'Thưa sinh viên - những người sống hời hợt và vô bổ'!

03:26 CH @ Thứ Ba - 21 Tháng Bảy, 2015

"Thưa các anh chị sinh viên - trí thức cao - mong các anh chị sống bớt hời hợt và vô bổ cho xã hội nhờ!"

Đó là lời kêu gọi của bạn Trần Quang Phương, phản hồi về lời nhận xét của độc giả Nguyễn Thành Phước sau khi đọc bài Sinh viên Việt: "Trung Quốc gọi Trường Sa, Hoàng Sa là... đảo lưỡi bò"! đăng trên Giaoduc.net.vn ngày 16/4. Bạn Thành Phước viết:
"Mình là thế hệ 8x mà cảm thấy buồn lắm cơ, buồn vì bạn bè cùng trang lứa không quan tâm lắm về vấn đề kinh tế, vấn đề chính trị cũng như về biển đảo quốc gia. Ai không biết phải lo cơm áo gạo tiền nhưng nếu đất nước lâm nguy thì liệu mình còn được tự do không? Lên facebook thì toàn thấy tự sướng, rồi thì nhậu nhẹt, rồi thì sắp đủ tiền để đổi iphone 5s, toàn chém gió chuyện vô bổ. Và rồi việc sửa đổi Hiến pháp có mấy ai quan tâm? Trong khi đó mình là người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp!

Còn quá nhiều nổi buồn không thể liệt kê hết ra đây. Mỗi người trong chúng ta phải phấn đấu từng ngày cùng với các trang báo. Mong tới ngày toàn dân Việt Nam ta biết nghĩ cho Tổ Quốc như nghĩ cho bản thân mình. Lúc đó thì chẵng sợ Tây và cũng chẵng phải sợ Tàu"!
Buồn vì sinh viên hiện nay!
Sau khi bài báo trên cùng bài Sinh viên Việt Nam "mù tịt" về tàu hải giám, ngư chính Trung Quốc?! được đăng tải, phần nhiều bạn đọc có cùng quan điểm như bạn Thành Phước, cho rằng sinh viên hiện nay "hổng" cả nhận thức và ý thức về chủ quyền biển đảo quốc gia.

Bạn Le le viết: "Buồn thế. Họ đều là sinh viên các trường đại học lớn mà như thế sao? Không chỉ là 90% sinh viên không biết đâu mà còn cả giáo viên giảng dạy nội dung này cũng lởm khởm trong nhận thức về biển đảo lắm đấy. Có lẽ nên đưa nội dung vào học tập chính trị đầu khóa cho các em và có kiểm tra đánh giá kết quả nghiêm túc thì còn kì vọng chút ít". Bạn Long thanh đồng tình: "Thật quá thất vọng, sinh viên đại học mà hiểu biết còn thua xa học sinh tiểu học" (xem thêm: HS tiểu học có được người lớn dạy về Trường Sa, Hoàng Sa?)
Bạn Nguyenlinh_10chỉ ra thực trạng: "SV giờ ham chơi điện tử, lo mua sắm quần áo, sinh nhật, nhậu nhẹt, lo vay muợn đóng tiền nhà (vì tiền bố mẹ cho tiêu vèo cái hết rồi). Có mạng Internet thì chỉ dùng để game online, chát chít, facebook chứ bao giờ đọc tin tức đâu. Kiến thức xã hội, hiểu biết chung về môi truờng sung quanh của SV Việt Nam thực sự quá kém". Tương tự, bạn Lethanhlan kêu: "Nhận thức quá kém, những điều sơ đẳng nhất mà còn không biết thì không hiểu những sinh viên này đang học cái gì".

Có vẻ như lý giải của bạn đọc Vũ Tuấnđã chỉ ra một "mảng xám" rất lớn sau giảng đường đại học hiện nay: "Sinh viên bây giờ đa số không biết gì về chính trị, họ chỉ quan tâm đến game online, bóng đá, tụ tập chém gió và FB... còn các vấn đề chính trị thì mù tịt, khi thấy 1 bạn sinh viên nào đó nói về chính trị thì những người này ném đá nói là: "Ăn cơm rau muống mà đòi nói chuyện chính trị hoặc những chuyện này là việc của các vị lãnh đạo đất nước, mình không cần quan tâm"! Sinh viên là tầng lớp trí thức, nòng cốt của đất nước, nhưng ngày nay tầng lớp trí thức này đang không hề quan tâm gì đến tình hình đất nước".

Tương tự, bạn Nguyễn Bá Duykể: "Ai cũng có lỗi hết, trước hết hãy nói về sinh viên, bây giờ họ lên mạng chủ yếu là chơi game, chém gió với bạn bè, xem tin về ca sĩ này mặc áo gì, đi đâu, sinh con trai hay con gái... cả dãy trọ cả chục người là sinh vieen mà chỉ có 1 mình tôi đọc các tin liên quan đến quốc phòng và chính trị à. Nói chung là kính thưa các loại tin vớ vẫn do các báo đưa lên, các báo đài cũng vậy, một ngày đưa vài cái tin về biển đảo đã vậy nội dung còn nghèo nàn nữa, mà có bao giờ nó được đưa lên trang 1 đâu, thầy cô ở trường tư tưởng còn không vững làm sao đủ sức đem chuyện chính trị ra nói với sinh viên"?

Bạn Haiduong69than: "Đến sinh viên những người chủ tương lai của đất nước còn không biết, huống chi những người dân bình thường khác. Trách nhiệm do ai? Chỉ mới đây thôi, chứ trước đây tàu TQ thì được gọi là tàu lạ, không dám gọi là tàu TQ. Chỉ những ngư dân bị bắt bớ mới biết rõ tàu lạ là của ai. Đừng ngạc nhiên vì sao sinh viên, người dân không biết! Thậm chí nhiều người không biết HS đã bị TQ chiếm".

"Đừng vội trách sinh viên"

Bên cạnh nhiều ý kiến chê trách thì cũng có độc giả cho rằng không nên vội trách sinh viên chính vì công tác tuyên truyền về biển đảo chưa được tốt.

Bạn Ngô Tuấn Dũng viết: "Tôi nghĩ những người được phòng vấn không phải đại diện cho phần lớn sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên kết quả như thế này thì khá kém. Trách sinh viên một phần thì trách các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí, tổ chức hội sinh viên, đoàn thanh niên 10 phần".

Bạn Lê Quang Hải nêu ra một thực tế: "Sinh viên, học sinh và rất nhiều người dân cũng chưa biết về Trường Sa, Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng một số đảo và chiếm đóng bằng cách nào. Tại sao Trung Quốc chiếm đóng các đảo ở Trường Sa, Hoàng Sa mà người dân chúng ta không được biết ví dụ như: Để mất đảo lớn Gạc Ma hy sinh 64 người, thế mà nhà nước chúng ta không công bố, không tuyên truyền cho người dân được biết. Nếu chúng ta kêu gọi nhân dân đứng lên bảo vệ các đảo thì làm gì để mất các đảo về tay TQ? Hiện nay, công tác tuyên truyền của chúng ta quá yếu, không có hệ thống và chiều sâu. Để lúc nào kẻ thù vào chiếm các đảo của chúng ta mới kêu gọi thì đã quá muộn".
BạnNguyen hung:"Xin đừng đổ hết lỗi cho sinh viên.lỗi đây chính là do nền giáo dục (nó bét đến nỗi không thể tạo được thành cái hình gì cả). Do sự nhún nhường thái quá không dám cho phơi nên mặt báo thì làm sao đạị bộ phận sinh viên không biết là đúng thôi. Mới đây mới dám đưa nên đôi chút. Chỉ có người quan tâm đến thời thự chính trị thì mới biết thôi. Nói thực là chỗ tôi làm có khoảng 400 CBCNV, nếu được trả lời những câu hỏi trên tôi xin cam đoan đếm dưới 10 đầu ngón tay có thể trả lời được câu hỏi này".

Bạn Đinh Phùng Đạt tán đồng: "Đừng vội vàng trách sinh viên, nên suy nghĩ sâu hơn, mọi thông tin tuyên truyền thời sự hầu như là không có phần đa thời lượng phái sóng trên truyền hình đều là show game này kìa giành cho showbiz làm loạn. Phần giáo dục thì suốt ngày cải cách, thành tích chả được cái gì".

Tuy nhiên, ý kiến của bạn Minh cũng chi ra rất rõ: "Đúng là công tác tuyên truyền của VN còn tồn tại nhiều vấn đề (bao gồm cả việc dạy sử lẫn thông tin tuyên truyền), tuy nhiên nguyên nhân quan trọng là do sự thờ ơ của chính bản thân sinh viên, chủ nhân tương lai của đất nước.

Bây giờ là thời đại thông tin. Họ hoàn toàn có thể tìm hiểu những thông tin này thông qua các phương tiện truyền thông, đặc biệt là Internet. Rất nhiều bạn trẻ tuy thường xuyên truy cập Internet nhưng không phải để tìm hiểu những thông tin bổ ích mà chỉ để chat chit, chơi game hoặc thậm chí tìm kiếm những thông tin không lành mạnh.

Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại. Bây giờ ngay cả bộ phận lớn những người đáng tuổi cha mẹ họ còn thờ ơ thì trách sao được họ".

Tương tự, bạn Vũ Long Cẩn: "Tôi cũng là sinh viên, nhưng vẫn trả lời được các câu hỏi trên. Tôi thường tìm kiếm thông tin trên internet, thứ mà ai cũng có thể truy cập dễ dàng. Vậy không thể trách thông tin tuyên truyền được, muốn có thông tin thì phải tự tìm kiếm thôi"!
Nguồn:Giáo Dục
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xin đừng thờ ơ với “tiếng trống” của thầy Khoa

    17/07/2006Thuận NhĩViệc tố cáo tiêu cực của thầy giáo Đỗ Việt Khoa đã có tác dụng lớn khi tân Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo chính thức lên tiếng khơi dậy phong trào "nói không với tiêu cực trong giáo dục”. Dẫu ai cũng biết, nói không vời tiêu cực trong giáo dục hay bất kỳ lĩnh vực nào đều không đơn giản...
  • Vì sao người dân thờ ơ với pháp luật

    09/07/2006Nguyễn Đức LamỞ Việt Nam hiện nay cùng với việc có những đạo luật làm ra hầu như "nằm phủ bụi" trên giá, nhưng nhiều đạo luật xã hội rất cần thì lại chưa có. Có một thực trạng cần sớm được khắc phục, đó là một bộ phận lớn dân cư hoặc chua biết đến luật, hoặc ác cảm, thờ ơ với luật, với toà án. Tại sao lại có tình trạng như vậy?
  • Bệnh... thờ ơ

    24/03/2006Lê TrangTôi cũng là một 8X, nhưng đành phải "thú nhận" rằng có lỗ hổng, sự thiếu hụt trong kiến thức thời sự kinh tế - chính trị - xã hội của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ chúng tôi.
  • Bệnh thờ ơ

    01/08/2005Huyền DươngMột người ăn xin trên phố, một người lạ gặp nạn giữa đường - chuyện chẳng có gì mới, thậm chí ai cũng đã hơn một lần chứng kiến và… phẩy tay ném vào quên lãng.