Thưởng thức phải biết rộng lượng

03:09 CH @ Thứ Hai - 13 Tháng Tư, 2009

Tôi gọi anh bạn là “thuốc chống khen”, vì mỗi lần tôi bị cuồng lên, ngất ngây bởi cái gì hay ai đó, thì anh sẽ bình tĩnh lôi tôi trở về mặt đất, bằng những điều (dĩ nhiên) bất ngờ và có cả … phũ phàng.

Tôi tấm tắc khen một chị ca sĩ hào phóng, sống nghĩa khí với đồng nghiệp, anh kể tôi nghe chuyện cô nàng thiếu nợ dai thế nào. Tôi còn đang nửa mê nửa tỉnh bàn về ngôi nhà kiến trúc như “cõi mơ” của một người mẫu vừa khoe trên tạp chí, cho đó là “nhất xứ”, anh cười tủm tỉm lái xe đến một khu toàn… “thiên thai” để tôi nhìn tận mắt.

Mấy tháng trước, tôi gọi cho anh, trầm trồ trước thiết kế bìa một album nhạc theo kiểu tờ báo, coi đó như một sự bứt phá giữa những cái bìa giông giống nhau bấy lâu nay trên thị trường. Anh cũng đồng ý về thẩm mỹ, mặt rất “nghiêm trọng” chất vấn thêm tôi thích ở chỗ nào, cảm nhận được gì từ thiết kế đó… Khi tôi còn say sưa: “Nó độc đáo, trẻ trung, sáng tạo… mang lại cảm giác thú vị cho người sở hữu. Thiết kế cũng rất đồng điệu với chất và chủ đề âm nhạc…”, anh chìa ra trước mặt tôi một CD của một ca sĩ Trung Quốc từ ba năm trước, cũng là… một tờ báo.

Lâu lâu, anh lại cho tôi nghe đoạn nhạc nào đó của một nhạc sĩ nổi tiếng thế giới viết từ những năm 1950 rồi bình phẩm: “Họ lộn ngược thời gian, “đạo” của anh T, anh B… tài năng nhà mình”. Cũng thường thấy anh chỉ vào những mẫu thiết kế ký tên Ch, L… được đăng trên tạp chí Việt Nam, rồi lần lượt nêu mẫu áo “lấy ý tưởng” từ hiệu nào, quần “chọn” kiểu từ đâu…

Và khi tôi đã không còn tự tin “đưa lên mây” những sáng tạo nghệ thuật mình khâm phục, lại thấy anh xuôi chiều: “Cứ nhớ rằng, thế giới đi trước Việt Nam mình rất lâu. Người ta đã làm nát hết những gì trong nước mình đang cho là … mới, bứt phá, hàng đầu. Cũng đừng bất ngờ về những sự nhại lại, bắt chước của người Việt”. Bình thường tôi “lép” trong việc cập nhật thông tin bên ngoài, tuyệt đối im lặng trước những bằng chứng không thể chối cãi, nhưng với lời khuyên “đừng bất ngờ”, tôi không chịu. Nói như vậy có vẻ “đánh đồng”, coi thường sáng tạo ở Việt Nam và cũng có khuynh hướng… làm ngơ trước sự “chôm chỉa” quá. Anh cười chống chế : “Đã quen rồi”.

Vì quen nên anh thuộc dạng đã “hết bức xúc” ( mà chuyển qua phì cười – vì cái đi sau lúc nào cũng dở hơi, thậm chí, ngô nghê) trước những món mượn ở xứ người. Anh không những khuyên đừng bất ngờ mà cũng nên “từ tâm” nếu lỡ có một ngày phát hiện ra sáng tạo nghệ thuật vĩ đại nào đó trong nước giông giống cái đã từng xem trên đài, trên báo, trên đĩa của nước ngoài. Anh bảo, với người Việt mình, có người cất công lấy, để dân tình được thấy hoặc nghe trực tiếp thôi đã đạt được “chín tầng” ước mơ rồi (chứ nói gì đến phân biệt hàng chính hiệu và ăn cắp). Vậy thì, lên án có đáng không? Vả lại, “ăn cắp” là một người mất một người còn, ở đây là nhân rộng ra mà. Chỉ có thể hiểu là “bắt chước” thôi. Chẳng sao.

Tôi, dĩ nhiên, nổi sung thiên, gân cổ về đủ thứ điều đã được dạy: lòng tự trọng, tinh thần dân tộc… Tôi cũng bức xức (giùm) trước những sáng tạo thực sự của các nghệ sĩ trong nước, khi bị người ta đặt trong sự so sánh về chất lượng với những thứ “có vay mượn”.

Anh hỏi tôi làm được gì nếu không quen với nó? Môn đạo đức thì ai cũng đã được học từ cấp một, dạy rõ ràng, “không lấy của người làm của mình”. Lớn lên được xã hội quy định rõ ràng “lấy cái nào của ai đã phổ biến ra công chúng thì phải ghi rõ nguồn”. Dùng thái độ “đanh thép” trên báo ư? Báo chí, những đồng nghiệp của tôi, từ chỗ phẫn nộ, đã chuyển qua thấy chuyện bình thường … như ở huyện nên thôi, không làm hùng làm hổ nữa rồi, những từ nặng nhất như “mất lòng tự trọng”, “lười biếng”…thậm chí có cả “ăn cắp” đã dùng hết rồi còn gì, có thay đổi được gì đâu? Tôi thấy có lần anh nhạc sĩ bị phát hiện đạo nhạc, được tạo điều kiện cho lên báo đã thanh minh: “Mượn tạm ý để viết thôi”. (nhưng mãi chưa thấy anh trả lại).

Hay là tôi sẽ tìm đủ mọi cách để nói với một ông nổi tiếng thế giới nào đó: “Này, ở Việt Nam của tôi, người ta lấy của ông đấy”. Tôi không đủ sức và tinh thần phản bội để làm điều đó. Mà có thể, chính ông bị “chỉa” đó cũng cười xòa đầy thân ái với tôi: “Thôi, bạn đừng lồng lộn lên như thế. Tôi dư biết, nhưng đất nước các bạn nhỏ thôi mà, có bao nhiêu người nghe, thấy nó đâu. Cho qua.” Lúc đó, có lẽ tôi còn xấu hổ hơn cả nghìn lần việc làm “nội gián” , mách lẻo.

Nên , tôi học được là phải tha thứ, phải tin tưởng vào sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ trong nước. Tôi hoàn toàn đồng ý lập luận trong sáng tạo nghệ thuật vốn không có những quy định về nguồn cảm hứng, xúc cảm, trùng nhau là bình thường. Người làm ra sau, chắc cũng có cái thiệt thòi của họ, khi “tư tưởng lớn” lỡ trùng với người đi trước (mà chính họ cũng không biết), bị cho là “đạo”. Hai cái tên lớn của nền ca khúc nước nhà cũng từng có lúc bị nghi ngờ như thế. Người nghệ sĩ thường … “chẳng nhớ nổi một con đường”, quá yêu quý cái gì đó nên trong cơn say viết lại nó trong nhớ nhớ quên quên, trở thành “kẻ phạm tội hồn nhiên”, suy cho cùng thì cũng là việc dễ tha thứ.

Phải, nên rộng lượng bạn ạ! Tôi thấy sống nghi kỵ, nghĩ về những điều tiêu cực chẳng giải quyết được gì, còn gây thêm thái độ nhìn chán nản, đầy ác cảm với cuộc sống xung quanh. Tôi thấy nó còn nguy hiểm hơn việc bạn cứ cười vô tư, ít ra, cũng làm cuộc sống của mình nhẹ nhàng hơn.

Tết rồi, bạn có gặp nhiều người quen trong rạp không? Có cười ngất ngây vì một phim hài và khóc sụt sùi vì một phim bi không? Tôi thì đủ cả. Gặp khối “người quen” của Hollywood lẫn Korewood. Nhưng , quen thì quen chứ, chết ai. Tôi mới có thêm đức tính rộng lượng học từ anh bạn. Tội gì mà không rộng lượng chứ, nhất là khi các nhà đoàn phim lên báo đàng hoàng thừa nhận “phim của tôi không chỉ giống phim này mà còn giống vài phim khác”. Họ nhận rồi, thì trách móc làm gì.

Nhưng lần này chị bạn ở nước ngoài về không đồng tình với quan điểm của tôi. Chị bảo, ơ này, sao báo chí có vẻ đồng ý chuyện chôm chỉa vậy em? Chôm của người khác mà vẫn được lên báo thản nhiên công nhận “tôi chôm” là sao hả em? Đạo diễn bọn chị làm trùng ý tưởng với đồng nghiệp thôi cũng cảm thấy mắc cỡ, chứ làm gì có chuyện vỗ ngực như vậy. May mà người ta chưa biết để kiện đấy…

Tôi tránh không tranh luận với chị. Chị thành Việt kiều rồi, làm sao hiểu được chuyện ở đây. Nếu chị chịu khó ở đây lâu, chắc chị sẽ thấm.

Bạn không tin là sẽ “thấm” sao? Thì tôi đây, một ví dụ điển hình, kẻ từng thấy tự ái bùng bùng, phản đối quyết liệt khi bị cô giáo buộc cùng với cả lớp mở hết cặp, để lên bàn, cho đứa bạn chung lớp tìm cây thước bị mất. Lớn lên một chút, làm anh hùng giải thằng ăn trộm 10 tuổi lên công an. Khi biết cầm bút, đã đầy bức xúc trước nạn đạo nhạc. “Già đầu” thêm chút nữa, được tập làm quen với tinh thần chấp nhận “mượn tạm”. Giờ thì đã cười xòa ( chứ không thèm bức xúc nữa) nếu chẳng may gặp phải “người quen”. Và tự rút ra kinh nghiệm cho mình: Xem phim, nghe nhạc, đọc sách vân vân, ở Việt Nam bạn phải biết rộng lượng.

Còn bạn, đã biết biến rộng lượng trở thành một thói quen chưa vậy?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đọc sách là hưởng thụ văn hoá

    26/06/2016Vũ QuỳnhTrước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
  • Bắt chước, sáng tạo và… ăn cắp

    22/10/2015Văn Như CươngGiờ tập viết của học sinh lớp một. Cô giáo dặn dò: "Các em hãy nghe kỹ lời cô nói, làm cho đúng những điều cô làm mẫu. Phải bắt chước cơ mà viết cho đúng...". Và bây giờ các em đang tập viết một chữ cái vào vở của mình.
  • Nhức nhối, nghiêm khắc với vi phạm bản quyền

    24/01/2007
  • Sau 'đạo nhạc' lại xuất hiện ‘đạo văn’ !

    03/01/2007Vân PhongNgày 26-10 là tròn 1 năm Việt Nam tham gia công ước Berne, bên cạnh đó là Luật Sở hữu trí tuệ. Thế nhưng vấn nạn “đạo nhạc” khởi điểm (năm ngoái) từ nhạc sĩ B.C với bài “Tình thôi xót xa”, sau đó hàng loạt ca khúc khác được phát hiện gây scandal trở thành hiện tượng không bình thường từ việc “coppy” nhạc nước ngoài xào nấu thành nhạc Việt. Mới đây trên văn đàn lại xôn xao bàn tán chuyện “đạo văn”...
  • Cái ung nhọt đã đến lúc phải vỡ!

    03/01/2007Hoà Bình (thực hiện)Nhạc sĩ Vĩnh Cát viết thư góp ý với Hội đồng giải thưởng Quốc gia về trường hợp nhạc sĩ Trọng Bằng “không đủ tiêu chuẩn xét giải”, sau đó, hội Nhạc sĩ VN đã gửi công văn đến các chi hội địa phương, khẳng định “đây là sự quy chụp vội vàng, thiếu cơ sở khoa học…”. Cuối tuần qua, quá bức xúc, NS Vĩnh Cát tiếp tục có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc này.
  • NS Trọng Bằng rút tên khỏi danh sách xét giải thưởng HCM

    03/01/2007Hà NguyễnTrưa nay (14/9), nhạc sĩ Trọng Bằng chính thức tự nguyện rút khỏi danh sách xét giải thưởng Hồ Chí Minh. Kết luận cuối cùng về tác phẩm Chào Mừng ''đạo nhạc'' gây xôn xao dư luận mấy tháng qua sẽ được mổ xẻ trong một Hội thảo khoa học sắp tới...
  • Vụ Trọng Bằng "đạo nhạc": Cứ để dư luận và công luận làm rõ sự thật

    03/01/2007Dương Thị"Vụ ồn ào quanh điểm giống nhau giữa hai tác phẩm âm nhạc của Trọng Bằng và Chostakovitch đến nay không còn là chuyện riêng của giới nhạc nữa"- Nhạc sĩ Doãn Nho khẳng định...
  • Sau "đạo giai điệu" lại đến "đạo hoà âm"

    03/01/2007Lê HoàngSự kiện "đạo nhạc" gây sốc trong dư luận năm 2004 đến nay vẫn chưa kết thúc khi đó đây trên các diễn đàn âm nhạc vẫn xuất hiện các bài viết tố cáo ca khúc này giống ca khúc kia. Tuy nhiên, vì hầu hết không thể đưa ra được những bằng chứng cụ thể nên nghi án vẫn cứ là nghi án...
  • Tản mạn chuyện "đạo"... hòa âm

    03/01/2007Ngự BìnhKhông những ở Việt Nam mà gần đây ở cả Trung Quốc và Hàn Quốc những vụ đạo nhạc cũng bị phanh phui, ngay cả nữ hoàng nhạc pop Madonna cũng dính đạo nhạc và thua kiện trong một phiên toà vào tháng 11/2005.
  • Đừng để nhạc trẻ Việt Nam phải chịu tiếng xấu!

    03/01/2007Thanh ChungBáo chí đã nhiều lần phát hiện và cảnh báo hiện tượng một số nhạc sĩ VN copy nhạc của nước ngoài để biến thành tác phẩm của mình, nhưng chuyện này vẫn tiếp tục xảy ra và đang để lại những tiếng xấu cho nhạc trẻ VN...
  • Nhức nhối nạn ''đạo'' giao diện website

    03/01/2007Nhiều người lắc đầu nói vui: "Hết đạo văn, đạo tranh, đạo nhạc, đạo game, Việt Nam bây giờ còn xuất hiện cả đạo... giao diện website".
  • Còn hàng chục kẻ "đạo nhạc" chưa bị lôi ra ánh sáng!

    03/01/2007Lê Anh Hoài - Thanh PhươngHiện hơn 100 ca khúc của trên 20 tác giả đang nằm trong tập hồ sơ có tên “đạo nhạc”. Cơ quan chức năng sẽ xử lý những trường hợp này ra sao? Và sô nhạc sỹ này là những ai?
  • Danh sách đạo nhạc của Cục Nghệ thuật biểu diễn

    03/01/2007Danh sách liệt kê 70 ca khúc bị nghi "đạo nhạc", chủ yếu có nguồn gốc "nước ngoài". Ông Lê Nam, Trưởng phòng quản lý ca nhạc & sản xuất băng đĩa, cho biết, Cục đã dựa trên cơ sở bộ đĩa "101 Copy-cover 2004" để đặt vấn đề nghi vấn.
  • Bán nhạc - đạo nhạc: Chuyện con gà - quả trứng?

    03/01/2007Những ngày gần đây, nạn đạo nhạc đã dấy lên những cuộc tranh luận khá gay gắt trong dư luận. VietNamNet tổ chức cuộc bàn tròn trực tuyến xung quanh vấn đề này...
  • Nhạc nhái hay nhại nhạc?

    03/01/2007Thủy VânCó quá nhiều dư luận xung quanh album "Chat với Mozart" của Mỹ Linh. Chuyện vi phạm bản quyền hay không, đã có Trung tâm bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc VN phân xử. Tuy nhiên, việc làm lời cho nhạc không lời của nhạc sĩ thiên tài thế giới thì quả là đáng bàn...
  • Copy và đạo chích

    05/12/2006Phạm Văn TìnhCopy trước hết chỉ là một dạng sao chép đơn thuần. Tuy nhiên, vấn đề là sao chép của ai và thái độ sử đụng việc sao chép đó ra sao. Nếu ta sao chép dữ liệu của ta, hoặc dữ liệu của người khác nhưng được sử dụng trong phạm vi cho phép thì rõ ràng là một việc rất bình thường.
  • Công bằng cho người sáng tạo

    31/10/2006Vũ Duy Thông...chỉ nói chuyện các văn nghệ sĩ bị phát hiện "đạo" thì cũng đã dài dòng và đau xót lắm. Mấy chục năm trước không may khi thấy hoặc không may khi biết chuyện đó. Có thể chuyện đó không có. Có thể chuyện đó không ai để ý. Có thể chuyện đó không ai nói ra nhưng rõ ràng là chuyện nghệ sĩ đi "chôm chỉa" của người khác để biến thành của mình là ít thấy...
  • Lại chuyện “đồ giả” trong nghệ thuật

    04/03/2006Vũ Duy ThôngGần đây những người hâm mộ văn học – nghệ thuật phải chưng hửng trước hàng loạt vụ ăn cắp tác phẩm nghệ thuật bị phanh phui...
  • Nhạc để nghe hay để xem?

    28/12/2005Nguyễn Đình SanViệc lăng xê và tôn vinh quá đáng một số chương trình âm nhạc giải trí cùng một vài tác giả chuyên sáng tác loại bài hát để xem đã khiến người ta ngộ nhận rằng âm nhạc hiện nay phải như thế, và người ta sáng tác nó mới là tài năng...
  • Đọc sách trên mạng: Nhu cầu và cảnh báo

    09/07/2005Cùng với sự phát triển nhảy vọt của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các hình thức thưởng thức văn hóa nhất là văn hóa đọc cũng thay đổi theo một cách nhanh chóng.
  • xem toàn bộ