Thu hoạch Làm người đầu Xuân

06:31 CH @ Thứ Bảy - 05 Tháng Ba, 2016

Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình. Chiến thắng vinh quang nhất cũng là chiến thắng bản thân mình.

Nếu diệt được Tham-Sân-Si-Hận-Ái-Ố-Dục*) là những kẻ thù do chính ta tạo ra, dung dưỡng gây cho ta đau khổ,buồn phiền... như chính kẻ thù gây ra cho ta vậy. Nếu tự tu tập, tự giác ngộ và diệt được 7 thứ ta thường vướng mắc trên, tâm ta trong sạch như hư không thì ta làm gì còn kẻ thù nữa!

Đức Phật dạy ta: "Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật". Giáo pháp Đức Thế Tôn chỉ dẫn nhằm mục đích chuyển mê khai ngộ, hóa giải các khổ đau đạt đến an vui, giải thoát. Tất cả chỉ tùy thuộc vào tu tập, giác ngộ của chúng ta. Bởi vậy, trước khi Niết Bàn, Đức Phật có nói:" Hỡi những kẻ vì hoàn cảnh mà không thể xuất gia thì hãy tinh tấn tu hành. Hãy tự thắp đước lên mà đi. Hãy tìm sự giác ngộ ở chính các người chứ đừng tìm ở một nơi nào khác".

*)Phật giáo coi có những nguyên nhân trực tiếp của mọi đau khổ (Tập Đế). Con người không hiểu được nguyên nhân chi phối nên lầm tưởng cái gì cũng thường định, cái gì cũng của ta, có ta, chấp ngã, vị kỷ, tham dục, chiếm đoạt tạo ra những nỗi khổ triền miên.


10 điều tâm niệm của Phật
(Luận bảo Vương Tam Muội)

1. Nghĩ đến thân thể đừng cầu không bệnh tật, vì không bệnh tật thì tham dục dễ sinh.
2. Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn thì kiêu sa trỗi dậy.
3. Cứu xét tâm tính thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
4. Sự nghiệp đừng mong không bị chông gai, vì không chông gai thì chí nguyện không kiên cường.
5. Làm việc đừng mong dễ thành vì dễ thành làm lòng thường kiêu ngạo.
6. Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.
7. Với người đừng mong thuận chiều ý mình vì thuận chiều ý mình tất sinh tự kiêu.
8. Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp trả là thi ân có mưu tính.
9. Thấy lợi thì đừng nhúng tay, vì nhúng tay thì hắc ám tâm trí.
10. Oan ức không cần bày tỏ, vì bày tỏ là hèn nhát, mà trả thù thì oán đối kéo dài.


Từ những điều răn của Phật, tôi hiểu thêm rằng:

- Ý động thì Quỷ Thần (Nguyễn Tất Thịnh)


Nghĩ thêm về "Cái tôi"

(Nguyễn Tất Thịnh)

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái tâm đời thường

    20/10/2005Phan Chí ThànhCái Tâm con người gắn với đời sống con người. Đời sống dù là của một vĩ nhân hay của một người thường thì cũng cần phải có cái đế sống, tức là phải ăn, mặc, duy trì nòi giống. Vòng đi trở lại, chả thiếu gì những kẻ cao siêu rút cuộc cũng phải thừa nhận cái đời thường thế mà hoá ra to lắm. Có người còn cho là hơn cả sự to: Sống cho trọn một cái đời thường là khó nhất...
  • Một số lời nói hay của nhà Phật

    13/06/2018DQA (Sưu tầm)Kẻ thù lớn nhất trong cuộc đời là chính mình. Câu nói này rất quan trọng. Trong cuộc đời chúng ta thường có một số kẻ thù, như bọn lưu manh, vô lại, kẻ tiểu nhân... Bọn cầm thú mặc quần áo người đó vô cùng tàn ác, nhưng nếu nhìn thấu, thì bọn chúng cũng chỉ là lớp cặn bã...
  • Nghe Phật dạy về tình yêu

    14/02/2016Hằng NguyễnNày người trẻ, bạn có biết Phật dạy như thế nào về tình yêu? Tôi đã may mắn tham dự một buổi pháp thoại của Thiền sư Nhất Hạnh về tình yêu: mối quan hệ giữa yêu thương và hiểu biết, tình yêu từ bi hỉ xả, tình yêu và tình dục. Ông gọi đó là “yêu thương theo phương pháp Phật dạy”...
  • Tản mạn về triết lý đời thường

    11/12/2015Trường GiangXin đừng ai nghĩ rằng con người bình thường chỉ biết sống theo thói quen, chỉ biết chống đỡ bị động mọi khó khăn cản trở để tồn tại. Không, nghìn lần không; con người dẫu thấp kém đến mấy vẫn có những suy nghĩ, thậm chí vẫn có những chính kiến, thiên hướng sống rõ ràng...
  • Sống thời đại và tinh thần đức Phật

    15/10/2014BS Bùi Mộng HùngChính vào những giai đoạn xáo trộn biến động như hiện nay, con người phân vân trước cuộc sống bao nhiêu thì nhu cầu xét lại gốc rễ nguồn căn làm cơ sở cho hành vi ứng xử của mình, của xã hội lại càng bức thiết bấy nhiêu...
  • 14 điều răn của cổ nhân

    27/05/2014Đ.H.LXã hội phát triển đến mức nào đi nữa thì những giá trị truyền thống phương Đông, tức là cội nguồn văn hóa của mỗi dân tộc Châu Á vẫn cần phải được bảo tồn và trân trọng. Tuy là vốn cổ, nhưng nếu xét về nhân sinh quan đối với con người hiện đại thì dường như không cổ chút nào hay nói đúng hơn là câu chữ cũ, còn ý nghĩa thực tế vẫn hoàn toàn mới mẻ. Đây chính là điều đáng bàn luận và suy ngẫm...
  • Tu bụi

    05/04/2008Trần Kiêm ĐoànCó lẽ đã rất lâu rồi mới lại có một cuốn sách cùng một lúc đạt đến nhiều tiêu chí như "Tu Bụi". Đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử truyền tải nhiều nội dung Phật giáo đồng thời lại phân tích và lý giải rất sâu sắc những triết lý sống mà đạo Phật hướng vào...
  • Tạ Thị Ngọc Thảo và triết lý của doanh nhân Phật tử

    03/04/2008Tiếp tục những trăn trở của một người đi trước dành cho giới trẻ, chị Tạ Thị Ngọc Thảo chia sẻ với bạn đọc một cách sống và làm việc theo triết lý nhà Phật trong thời đại cạnh tranh ý tưởng...
  • xem toàn bộ