Tiếng chuông đầu

11:02 SA @ Chủ Nhật - 11 Tháng Chín, 2011

Tuy nhiên, Lịch sử nước Nam không phải chỉ cho thấy những biểu hiện biếng nhác, yếu đuối, bất lực của nòi giống chỉ biết cúi đầu làm nô lệ.

Tuy nhỏ yếu trước một nước Trung Hoa hùng cường, nước An Nam đã phải mang ách đô hộ Trung Quốc, nhưng mặc dù sức yếu, đã nhiều lần nòi giống lưu lạc nhưng bất khuất này đã đứng lên chống lại nước Trung Hoa. Chính Hai Bà Trưng đã đánh đuổi bọn hung tàn và đến ngày nước An Nam đủ sức mạnh để buộc Trung Quốc phải giảm bớt tham vọng của mình, cũng là ngày đánh dấu cho người Giao Chỉ có một vị trí riêng biệt trong lịch sử của Viễn Đông. Những nước lân bang lại mang cống lễ đến dâng cho Đế chế Đại Nam. Từ một địa vị phụ thuộc, nước Nam đã trở thành cường quốc, và Gia Long, người dựng nước cuối cùng của lịch sử, mà ký ức vẫn còn mới nguyên đã chẳng thể hiện một nghị lực phi thường hay sao?

Quá khứ đã thể hiện những sự việc huy hoàng. Nhưng đứng trước một hiện tại nhu nhược, yếu đuối như vậy, tâm trí cũng ngại ngùng khi mơ về một Tiền Đồ.

Khi đó, bực bội về hiện tại, ta xếp va li và lên xe lửa đi Nha trang, sau đó thẳng ra Huế. Ta sẽ đi qua những vùng rất đa dạng và hùng vĩ, khi thì những ngọn đồi trồng cây không khác gì những ngọn đồi phì nhiêu bên Pháp, khi thì những vùng dừa bát ngát chạy dài theo bờ biển như bên đảo Tích Lan (Sri Lanca), khi thì những bờ vịnh với những bãi cát trắng không kém gì những bãi biểu đẹp nhất trên thế giới và tâm hồn ta lại lắng dịu vơi bớt nỗi giận hờn. Những “khám phá” bất ngờ về nét đẹp và sự giàu có của đất nước lại làm lai láng tình yêu Tổ quốc. Lúc đó, nỗi cảm xúc của ta lại càng sâu đậm hơn khi ta tiến gần tới thủ đô, tên gọi thân yêu ngân lên như tên của một nấm mồ yêu quý mà ta đến đó dò tìm bầu không khí cách xa trần tục, để cho tâm hồn chìm đắm và vỗ về những mong ước tươi đẹp chưa thành đạt. Đến nơi ta sẽ ngạc nhiên để cho cảm giác chậm chậm và dần dần đọng lại.

Ta trầm trồ vẻ đẹp uy nghi của cửa Nam Quan, đến bổi chiều tà, ta sẽ chờ người kỵ mã ngự lâm giương cao chiếc cờ hiệu màu vàng phất phơ trước gió. Lòng ta bỗng dưng tràn ngập một tình yêu lai láng say sưa trước cảnh trí thanh tao, trước những đường nét tuyệt mỹ, trong sáng của núi non, nhẹ nhàng như những đường nét bút lướt nhẹ tren tranh vẽ mà những đường cong vàng óng bên cạnh đó càng làm rõ nét của vẻ đẹp. Ta băng qua cánh đồng Huế rất đẹp để viếng thăm các lăng tẩm, nơi đó, thay vì gặp cảnh xấu xa ghê tởm như thường lệ của cõi chết, ta lại thấy nơi đây hình tượng sống động và hùng tráng lạ thường đã hun đúc nên tâm hồn của mỗi vị vua chúa.


Và tâm hồn ta lại thấy rung động nhận thức ra điều sai lầm của mình. Các lăng tẩm, không hề đánh dấu một cái gì đã chấm dứt, mà lại vạch ra cho ta thấy cái gì có khả năng thực hiện, và ấn định cho những thế hệ hiện nay, nhiệm vụ phải lo nghĩ đến tiền đồ, phải sáng tạo như những người đi trước. Thủ đô đã tìm được ở Huế một sự cân bằng chớ không phải đã tìm ra nấm mộ ở đó. Thủ đô mang lại cho ta một niềm tin nơi vận mệnh của nòi giống, vì nó đã cho ta thấy sự ổn định và nền thống nhất đã đạt được đó là nền tảng vững chắc cho một công trình mới.

Vô hình trung ta sẽ lẩm bẩm chậm rãi câu nói của Anatole France: “Các ngươi có thấy không, ta tuy già nhưng vẫn đẹp, các con hiếu thảo của ta đã thêu lên những chiếc áo dài của ta, nào những đỉnh tháp, những gác chuông, những vọng gác, những vòng thành hình hoa văn… Những cái đó sẽ qua đi, nhưng ta còn ở lại, ta là ký ức của chúng. Hãy nhìn kia những vòi nước, bệnh viện, chợ búa, mà những người cha đã truyền lại cho con cháu. Các anh hãy làm việc cho con cháu anh cũng như tổ tiên anh đã làm cho anh. Mỗi viên đá của tôi sẽ đem lại cho anh một điều tốt đẹp và dạy cho anh một bổn phận sau này”.


Dĩ nhiên, nhận thức về nhiệm vụ bỗng nhiên bừng dậy rõ rệt trong lòng ta. Ta không còn nguyền rủa thời đại của ta, nguyền rủa xã hội nữa. Ta lắng nghe lòng tràn ngập yêu thương, những ký ức của thời quá khứ đã chảy êm đềm trong đố kỵ của nhà nho già cô đơn. Trong đêm đen, bỗng dưng một làn gió thoảng lay động ta lắng tai nghe tiếng thì thào nhẹ nhàng của gió, tiếng nói đậm tình yêu. Trong đầu ta, trí tưởng tượng cũng thức dậy theo nhịp đưa của tiếng gió, và trên trời những ngôi sao cũng bắt đầu lấp lánh. Màn đem bỗng trở nên đẹp đẽ và lòng ta thấy rạo rực một niềm vui sướng khó tả, mong đợi ngày mai sẽ đến.

Gà còn chưa gáy sáng, mà đâu đây, trên cánh đồng còn đang ngon giấc, một tiếng động ngân lên bất thình lình, mơ hồ như sự rung chuyển ban đầu của Trái đất, mờ ảo như loài cây cỏ vừa tượng hình trên những vùng đất mới, đục như giòng nước phù sa mang nặng chất phì nhiêu.

Tiếng chuông đầu của “La Cloche Fêlée”

Ghi chú:

Báo tiếng Pháp “La Cloche Fêlée” (Chuông Rè) do Nguyễn An Ninh sáng lập ra số đầu tiên ra ngày 10/12/1923. Báo ra được 19 số thì phải tự đình bản ngày 14/7/1924 vì bị chính quyền thực dân Pháp bóp chết bằng nhiều thủ đoạn tàn bạo.


Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa

    02/02/2010Mai Thị QuýTinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. “Tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam" và “chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại...
  • Yêu nước

    30/04/2016GS. Tương LaiKhi “sơn hà nguy biến” trước giặc ngoại xâm thì phải bằng súng gươm để hóa giải, nhưng khi đất nước đối diện với nghèo nàn và lạc hậu, với tham nhũng và thoái hóa của một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức quyền, thì phải bằng bản lĩnh và trí tuệ của tuổi trẻ để giúp nước. Cuộc chiến đấu này không có gươm súng, không dàn thành trận tuyến nhưng...
  • Một trường học yêu nước đầu tiên ở Hà Nội

    10/09/2013Nguyễn Vinh PhúcTừ giữa năm 1906 dân phố Hàng Đào thấy các nhà nho có tên tuổi như phó bảng Hoàng Tăng Bí, cử nhân Dương Bá Trạc, tú tài Lê Đại, huấn đạo Nguyễn Quyền... thường xuyên lui tới nhà cụ cử Lương Văn Can ở số nhà 4. Lại có cả các vị thanh niên Tây học danh tiếng như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Bùi Đình Tá... cũng có mặt. Chẳng biết họ bàn việc gì song ai nấy đều đoán là liên quan đến "quốc sự" rồi.
  • Công chức - thái độ hiện nay về lòng yêu nước

    09/07/2011Vinh AnhTrước đây, thường chỉ nghe nói đến cái sự hèn của trí thức. Chưa thấy ai nói đến cái sự hèn của công chức. Chỉ biết là có công chức mẫn cán và có công chức lười biếng và người có chút hiểu biết, coi đó chỉ là những tay làm thuê, chẳng khác gì những người lao động cơ bắp...
  • Có nên bao cấp lòng yêu nước?

    06/07/2011Phạm Gia MinhKhông thể có chỗ đứng cho cơ chế bao cấp đối với lĩnh vực thiêng liêng nhất trong trái tim và khối óc mỗi người Việt chúng ta, đó là lòng yêu nước. Bởi lẽ biển cả trí tuệ và lòng dũng cảm của nhân dân bao giờ cũng vô địch, nó có thể đưa cả con tàu vượt ngàn trùng nhưng cũng có thể lật thuyền ngay cả nơi nước cạn...
  • Lòng yêu nước

    20/06/2011TS. Phạm Gia MinhLòng yêu nước vốn rất sâu sắc và mãnh liệt xét trên 2 bình diện xã hội gồm giai tầng lãnh đạo( người nắm quyền cai trị) và người dân ( kẻ bị trị) đã có lúc bị mai một và chỉ còn như cái bóng khi dân bị bóc lột, hà hiếp còn vua , quan chỉ chăm chăm cướp đoạt, làm giàu, hưởng lạc và chia bè kéo cánh...
  • Đưa yêu sách bằng báo chí, truyền đơn một cách yêu nước

    07/04/2011Bùi Quang MinhMột thế kỷ đã qua, chúng ta nhớ lại cách thức thể hiện lòng yêu nước của Nguyễn Ái Quốc bằng hình thức phát hành rộng rãi các tài liệu như tác phẩm đầu tay “Yêu sách của nhân dân An Nam” bằng tiếng Pháp và bản dịch thành thơ “Việt Nam yêu cầu ca” cùng dưới bút danh Nguyễn Ái Quốc trong một chế độ thực dân bạo tàn, phản dân chủ...
  • Yêu nước không có nhiệm kỳ

    20/07/2010Phùng NguyênNhiệm kỳ là thời hạn chức vụ được quy định khi bổ nhiệm, nhưng lòng yêu nước vốn không có thời hạn nhiệm kỳ. Vậy mà hai khái niệm tưởng chừng như tách rời này lại liên quan chặt chẽ đến nhau...
  • Lòng yêu nước không là độc quyền của riêng ai

    25/02/2010Chu LaiLâu nay, người ta hay có thói quen suy nghĩ trên một lộ trình đường ray rằng, cái gì đã định hình thì mãi mãi định hình, bất biến, không thay đổi. Ví như lòng yêu nước.
  • Mỗi người có cách yêu nước riêng

    27/05/2009Hàm ĐanVượt qua mục đích ban đầu là bộ phim tài liệu độc lập của gia tộc, Mạn đàm về “người man di hiện đại” đã dựng chân dung một người “khổng lồ” đầu thế kỉ XX: Học giả Nguyễn Văn Vĩnh.
  • xem toàn bộ