Tiết thanh minh

06:26 SA @ Thứ Sáu - 31 Tháng Bảy, 2015

Tiết thanh minh, bạn nghĩ gì khi đốt nén nhang cho những người đã ngã xuống vì mảnh đất này. Tháng ba, con cháu sẽ nghĩ gì khi thế hệ chúng ta để lại hàng tỷ đôla tiền vay, lại bị rơi vãi qua những cây cầu nứt nẻ...

Ôi tháng ba, lớp lớp thế hệ trẻ thơ sẽ nghĩ gì khi cá độ bóng đá và chạy án nhoi nhói đau tim bạn đọc qua từng trang báo.

Tháng ba, sức mạnh nào đã giúp cái mầm non yếu chọc thủng lớp vỏ khô cứng mà chui ra khỏi hạt; ấy chính là sức sống, sức vươn lên.

PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa

- Sinh năm 1965 tại Xuân Trường, Nam Định
- Tốt nghiệp thủ khoa đại học và bảo vệ luận án Tiến sĩ Luật tại Leipzig, CHLB Đức năm 1991
- Từ năm 1995 làm nghề dạy học tại Khoa Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm 2003 ông tham gia chương trình học tại Trường Luật – ĐH Harvard (Hoa Kỳ) theo học bổng quốc tế Fulbright.
- Ông có nhiều năm kinh nghiệm dạy học tại các trường ĐH nổi tiếng của Hoa Kỳ và Nhật Bản.
- Hiện nay, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa đang là Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Chủ nhiệm Bộ môn Luật kinh doanh – Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội.

"... Một dân tộc biết suy tư, mơ ước và hành động để chế ngự đói nghèo và ganh đua với các dân tộc láng giềng là một dân tộc đang sống. Đóng cửa lại, tự cấp tự cung với đồng lúa và lệ làng, tự mãn với sự lạc điệu của riêng mình có lẽ là kẻ thù đáng sợ nhất của dân tộc chúng ta."

Cái sức sống ấy cũng có nơi đức tin của con người. Một dân tộc dù mất nước, dù bại trận, song nếu con người của họ còn giữ được niềm tin, từ tay không họ sẽ tạo dần lên sức mạnh bởi những giá trị liên kết triệu triệu con người.

Cái gọi là vốn xã hội đó đã giúp nhiều quốc gia châu Á từ nghèo hèn trở nên mạnh mẽ. Chúng ta có mạnh không, nếu chúng ta thiếu đức tin?

Bạn có nhìn thấy những chiếc ô tô sang trọng gầm rú giành lấy lối đi của người đi bộ hay thản nhiên đè nát giỏ cà chua vừa vô tình rơi xuống dưới anh mắt bàng hoàng của chị hàng rau. Ô tô là cái sản phẩm văn minh, nhập nó vào xứ ta không khó.

Song cái văn hóa ứng xử của kẻ ngồi sau vô lăng chẳng dễ học chút nào. Thì cũng thế, dưới chân tượng ông thống chế ở Đài Bắc tôi cũng nhìn thấy dòng chữ "của dân, do dân, vì dân" vay mượn của Lincoln, song làm cho quan chức buộc phải tuân thủ dân ý, và tự nguyện từ chức khi lương tâm cắn rứt đâu có dễ chút nào.

Dân có văn hóa của dân, quan có văn hóa của quan. Chỉ có điều văn hóa của người lãnh đạo chi phối nếp nghĩ và hành xử của xã hội, bởi nhân viên thường phải lựa theo thủ trưởng mà sống. Một nền công vụ đánh giá con người dựa trên chứng chỉ sẽ khuyến khích người ta chạy theo vô số tấm bằng.

Thì cũng vậy, tầng tầng lớp lớp cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm làm cho người ta phải tròn trịa để được vừa lòng. Tồi tệ hơn, khi cả bằng cấp và sự vừa lòng đều có thể mua được, thì nền công vụ vận hành theo kiểu đó mất tác dụng.

Sau nhiều thập kỷ nền Nho học suy tàn, tôn giáo cũng chìm nổi trong những biến động chính trị, dường như chúng ta ít có cơ hội suy ngẫm về những thang giá trị tạo nên văn hóa lãnh đạo của người làm quan.

Tiết thanh minh, nghĩ về người đã khuất cũng là nghĩ về mình. Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, dường như con đường làm quan phải bắt đầu lại từ việc học làm người.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quan liêu với quá khứ

    17/05/2019Vương Trí NhànSuốt mấy chục năm chiến tranh, nhiều di sản cũ cũng trở thành nạn nhân như con người. Kế đến là những năm hậu chiến gian khổ, người đang sống lo ăn còn không đủ, lấy đâu tâm huyết và tiền của lo cho người xưa. Bởi vậy nhiều di sản như các thành quách, chùa chiền của chúng ta trong tình trạng đổ nát và cần tôn tạo lại. Nghe tin nơi này nơi kia dựng lại chùa, tô lại tượng ai mà chẳng mừng.
  • Mối quan hệ giữa sở hữu tư và tha hóa

    26/03/2018Ngụy Tiểu BìnhC.Mác đã không chỉ dùng khái niệm tha hoá để giải thích về sự đối tượng hoá (sự vật hoá) bản chất con người, mà còn dùng nó để chỉ rõ các quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng như vạch trần sự bóc lột trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Song, C. Mác vẫn chưa có sự phân biệt rõ hai phương thức biểu thị khác nhau của sự đối tượng hoá bản chất chủ thể, đó là: sự tha hoá nội sinh (dị hoá) và tha hoá ngoại sinh (ngoại hoá)...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Quan không có chuyên môn, hư hỏng cả hệ

    21/07/2016Vương Trí NhànĐến việc đút lót người trên, sách nhiễu kẻ dưới thì không cứ là quan to quan nhỏ, đều công nhiên cho là cái quyền lợi của người làm quan đáng được, dẫu có ai bàn nói đến cũng không kể vào đâu...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: dân sợ quan, việc quan hỗn hào lẫn lộn

    06/07/2016Vương Trí NhànMột cái thiên kiến rất trái ngược với đời nay và hiện còn phổ biến trong dân gian lắm, là cái thiên kiến coi quan là dân chi phụ mẫu, sợ quan như sợ cha mẹ, sợ thánh thần. Bởi dân sùng phụng mê tín quan như thế, nên quan mới có kẻ tác ác tác hại được như thế...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Một quan niệm đơn sơ về thế giới

    03/08/2015Vương Trí NhànSự đơn điệu nghèo nàn là cảm giác chính trong Nhất Linh sau khi dự Hội chợ Hàng Việt Nam năm 1934 mở ở Nhà Đấu xảo Hà Nội. Thời nay, khi làm hàng xuất khẩu, người mua các nước cũng thường chê hàng Việt mẫu mã đơn giản, có học lỏm được cái gì của người khác thì cũng chỉ loay hoay ở vài cái lặt vặt mà không biết khai thác hết những khả năng đa dạng có thể có...
  • Làm quan cần phải tu thân

    21/12/2010Sông thươngNhà lãnh đạo muốn làm sống dậy những thành tựu vốn có của dân tộc mình thì trước hết họ phải làm tròn trách nhiệm được giao phó trước dân, toàn tâm toàn ý phục vụ đất nước chứ không phải chỉ vì nhắm mắt làm liều theo cái lợi trước mắt. Không gương mẫu thì không một nhà lãnh đạo nào có thể giải quyết được những vấn đề lớn lao của đất nước mà chỉ trở thành trò cười cho thiên hạ và là chủ đề đàm tiếu của dư luận. Xin hãy làm tròn trách nhiệm khi còn đang đương chức và không để phải hối hận vì những phút lỡ làng sau này.
  • Làm người khó hơn làm quan

    02/07/2009Quang DươngQuan trọng nhất, cha mẹ, người lớn phải làm gương. Cha mẹ, người lớn nói hay mà làm dở, nói tốt mà làm xấu… thì con cái, dù có được hưởng thụ nhờ cha, mẹ “làm quan” nhưng lớn lên, nó sẽ khó làm người cho ra con người.
  • Công chức trẻ và bệnh quan trọng

    04/06/2009Nguyễn Trương QuýTính từ mẫn cán từng được gắn chặt với danh xưng công chức, đã mang một nghĩa châm biếm khi ai cũng chỉ quan tâm làm sao cho việc chốn công môn trót lọt. Đến nỗi khi “có khó khăn” thì ai cũng nghĩ ngay đến sự bôi trơn hay đi đường tắt, gây ô nhiễm đến mức ai cũng lo lắng khi đến “cửa quan”. Thực tế chẳng có ông quan nào ngồi đấy, mà chỉ có những ông quan sẵn có trong người những công chức mà thôi.
  • Quan lớn Lại – Quan lái lợn

    26/02/2009Nói lái là cách nói rất thông dụng trong đời sống hàng ngày của người Việt. Từ xưa đến nay, dân ta thường dùng cách nói lái để đố chữ, vui đùa, và cả châm biếm, đả kích các thói hư tật xấu. Hiếu Học xin giới thiệu một số giai thoại dân ta nói lái để giễu các quan lại xấu xa...
  • Quan đọc sách

    27/09/2007Bích AnQuan cũng đọc sách? Nhiều người chắc sẽ tròn mắt ngạc nhiên trước câu hỏi tế nhị kiểu này, chỉ riêng cô gái bán sách ở nhà máy lạnh TP Cần Thơ tủm tỉm cười...
  • Phỏng vấn ông quan liêu

    01/02/2007Lê SơnNếu như người nào cũng muốn tự do mua bán những gì mà họ thích, muốn tự do di chuyển, tự do giáo dục con cái theo ý của mình… thì không cần đến giấy khai sinh, giấy giá thú, chứng chỉ tử vong, không cần đến các loại thẻ, các loại vé, các loại giấy phép xuất nhập khẩu và mọi thứ giấy tờ khác vốn bao bọc lấy con người từ khi ra đời cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay. Nếu như không cần đến giấy tờ nữa thì bọn quan liêu chúng tôi biến đi đâu?
  • Tản mạn xung quanh chữ “quyền”

    28/10/2006Nguyễn Đức ThạcTrên hành trình thực hiện khát vọng tự do và sự tự khẳng định quyền của con người, khái niệm "Quyền" luôn "đi, về" trong suy tư của mỗi con người với bao trăn trỏ, hăm hở, nhiệt thành và nhiều khi cũng thật vất vả đến mệt mỏi, ngay cả khi con người có cái tâm trong sáng. Và điều ấy ta thêm một lần cảm nhận được khi nghe một vị Bộ trưởng phát biểu giải trình kiến nghị và trả lời chất vấn tại kỳ họp vừa kết thúc của Quốc Hội, điều đó là sự tương quan giữa vô hạn và hữu hạn...
  • Hãy xây dựng chế độ quan liêu

    28/10/2006TS. Nguyễn Quang ACó thói quan liêu, bệnh quan liêu, tác phong quan liêu, tất cả đều được hiểu theo nghĩa nên tránh, phải bỏ. Phải đập tan bộ máy quan liêu phong kiến và tư sản. Thay vào đó xây cái gì? Tôi đành bạo nói rằng chúng ta chưa có bộ máy quan liêu, nên việc chống ấy là chống một kẻ thù ảo, được tự hình dung ra. Chúng ta đã hiểu phiến diện, hiểu sai về quan liêu...
  • xem toàn bộ