Thực tế của sự tiến bộ

08:19 SA @ Chủ Nhật - 08 Tháng Giêng, 2006

Thưa tiến sĩ Adler,

Những tiến bộ gần đây trong việc chinh phục không gian đã khiến nhiều người chúng ta lưu ý đến thời đại kỳ diệu mà chúng ta đang sống và trông đợi một sự tiến bộ ngày càng to lớn hơn. Nhưng liệu chúng ta có thật sự tiến bộ về mặt trí tuệ, đạo đức, tinh thần hơn những nền văn minh vĩ đại của quá khứ không? Thực sự có một điều được gọi là tiến bộ không, hay nó chỉ là một chuyện huyền thọai hiện đại?

A.F.P.

A.F.P. thân mến,

Liệu bạn có xem việc khám phá và phát triển một tư tưởng mới là dấu hiệu của sự tiến bộ không? Lý do khiến tôi hỏi là ở chỗ ý tưởng về sự tiến bộ chỉ là một ý tưởng. Nó đã được linh mục Saint-Pierre phát biểu rõ ràng lần đầu tiên vào thế kỷ 18. Nó đã được phát triển chủ yếu là trong hai trăm năm vừa qua.

Quan niệm cơ bản về sự tiến bộ cho rằng sự cải thiện chắc chắn sẽ xảy ra theo bước đi của thời gian . Nó ngụ ý rằng có sự thay đổi thực sự trong lịch sử loài người và rằng các sự kiện không tự lặp lại. Nó cũng ngụ ý rằng sự thay đổi này được hướng tới việc cải thiện hoặc hoàn hảo những vấn đề thuộc về con người.

Sự tiến bộ có thể có một mục đích rõ ràng, thí dụ như xã hội phi giai cấp hoặc hòa bình vĩnh viễn, hoặc nó có thể là một tiến trình vô tận.

Người xưa chấp nhận cái được gọi là quan điểm “chu kỳ” của lịch sử. Khi họ chứng kiến các sự việc, mọi thứ phát triển rồi sụp đổ – trong những vấn đề của con người cũng như trong thế giớicác thiên thể. Lịch sử, cũng như thiên nhiên, có các mùa cũng như chu kỳ sinh diệt của nó. Các thành phố mọc lên rồi sụp đổ. Nền văn minh tiến triển một thời gian, rồi sau đó bắt đầu suy tàn. Thậm chí Aristotlecòn cho rằng kiến thức mà con người đã tích lũy được trong nghệ thuật và khoa học có thể bị mất đi và sẽ phải được phục hồi lại.

Theo quan điểm này, vốn được một tác gia hiện đại như Spenglerchia sẻ, thì tiến bộ là một ảo tưởng. Có vẻ như có sự tiến bộ nào đó trong những vấn đề con người nếu chúng ta chỉ nhìn vào khía cạnh đi lên của chu kỳ thăng tiến và suy tàn. Nhưng đó mới chỉ là phân nửa câu chuyện. Phân nửa còn lại hoàn toàn ngược lại sự tiến bộ. Nhưng những ai tin vào sự tiến bộ có thể chỉ ra những bước tiến mà con người đã làm được từ buổi đầu lịch sử trong việc phát minh những thiết bị và công cụ hữu ích, trong việc cải thiện tất cả các điều kiện vật chất của cuộc sống, và trong việc tích lũy kiến thức. Trong vòng ba trăm năm qua chúng ta đã có những bước tiến lớn lao về kỹ thuật và kiến thức khoa học, về các bộ môn nghệ thuật hữu ích, và về việc sản xuất của cải. Chúng ta không chỉ đạt được sự tiến bộ lớn lao, mà có vẻ như chúng ta đã thúc đẩy nó càng lúc càng nhanh hơn.

Một sự phát triển như thế liệu có đi đến chỗ kết thúc không? Không, trừ khi chúng ta phá hủy những điều kiện cho sự phát triển xa hơn bằng cách sử dụng những vũ khí hủy diệt mới mà sự tiến bộ đã đem lại cho chúng ta. Điều này đưa chúng ta đến vấn nạn thực sự về sự tiến bộ trong lĩnh vực chính trị và đạo đức. Liệu con người có đủ thông minh để lập ra và chấp nhận những định chế mà nó sẽ loại bỏ chiến tranh cũng như mọi hình thức hủy diệt khác không?

Có một số chứng cứ, tuy rằng mơ hồ, rằng lương tâm con người đã từ từ được cải thiện qua các thời đại. Trong thế kỷ này chúng ta đã chứng kiến cách cư xử của con người với nhau độc ác và phi nhân như những hành động tàn bạo tồi tệ nhất từng được ghi lại trong lịch sử cổ đại. Tuy nhiên hiện nay ngày càng có nhiều người bị chấn động sâu xa trước cách cư xử như thế hơn so với những thời trước đây. Chúng ta có ý thức hơn về quyền con người. Chúng ta có cảm nhận sâu sắc hơn về chân giá trị của con người cá thể hơn tổ tiên ta ngày trước.

Một số tác gia, như HegelKarl Marx, cho rằng sự tiến bộ về chính trị và đạo đức là điều không thể tránh khỏi. Theo ý họ, quy luật cơ bản nhất chi phối lịch sử là quy luật về sự tiến bộ cần thiết. Đối lập với họ là các tác gia như KantJ.S. Mill, vốn cho rằng sự tiến bộ chỉ đạt được bằng nỗ lực của con người. Sự tiến bộ chẳng có gì là cần thiết hay chắc chắn sẽ xảy ra. Xã hội loài người cải thiện hoặc nền văn minh phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào những chọn lựa của con người.

Vấn đề sâu sắc nhất về sự tiến bộ liên quan đến chính bản chất con người. Phải chăng tất cả những tiến bộ có thể đạt được cùng lắm cũng chỉ là những cải thiện trong các định chế của con người, trong nghệ thuật và khoa học, và trong những đặc trưng bên ngoài của đời sống? Hoặc bản chất con người có khả năng tự tiến bộ hoặc, như chúng ta có thể nói, tiến hóa từ một hình thức thấp hơn đến một hình thức cao hơn chăng?

Triết gia Đức Friedrich Nietzscheđã tiên đoán về một siêu nhân – một kiểu sinh vật mới, vượt xa con người được tạo thành hiện nay. Các nhà tư tưởng tôn giáo cũng hy vọng phát triển một kiểu con người mới qua sự phục sinh linh hồn. Những người Maxist tin rằng xã hội xã hội chủ nghĩa hoàn hảo đồng thời với việc hoàn thiện con người.

Có người lại chọn quan điểm ngược lại. Họ xem bản chất con người như một nhân tố bất biến và thường trụ, nó đặt ra những giới hạn cho sự tiến bộ mà con người có thể đạt được. Nhưng cho dù bị giới hạn, nhiều sự tiến bộ vẫn được thực hiện – nhiều hơn những gì chúng ta từng được chứng kiến cho đến nay. Và với mỗi bước tiến tới con người lại nhận ra những tiềm năng của họ một cách đầy đủ hơn. Tôi nghĩ chưa chắc con người trong quá khứ nhận thức rõ những tiềm năng của họ hơn con người hiện nay hoặc con người trong tương lai.

Nội dung liên quan

  • Vì con người hãy giúp con người

    20/09/2013Nguyễn Chu PhácLịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh sức mạnh không ở mãi trong tay một người, văn minh không nằm mãi ở một vùng. Tự nhiên sẽ tiếp tục vận động, xã hội cũng vận động. Người nắm trong tay sức mạnh vật chất, đồng tiền và quyền lực hãy tỉnh táo cố tự ghìm mình. Kẻ ác sẽ phải trả giá cả về vật chất và tinh thần nặng hơn gấp nhiều lần điều ác mà họ gây ra...
  • Các hệ tư tưởng và môi trường văn hóa, xã hội

    01/01/2006Nguyễn Đức ĐànMôi trường lịch sử, văn hóa và xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ XIX và trong nhũng thập kỷ đầu của thế kỷ XX là một môi trường đặc biệt, nóng bỏng những đổi mới về mọi mặt, báo hiệu một thời kỳ đang chuyển hướng mạnh mẽ. Có thể khẳng định đây là thời kỳ bản lề của lịch sử văn hóa dân tộc sau bao nhiêu thế kỷ êm ả, tĩnh tại...
  • Đưa vào triết học

    22/12/2005Nguyễn Văn TrungTrước khi học một môn gì tôi hỏi: Môn đó là gì? Chẳng hạn Vật lý học là gì? Vậy trước khi học triết lý, tôi cũng hỏi triết lý là gì? Và tôi coi việc hỏi như vậy là sẽ tự nhiên đã hẳn là thế, chẳng khác gì tôi hỏi về một vật gì, một việc gì chẳng hạn, cái bàn là gì?
  • Đổi mới trước hết là tôn trọng và cũng là bổ sung các nguyên lý của triết học Mác

    08/12/2005GS. Dương Phú Hiệp... chúng ta cần đánh giá, nhận thức về các nguyên lý của triết học Mác để xem chúng ta đã "trung thành" với các nguyên lý đó như thế nào. Có thể nói rằng trong những năm qua đã xảy ra nghịch lý: một mặt chúng ta nói rất hay về CNDV, về phép biện chứng của Mác, nhưng mặt khác trong tư tưởng và trong hành động lại biếu hiện rất rõ CNDT và phép siêu hình....
  • Đạo Khổng còn hợp với thời nay không?

    26/11/2005Nguyễn Văn NghệGần đây, trong mối giao lưu và hội nhập ngày càng được đẩy mạnh với các nước trong khu vực, nhiều học giả đã quay trở lại với việc đánh giá vai trò của Nho giáo trong xã hội Việt Nam thời hiện đại. Bài viết sau giúp bạn đọc tổng hợp một số ý kiến của các học giả nước ngoài, và quan diểm của một số nhà nghiên cứu Việt Nam...
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại

    23/08/2005Cuốn sách này là một tập hợp những câu hỏi và trả lời. Những câu hỏi này được đặt ra cho tác giả, một chuyên gia về lịch sử tư tưởng phương Tây, từ những độc giả thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội Mỹ muốn tìm hiểu về đủ loại vấn đề. Nhìn chung, đông đảo độc giả đều muốn biết các nhà tư tưởng trong quá khứ suy nghĩ và lý giải thế nào về những vấn đề mà con người hôm nay đang phải đối mặt.
  • xem toàn bộ