Một số vấn đề về thực trạng và định hướng phát triển đời sống tinh thần ở nước ta

08:17 CH @ Thứ Hai - 03 Tháng Bảy, 2006

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, hầu hết các lĩnh vực của đời sốngtinh thần ở nước ta đều có những thay đổi sâu sắc. Tuy nhiên, vẫn còn có những lĩnh vực tinh thần chậm chuyển đổi, chưa phản ánh kịp thời những thay đổi của đời sống vật chất - xã hội. Việc xây dựng một đời sống tinh thần lành mạnh, hiện đại, phát triển theo hướng hài hoà, đồng bộ đang trở thành nhu cầu cấp thiết, nhằm đáp ứng kịp thời CNH - HĐH đất nước.

Có thể khẳng định rằng trong những năm gần đây, đời sống tinh thầnở nước ta, vềcơ bản, đã phản ánh chân thực và kịp thời những thay đổi của đời sống vật chất – xã hội.

Điều đó được thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực tư tưởng chính trị. Trước xu hướng quốc tế hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, đồng thời, nhận thấy rõ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã kìm hãm sự phát triển của xã hội, nhất là sự phát triển của lực lượng sản xuất, Đảng ta đã kịp thời đề ra chủ trương xây đựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đi đôi với chủ trương đổi mới kinh tế, Đảng ta còn chủ trương đổi mới và dân chủ hoá tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, trong đó lĩnh vực (đời sống) tinh thần được đặc biệt quan tâm.

Như chúng ta đã biết, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, xét đến cùng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, sự thay đổi của đời sốngvật chất quyết định sự thay đổi của đời sống tinh thần. C.Mác và F.Ăngghen viết:"Lịch sử tư tưởng chứng minh gì, nếu không phải là chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất". Song, C.Mác và F.Ăngghen cho rằng không phải bao giờ và bất cứ ở đâu nhân tố kinh tế cũng là nhân tố quyết định duy nhất. Trong những giai đoạn lịch sử có tính chất bước ngoặt, nhân thần đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Ăngghen viết:"Các học thuyết chính trị, pháp lý, triết học, các quan điểm 1996 tôn giáo... Cũng có ảnh hưởng đến quá trình đấu tranh lịch sử và trong nhiều trường hợp chiếm ưu thế trong việc quyết định hình thức của cuộc đấu tranh ấy.

Rõ ràng, trong giai đoạn hiện nay, nhờ có sự đổi mới tư duy (tư tưởng) chính trị của Đảng mà đất nước ta có sự đổi mới toàn diện trong đó đổi mới kinh tế được ưu tiên hàng đầu. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng ta đã khẳng định: “Xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và các chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có sự đổi mới khác. Song, Đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế..."

Ngoài lĩnh vực tư tưởng chính trị, sự biến đổi để nhận thấy nhất trong đời sống tinh thần là các lĩnh vực khoa họe và giáo đục. Do có sự quan tâm đặc biệt của Đảng và sự thúc đẩy mạnh mẽ của nhu cầu phát triển kinh tế mà khoa học phát triển khá nhanh về chất lượng và quy mô, nhất là khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật, công nghệ. Nhiều thành tựu mới của khoa học và công nghệ đã được ứng dụng kịp thời vào hầu hết các ngành sản xuất, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế, nhất là ở các ngành nông nghiệp và viễn thông. TạiHội nghị lần thứ hai BCH TWkhoá VIII, Đảng ta đã nhận định: Riêng ngành nông nghiệp, ước tính l/3 giá trị gia tăng là do khoa học, công nghệ đóng góp... Ngành viễn thông được hiện đại hoá rất nhanh là nhờ có năng lực khoa học, công nghệ khá, biết đi thẳng vào công nghệ tiên tiến nhất... Các nước cũng thừa nhận khả năng tiếp thu các công nghệ của cán bộ ta rất nhanh, hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Thực tế đó chứng tỏ rằng trong lĩnhvực khoahọc, công nghệ,có một số yếu tố không chỉ phản ánh kịp thờimà còn phản ánh "vượt trước" sự thayđổi của đời sống kinh tế(hay, phát triển vượt trước so với trình độ phát triển chung của đời sống kinh tế). Điều đó hoàn toàn đúng với quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Tất nhiên, tiền đề của sự vượt trước đó chính là đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng về phát triển khoa học và công nghệ. Nói cách khác, tư tưởng chính trị của Đảngluôn có sự phản ánh vượt trướcso với trìnhđộ phát triển chung của đời sống kinh tế xã hội.

Bên cạnh những thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ, lĩnh vực giáo dục cũng có những chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục - đào tạo có được nâng lên, đáp ứng tương đối khá nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Điều dáng lưu ý là sự đa dạng hoá các loại hình giáo dục - đào tạo đã thực sự góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, tạo điều kiện thực hiện sự bình đẳng trong học tập và làm tăng thêm đáng kể số lượng trí thức - nguồn lực quan trọng của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Văn hoá tinh thần với tính cách là một bộ phận quan trọng của đời sống tinh thần cũng có những biến đổi sâu sắc. Các giá trị và các hoạt động văn hoá truyền thống được khôi phục mạnh mẽ - từ các giá trị đạo đức đến các giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ, từ các hoạt động lễ hội, tín ngưỡng đến các hoạt động tình cảm như hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa…

Trong những năm gần đây,một số lĩnh vực của đời sống tinh thần ở nước ta phản ánh chệch hướng và chưa kịp thời những thay đổi của đời sống vật chất và xã hội. Trước hết, trong lĩnh vực khoa học, mặc dù có một số yếu tố phát triển khá nhanh, song nhìn chung, toàn bộ lĩnh vực khoa học chưa có sự phát triển đồng bộ, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới. Nghị quyết Hội nghị lấn thứ II BCHTW khoá VIII chỉ rõ: "Nền khoa học và công nghệ nước ta phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, còn thua kém so với nhiều nước trong khu vực". Điều dễ nhận thấy trong sự phát triển chậm trễ, mất cân đối của lĩnh vực khoa học, nhất là khoa học tự nhiên và công nghệ, là thường chú trọng vào hoạt động nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của nước ngoài, chưa thực sự chú trọng vào hoạt động nghiên cứu cơ bản nhằm tạo ra năng lực nội sinh, vươn lên ngang tầm với trình độ khoa học và công nghệ thế giới.

Trong lĩnh vực giáo dục, nhiều khâu vẫn chậm đổi mới, nhiều nơi, nhiều lúc chỉ chú trọng đến số lượng, xem nhẹ chất lượng và biểu hiện rõ tính chất "thương mại hoá". Điều đáng lo ngại là hiện tại, một số biểu hiện tiêu cực khá trầm trọng, trái với (nếu không muốn nói là chống lại) đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Chăng nạn, tình trạng dạy thêm, học thêm vẫn còn lan tràn (dưới hình thức biến tướng - "ép" phụ huynh học sinh viết đơn đề nghị cho con em được học thêm, mở lớp "bồi dưỡng" học sinh giỏi, ) nhất là ở bậc tiểu học, mặc dù từ năm 1996 Đảng và Nhà nước đã có chủ trương nghiêm cấm dạy thêm, học thêm và ban hành chính sách tăng lương cho ngành giáo dục.

Lĩnh vực văn hoá tinh thần tuy có những chuyển biến rõ rệt nhưng vẫn còn không ít hiện tượng trì trệ, lạc hậu và tiêu cực, phản ánh sai lệch đời sống hiện thực và chệch khỏi bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong các yếu tố đạo đức lối sống và trong một số hoạt động tinh thần mang tính chất truyền thống như cưới xin, ma chay, lễ hội, đình đám...Đặc biệt, "sự suy thoái về đạo đức lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có cả cán bộ có chức có quyền" là một trong nhưng nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự suy giảm và xói mòn niềm tin trong ý thức cá nhân và trong đời sống dư luận xã hội về chế độ xã hội.

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, Đảng ta đã chủ trương phát triển một số lĩnh vực cơ bản của đời sống tinh thần, trong đó đáng lưu ý nhất là Văn kiện Hội nghị TW lần thứ II (khóa VIII) và văn kiện lần thứ V (khóa VIII). Để góp phần làm rõ cơ sở lý luận của những đường lối, chủ trương nói trên của Đảng, từ góc độ triết học, chúng tôi xin được đề xuất một số định hướng cơ bản nhằm phát triển đời sống tinh thần ở nước ta hiện nay.

Bảo đảm sự phát triển đồng bộ, hài hòa tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần.Cũng như đời sống vật chất, đời sống tinh thần là một chỉnh thể thống nhất và bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc phân chia đời sống tinh thần thành các lĩnh vực khác nhau mang ý nghĩa rất tương đối. Có thể có nhiều cách phân chia khác nhau về đời sống tinh thần, song người ta buộc phải thừa nhận một điều rằng đời sống tinh thần bao gồm nhiều lĩnh vực (yếu tố) khác nhau như tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, giáo dục, khoa học, văn học - nghệ thuật, tâm lý, tình cảm…

Các lĩnh vực tinh thần nằm trong một chỉnh thể thống nhất nhưng lại thường xuyên tác động lân nhau, kết hợp với nhau theo mối quan hệ nhân quả. Vì vậy, để đảm bảo được tính chỉnh thể, toàn vẹn của đời sống tinh thần cần có sự phát triển đồng bộ, hài hoà tết cả các lĩnh vực tinh thần. Việc tăng cường phát triển khoa học, giáo dục phải gắn với việc xây dựng môi trường đạođức trong sạch và lối sống lành mạnh. Việc định hướng nội dung và tăng cường chất lượng trong sáng tác văn học - nghệ thuật đi đôi với việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ tư tưởng chính trị và trình độ khoa học - văn hoá...Sự phát triển thiếu đồng bộ, thiếu hài hoà giữa các lĩnh vực khác nhau của đời sống tinh thần sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn, sự suy thoái về đạo đức, lối sống sẽ ảnh hưởng xấu đến tư tưởng chính trị và niềm tin của không ít thành viên trong xã hội, đến chất lượng, hiệu quả của các hoạt động khoa học, giáo dục, lý luận…

Kếthợp việc phát triển đồng bộ,hài hoà tất cả các lĩnh vực tinh thần với việc phát triển trọngđiểm mộtsố lĩnh vực tinh thần.Để quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh chóng trở thành hiện thực, bên cạnh việc và phát triển đồng bộ, hài hoà tất cả các lĩnh vực tinh thần, cần phải đẩy mạnh phát triển một số lĩnh vực tinh thần trọng điểm. Trước hết, lĩnh vực tư tưởng chính trị (cụ thể là tư tưởng chính trị của Đảng) phải luôn được quan tâm phát triển, bổ sung và hoàn thiện, nhằm phản ánh kịp thời những thay đổi của đời sống kinh tế -xã hội và tiên lượng được những đường hướng phát triển mới phù hợp với tiềm năng của đất nước và xu thế của thời đại. Các lĩnh vực khoa học và giáo dục cấn được ưu tiên phát triển hơn nữa, bởichúng là nhân tố quan trọng và hàng đầu tạo ra nguồn trí lực và nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc xây dựng ột nền đạo đức lành mạnh , một lối sống cao đẹp cũng đang là nhiệm vụ cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân. Thực hiện tốt nhiệm vụ đó sẽ không chỉ góp phần làm lành mạnh hoá toàn bộ đời sống tinh thần, mà còn góp phần thúc đẩy việc thực hiện công bằng và dân chủ hoá trong đời sống kinh tế, chính trị.

Bảo đảm sự cân đối và thống nhấttrong cáchoạt động sản xuất, phânphối, trao đổivà tiêu thụ sảnphẩm tinh thần.Tương tự như đời sống vật chất, đời sống tinh thần, cũng bao gốm các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ (những sản phẩm tinh thần ). Các hoạt động này nằm trong một chu trình thống nhất và giữa chúng luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Để đời sống tinh thần luôn giữ vững tính chỉnh thể và có sự phát triển đồng bộ, hài hoà, một trong những biện pháp quan trọng là bảo đảm sự cân đối, thống nhất giữa các hoạt động tinh thần nói trên. Nếu một trong các hoạt động tinh thần đó bị phá bỏ hoặc đạt hiệu quả thấp thì sẽ tác động xấu đến các hoạt động tinh thần khác. Chăng hạn, hoạt động phân phối sản phẩm tinh thần bị phá bỏ sẽ làm cho hoạt ộng sản xuất tinh thần bị ngưng trệ. Hơn nữa, một trong các hoạt động tinh thần đó bị phá bỏ hoặc ngưng trệ còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực tinh thần khác.Chẳng hạn, hoạt động sán xuất tinh thần bị ngưng trệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các lĩnh vực khoa học, giáo dục, văn học - nghệ thuật...

Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta, việc duy trì sự cân đối, thống nhất giữa các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ sản phẩm tinh thần cũng là một trong những nhiệm vụ cần thiết. Trước hết, muốn cho sản xuất tinh thần phát triển, ngoài việc các hoạt động phân phối, trao đổi và tiêu thụ sản phẩm tinh thần phải luôn giữ được sự thông suốt, còn cần phải tăng cường đầu tư nguồn trí lực và tài lực. Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách miễn giá hoặc trợ giá đối với một số sản phẩm tinh thần được truyền bá, tiêu thụ ở những bộ phận dân cư nghèo và ở những vùng sâu, vùng xa.

Tóm lại, trải qua hơn một thập kỷ tiến hành đổi mới, đời sống tinh thần của xã hội ta đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nêu có sự định hướng đúng đắn và kịp thời hơn nữa, bước sang thế kỷ XXI, đời sống tinh thần của xã hội ta chắc chắn sẽ phát triển lành mạnh và vững chắc hơn.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự thông thái xem như mục đích của giáo dục khai phóng

    14/11/2018Ta gọi một người là thông thái hoặc bởi anh ta chứng tỏ biết xét đoán đúng đắn trong những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, hoặc bởi anh ta có sự thấu thị sâu sắc về những nguyên lý cơ bản và nguồn cội của sự việc. Trong suốt truyền thống lịch sử phương Tây, thuật ngữ “thông thái” đã có cả hai ý nghĩa trí tuệ và đạo đức đối với chúng ta...
  • Để biết là mình không biết...

    13/05/2018Phan Đình DiệuChưa bao giờ việc học được toàn xã hội chúng ta quan tâm như mấy năm vừa qua. Ta đã bàn nhiều về những điều mà xã hội phải lo cho người học, nhưng còn bản thân người học phải lo thế nào cho việc học của chính mình thì có lẽ còn ít được bàn tới. Trong một đời người thì việc học ở nhà trường có thầy có lớp nhiều lắm cũng khoảng mươi, mười lăm năm, còn ngoài ra để học suốt đời thì chủ yếu là tự học.
  • Tinh thần mở, tri thức mở

    31/01/2016TS. Ngô Quang Hưng (Giảng viên ĐH New York)Tinh thần mở chính là sự chuyển dịch mẫu hình của khoa học và công nghệ thế giới trong hơn 30 năm bùng nổ CNTT vừa qua. Tự do tí toáy đang dần san phẳng bao nhiêu rào cản. biên giới địa - chính trị, kinh tế, văn hóa tri thức… tạo nên một "thế giới phẳng"...
  • Tính chủ quan trong tác động nhân tạo vào đời sống tự nhiên

    22/05/2015Nguyễn Trần BạtTrước đây, hầu hết các chương trình cải cách chủ yếu đặt con người quay xung quanh sự phát triển, tức là lấy phát triển làm trọng tâm. Quan điểm như vậy là hoàn toàn sai lầm. Nó xuất phát từ sai lầm của các chính phủ cho rằng cải cách là công cụ vạn năng, có thể tiến hành đối với tất cả các đối tượng và các mức độ khác nhau để tạo ra sự phát triển mà thực chất chỉ là sự tăng trưởng. Do đó, con người bị uốn nắn theo các chương trình cải cách, trở thành đối tượng bị động...
  • Thấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?

    21/10/2003Trương HiệuCuộc điều tra về giáo dục học tại TP.HCM mới đây đã cho thấy thực trạng: 60% sinh viên sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội; 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ và chỉ có 30% sinh viên say mê học tập...
  • Vì con người hãy giúp con người

    20/09/2013Nguyễn Chu PhácLịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh sức mạnh không ở mãi trong tay một người, văn minh không nằm mãi ở một vùng. Tự nhiên sẽ tiếp tục vận động, xã hội cũng vận động. Người nắm trong tay sức mạnh vật chất, đồng tiền và quyền lực hãy tỉnh táo cố tự ghìm mình. Kẻ ác sẽ phải trả giá cả về vật chất và tinh thần nặng hơn gấp nhiều lần điều ác mà họ gây ra...
  • Một kiểu xóa đói giảm nghèo mới

    15/12/2010Thanh ThảoTheo GS-TS Nguyễn Trường Tiến "bây giờ người đảng viên phải biết xóa đói về thông tin, trí tuệ, xóa nghèo về nhân cách và đạo đức làm người". Thật là một kiểu xóa đói giảm nghèo mới, xóa đói giảm nghèo cho cả những người tưởng rằng mình đã giàu, đã no đủ về vật chất...
  • "Trí thức không được phép thiếu tri thức"

    05/06/2006Trịnh TúKhi còn là Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, có một dịp được trò chuyện với ông, tôi thực sự ngạc nhiên khi nghe ông tâm sự: "Vốn liếng tri thức của mình chẳng được là bao, ngày càng thấy mình nhiều lỗ hổng quá!". Khi đó ông đang được đánh giá như một người tiên phong trong lĩnh vực khoa học công nghệ VN. Bây giờ nghe nói ông làm Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà XB Tri Thức, tôi lại tìm đến ông để được nghe ông nói tiếp câu chuyện này.
  • Noi gương Bill Gates để xây dựng đất nước

    21/04/2006TS. Lê Đăng DoanhBill Gates xứng đáng là đại diện cho doanh nhân trong thời đại kinh tế tri thức đó. Là người giàu có nhất hành tinh, ông không có hầm mỏ, rừng biển, ông chỉ có cái đầu sáng tạo...
  • Thực tế của sự tiến bộ

    08/01/2006Liệu bạn có xem việc khám phá và phát triển một tư tưởng mới là dấu hiệu của sự tiến bộ không? Lý do khiến tôi hỏi là ở chỗ ý tưởng về sự tiến bộ chỉ là một ý tưởng. Nó đã được linh mục Saint-Pierre phát biểu rõ ràng lần đầu tiên vào thế kỷ 18. Nó đã được phát triển chủ yếu là trong hai trăm năm vừa qua. ...
  • Bản chất của thông tin và kinh tế tri thức

    20/08/2005Phùng Văn ThiếtVề bản chất, thông tin chính là sự đa dạng được phản ánh. Trong nền kinh tế tri thức, thông tin là tài nguyên quan trọng nhất. Kinh tế tri thức là ngành sản xuất thử tư, chứ không phải là ngành sản xuất duy nhất của xã hội hiện đại. Hiện nay, nó đã và đang trở thành ngành sản xuất quan trọng nhất và giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của một số nước phát triển. Mặc dù vậy, nếu coi kinh tế tri thức như một chế độ kinh tế mới sẽ là một sai lầm về mặt lý luận và trái với thực tế lịch sử.
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội

    19/07/2005Nguyễn Khoa ĐiềmBước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng kinh tế trở thành nhiệm vụ trung tâm. Tiếp đó, nhiệm vụ xây dựng Đảng được khẳng định là then chốt việc xác lập nhiệm vụ trung tâm và then chốt trở thành yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ Quốc. Tuy nhiên hơn 10 năm lại đây, phát triển Văn hoá, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội đã trở thành mệnh lệnh cấp thiết của cuộc sống.
  • xem toàn bộ