Tiếp cận Hoàng Ngọc Hiến ngoài văn bản

09:40 SA @ Thứ Ba - 25 Tháng Giêng, 2011

Xin được thanh minh trước, cái đầu đề văn vẻ này thực ra là để che dấu sự ít học, ít đọc của tác giả.

Tròn 60 năm về trước, để thoát vùng bị chiếm của Pháp ở quê nhà Quảng Trị, lũ trẻ con em cán bộ kháng chiến được đưa ra vùng tự do khu Bốn Thanh Nghệ Tĩnh để khỏi thất học.

Vào lớp tư (lớp 1), tôi được đi học ở Châu Phong - Đức Thọ - Hà Tĩnh. 60 năm rồi, tôi vẫn nhớ con sông La trong xanh hiền hòa mùa khô nhưng dữ dội tràn bờ ngày lụt bão, mặt sông đầy củi, rác, khô có, cành lá xanh tươi có, ào ạt chảy về xuôi. Làng có một con đê lớn, có chợ Hạ, sân vận động, trường Quốc học Huế tản cư ra hợp với Nguyễn Công Trứ lấy tên Huỳnh Thúc Kháng, có bến Giá, hàng sấu cổ thụ trong Dinh Cụ Quận - tên địa phương bấy giờ gọi nhà riêng của Đại thần Hoàng Cao Khải. Một vùng quê bình yên thơ mộng, có nghề dệt vải và nổi tiếng về trai tài, gái sắc.

Sau này tôi biết đó là quê gốc của người hôm nay chúng ta mừng thọ 80 tuổi! Không biết có phải sớm được lớn lên ở xứ sở gạo trắng, nước trong, mía ngọt, người tài ấy, mà khi biết giáo sư Hoàng Ngọc Hiến có quê ở đó, tôi đã nhận ngay là đồng hương.

Tôi không được may mắn làm học trò của Thầy Hiến.

Cách đây đúng 50 năm, tôi thi đậu vào Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ra trường được nửa năm, đầu năm 1965, thì đi bộ đội. Sau 5 năm ở đơn vị chiến đấu, từ binh nhì lên Đại đội bậc phó - một cấp quân hàm của Quân giải phóng, tương đương thiếu úy, do tinh thần chiến đấu không đến nỗi nào, nên ở chiến trường B4 Trị Thiên được cử ra Bắc đi đào tạo ở Học viện Chính trị. Học chưa xong thì bị gọi về Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Cho đến năm 1970, số tốt nghiệp Đại học rồi đi bộ đội chiến đấu như lớp chúng tôi là của hiếm (mãi đến 1972, mới có đợt nhập ngũ ồ ạt của sinh viên)

Năm 1977, đang ở Ban lý luận phê bình tạp chí VNQĐ, đã có nhiều bài phê bình trên các báo, tôi được cử đi thi nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Tôi bị đánh trượt, vì dốt quá, trong cái rủi có cái may. Nhân phải chuẩn bị kiến thức để đi thi, sau nhiều năm xa sách vở, tôi có dịp đọc và học các sách nghiên cứu, các giáo trình kinh điển về lý luận văn học và văn học Việt Nam hiện đại. Ngẫm lại, chợt nhận ra, hầu hết các công trình đó đều nổi bật tính thống nhất, với mẫu số chung là biểu hiện phổ biến của Tư duy máy móc.

Nhân có một Hội thảo về Văn học, sau khi suy tính, tôi có bản tham luận: Về lối tư duy máy móc trong nghiên cứu phê bình Văn học. Tôi buộc phải nêu dẫn chứng bằng một Công trình lớn của thầy tôi. Trong hai tập sách nghiên cứu về Tiểu thuyết có 38 mẫu câu được lặp lại, đó là lý do cơ bản, là thiếu sót cơ bản của các tác giả tự cổ chí kim: Do hạn chế về Thế giới quan và vốn sống hoặc một trong hai thứ đó!

Từ đó, tôi mang tiếng phản thầy. Vì thi không đậu, mà phản ứng!

Nhưng biết làm sao! Do có dịp đọc kỹ một số công trình, mình mới nhận ra điều đó. Lại thêm cái máu liều của anh lính vừa qua trận mạc, điếc không sợ súng, tôi đành phải vạch ra để tránh cho người nghiên cứu sau. Nhiều năm sau đó, tôi liên tục bị phê phán, truy kích nào tội phủ nhận thành tựu Văn học cách mạng với luận điểm trích dẫn: Nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, một nửa sự thật đã là sự giả dối, rồi lệch lạc khi nhận xét văn học trong chiến tranh nghiêng về người may mắn, văn học ngụy trang...

Tôi kể rông dài như thế để xin được thú thật điều này: Trong một lò đào tạo với sự thống trị của Tư duy máy móc như thế mà chúng tôi thoát ra được, thấy ra được vấn đề, ấy là nhờ hai yếu tố:

1/ Những năm cuối chiến tranh, chúng tôi được sống gần gũi, bên cạnh các nhà văn quân đội đúng thời điểm họ từ một dàn đồng ca, một số người vượt lên thành những cây đơn ca với âm sắc khác nhau.

2/ Và lý do thứ hai: Sự phổ biến những kiến giải nguyên lý Văn học mới mẻ, mà nhân vật đi đầu, kiên trì, bền bỉ và dũng cảm là nhân vật chúng ta mừng thọ hôm nay: GS Hoàng Ngọc Hiến.

Do làm biên tập, chúng tôi được tiếp cận những người bị coi là Cấp tiến trong lý luận và phê bình Văn học. Ngoài các bài viết, GS rất chịu khó dịch các công trình nghiên cứu, lý luận của Văn học Xô Viết đương đại.

Bây giờ, chúng ta dễ nhận ra những hạn chế của hệ thống lý luận đó. Nhưng vào thời điểm thập kỷ 70 thế kỷ trước, ảnh hưởng của những kiến giải mới mẻ đó, giúp thoát khỏi bầu trời Văn nghệ Diên An, đã giúp các nhà văn quân đội mở rộng tầm nhìn, tầm nghĩ và phương cách thể hiện rất nhiều. Các nhà văn Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, rất coi trọng GS Hoàng Ngọc Hiến qua các bài viết, các công trình dịch thuật, giới thiệu, các ý kiến phát biểu, mặc dầu ông không mấy khi viết phê bình cụ thể một tác phẩm.

Chúng ta đều biết, văn nghiệp Hoàng Ngọc Hiến không suôn sẻ. Bởi về bản chất, ông là một triết gia, một nhà tư tưởng, một người truyền đạo. Đi trước ông ngàn năm, với biết bao sáng suốt, thành tâm và thiện ý, Đức Chúa Trời đã bị đóng đinh trên thập tự giá do chính mình vác ra pháp trường! Nhờ sống ở hậu thế, dù thời cuộc còn nhiễu nhương, đôi lần bị bầm dập, vào tuổi 80, ông vẫn say sưa góp sức, góp trí tìm minh triết cho dân tộc, ông đã là một người may mắn rồi.

Chúng ta nhớ về ông là nhớ về những mệnh đề tổng kết vắn tắt, sâu và sắc, làm rúng động lối tư duy bầy đàn, ở bất cứ đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, bất cứ người nào cũng rao giảng một mệnh đề không rõ nội dung, thì Hoàng Ngọc Hiến tưng tửng mà khó quên, khó cãi: Văn học phải đạo, Văn học bước qua lời nguyền, Người Việt mình nó thế...

Là một người nghiên cứu nghiêm túc, nhưng tư duy siêu việt của ông lắm lúc cho chúng ta tưởng ông là người đọc siêu văn bản: Ông đặc biệt yêu tác phẩm của các học trò của mình, và luôn nhìn thấy giá trị, ý nghĩa triết lý sâu xa vượt tầm hoặc còn tiềm ẩn trong các văn bản còn chưa hoàn chỉnh của họ.

Ở ngoài đời sống, ông là người hồn nhiên đến lão thực. Điều đó tạo nên niềm vui sống thường trực của ông. Nghe ai kể một chuyện gì, mắt ông sáng lên, thật thà - Thế à? Khả năng sửng sốt đó làm tư duy ông trẻ mãi.

Nhưng không ít điều ông nói ra, viết ra bị phản ứng, có khi dữ dội. Có thể do sơ hở của diễn đạt. Nhưng thường khi là những điều đó mới mẻ quá, vỗ mặt quá, trắng trợn quá hoặc hiển nhiên quá mà chưa ai tìm ra công thức diễn đạt.

Đã có lắm người ngỡ mình thông minh thật, nhiều lần đã lên tiếng phê phán, răn dạy lại ông qua các bài viết. Nhưng thời gian và những người sáng tác có chỉ số IQ chắc là thấp đã đồng tình và đồng cảm với ông.

Có một câu ngạn ngữ hài hước mà thâm thúy: Khuyết tật của danh nhân là niềm an ủi cho những kẻ ngu đần. Có lẽ chưa ai gọi Hoàng Ngọc Hiến là danh nhân, cho nên những sơ hở có khá nhiều trong tác phẩm, trong đời sống của ông đã là miếng mồi ngon đem lại niềm vui, niềm tự hào cho một số người tự coi là thông minh.

Chỉ riêng một điều đó thôi, Hoàng Ngọc Hiến đã là một tên tuổi không thể quên trong lịch sử Văn học hiện đại.

Huống gì, trong đời, ông đã làm được nhiều hơn thế!

Một nhà giáo lỗi lạc được nhiều thế hệ học trò thành đạt kính trọng và yêu mến.

Một nhà lý luận phê bình văn học xuất sắc, không chỉ phát hiện khẳng định sớm những tác phẩm văn học có giá trị mà còn thiết thực gợi mở, đánh thức, khuyến khích cảm hứng sáng tạo, dũng khí tìm tòi cho nhiều thế hệ cầm bút Việt Nam.

Là người có công trong bước tiến của Văn học Việt Nam hiện đại.

Trân trọng chúc mừng giáo sư nhà văn hóa Hoàng Ngọc Hiến tuổi 80.

N.T (Nguồn Vanviet.vn)
15-7-2010

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vì sao người Việt không có thói quen viết?

    28/05/2018Trần Văn ToànỞ châu Âu, hình như người ta viết rất nhiều. Tuyển tập in hết tập này đến tập kia, trong đó có biên khảo nghiên cứu đã đành mà thư từ, tự truyện, nhật kí, những ghi chép về sinh hoạt ... cũng đủ hết. Lí giải đó là một thói quen văn hóa thì có lẽ là khả thủ hơn là từ sự cần thiết của những lợi ích trực tiếp.
  • Làm thế nào để bản sắc dân tộc và hiện đại hóa được “cơm lành canh ngọt”?

    23/10/2017GS. Hoàng Ngọc HiếnTính hiện đại thường được đặt ra như đối lập với bản sắc dân tộc (hoặc tính dân tộc). Sở dĩ như vậy là vì tính hiện đại thường bị hiểu một cách phiến diện bị lược quy vào sự tiếp thu chủ nghĩa duy lý (của phương Tây hiện đại), bị xem là kết quả đơn thuần của quá trình hợp lý hoá.
  • Ăn, nói, gói, mở và sự “minh triết” Việt Nam

    04/10/2016Hạ Vĩnh ThầnCách đây mấy ngày, tôi có nhắc đến chuyện tại sao ông cha ta lại khuyên con cháu mình phải Học ăn, học nói, học gói, học mở. Ý tưởng của bài này xuất phát từ chỗ quá buồn về cách ăn nói của một số vị, không hề cân nhắc nên phải nói trước dân, trước truyền hình như thế nào cho hợp lẽ. Thực ra, tôi đã nghĩ từ rất lâu về điều mà cha ông mình đã minh triết: Tại sao trong cuộc đời chỉ cần học có 4 điều thôi?
  • Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người

    16/03/2016Hoàng Ngọc HiếnTrước khi bàn về tác dụng chiều sâu của văn học trong xây dựng nhân cách văn hoá, tôi muốn nêu mấy suy nghĩ về vị thế của văn học đương cố cơ bị nghiêng ngả và có chiều sút kém trong đời sống văn hoá hiện đại. Văn học trước hết là sách, là hình ảnh ngôn từ, là ngôn từ mực đen trên giấy trắng. Mấy thập kỉ nay, văn học phải cạnh tranh với một đối thủ ghê gớm mà sự lớn mạnh ngày càng hùng hậu, càng tăng sức áp đảo: đó là truyền hình...
  • Minh triết Tam Giáo trong văn hóa Việt

    28/02/2016Hoàng Ngọc HiếnThời nào cũng vậy, nội lực mạnh mẽ trong đời sống tinh thần và hoạt động xã hội, tinh thần tự xét mình và tự giác cao, bản lĩnh độc lập và tinh thần cầu thị trong sự xem xét và phán xét riêng, coi trọng dư luận của quần chúng nhưng không bị ràng buộc bởi bất cứ dư luận nào..., những đức tính này thường là được thiên hạ quý trọng, ở đâu cũng vậy thôi, là người hẳn hoi không thể thiếu những đức tính nói trên.
  • Hoàng Ngọc Hiến như tôi đã biết…

    25/01/2011Phan Hồng GiangĐời người trôi qua thật nhanh. Mới ngày nào chiều chiều còn mải mê chạy theo trái bóng cùng bạn bè và anh Hiến trên bãi cỏ đồi Lênin bên dòng sông Maxcơva đến nay đã gần nửa thế kỷ. Lúc ấy cả cuộc đời gần như còn mở ra phía trước chúng tôi và bây giờ là… sắp khép lại! Dạo đó chúng tôi ở lứa tuổi 20, còn anh Hiến ngoài 30. Và hôm nay - mừng anh thượng thọ 80!
  • Một số ý kiến về minh triết Việt

    02/01/2010TS. Hồ Bá ThâmLàm rõ đặc dểm và vai trò của minh triết Việt Nam trong lịch sử trong quá trình tiến lên văn minh, hiện đại...
  • Tiếp cận quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam từ góc độ chủ nghĩa cá nhân “văn hoá”

    26/10/2009Hoàng Ngọc HiếnCái mà chúng tôi gọi là chủ nghĩa cá nhân “văn hoá” không có liên quan gì đến chủ nghĩa cá nhân “đạo đức học”: đó là ý thức của cá nhân về cá tính và bản lĩnh riêng của mình, đặc biệt nó thể hiện ở “ lòng tin “của cá nhân vào “giá trị của ý kiến riêng của mình” cũng như giá trị những hình thức diễn đạt nó lựa chọn và sáng tạo, tóm lại đó là lòng tin của cá nhân vào bảng giá trị của nó (thuộc mọi lĩnh vực chính trị, mỹ học, đạo đức…).
  • Hoàng Ngọc Hiến (1930 - 2011)

    25/10/2009GS lý luận phê bình, dịch giả văn học Việt Nam đương đại
  • Bàn về minh triết

    23/09/2009Nhận lời mời của Hoàng Ngọc Hiến, chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm nghiên cứu Minh Triết Việt, trong 3 ngày 7, 8, 9 nhà triết học François Jullien, giáo sư Đại học Tổng hợp Paris- Diderot, Viện trưởng Viện Tư tưởng đương đại, đã đến thăm và làm việc với Trung tâm.. Dưới đây là bài nói chuyện của ông về 3 chủ đề: Đấu tranh…và quản lý cái tiêu cực, Cái phổ quát, Minh triết và Thời hiện đại.
  • Luận bàn về những vấn đề minh triết

    10/09/2009Hoàng Ngọc HiếnMinh triết trong vốn trí tuệ và tâm linh của chúng ta không tách rời minh triết nhân loại bao gồm minh triết của nhiều nền văn minh, nhiều khu vực văn hóa, tôn giáo…. Ngay trong bản thân minh triết lưu hành ở Việt Nam có thể tìm thấy nhiều vết tích vang vọng của minh triết những nền văn hoá, văn minh khác. Người Việt không thể không tìm hiểu minh triết của những nền văn hoá khác. Công việc này giúp chúng ta thấy được rõ hơn, tinh tế hơn bản sắc riêng của mình. Đồng thời thấy được tính phổ quát của minh triết, thấy dược cái chung giữa ta và người, cũng có thể xem đây là một sự chuẩn bị tinh thần đi vào con đường hội nhập.
  • Về cảm hứng triết luận, cổ học nhân văn phương Đông và quan điểm lịch sử văn hoá trong nghiên cứu, phê bình văn học

    27/07/2009Hoàng Ngọc HiếnTừ những nguồn khác nhau: đạo đức học, mỹ học, triết học xã hội-chính trị, triết học xã hội-văn hoá... cảm hứng triết luận trong nghiên cứu, phê bình văn học là nỗ lực vượt lên trên những thành kiến và định kiến hẹp hòi trong sinh hoạt cũng như trong học thuật. Những thành kiến, định kiến này có khi lại được xem như những điều hiển nhiên. Mà đã là “hiển nhiên” thì khỏi phải bàn. Đây cũng là một thói quen khá phổ biến trong nhân loại. Cảm hứng triết luận trong nghiên cứu, phê bình có khi bắt nguồn từ suy nghĩ về chính những điều “hiển nhiên” như vậy...
  • Nghệ thuật lớn thường là sự giao cắt giữa hiện thực và "tuyệt đối"

    11/06/2009Hoàng Ngọc HiếnNhững nhà văn lớn thường gặp những triết gia lớn ở chỗ trong tác phẩm của họ, con người được đặt trong quan hệ với "cái tuyệt đối”. Trong nghiên cứu, phê bình văn học hiện nay con người thường được đặt trong quan hệ với những vấn đề chính trị - xã hội thời sự. Nghiên cứu, phê bình văn học sẽ có chiều sâu hơn nếu như những vấn đề thời sự chỉ là điểm xuất phát.
  • Bàn thêm về vị thế của nhà văn Việt Nam hiện đại

    20/05/2009Thạc sĩ Trần Văn ToànMột tiêu chí quan trọng để nhận diện về tính chất của một giai đoạn văn học là vị thế xã hội của nhà văn: nó tiết lộ những tương tác phức tạp của văn học với các nhân tố khác như: bảng thang giá trị trong xã hội, những định hướng từ chính trị... Một cái nhìn lướt qua mang tính đối chiếu giữa vị thế xã hội của nhà văn giai đoạn 1945 - 1975 và từ sau 1975 đến nay có thể giúp ta nhận thức rõ hơn về ý nghĩa văn học sử của khái niệm công cụ này.
  • Thế kỷ XX: Từ chủ nghĩa hiện đại đến “chủ nghĩa cổ điển mới”

    02/04/2009Hoàng Ngọc HiếnThế kỉ XX, có sự thâm nhập vào lĩnh vực phê bình văn học (và nghiên cứu văn học) nhiều quan niệm lý thuyết, nhiều thủ pháp của những bộ môn ngoài văn học (triết học, mĩ học và nhiều ngành khoa học khác: xã hội học của Mác, hiện tượng luận của Husserl, những mô hình tâm lý học của S.Freud, C.Jung, cấu trúc luận ngôn ngữ học và nhân học của F. de Chaussure, Lévi Strauss...). Từ đó xuất hiện nhiều điển mẫu, mô thức về văn học...
  • Cảm hứng triết luận trong khoa học xã hội và nhân văn hiện đại

    26/02/2009Hoàng Ngọc HiếnTừ cuối thế kỉ XIX, khoa học xã hội trở thành hiện đại, ngày càng chuyên nghiệp hoá, chuyên môn hoá, quá trình này là tất yếu để đáp ứng sự nghiên cứu xã hội hiện đại trở nên ngày càng phức tạp. Trong thế kỉ XX, KHXH hiện đại có những đóng góp to lớn về định tính cũng như định lượng, tầm vi mô cũng như vĩ mô, tuy nhiên ở không ít nhà KHXH hiện đại bộc lộ những nhược điểm...
  • Quản lý xã hội hiện đại dưới ánh sáng của “khoa học mới” và tư tưởng Khai sáng

    10/02/2009Hoàng Ngọc HiếnTrong tác phẩm Từ Đông sang Tây có nhiều chủ đề mới và những cách tiếp cận mới, rất khác nhau. Quan tâm đến chủ đề quản lý xã hội hiện đại, chúng tôi giới thiệu bài của nhà toán học Phan Đình Diệu: “Khoa học mới” và vài suy nghĩ về kinh tế xã hội, trong đó những sự "phức tạp" của quản lý xã hội hiện đại một tập hợp những "hệ thống phức tạp" được phân tích dưới ánh sáng của "khoa học hiện đại" là khoa học nghiên cứu "những hệ thống phức tạp" và bài "Tương lai của Khai sáng"
  • Ngày xuân bàn về Minh Triết

    25/01/2009Hoàng Ngọc HiếnĐịnh nghĩa minh triết là gì? - việc này rất khó. Một câu nói hóm của một học giả: "Tìm cách định nghĩa minh triết, đó là bằng chứng của sự thiếu minh triết". Đại học tổng hợp Chicago vừa đưa ra Dự án đề tài Định nghĩa Minh triết với kinh phí trợ cấp 2.000.000 USD, học giả bất cứ nước nào đều có thể tham gia. Đây là nội dung tham luận trong buổi sinh hoạt học thuật đầu tiên của Trung tâm nghiên cứu Minh triết Việt được thành lập cuối quý II năm 2008...
  • Văn hiến… xưa và nay & văn hiến trong tương lai

    23/11/2005Hoàng Ngọc HiếnBàn về văn hiến... xưa và nay nên dành một phần thời gian cho sự thảo luận để hình dung văn hiến trong tương lai. Riêng trong ngành giáo dục, điểm qua những nhân tài xưa và nay tôi thấy hào quang của quá khứ và hiện tại nhưng chưa thấy tương lai.
  • xem toàn bộ