đến ba lần – và tình trạng mệt mỏi về mặt cảm xúc cao hơn bốn lần so với những đồng nghiệp có cấp trên biết thông cảm. Đồng thời, những y tá nào có cấp trên thông minh về xã hội được ghi nhận là có trạng thái cảm xúc tốt và đáp ứng được yêu cầu chăm sóc bệnh nhân trong suốt quá trình diễn ra cắt giảm nhân sự đầy căng thẳng.

Ban quản trị các công ty cần phải biết những kết quả này trong những tình huống khủng hoảng. Thông thường ban quản trị sẽ sử dụng khả năng về thông minh xã hội để chọn lựa người thích hợp đưa công ty vượt qua giai đoạn khó khăn. Một người quản lý trong khủng khoảng luôn cần cả hai yếu tố trên.

Khi chúng tôi khám phá những bí mật của môn khoa học thần kinh, chúng tôi thực sự bất ngờ trước việc những lý thuyết tâm lý học được chấp nhận nhiều nhất về giản đồ phát triển lại rất gần với quá trình lập bản đồ giải mã hoạt động của bộ não.

Trở về thập niên 1950, D.W.Winnicott, một bác sĩ khoa nhi đồng thời là nhà phân tâm học đã tán thành quan điểm vui chơi chính là cách khuyến khích trẻ con học hỏi. Tương tự, John Bowlby, một bác sĩ và cũng là một nhà phân tâm học cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp một nền tảng an toàn để từ đó người ta phấn đấu đạt được mục tiêu, chấp nhận rủi ro mà không phải sợ hãi vô căn cứ và tự do khám phá những cơ hội mới.

Các nhà quản lý cứng rắn có thể cảm thấy thật ngớ ngẩn và không vững về mặt tài chính khi bận tâm đến những lý thuyết đó trong một thế giới mà hiệu quả làm việc sau cùng là thước đo thành công. Nhưng nhiều phương pháp mới trong việc đánh giá một cách khoa học sự phát triển của loài người bắt đầu công nhận những lý thuyết này và liên hệ trực tiếp chúng với năng suất làm việc, vấn đề được xem là phần mềm của hoạt động kinh doanh đang dần trở nên không mềm một chút nào nữa.

Bạn có phải là một nhà lãnh đạo có trí thông minh xã hội?

Để đánh giá mức độ thông minh xã hội của một nhà quản lý và giúp họ xây dựng một kế hoạch cải thiện, chúng tôi có một công cụ chuyên biệt trong quản lý đánh giá hành vi, đó là Bảng tóm tắt năng lực cảm xúc và xã hội. Đây là một công cụ đánh giá 360 độ mà cấp trên, đồng nghiệp, các báo cáo trực tiếp và đôi khi cả những thành viên trong gia đình cũng có thể dùng để đánh giá một nhà lãnh đạo dựa trên 7 tiêu chí về trí thông minh xã hội.

Chúng tôi xây dựng 7 tiêu chí này bằng cách kết hợp khuôn khổ hiện tại của thông minh cảm xúc với dữ liệu mà những đồng nghiệp ở Hay Group thu thập được, họ đã dùng những thước đo khắt khe để đánh giá hành vi của các nhà quản lý làm việc hiệu quả nhất của hàng trăm tập đoàn trong suốt hơn hai thập niên.

Sau đây là 7 tiêu chí đánh giá kèm theo một số câu hỏi chúng tôi thường sử dụng”

1. Sự cảm thông

• Bạn có hiểu điều gì có thể khích lệ người khác, dù họ có nền tảng rất khác nhau?
• Bạn có nhạy cảm với nhu cầu của người khác?

2. Sự hòa nhập

• Bạn có tập trung lắng nghe và nghĩ đến cảm nhận của người khác?
• Bạn có hòa mình vào cảm xúc của người khác được hay không?

3. Ý thức tổ chức

• Bạn có tôn trọng văn hóa và giá trị của tổ chức?
• Bạn có hiểu được các mối quan hệ xã hội và những tiêu chuẩn ngầm hay không?

4. Sức ảnh hưởng

• Bạn có thuyết phục được người khác nhờ các cuộc tranh luận và hiểu được lợi ích riêng của họ?
• Bạn có nhận được ủng hộ từ những nhân vật quan trọng không?

5. Phát triển người khác

• Bạn có huấn luyện và cố vấn cho người khác một cách chân thành và đầu tư thời gian, công sức của bản thân vào việc cố vấn người khác không?
• Bạn có cho người khác phản hồi khiến họ cảm thấy giá trị trong quá trình phát triển sự nghiệp?

6. Truyền cảm hứng

• Bạn có thống nhất được một tầm nhìn thuyết phục, xây dựng niềm tự hào cho nhóm và nuôi dưỡng một bầu không khí mang cảm xúc tính cực?
• Bạn có khả năng lãnh đạo nhờ vào phát triển phần tốt nhất của mỗi người hay không?

7. Làm việc nhóm

• Bạn có nhận được đóng góp từ mỗi thành viên trong nhóm không?
• Bạn có hỗ trợ tất cả thành viên trong nhóm và khuyến khích họ hợp tác không?


* Daniel Goleman ([email protected]) là đồng Chủ tịch của Tổ hợp nghiên cứu trí tuệ cảm xúc trong các tổ chức có trụ sở đặt tại Khoa Tâm lý ứng dụng và Chuyên ngành sau đại học của ĐH Rutgers, tại Piscataway, New Jersey, Mỹ. Ông là tác giả cuốn sách Social Intelligence: The New Science of Human Relationships (Bantam, 2006).

* Richard Boyatzis ([email protected]) là Chủ tịch H.R.Horvitz của Family Business và là giáo sư giảng dạy các chuyên ngành hành vi tổ chức, tâm lý học và khoa học nhận thức ở ĐH Case Western Reserve ở Cleveland. Ông là đồng tác giả với Annie McKee và Frances Johnston của cuốn sách Becoming a Resonant Leader (Harvard Business Press, 2008).

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đi tìm bí ẩn của “Nhà lãnh đạo”

    03/11/2015Trang Nhung FTU dịchBạn mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi? Ngoài việc được đào tạo một cách chính quy, điều quan trọng là trong mỗi con người phải tiềm ẩn tố chất lãnh đạo, niềm đam mê công việc và giám chấp nhận phiêu lưu mạo hiểm. Theo thuyết lãnh đạo hiện đại, để góp phần cấu thành nên sự lãnh đạo còn có sự góp phần của 2 yếu tố đó là người lãnh đạo (the person) và công việc lãnh đạo (the job of leadership)...
  • Lý tưởng lãnh đạo và trái tim Đan-Kô

    01/10/2015Lê Thám“Những công dân đồng chí hướng của tôi, Tôi đứng đây ngày hôm nay, cảm thấy mình nhỏ bé trước trọng trách mà chúng ta phải đối diện, biết ơn với niềm tin các bạn trao gửi, tràn ngập ý thức về những hy sinh mà tổ tiên chúng ta đã gánh vác.”
  • Phản biện xã hội

    12/07/2014Nguyễn Trần BạtQuan sát cuộc sống chúng ta có thể thấy phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ...
  • Lương thiện: Sức mạnh của người lãnh đạo

    28/11/2013Sông ThươngĐối với mỗi người dân, nhà lãnh đạo không chỉ là người có tài quản lý mà trước hết đó phải là một công dân lương thiện, trung thực. Luôn có cơ hội để các nhà lãnh đạo biểu thị sự gây ảnh hưởng về đạo đức của mình, nhưng điều quan trọng là họ có biết vận dụng mọi cơ hội chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo vĩ đại.
  • Làm lãnh đạo phải có năng lực lắng nghe

    08/11/2010GS. Tương LaiMuốn đối thoại, người lãnh đạo phải tinh thông công việc của mình, biết gần dân, hiểu dân và lắng nghe dân. Phải thật sự có dân chủ, mới có đối thoại. Muốn thường xuyên vận dụng phương thức đối thoại trong mối quan hệ giữa lãnh đạo và dân thì phải thật sự mở rộng dân chủ, tạo cơ chế cho dân thực hiện trách nhiệm công dân của mình. Văn hóa đối thoại là sản phẩm của một xã hội dân chủ, biết tôn trọng vai trò làm chủ của người dân...
  • Nhà lãnh đạo 360 độ

    27/06/2008Trang LâmMột nhà lãnh đạo 360o là người có thể lãnh đạo dù ở bất kỳ đâu, bất kỳ vị trí nào trong công ty. Và chỉ có nhà lãnh đạo 360o mới có thể ảnh hưởng, chi phối được những người ở cấp dưới, đồng cấp và cả cấp trên của mình. Với cuốn sách Nhà lãnh đạo 360o, John C. Maxwell đã dẹp tan những ngộ nhận về tầm ảnh hưởng, về tiềm năng...và giúp chúng ta khám phá những thách thức để vượt qua những trở ngại trên con đường trở thành một nhà lãnh đạo...
  • Lãnh đạo trước hết là con người

    07/05/2008Huyền ChiTrở thành Tổng thống Nga ở tuổi 43, ông Dmitry Medvedev đang cố gắng hoàn thiện sao cho xứng với danh hiệu thần tượng của giới trẻ - người kế nhiệm xuất sắc của Tổng thống Vladimir Putin. Khác với vẻ ngoài nghiêm nghị, cứng rắn của một nhà lãnh đạo, ông thật sôi nổi, trẻ trung, hiện đại và dí dỏm trong cuộc sống đời thường...
  • Cải cách vì mục tiêu phát triển bền vững

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtLý do quan trọng nhất khiến chúng ta phải chấm dứt phương pháp lãnh đạo cách mạng, đó là trái đất không còn đủ nguồn năng lượng sống để lãng phí đến mức tiêu dùng cho những cuộc cách mạng. Những thay đổi trong quan niệm về phát triển ở trên đã chứng minh điều đó. Các nhà nước và các chính phủ, hơn ai hết phải nhận ra tầm quan trọng của hoạt động lãnh đạo để tạo ra sự phát triển bền vững và chân chính...
  • Bạn đã biết lãnh đạo?

    09/07/2007Phúc Hồng TrầnVăn hóa và đặc trưng tổ chức của một doanh nghiệp là chất keo kết dính các thành viên qua thời gian và sự thay đổi. Để xây dựng một Công ty bền vững, người chủ doanh nghiệp cần xác định được yếu tố này.
  • Các nhà lãnh đạo dạy các nhà lãnh đạo

    15/08/2006Văn Nhật theo Fash CompanyMột xu hướng mới trong việc phát triển đội ngũ những nhà lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp: thay vì kết hợp với các chương trình đào tạo MBA của các trường Đại học như trước đây, nay Công ty tự thiết kế những chương trình đào tạo Giám đốc cấp cao, tham gia giảng dạy trong các chương trình này là các nhà lãnh đạo cấp cao hiện tại của chính doanh nghiệp…
  • xem toàn bộ