Thư trả lời một sinh viên

01:44 CH @ Thứ Tư - 15 Tháng Năm, 2013
Chào bạn,

Cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ với tôi!

Bạn cũng biết rằng khả năng suy nghĩ, khả năng tư duy là thứ đã khiến cho chúng ta trở thành con người, đã giúp con người chinh phục vũ trụ và sáng tạo thế giới. Nếu không có khả năng đó thì chúng ta cũng chẳng khác gì những loài động vật khác.

Vậy, đã là con người thì chúng ta có quyền suy nghĩ. Đó là món quà do tự nhiên ban cho, khi nó tặng chúng ta bộ não. Còn có sử dụng quyền đó hay không thì tùy thuộc ở mỗi người, tùy thuộc vào ý thức làm người của mỗi người. Không ai và không một thế lực nào có thể ngăn cản ta tư duy. Chính ta là người duy nhất quyết định có sử dụng não bộ của mình hay không.

Và chúng ta phải tin rằng khả năng tư duy của chúng ta cũng không kém gì những dân tộc khác. Nếu hiện tại chúng ta còn thua kém họ về nhiều mặt thì có nghĩa là chúng ta chưa khai thác hết các tiềm năng trí tuệ của mình, chúng ta chưa biết cách làm cho các tiềm năng đó phát triển và tạo nên sức mạnh cho chúng ta. Bạn hẳn còn nhớ ví dụ rất có sức thuyết phục này: đầu thế kỷ trước, Nguyễn Mạnh Tường, một người An Nam, đã giành được hai bằng tiến sĩ trong vòng vài tháng, tại Paris, khiến cho người Pháp phải kinh ngạc. Và chúng ta cần rút bài học từ việc trí lực của ông ấy đã không được sử dụng để tạo nên sức mạnh cho dân tộc.

Cảm ơn bạn đã chia sẻ với tôi những điều khiến bạn băn khoăn. Khi bạn suy nghĩ, và không ngừng suy nghĩ, thì bạn sẽ tìm hiểu, sẽ phân tích, nhờ đó có thể sẽ đi tới chỗ tìm được cách giải đáp cho những băn khoăn của bạn, những trăn trở về khoa học xã hội hay về những gì ám ảnh bạn. Có thể chưa phải là những lời giải đáp trọn vẹn và đầy đủ, có thể cần phải trải qua các chặng đường, các giai đoạn khác nhau, nhưng nếu đã suy nghĩ sẽ có khả năng tìm được câu trả lời cho các câu hỏi và nghi vấn. Còn nếu chúng ta không suy nghĩ, thì mãi mãi ta sẽ mắc kẹt trong sự băn khoăn ấy, và cuối cùng có thể cả những băn khoăn cũng biến mất, ta sẽ làm như thể mọi việc đều ổn thỏa, đều tốt đẹp, trong khi thực tế đầy rẫy những vấn đề cần phải giải quyết.

Trao đổi một chút về những băn khoăn của bạn đối với khoa học xã hội nhé. Khoa học xã hội không thể phát triển được nếu những người làm khoa học xã hội bị tê liệt năng lực suy nghĩ và tư duy. Cá nhân người làm khoa học xã hội phải chịu trách nhiệm về việc để cho tư duy của mình tê liệt. Vì suy nghĩ, tư duy, là công việc của cá nhân, không ai có thể can thiệp được. Những người bị lưu đày như M. Bakhtin, thân xác có thể bị giam cầm tại một không gian nhất định, có thể bị cấm đoán nhiều điều, nhưng không ai và không điều gì có thể buộc ông ấy ngừng suy nghĩ. Và kết quả của sự suy nghĩ ấy chính là lý thuyết về thi pháp học sẽ được phổ biến rộng rãi trên thế giới, và có một ảnh hưởng quan trọng trong môi trường đại học ở Việt Nam. Điều này bạn biết rất rõ.

Tôi thực sự rất vui mừng vì các bạn tự nhìn nhận mình trong tư cách là chủ thể: «Với tư cách là người đi học, với tư cách là những người chủ tương lai của đất nước này chúng em nhận thức được trách nhiệm của mình». Tôi thực sự vui mừng vì các bạn không từ chối trách nhiệm của mình, dám nhận trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

Còn về chuyện «bế tắc» thì sao ? Thực tình tôi cũng có cảm giác bế tắc giống như bạn. Vậy tôi có thể nói gì? Khi đã lâm vào trạng huống bế tắc, thì điều cần nhất là phải có ý thức về sự bế tắc của mình. Chính ý thức ấy sẽ giúp ta một ngày nào đó thoát khỏi cảnh bế tắc. Bởi vì ý thức ấy sẽ kích hoạt các năng lực tư duy của chúng ta. Và tư duy giúp ta tìm ra các giải pháp, tìm ra lối thoát.

Tôi cũng cảm ơn bạn đã lo lắng cho tôi vì một số việc tôi đã làm. Nhưng bản thân tôi không lo lắng gì cả. Bởi vì những gì tôi làm đều vì sự tiến bộ, và vì lợi ích chung. Vậy, có lý do gì để lo lắng? Nếu chúng ta lo lắng, nghĩa là chúng ta giả định rằng có những chuyện rất tồi tệ đang chờ đợi ta.

Mọi việc có lẽ không tồi tệ như ta giả định. Hoặc là ta phải giả định theo một hướng khác: mọi việc và mọi người xung quanh ta nhất định phải có những điểm tốt

đẹp và có khả năng thay đổi; và ta sẽ không bị trừng phạt vì đã bảo vệ lẽ công bằng và sự tiến bộ.

Còn giả sử, một giáo viên như tôi, vì hành động cho lẽ phải mà bị đe dọa hay công việc bị ảnh hưởng, thì bạn thử nghĩ xem, lấy gì để biện minh cho nền giáo dục của chúng ta? Và ở trường đại học chúng tôi còn thể dạy cho các bạn điều gì?

Bạn cũng đề cập tới việc những đóng góp của trí thức đôi khi không được chấp nhận. Tôi không thể không đồng ý với nhận xét của bạn. Đất nước có lẽ đã khác nhiều nếu như những kiến nghị, những đề xuất của trí thức được ghi nhận, được nghiên cứu và được sử dụng. Tôi chỉ có thể nói với bạn rằng: điều quan trọng là ta có gì đóng góp hay không. Nếu có gì đó đóng góp thì dù người này không chấp nhận cũng sẽ có người khác chấp nhận. Rồi cũng đến lúc cả những người không chấp nhận hiểu ra rằng sẽ có lợi ích cho cả cộng đồng nếu họ khuyến khích và sử dụng những đóng góp của các thành viên trong xã hội.

Chúng ta hãy tin rằng rồi cũng đến lúc tất cả mọi người sẽ hiểu ra điều này: nghèo đói, lạc hậu, suy yếu, đớn hèn, bị sỉ nhục là hậu quả tất yếu của việc từ chối sự đóng góp của bản thân, và từ chối (hay ngăn cản) sự đóng góp của người khác cho cộng đồng.

Vậy nhé, bạn tập trung vào việc học tập nhé. Điều đó sẽ giúp bạn có thể có đóng góp trong tương lai.

Thân mến,

N.T.T.H.
31/5/2011

PS: Bạn tìm đọc bài "Khai sáng là gì" của Emmanuel Kant để hiểu thêm giá trị của tri thức và tư duy.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì?

    08/09/2020Thái Kim Lan, Phạm Toàn, Phạm Minh NgọcTri thức, đặc biệt là tri thức triết học có tầm bao quát nhiều thời đại, liên kết toàn bộ lịch sử loài người tới từng vấn đề thời sự của mọi nơi, mọi lúc trên hành tinh. Một tiểu luận "Trả lời câu hỏi: Khai Sáng là gì?" của Immanuel Kant, triết gia Đức viết năm 1783, đặt nền móng cho kỷ nguyên Khai Sáng của nhân loại, vẫn mang những giá trị hết sức thời sự với người Việt chúng ta...
  • Ai biết ai là ai

    07/05/2018Nhà văn Lý LanPhương tiện truyền thông nhan nhãn các tên tuổi đang lên, chỗ này bơm, chỗ kia thổi, chỗ nọ chọc xì căn đan, chưa kịp biết ai là ai thì đã không cần biết ai là ai nữa rồi. Lại nữa, xu hướng truyền thông bây giờ khai thác đời tư cá nhân nhiều hơn tính xã hội của lao động văn chương nghệ thuật, mà đời tư người ta, mình biết hay không biết, hoặc biết nhập nhèm, thì đã sao?
  • Trí thức: người ba đấng, của ba loài

    02/04/2016Phạm ToànDạo này, chợt rộ lên rất nhiều bài viết về trí thức. Một tờ báo vốn tự phong là mang mấy góc nhìn của trí thức đã dành hẳn hai số liền để phát biểu phản biện về vấn đề trí thức. Có nhiều nhà trí thức tìm cách gửi bài tranh luận và thường khéo léo để dư ra một hai câu tự do hơi quá trớn để biên tập viên có việc làm và phần bài còn vừa lại vẫn vừa khuýp, đọc lên cũng vui vui, toàn chuyện chẳng chết ai mà cũng chẳng làm ai chết...
  • Kiến thức cần can đảm

    06/09/2013Trần Đình HoànhKhi nói đến thu thập và phát triển kiến thức, chúng ta nói nhiều đến trải nghiệm, đọc sách, suy tư, trao đổi, thảo luận… Chẳng bao giờ nghe ai nói đến cái thứ nghe ra chẳng ăn nhập gì đến kiến thức như là … can đảm cả. Cái gì? Can đảm? Can đảm mà ăn nhập gì đến kiến thức? Chẳng lẽ cao bồi đấu súng không sợ chết thì có kiến thức cùng mình hay sao?
  • Đã là trí thức thật thì ai cũng dấn thân

    25/06/2011Kim YếnLà phó chủ nhiệm uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, hình ảnh của ông gắn liền với không khí nghị trường nóng bỏng. “Ông nghị phản biện nhiều nhất” là cái tên mà nhiều người đã yêu quý gọi ông...
  • Hội trí thức Meirokusha và tư tưởng Khai sáng ở Nhật bản

    19/06/2011Vĩnh SínhVì Meirokusha quy tụ những nhà Tây học có tư tưởng khai sáng tiêu biểu ở Nhật lúc bấy giờ, có thể xem tư tưởng khai sáng của họ cũng chính là tư tưởng khai sáng của nước Nhật nói chung. Đối với những thành viên Meirokusha, họ tự giác về nhiệm vụ phải cung cấp cho dân chúng những kiến thức mới, nhưng đồng thời họ cũng ý thức việc đổi mới tư duy dựa theo lối mòn của Nho giáo nói chung mới chính là nhiệm vụ cơ bản...
  • Chia sẻ về sứ mệnh xây dựng chungta.com

    19/06/2011Bùi Quang MinhTrong quá trình tự khai sáng mình, nhóm biên tập chungta.com 8 năm qua luôn mong mỏi mỗi người ý thức hơn nữa việc tự khai sáng mình và hỗ trợ người khác tham gia khai sáng (để cùng làm chủ xã hội), có ý thức vượt qua 2 thói quen cố hữu “Lười biếng và hèn nhát“. Càng ngày, ban biên tập càng mong muốn thay đổi chungta.com thành một công cụ hữu ích thúc đẩy ý thức khai sáng và trợ giúp cho mọi cá nhân nâng tầm trình độ, năng lực tư duy để thực thi khai sáng...
  • Nói cho đồng bào tôi nghe

    29/04/2011Nguyễn Thị Ngọc HảiMột người nói với bạn thân là nhà nghiên cứu kinh tế: Hôm nào ông giảng cho tôi hiểi tất cả cái sự biến động kinh tế giá cả này. Mà nói sao cho thật dễ hiểu, sao cho người dân đen “ngu” nhất như tôi hiểu được, chứ đừng có hỏa mù quá nhiều từ chuyên môn như vừa rồi các ông phát biểu trên báo. Tôi không hiểu gì cả. Nhà nghiên cứu kinh tế hóm hỉnh rỉ tai người bạn: bà dân đen không phải ngu nhất đâu. Lãi suất bị đẩy lên cao nên cung và cầu trong xã hội đều giảm, đầu tư giảm, lượng tiền lưu thông sẽ giảm và sẽ đến mức cân bằng. Đây chính là mục tiêu của việc tăng lãi suất hiện nay…
  • xem toàn bộ