Thế nào là con người có văn hóa

09:09 CH @ Chủ Nhật - 05 Tháng Mười, 2008

Con người có văn hóa luôn kết hợp hài hòa hai yếu tố căn bản gồm:

Một - Hành vi ứng xử đúng mực, luôn nhã nhặn lịch thiệp, kính trên nhường dưới, biết tôn trọng thuần phong mỹ tục, cổ vũ cái tốt và đấu tranh chống cái xấu, có trách nhiệm công dân;

Hai - Hành động thiết thực nhằm quảng bá lối sống đẹp, có tri thức cao nhưng phải biết khuếch tán giá trị tri thức với cộng đồng.

Như vậy, tri thức và lối sống tạo nên nhân cách hoàn chỉnh của con người có văn hóa, nhưng cái gốc vẫn là tính nhân bản sâu sắc.

Đó đây vẫn còn những chuyện tiêu cực về sự xuống cấp đạo đức, vấn nạn bạo lực học đường, mối quan hệ thầy trò không chuẩn mực hoặc các hành vi trái đạo lý, không đẹp mắt trong quan hệ cộng đồng, láng giềng. Tuy nhiên, cần nhìn rõ thực trạng ấy bằng phép biện chứng để tìm ra hướng khắc phục nhằm “xây” và “chống” kịp thời, tạo thành lối sống hiện đại nhưng tuân thủ các tiêu chí văn hóa.

Những tấm gương người tốt việc tốt chính là biểu hiện rõ nhất về những người biết sống có văn hóa, họ vẫn đang làm nòng cốt nuôi dưỡng cái đẹp của nếp ứng xử trong cộng đồng. Nét đẹp đời thường trong lối sống thuần Việt vẫn luôn được tôn vinh. Đó là những tấm gương hy sinh cứu người hoạn nạn, gương vượt khó của học sinh nghèo vẫn học giỏi, những người hiến đất xây trường học, những cá nhân “vô danh” cần mẫn nhặt đinh của bọn xấu rải dọc xa lộ, những người hảo tâm đóng góp cho quỹ từ thiện xã hội, thấm đẫm nghĩa tình “lá lành đùm lá rách”…

Từ cách nhìn khoa học và thực tiễn sẽ thấy rõ, khi kinh tế tăng trưởng nhanh, tình trạng công nghiệp hóa lan rộng, không thể tránh khỏi sự mất cân đối về nhận thức, dẫn tới một bộ phận lệch lạc trong hành vi văn hóa. Chẳng hạn, sẽ có một lớp người đề cao cuộc sống xa hoa phung phí, xem nhẹ việc trau dồi nhân cách, là đồng nghĩa với sự tha hóa về nếp sống. Do đó, cần phải phản đối và lên án những việc làm gây tổn hại tới môi trường thiên nhiên, gây phản cảm trên đường phố, không tự giác chấp hành quy chế nếp sống văn minh, không nhường nhịn trên xe buýt, gây rối làm mất trật tự công cộng. Đặc biệt, đối với giới trẻ cần chấn chỉnh các biểu hiện thường thấy như: tôn thờ thần tượng thái quá, học theo các trào lưu trang phục dị hợm, nói tục chửi thề, lối sống tách rời nội quy nhà trường, tập tành hưởng thụ sớm, đi bụi, bỏ học, hành hung bạn đồng trang lứa, thậm chí lập băng nhóm “tuổi teen”…

Hiện nay, trong “thế giới phẳng” những tiêu chuẩn cơ bản về con người có văn hóa đã chuyển biến tiệm cận văn hóa thế giới, song đặc trưng thuần Việt không thể bị phai mòn. Trong bối cảnh hiện tại, muốn phát huy vẻ đẹp của tâm hồn Việt, cần gắn kết hai khái niệm con người có trình độ tri thức và con người có nếp sống văn hóa. Bởi vẫn còn nhiều người trình độ chuyên môn cao nhưng ứng xử chưa phù hợp nếp sống văn hóa chung, ví dụ vụ nhảy múa khỏa thân của sinh viên FPT vừa qua bị dư luận phê phán gay gắt. Vụ tai tiếng này là điển hình sự mâu thuẫn hiện nay giữa “trình độ cao” và “lối sống kỳ dị” thiếu văn hóa.

Ngược lại, nhiều vùng quê dân trí và mức sống còn thấp nhưng hương ước làng xã rất bài bản, tích cực duy trì bảo tồn nề nếp tốt đẹp xưa, đã góp phần tạo ra “bức tường văn hóa” ngăn cản cái xấu xâm thực. Và nền văn hóa gốc chuẩn mực đã cho thấy giá trị nổi bật, những làng quê ấy luôn có nhiều thí sinh là thủ khoa trong các kỳ thi đại học.

Tựu trung, con người có văn hóa không thể tách rời những tố chất cần thiết của tinh hoa truyền thống dân tộc, đồng thời cần khẳng định rằng trình độ tri thức cao luôn phải gắn liền lối sống nhân văn lương thiện, sống có ích cho gia đình và xã hội.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa truyền thống Đông Á: có hay không các giá trị nhân quyền?

    18/08/2018Vũ Công GiaoBực tức trước việc các quốc gia Châu Á đề cao và khẳng định các giá trị nhân quyền trong truyền thống văn hoá của châu lục, gần đây, một số người phương Tây đã chỉ trích rằng, văn hoá truyền thống ở phương Đông nói chung, ở Đông Á nói riêng chủ yếu bao hàm những tư tưởng độc tài, phi dân chủ, tàn bạo mà không hoặc chứa đựng rất ít những giá trị nhân quyền...
  • Bảy bước tới tha hóa

    16/06/2020Vương Trí NhànKhi một đứa trẻ đánh mất của quý gì đó, người ta phải căn vặn hỏi han xem quá trình đánh mất diễn ra như thế nào bởi nghĩ rằng qua đó, giúp cho nó biết tự giữ gìn của cải và từ nay trở đi không đánh mất nữa. Quá trình tha hoá, quá trình tự đánh mất mình ở chúng ta có chỗ khác. Ai cũng chỉ sống một lần trên đời, cái gì mất đi thì vĩnh viễn không lấy lại được nữa...
  • Người thiếu văn hóa sẽ ứng xử theo kiểu bản năng

    15/08/2017Văn hóa còi xe, hay rộng hơn là văn hóa ứng xử nói chung, là những thứ ăn vào tiềm thức, gốc rễ. Con người thiếu văn hóa, thì sẽ ứng xử theo kiểu bản năng, và gây cho người xung quanh những sự khó chịu không đáng có. (Tran Ngoc Trung)...
  • Khái niệm và bản chất của văn hóa

    13/03/2017Nguyễn Trần BạtVăn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn hóa. Rất nhiều thứ mới thoạt nhìn thì giống nhau, nhưng nếu xem xét kỹ thì lại có những điểm riêng biệt...
  • Văn hóa là hiểu biết và thương yêu

    16/03/2016Dương ĐạoVăn hóa là những gì làm cho con người rộng hơn và sâu hơn (hoặc cao hơn, sâu hay cao chỉ là một cách nói). Phát triển con người cả bề rộng lẫn bề sâu. Đó là sự hoàn thiện hóa con người...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: tha hóa tự nhiên, đáng chê cười

    20/04/2015Vương Trí NhànNước ta, đạo Khổng Mạnh dĩ đức báo oán là chữ nhãn, dĩ tiểu sự đại là chữ trí, ai chết mặc ai không học chữ kiêm ái, dở khôn dở dại cứ giữ đạo trung dung(1), trải mấy ngàn năm vua tôi cha con quan dân thầy trò từ trên chí dưới cứ ở trong phạm vi cái đạo đức ấy đã gây nên một nến văn hóa rất có đặc sắc cho đến ngày nay...
  • Nhận diện những hiện tượng phản văn hóa

    27/10/2014Phùng HiểnỞ nước ta, nhiều năm gần đây cùng với sự xuất hiện các giá trị văn hóa mới, những hiện tượng phản văn hóa ngày một gia tăng. Nhận định và đấu tranh với các phản văn hóa không phải một việc đơn giản. Có những phản văn hoá lại nhân danh văn hóa, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo tồn tại như những mẫu mực sống của một cộng đồng người nhất định...
  • Tiền! đâu là ranh giới giữa sự tha hóa và sức bật?

    24/06/2014Mai LanMột khi cơ chế hoạt động kinh tế - tài chính của nền giáo dục (GD) không minh bạch và thiếu khoa học thì hậu quả nhận được sẽ khôn lường. Nó chính là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, tính công bằng xã hội trong GD bị triệt tiêu và trên hết nó sẽ làm chậm lại sự phát triển của nền GD, dù chúng ta có trong tay hàng núi tiền! – Đó là lời cảnh báo của nhiều nhà nghiên cứu GD...
  • Mọi nền văn hóa đều đẹp

    12/04/2014GS, TS Phạm Đức DươngTrong sự vươn lên của các Quốc gia Châu Á cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ 21, nhiều người đã đi tìm câu hỏi: Phải chăng nền văn hóa Châu Á đang trở lại thời kỳ phát triển rực rỡ, thậm chí có xu hướng vượt trội so với các nền văn hóa khác...
  • Văn hóa sợ

    12/12/2010Phạm Lưu VũNgười ViệtNam hiện có cả một nền văn hóa... sợ. Không tin, bạn cứ đến sống thử một thời gian rồi khắc biết. Chắc chắn bạn sẽ nhận ra bởi cái "văn hóa" ấy nó đập chan chát vào cuộc sống của bạn hàng ngày, hàng giờ. Nếu bạn là người ngoài hành tinh đến thì càng tốt. Bạn sẽ càng nhanh chóng cảm thấy mà không cần phải dùng đến trí thông minh làm gì cho lãng phí...
  • Giao lưu văn hóa trong thời hội nhập

    12/08/2008GS. TS Hồ Sĩ VịnhGiao lưu văn hóa (GLVH) trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Bản lĩnh, bản sắc dân tộc là cội rễ của GLVH. Trong mọi hoạt động văn hóa, Đảng và Nhà nước ta bao giờ cũng nêu cao định đề biện chứng: Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại...
  • Cải cách văn hóa

    13/05/2008Nguyễn Trần BạtSự không phát triển về mặt con người không chỉ thể hiện ở sự lạc hậu về chính trị, kinh tế mà còn cả môi trường văn hoá. Nếu văn hóa chưa được giải phóng, tức là vẫn tồn tại nền văn hóa không thích ứng với sự phát triển thì dân tộc đó vẫn là nô lệ của chính họ...
  • Văn hóa thần tượng

    19/05/2007Quang DươngSống có thần tượng cũng là một nét văn hóa. Vấn đề là nét văn hóa đó cần được người hâm mộ tự thể hiện, kiểm soát và điều chỉnh...
  • Thiếu hụt hiểu biết cả luật lẫn văn hóa

    03/01/2007Đức AnhSau khi báo Thể thao&Văn hoá số ra ngày 28/11 đăng bài “Kiện Chat Với Mozart - Tầm phào cũng thành chuyện” của tác giả Phạm Thị Thu Thuỷ phản đối TS luật Cù Huy Hà Vũ do kiến nghị Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội xử phạt êkíp thực hiện Chat Với Mozart về hành vi xâm phạm quyền tác giả, Thoibaoviet.com có cuộc trao đổi với ông...
  • Một cách nghĩ về văn hóa

    06/11/2006Vũ Duy ThôngĐã có một thời gian khá dài tồn tại cách nghĩ văn hóa như một thành quả của quá trình lao động sản xuất. Với quan niệm đó, hưởng thụ văn hóa là sự đãi ngộ cho những nỗ lực của con người trong lao động.
  • Doanh nhân văn hóa luận

    04/11/2006Phùng Bá SoạnTiêu chí để nhận biết ra một quốc gia có nềnvăn minh, văn hóa cao hay thấp là ở hai vấn đề: một là cơ cấu và định giá thành phần xã hội, hai là nội dung giáo dục. Tự cổ chí kim từ đông sang tây có thể chế và quốc gia nào mà xã hội không tạo nên bởi bốn thành phần: Sĩ, nông, công, thương?
  • Một văn hóa mới cho hội nhập hôm nay

    28/10/2006Nguyên NgọcVăn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, rõ ràng bây giờ đang cần có một văn hóa khác: một văn hóa cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất củatừng cá nhân, từng cá nhân không phải chìm trong cộng đồng, mà tự mình thật mạnh, cho cộng đồng, đất nước mạnh...
  • xem toàn bộ