Thời của báo cáo, tổng kết & bình chọn

08:27 SA @ Thứ Năm - 31 Tháng Mười Hai, 2009

Cơ quan ban ngành Nhà nước, cuối năm có cái việc khó thiếu là ngồi làm báo cáo tổng kết. Rằng thì làtheo thống kê Công ty A đạt sản lượng tăng so với cùng kỳ năm ngoái, mà thì là...Công ty B đạt sản lượng xuất khẩu gấp vài ba lần gì đó so với năm trước, nhưng thì là...Công ty C lại ghi được những dấu mốc quan trọng trong việc x, y, z nào đó...Còn các cơ quan ban ngành tổng kết theo kiểu khác, cố gắng tổng kết những báo cáo cấp dưới, cơ sở và cộng lại, chia ra, gộp đủ coi như là chưa kẻ bảng tính toán đã biết là đáng phấn khởi.

Tinh thần chung luôn luôn là phấn khởi!

Nếu chỉ đi gom các báo cáo lại dĩ nhiên , chúng ta thấy tinh thần thắng lợi có mặt khắp nơi, trên nhiều lĩnh vực. Dường như cái ngôn ngữ báo cáo không cho phép người ta tự ngồi ta thán về những sự xuống cấp hay tuột dốc trên thực tế (nếu có). Có chăng thì chỉ một vài dòng gọi là có tinh thần “phê bình tự phê bình" rằng thì là "bài học kinh nghiệm", cái tự rút ra, đã tự kiểm điểm...Nói thế chứ cũng chẳng kiểm điểm gì. Họp xong dẫn nhau đi nhậu liên hoan, lãnh quà thưởng là xem như một năm hoàn thành thắng lợi được giao.

Những con số tổng kết cũng chẳng giá trị hay đủ tư cách gì để bay tới những nhà hàng, quán nhậu!

NgườiViệt mình yếu về lý tính, không nặng lòng lắm vớinhững con số. Dù đi đâu cũng gặp thống kê, đi đâu cũng gặp thành tích. Những con số đầy rẫy trong các bản báo cáo kèm theo giọng văn theo một khuôn quá quen thuộc đối với cánh làm báo. Chưa khai mạc thì đã biết ngay cái bản báo cáo bế mạc là thành công rực rỡ. Cái đó là nhờ tinh thần lạc quan và biết lo xa. Không lo xa sao được, anh chàng làm kịch bản được giao soạn một lúc hai bản khai mạc và bế mạc tổng kết để sếp đọc cơ mà.Mà cái gì sếp dọc thì không thể là u ám được. Bất chấp thực tế u ám cỡ nào.

Thế nên mớicó anh bạn ở tờ báo tỉnh nọ một tháng đi cơ sở 2 lần, ghé dăm cơ quan Nhà nước, quơ quào báo cáo tổng kết về viết ra được vài ba chục cái tin. Tổng hợp vài ba chục cái tin, dăm bảy bài báo lớn nhỏ, đủ chỉ tiêu tòa soạn giao. Cách làm nàycủa anh đã mang lại năng suất bài vở năm nayđạt định mức cao hơn so vớinăm trước!

Cuối năm rủ bạn bè đi chơi thật khó. Hỏi đứa nào cũng được trả lời bằng ánh mắt, khuôn mặt, điệu bộ và giọng nói đầy nghiêm trọng: "Cuối năm mà! Nhạy cảm lắm ông ạ”! Cái nhạy cảm ấy là gì? Hóa ra cả năm ít việc, ngồi văn phòng chat chít, ăn xén giờ công sở, la cà cà phè, nhậu nhẹt, các bà các chị bận ngồi tám năm tám ba... nêncuối năm là cuống cuồng chạy với nhau cho "hết quy trình" công việc đặng mà báo cáo, tổng kết. Nghĩ cũng khổ. Khổ là người ta chọn cái nhởn nhơ để sau đó chạy nước rút.

Tháng tăng tốc. Ai cũng muốn thanh toán chuyện năm cũ để năm mớilàm việc khác. Đôi khi nghĩ mình cũng thật chẳng ăn nhập gì với đời sống này. Cuối năm ai cũng bận rộn với số má, tiền bạc, thành tích hay dự án. Mỗi mình mình ngồi vêu râu ở quán cà phê vỉa hè hít hà bụi đường và đầu óc cứ nghĩ mãi về chuyên năm qua đã xem được bao nhiêu bộ phim hay, nghe được bao nhiêu đĩa nhạc ưng ý, đọc bao nhiêu cuốn sách ám ảnh, đi du lịch được bao nhiêu chuyến kỳ thú... Cuộc sống hưởng thụ nhiều khi cũng cần cái thói quen tổng kết kiểm điểm như thế. Đấy, cứ nhìn qua thằng bạn, trong những ngày cuối năm cũ đã gò lưng ngồi soạn sẵn một mẫu (form) tổng kết cho quý một năm mới.Rằng thì là trong quý một doanh thu đạt bao nhiêu phần trăm, tăng vượt mức so với cùng kỳ, dự báo cuối năm vượt chỉ tiêu, tuy nhiên vẫn có nhiều hạn chế cần khắc phục...

Nếu để dành năng lực tổng kết và khả năng tưởng tượng của toàn xã hột vào một việc lớn đại loại như sáng tác văn học, e rằng nền tiểu thuyết của chúng ta sẽ thoát được tình trạng còm cõi như hiện nay.

Và hãy để ý mà xem, trong khi trang nhất các mặt báo trích dẫn hàng loạt con số tổng kết khổng lồ thì những trang trong lại đang xảy ra một tình trạng bội thực bởi bình chọn sự kiện. Ai cũng có quyền bình chọn sự kiện, ai cũng có uy tín để bầu những gương mặt của năm. Và như thế, những "tốp phai”, “tốp ten” trở thành một nhiệm vụ mang tính tổng kết khá "moden”.

Cái đáng nhớ từ con số báo cáo tổng kết đến những sự kiện được lật đi lật lại vào những thời điểm "tống cựu nghinh tân" xem ra là một cảm hứng muôn thuở và không kém nặng nề của thói quen người Việt dù chân đã lễnh đễnh bước vào thời toàn cầu hóa.

Nhưng không sao. Thay vì làm thơ thì người ta ngồi viết tổng kết hóa ra lại hay. Chứ trong cái thời tiết se se giao mùa thế này, nắng vàng và cây cố đơm chồi nẩy lộc thế này, bản năng nghệ sĩ ở mỗi người Việt Nam mà đồng loạt trỗi dậy, các nhà thơ kéo nhau ra vỉa hè làm thơ hết thì nguy. Thôi, cứ hãy ở cơ quan viết tổng kết báo cáo theo một phản xạ có tính chu trình sinh học trước khi hưởng những cái liên hoan tất nhiên xuê xoa mà ấm cúng. Còn ai đã trót ngồi vỉa hè thì cứ lờ đờ lặng im chờ cái lằn ranh năm cũ - năm mới này đi qua, hy vọng bạn bè sau khi viết xong báo cáo tổng kếtvà bình chọn sẽ mời mình đi chung chia những cái liên hoan hoành tráng mừng một năm thắng lợi rất giòn!

Ở bàn nhậu kế bên, có kẻ rượu vào vung tay quát: Mày thề đi, cái gì qua cho qua, tuyệt đối không được nhắc đến chuyện mấy con số hay tổng kết kinh nghiệm kinh nghiếc gì nữa nhé!

Chắc nó là đứa nhân viên soạn báo cáo tổng kết hàng năm!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bệnh thành tích và thi đua: Thâm căn!

    14/11/2006Lê Văn TứKhi nói tới nguyên nhân những khuyết tật của nền giáo dục nước ta hiện nay, ý kiến hầu như thống nhất cho là do bệnh thành tích, hệ qủa của thi đua. Vì vậy nhiều người, trong đó có cả những nhân vật có uy tín trong ngành giáo dục như Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Văn Như Cương, đã đề nghị bãi bỏ việc thi đua trong các trường.
  • Về nguyên nhân của bệnh thành tích trong ngành giáo dục

    17/10/2006Nguyễn Đức DụCứ nhìn vào số người được đi học người có trình độ phổ thông, người được tốt nghiệp Đại học, rối số lượng Giáo sư, Phó Giáo sư... thì đa phần chúng ta sẽ hài lòng. Thế nhưng, nền giáo dục thông qua những gì mà chúng ta thấy, có cả cái nhìn của những người có chuyên môn cao, cho đến cái nhìn của người dân bình thường lại không mấy sáng sủa và đang rất đáng lo ngại...
  • Họp “chơi”, làm thật và họp “thật” mà không làm

    01/03/2006Đặng ChuẩnMột anh bạn tôi lần đầu đi Mỹ tham dự một cuộc Hội thảo trở về. Gặp tôi, anh than thở, tham quan đất nước Mỹ thì thích, nhưng công việc chính là hội thảo thì hơi buồn. Mình đọc tham luận mà hình như họ chẳng chú ý nghe...
  • Bệnh thành tích đã lan rộng!

    07/12/2005Ngọc MinhChạy theo thành tích đã trở thành bệnh - bệnh thành tích. Bệnh này không trực tiếp gây chết người, nhưng có thể làm "chết" một phong trào, làm "chết" sự trung thực, làm "chết" lòng tin và làm "chết" sự phát triển, gây ra tính gian dối, kiêu ngạo...
  • Bệnh thành tích trong giáo dục vẫn là... bệnh nan y?

    23/08/2005Quốc Thanh - Sông Ngân64,15% - tỷ lệ tốt nghiệp THCS ở Khánh Hòa - đã gây “sóng gió” cho tỉnh này trong suốt mấy tuần qua. Nhưng từ con số này đã nói lên điều gì trong cách dạy và học hay tổ chức thi cử?
  • Phát biểu trong cuộc họp

    02/02/2004Bạn có khúc mắc lớn muốn trình bày với tất cả mọi người? Ngày mai có cuộc họp toàn cơ quan đấy. Nào chuẩn bị tinh thần!
  • Tuyên chiến với bệnh thành tích: Ai cần động viên?

    18/08/2003Một câu chuyện ngoài hành lang lớp học: có một giáo viên lớp 5 đã dặn học sinh của mình: "Nếu vào phòng thi mà không làm bài được thì cứ xin đi tiểu để ra ngoài gặp thầy, thầy sẽ giúp cho...” Bé Dương, con của chị Minh, đã nhớ kỹ lời thầy dặn. Trong một buổi thi tốt nghiệp tiểu học, bé đã xin "đi tiểu” đến ba lần để gặp thầy - đang làm giám thị hành lang tại nơi bé thi. Thầy đã giúp bé ba "chiêu” và bé đã... đường hoàng tốt nghiệp tiểu học!
  • xem toàn bộ