Phải chăng đây là thế kỷ của giáo dục đại học Châu Á?

Phạm Thị Ly dịch
11:11 SA @ Thứ Năm - 20 Tháng Năm, 2010

Kết quả xếp hạng đại học năm 2009 cho thấy mức độ gia tăng rất khiêm tốn trong con số những trường đại học châu Á lọt vào danh sách 100 trường hàng đầu—trong Bảng Xếp hạng Đại học Thượng Hải, con số này từ 5 lên 6, và trong Bảng Xếp hạng của Thời báo Times, là từ 14 lên 16. Các nhà bình luận lập tức liên hệ tới sự trỗi dậy về mặt khoa học và đào tạo ở châu Á và đồng thời là sự suy tàn của phương Tây. Tuy nhiên, về cơ bản, sự ưu tú trong học thuật, các sản phẩm của nghiên cứu khoa học và uy tín, những thứ mà các hệ thống xếp hạng cố nắm bắt và phản ánh, không phải là một trò chơi mà bên này thắng thì bên kia thua, bên này được thì bên kia mất. Sự cải thiện chất lượng của các trường đại học trong một bộ phận của thế giới này không có nghĩa là các trường đại học ở nơi khác nhất thiết phải suy tàn. Hơn nữa, sự thay đổi ở châu Á hoàn toàn không mang tính chất kịch tính. Thật là một điều tốt khi các trường đại học bên ngoài nhóm quyền lực truyền thống của Bắc Mỹ hay Châu Âu có thể nâng cao chất lượng và giành được sự công nhận ngày càng tăng cho thành quả của họ.

Tuy nhiên, dù sao đi nữa thì việc xem xét sự phát triển trong khoa học và đào tạo của châu Á cũng sẽ rất có ích nếu chỉ vì khu vực này là nơi có những nền kinh tế đang mở rộng nhanh nhất thế giới; một số nước châu Á đã và đang nhấn mạnh trọng tâm của họ là vừa mở rộng vừa nâng cao chất lượng của giáo dục đại học. Tuy gần như không thể nêu lên những nhận định khái quát hóa về một khu vực rộng lớn và đa dạng như thế, vẫn có thể nêu lên một vài thực tế có liên quan đến phần lớn khu vực này.

Châu Á là mảnh đất của đa số các trường đại học tư trên thế giới, và thành phần tư nhân này vẫn đang tiếp tục mở rộng trong vùng. Trừ vài ngoại lệ, bộ phận các trường tư này nằm dưới thấp của hệ thống thứ bậc về uy tín. Nói theo kiểu các nhà kinh tế học, các trường tư “đáp ứng nhu cầu” và đem lại cơ hội vào đại học cho nhiều người, nhưng nói chung không phải với chất lượng cao. Thành phần tư nhân không đóng góp nhiều vào việc nâng cao chất lượng của giáo dục đại học châu Á.

Châu Á có một bộ phận có chất lượng cao đặc biệt. Nhiều trường đại học Nhật Bản được xếp hạng rất cao. Singapore và Hong Kong có một hệ thống đào tạo xuất sắc. Có những trường đại học xuất sắc ở Hàn Quốc và Đài Loan. Khoảng mươi trường hàng đầu của Trung Quốc đang tiếp cận đến vị trí “đẳng cấp quốc tế”. Các Viện Khoa học Công nghệ của Ấn, dù không phải là những trường đại học theo quan niệm truyền thống, cũng là những trường hàng đầu. Nhưng nhìn chung, các trường đại học châu Á không có lợi thế khi so sánh với những trường đại học ở Bắc Mỹ, Tây Âu, hay Úc. Một số nhân tố về cơ chế, học thuật và văn hóa có thể ngăn chặn ngay cả những trường đại học tốt nhất châu Á trong việc vươn tới đỉnh cao về chất lượng khoa học và đào tạo trong tương lai gần; và nhiều khả năng, về mặt nào đó, ngăn chặn việc nâng cao chất lượng của các trường đại học châu Á nói chung.

Chiến lược của các nước Châu Á trong việc nâng cao chất lượng khoa học và đào tạo rất khác nhau. Singapore và Hong Kong đã đạt được những thành công rất đáng kể chỉ đơn giản bằng việc xây dựng các trường đại học phương Tây ở châu Á qua việc thuê nhiều giảng viên ngoại quốc, dùng tiếng Anh làm phương tiện giảng dạy, và sao chép những chuẩn mực phương Tây về tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo, nghiên cứu. Hàn Quốc đã hỗ trợ hàng loạt chiến dịch quốc gia nhằm nâng cấp việc nghiên cứu khoa học và đào tạo, chẳng hạn như dự án “Trí tuệ Hàn Quốc”. Đài Loan phần nào dựa vào việc thuyết phục các nhà khoa học người Đài Loan được đào tạo từ phương Tây trở về cố hương để nâng cao chất lượng những trường trọng điểm đang được hỗ trợ ngân sách bổ sung. Singapore có chiến lược mời gọi các trường đại học nước ngoài mở chi nhánh tại Singapore và cho họ nhiều điều kiện khuyến khích về mặt tài chính để thực hiện điều này—tuy rằng hàng loạt chi nhánh như thế đã thất bại.

Nỗ lực của Trung Quốc gây ấn tượng nhiều nhất: sự kết hợp các nguồn tài chính to lớn dành cho những trường được xác định là đang hoạt động tốt nhất; sự liên kết sáp nhập nhằm tạo ra những trường vừa có chất lượng cao vừa có quy mô đạt hiệu quả kinh tế; và những nỗ lực nhằm tạo ra một môi trường học thuật kích thích năng suất cao.

Tuy vậy, rất có thể là ở Trung Quốc và đâu đó ở châu Á, có một cái “trần thủy tinh” sẽ sớm bị chạm đến. Tài chính và những nguồn lực khác kết hợp với những chiến lược đổi mới có thể tạo ra những tiến bộ chỉ đến thế mà thôi. Những thách thức về văn hóa, khoa học và lịch sử tồn tại dai dẳng có thể làm chậm đi nhiều tiến trình nâng cấp chất lượng các trường đại học châu Á. Sự trỗi dậy của giáo dục đại học châu Á không nhất thiết là không thể tránh khỏi ít nhất trong một tương lai gần.

Những trở ngại chủ yếu

Một nền văn hóa khoa học dựa trên giá trị của chế độ nhân tài, tự do truy vấn và cạnh tranh—kết hợp với yếu tố hợp tác và ít nhiều linh động—là điều trọng yếu đối với một trường đại học đẳng cấp quốc tế. Nhiều người ở châu Á công nhận tầm quan trọng của những nhân tố này và những khó khăn trong việc thực hiện. Trở ngại nằm ở truyền thống lịch sử cũng như ở những lực lượng khác.

Những mối quan hệ tất nhiên là cần thiết ở bất cứ đâu và trong tất cả mọi tổ chức, mọi xã hội. Nhưng ở Châu Á, những mối quan hệ và mạng lưới cá nhân—người Trung Quốc gọi là guanxi—vẫn đang ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống học thuật, từ việc tuyển sinh cho đến việc thăng tiến của các giáo sư và phân bổ ngân sách nghiên cứu. Một ý nghĩa của việc này là hiện tượng nội giao[1] lan tràn trong giảng viên. Những người được đào tạo từ một trường đại học nào đấy lại được chính trường ấy tuyển dụng và tiếp tục sự nghiệp của mình tại đó. Điều này có thể hạn chế những cách nghĩ mới và sự đổi mới do những quan điểm phổ biến và sự tôn trọng thái quá về hệ thống tôn ti trật tự trong học thuật. Thường thì cũng khó có thể khuyến khích đổi mới trong một môi trường như vậy. Những ràng buộc giữa một cựu sinh viên với giáo sư hướng dẫn của mình có thể định hình quan điểm của nhà trường, hay của cấp khoa và kìm chế sự thay đổi hoặc tạo điều kiện cho chủ nghĩa bè phái.

Nhiều trường đại học Châu Á kết hợp chính sách thăng tiến đối với giảng viên dựa trên mối quan hệ thân thuộc trong lúc đồng thời không có một hệ thống “biên chế” chính thức. Hậu quả là, nhiều người được bổ nhiệm học vị theo cách ấy đã được thăng tiến mà không có sự đánh giá thận trọng đúng mức. Hơn thế nữa, nhiều hệ thống đào tạo ở khu vực này đã không đem lại một sự bảo vệ chính thức cho quyền tự do học thuật hay một chính sách thăng tiến khuyến khích năng suất lao động và những hoạt động dài hạn.

Việc giảng dạy, và về mặt nào đó, cả nghiên cứu, thường theo những phương pháp hoàn toàn truyền thống và nhấn mạnh diễn giảng, với rất ít tương tác giữa thầy và trò. Các giáo sư thường là chỉ đơn giản lặp lại bài giảng của họ và để lại rất ít thời gian cho câu hỏi và thảo luận, nếu có. Có vô số ý kiến phê phán cách dạy truyền thống này và tất cả đều công nhận rằng nó không đóng góp gì vào việc học tập lâu dài cũng như phát triển tư duy độc lập. Những phương pháp này tiếp tục kéo dài tới cả đào tạo sau đại học, nơi mà sự tuân thủ quy cách được coi là quy tắc, và những công việc “thực hành” độc lập vẫn chưa phải là một chuẩn mực phổ biến.

Hệ thống thứ bậc là trọng tâm của những mối quan hệ học thuật mọi loại. Điều này có nghĩa là sinh viên bị hạn chế trong những giao tiếp tương tác không chính thức với các giáo sư, như thường thấy ở các trường đại học châu Âu. Giảng viên bậc trung thường bị thúc ép phải tuân theo phương pháp và các chủ đề của những giáo sư gạo cội. Những quyết định về học thuật trọng yếu thường nằm trong tay những giáo sư có kinh nghiệm, do lòng kính trọng của người châu Á đối với người lớn tuổi, cũng như do bản chất của nhiều xã hội châu Á, dù rằng một số trường đại học hàng đầu đã và đang cất nhắc nhiều giáo sư trẻ và tuyển dụng nhiều giảng viên được đào tạo ở nước ngoài.

Nạn tham nhũng trong giới khoa học đang tồn tại, ít nhất là trong một phạm vi nhất định, ở khắp mọi nơi, nhưng dường như vấn đề này có vẻ như một thứ bệnh địa phương ở một số nước châu Á. Những bài viết về sự thiên vị trong tuyển sinh, về đạo văn trong công bố khoa học, về giả mạo kết quả nghiên cứu thường xuyên xuất hiện trên các báo ở châu Á. Một nghiên cứu do Đại học Vũ Hán thực hiện đã ước lượng khoảng 100 triệu đô la hàng năm đã được chi ra cho các báo cáo khoa học ma do các nhà khoa học và giới sinh viên sản xuất ra. Một trong những tạp chí y khoa hàng đầu thế giới, Britain’s Lancet, cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ không trở thành một quốc gia siêu cường về nghiên cứu khoa học trước năm 2020 như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã hứa hẹn, nếu như sự gian lận khoa học không bị kiểm soát chặt chẽ hơn. Hiện có ít thống kê về điều này, nhưng nhiều giai thoại cho thấy vấn đề gian lận trong khoa học khá phổ biến, ngay cả ở một số trường đại học châu Á hàng đầu.

Ở hầu hết các nước châu Á, đào tạo sau đại học còn đang ở giai đoạn tương đối mới,—cả về nhu cầu mở rộng và xác định những chương trình đào tạo hiệu quả nhằm đem lại nền tảng nghiên cứu cho các trường đại học châu Á, và khả năng đào tạo thế hệ giáo sư và chuyên gia nghiên cứu kế thừa. Thông thường, các giáo sư tập trung công việc vào đào tạo sau đại học có khuynh hướng trở thành những người nghiên cứu tích cực nhất. Trách nhiệm chuyên môn của họ nhấn mạnh việc nghiên cứu và đào tạo một số ít nghiên cứu sinh. Ngay cả những trường đại học tốt nhất của châu Á cũng nhấn mạnh đào tạo đại học nhiều hơn—khiến việc hình thành những trường đại học nghiên cứu thêm phần khó khăn, mặc dù một số trường hàng đầu như ở Trung Quốc chẳng hạn, đã mở rộng rất đáng kể những chương trình đào tạo sau đại học.

Quốc tế hóa được công nhận rộng rãi là một phần tất yếu của bất kỳ trường hàng đầu nào. Nhiều trường đại học châu Á đã và đang nhấn mạnh điều này, tuy có những điều bất lợi khá to lớn. Cái gì sẽ đại diện cho sự quân bình giữa ngôn ngữ địa phương và tiếng Anh, với tư cách ngôn ngữ chính yếu của truyền thông khoa học? Trong nhiều trường đại học, các giáo sư được khuyến khích công bố kết quả nghiên cứu trên những tạp chí chuyên ngành lớn của quốc tế—đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng trong lãnh vực khoa học và tri thức vốn có tính cạnh tranh cao độ. Một số lớp được dạy bằng tiếng Anh, nhưng đôi khi mang lại những kết quả tốt xấu lẫn lộn. Những vấn đề phức tạp liên quan tới cơ sở đào tạo, những chương trình nhượng quyền sử dụng thương hiệu và liên quan tới những trường đại học nước ngoài thì nhiều và đa dạng, và không phải luôn luôn có lợi cho các trường châu Á. Phần lớn sinh viên đi học ở nước ngoài là người châu Á, và nhiều người trong số họ không trở về cố hương sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài—mặc dù xu hướng này đang thay đổi từ từ.

Trở ngại cuối cùng là thu nhập của nghề giảng viên—tâm điểm của bất cứ trường đại học nào nhưng đặc biệt quan trọng đối với một trường đại học “đẳng cấp quốc tế”. Đối với nhiều nước châu Á, các giáo sư được trả lương không thỏa đáng so với tiền lương các ngành nghề khác ở địa phương và quá thảm hại so với tiêu chuẩn quốc tế. Khối lượng công việc giảng dạy thường quá cao khiến khó lòng có thể dành nhiều thời gian cho hoạt động nghiên cứu. Ở nhiều nước, giới khoa học được thăng chức nhờ vào thâm niên thay vì phẩm chất. Một thách thức khác là việc thiếu vắng hệ thống biên chế để đem lại một bảo đảm vững chắc cho tự do học thuật. Các giáo sư cần được bảo vệ công việc và cần nhiều tiền hơn, đồng thời cần một môi trường cạnh tranh để bảo đảm năng suất cao trong lao động khoa học.

Tương lai của các trường đại học châu Á

Tuy rất khó khái quát hóa về các nước châu Á, ta cũng có thể có một số nhận định chung. Phần lớn các nước châu Á—với một vài ngoại lệ đáng chú ý ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore—vẫn đang mở rộng nhanh chóng quy mô tuyển sinh. Bởi vậy, cạnh tranh các nguồn tài chính công cho việc mở rộng hệ thống khá là quyết liệt. Các trường đại học hàng đầu thường bỏ lỡ cơ hội trong việc đấu tranh giành nguồn lực. Bộ phận trường tư đang tăng trưởng thì không quan tâm đến khoa học và sẽ không tạo ra những trường đại học có uy tín.

Nhiều nước châu Á đang thực hiện những kế hoạch tham vọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học, và một số nước đã và đang tạo ra những tiến bộ rất ấn tượng. Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, và nhiều nước khác đã đầu tư lớn cho giáo dục đại học, với những trường đại học hàng đầu đang được nâng cao thấy rõ. Các nước khác—đáng chú ý nhất là Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, và hầu hết những nước nghèo hơn ở châu Á—còn một con đường rất dài trước mặt.

Trong khi có những tiến bộ rất ấn tượng ở một số nước châu Á, và trong một bộ phận của giới khoa học, vẫn còn nhiều trở ngại trên con đường tiến đến vị trí đẳng cấp quốc tế. Cuộc đấu tranh là một con đường dài và đòi hỏi không chỉ nguồn lực mà còn là sự thay đổi sâu sắc những thành lũy của kinh nghiệm học thuật. Nhưng việc xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế là cần thiết đối với châu Á để tiếp tục những tiến bộ rất ấn tượng trong kinh tế. Năng lực nghiên cứu ở trình độ cao và những người có kỹ năng cực tốt là điều rất cần cho tương lai của châu Á.

Nguồn: Philip G. Altbach, The Asian Higher Education Century?,

INTERNATIONAL HIGHER EDUCATION No. 59 (Spring, 2010).


[1] Nguyên văn: “inbreeding” (sự giao phối giữa những người có quan hệ thân thuộc gần gũi), ở đây có ý nói nội giao về tinh thần, một hiện tượng ngăn cản giảng viên tiếp nhận và giao lưu với những ý tưởng khác với mình (Chú thích của người dịch).

Nguồn:LyPham.net
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Suy nghĩ về Trung Hoa

    26/07/2019Phạm QuỳnhHọ có trong tay một sức mạnh lớn: đấy là tinh thần dân tộc phẫn nộ từng ngày trước các xí nghiệp ngoại quốc và dựa trên nền tảng tinh thần bài ngoại của nòi giống. Có thể, đến một ngày nào đó, tinh thần ấy, được thanh lọc, được chưng cất lên, sẽ giúp người Trung Hoa thoát ra khỏi tình trạng hỗn loạn của họ.
  • Giá trị châu Âu và những gợi ý cho sự phát triển

    10/07/2019Hồ Sĩ QuýVài năm gần đây, hình ảnh về một Châu Âu già nua (Old Europe, Secular Europe) thường ám ảnh các nhà chính trị và các nhà hoạt động xã hội xã hội Châu Âu. Thật ra đây là một định kiến thiếu công bằng và không mấy sáng suốt, nhất là đối với những người ở ngoài khu vực Tây Âu tin vào định kiến này. So với Phương Tây ngoài Châu Âu và so với các khu vực khác mới nổi thì đúng là Châu Âu đã già nua. Nhưng già nua đâu có phải là các giá trị Châu Âu đã lỗi thời. Bài viết này cố gắng đưa ra một cái nhìn như vậy.
  • John Dewey - Nhà giáo dục, nhà triết học thực dụng Mỹ

    19/03/2019Thân Thị HạnhTheo J.Dewey, do giáo dục chính là bản thân cuộc sống nên nhà trường không thể tách khỏi hoạt động thực tiễn và kiến thức không thể được áp đặt từ bên ngoài. Cũng do vậy, không thể có một thứ giáo dục chung cho tất cả mọi người. Người thầy phải ý thức rõ và tôn trọng sự khác biệt giữa các học sinh. Giáo dục phải là quá trình của người học, chứ không phải của người dạy. Giáo dục là quá trình mà người học là trung tâm. Nói cách khác, giáo dục phải là một quá trình dân chủ sâu sắc
  • Phải dám so mình với thế giới bên ngoài

    05/07/2018TS. Phạm Duy Nghĩa"Không muốn góp thêm lời phàn nàn, không mơ ước sự kỳ diệu của Gióng" PGS.TS Phạm Duy Nghĩa "góp vài thiển nghĩ tản mạn vì những trường đại học xứng đáng cho thế hệ con cháu chúng ta".
  • Bí ẩn Châu Á trong tấm gương triết học Châu Á

    25/12/2017Hồ Sĩ QuýTriết học Châu Á hay là triết lý Châu Á không phải là một khái niệm triết học. Đây chỉ là một cách gọi tương đối. Nó khá mơ hồ, không đủ rõ ràng, không có nội hàm xác định, càng không được hiểu như nhau trong mọi văn cảnh. Nếu coi là một khái niệm triết học, thì triết học Châu Á còn mơ hồ hơn cả khái niệm triết học phương Đông...
  • Thấy gì từ một số mô hình giáo dục tiên tiến?

    11/10/2015Itamar Rabinovic - Thanh Trà (lược dịch từ American Interest)Trong khi người Mỹ coi những tranh cãi trong giáo dục như một mớ bòng bong, người nước khác lại thấy đó là biểu hiện của sức sống và sự lành mạnh. Như vậy, quan điểm của bạn phụ thuộc vào địa điểm mà cái nhìn của bạn.
  • Vấn đề giá trị quan Châu Á: nghiên cứu so sánh Châu Á và phương Tây

    18/10/2014Hồ Sĩ QuýNgười Châu Á coi “cần cù, yêu lao động” là giá trị hàng đầu của sự làm người. Nhưng người Mỹ lại coi "tự lực cánh sinh"' mới là giá trị đáng quý nhất, cần cù cũng được coi trọng nhưng chỉ đứng thứ ba sau “tự lực cánh sinh và thành đạt cá nhân”...
  • Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh

    26/09/2014Đỗ Hòa HớiVới sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX.
  • Lại bàn về những giá trị sống

    19/06/2014Nguyễn Trần BạtAnh là một mẫu mực, giống như cách anh nói, anh muốn đi tìm hiểu đời sống tinh thần của những người thành đạt, những người nổi tiếng để hiểu thêm họ như một cái gì đó để hướng theo. Anh vẫn nói là không muốn trở thành một người giảng dạy chuyên nghiệp, nhưng đối với tôi và đối với những giáo viên ở khoa chúng tôi cũng như các sinh viên ở đây thì anh vẫn là một người thầy...
  • Đại học: Tiền không mua được đẳng cấp

    11/11/2010Hồ Đắc TúcMột trong các giải pháp của “đề án đổi mới giáo dục đại học 2006-2020” của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo là cho phép thành lập nhiều trường đại học để “đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cao”. Nhưng đại học không phải là địa chỉ để “đào tạo nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ và dịch vụ chất lượng cao”. Đó là một lối suy nghĩ dễ tính. Thành lập một trường, và rồi hệ thống đại học, phải xuất phát từ sự suy tư thâm hậu và sâu sắc về hiện trạng và tương lai của đất nước.
  • Hình thái châu Á (phương thức sản xuất kiểu châu Á) và chủ nghĩa xã hội

    30/12/2009Igor Nikolaevich KovalevSách Lịch sử kinh tế và các học thuyết kinh tế được Igor Nikolaevich Kovalev trình bày theo phong cách mới, trong đó tác giả sắp xếp kiến thức về lịch sử kinh tế học một cách hệ thống, liên kết phương diện xã hội nhân văn và phân tích toán học với chuyển biến lịch sử. Trong sách này, tác giả dành phần lớn phân tích giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nước Nga xô-viết dưới ảnh hưởng trực tiếp của chủ nghĩa Marx. Bài viết dưới đây được trích dịch từ đề mục: “Chủ nghĩa Marx như một mô hình ngôi nhà thế giới về kinh tế”, có thể cung cấp thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến chủ nghĩa Marx.
  • Trách nhiệm xã hội của đại học

    12/11/2009Cao Huy ThuầnĐồng thời với chúng tôi hồi đó, tại mẫu quốc, các cậu bé của nước Đệ Tam Cộng Hòa Pháp được dạy để làm công dân dưới mái trường mà mỗi giáo viên tiểu học là một người lính tiền phong chống lại giáo dục của Nhà Thờ ngự trị qua bao thế kỷ.
  • Tranh luận sau báo cáo của Harvard về giáo dục Việt Nam

    29/10/2009Neal Koblitz (Khoa Toán, Đại học Washington, Seattle, USAKhi Intel thông báo các yêu cầu của mình, sinh viên và các trường đại học đã có những đáp ứng có tính xây dựng. Chúng tôi còn cả một chặng đường, nhưng những tiến bộ gần đây là đáng kể.
  • Bộ mặt mới của đại học Việt Nam?

    05/10/2009Phạm Duy HiểnHệ thống đại học ở một nước như Việt Nam phải phát triển theo một quỹ đạo tối ưu giữa số lượng và chất lượng. Cần mở rộng quy mô để thỏa mãn nhu cầu được học ngày càng cao của người dân (phương nằm ngang), đồng thời phải nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH) ở một số trường trọng điểm, được xem như những chiếc máy cái cho nền khoa học và đại học nước nhà (phương thẳng đứng).
  • Harvard bàn về khủng hoảng giáo dục đại học VN

    21/09/2009Đại AnTuần Việt Nam xin giới thiệu nội dung cơ bản của bản báo cáo trong khuôn khổ Asia Programs của Trường lãnh đạo Kennedy thuộc ĐH Harvard, do hai tác giả Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson thực hiện với tựa đề: Giáo dục đại học - cao đẳng Việt Nam: Khủng hoảng và đối phó.
  • "Nhất châu Á"

    02/05/2009TS. Nguyễn Sĩ DũngCuối cùng, chúng ta cũng có một cái gì đó được thiên hạ (cụ thể là Tổ chức tư vấn về rủi ro chính trị và kinh tế - PERC) đánh giá là nhất châu Á! Và đó là... cái sự "khó tính và gây trở ngại" của đội ngũ công chức. Đây là một sự nổi tiếng ngang ngửa với tai tiếng, một "giải thưởng Mâm xôi vàng" cho các công chức Việt Nam.
  • Cải thiện chất lượng giáo dục đại học bằng tư duy

    14/03/2009Phạm Trần LêViệc cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo đại học được nhắc đến thường xuyên trong công luận như một vấn đề bức thiết nhưng cho đến nay vẫn chưa có những giải pháp mang tính toàn diện và triệt để, vừa đạt được mục tiêu về cải thiện chất lượng dạy và học đồng thời giúp cho bài toán quyền lợi của các cá nhân liên quan được giải quyết hợp lý. Một giải pháp như vậy đòi hỏi được xem xét qua tư duy kinh tế với ba câu hỏi căn bản là: xã hội có nhu cầu gì ở giáo dục đại học; hiện trạng đào tạo đại học hiện cung ứng tới đâu; lộ trình nào để từng bước giúp cung và cầu gặp nhau.
  • Cải cách và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtMột khi coi cải cách là công cụ phát triển chủ động của con người cũng tức là đòi hỏi con người phải nhận thức được giới hạn của cải cách. Nghiên cứu về cải cách hay cơ sở lý luận của cải cách có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì nó chứng minh sự cần thiết phải tiến hành cải cách thường xuyên và liên tục...
  • Phát triển giáo dục trong xu hướng toàn cầu

    23/07/2007Phạm ThắngHầu hết các quốc gia trên thế giới đều lấy giáo dục phổ thông làm nền tảng và coi giáo dục Đạihọc là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, tùy thuộc vào điều kiệnkinh tế- xã hội của mình, mỗi quốc giacó thể nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau trong chiến lược phát triểngiáo dục Đại học...
  • Lối thoát nào cho giáo dục Đại học Việt Nam?

    04/06/2007GS,TS Trần Đình Sử“Trước thực trạng xuống cấp của giáo dục Đại học nước nhà, đã có ý định thả nổi hệ thống Đại học hiện có. Đâu là lối thoát cho giáo dục Đại học Việt Nam. Có niềm tin, biết tháo gỡ các vướng mắc, bổ khuyết các thiếu sót, nhất định chất lượng Đại học sẽ lên”.
  • Châu Á phục sinh

    17/05/2007Vũ Sơn ThủyTất cả, như đã nói rằng vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, Châu Á đang đẩy toàn bộ sự đói nghèo, lạc hậu, bạc nhược và tủi nhục vào quá khứ để bước lên sân khấu chính trị toàn cầu và phát đi một tương lai đầy hứa hẹn về sự phục sinh nền văn minh chói lọi một thời.
  • Giá trị Châu Á trong thế kỷ XXI

    21/12/2006Kim Jae YoulSự sống dậy của truyền thống Khổng giáo qua CNTB Khổng giáo bắt đầu hấp dẫn nền kinh tế thế giới. Khi mà thế giới thế kỷ XXI bắt đầu phát hiện lại Đông Á, thì giới trí thức Đông Á lạibắt đầu tự ý thức để đưa ra những giá trị và cả tính Đông Á như một sự hoán đổi cho văn hóa thế giới trong thế kỷ XXI.
  • Vài góp ý về chất lượng giáo dục Đại học

    01/01/1900Nguyễn Văn TuấnQua theo dõi loạt bài thảo luận và góp ý về giáo dục đại học ở Việt Nam trên các báo trong nước và qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong và ngoài nước tôi nhận thấy một trong những vấn đề lớn nhất về giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay là vấn đề chất lượng: chất lượng đội ngũ giảng dạy, chất lượng đào tạo và chất lượng Sinh viên.
  • MBA và các hỗ trợ tài chính cho sinh viên

    01/01/1900TRƯƠNG THU HÀDù lí do học MBA của bạn có là gì đi chăng nữa, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng bạn nên biết những vấn đề quan trọng sau đây. ...
  • Lược sử giáo dục đại học và những vấn đề của trường đại học đương đại

    05/10/2006Ngô Tự LậpKhác biệt lớn nhất giữa trường ĐHHĐ với trường đại học thời trung cổ là ĐHHĐ có một tư tưởng chủ đạo, tạo thành nền tảng cho mọi hoạt động của nó, bao gồm mục đích, triết lý, phương pháp, cũng như quan hệ giữa các khoa và quan hệ của trường với nhà nước. Tư tưởng chủ đạo ấy, với Kant, là lý tính...
  • Giáo dục đào tạo: Mấy chục năm điều trần

    11/09/2006Từ mấy chục năm, trong thời còn chiến tranh hay sau ngày hòa bình thống nhất, trước hay sau thời đổi mới, dưới dạng thư điều trần gửi các cấp lãnh đạo hoặc những năm gần đây qua các bài báo, tôi không ngừng kiến nghị về sự cần thiết tổ chức và quản lý giáo dục đào tạo sao cho phù hợp với tình hình tiến triển của đất nước,...
  • Đại học đẳng cấp quốc tế, nâng cấp hay xây mới

    11/08/2006Thương TùngXây dựng Trường Đại học Đẳng cấp quốc tế của Việt Nam đạt trình độ đào tạo, nghiên cứu hàng đầu, có khả năng cạnh tranh quốc tế là những nội dung chính trong quyết định số 145/2006/QĐ-Thủ tướng của Chính phủ ban hành ngày 20/6/2006. Việc này nhận được sự ủng hộ của nhiều người nhưng vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận là xây dựng hoàn toàn một trường hay nâng cấp các trường Đại học sẵn có?
  • Dân ta cần Đại học đạt chuẩn thế giới

    15/07/2006Hữu NguyênChất lượng giáo dục đại học hiện đang là một trong những nguy cơ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Nhiều phụ huynh lo xa và có điều kiện đã tìm mọi cách cho con mình đi du học nước ngoài...
  • Đại học là như thế nào?

    06/05/2006Phan BảoĐại học theo định nghĩa của các vị hay các đàm khoát luận ở quán bia là học đại đi (như kiểu nói Tượng đài bao giờ cũng ở tại đường) vậy. Đó là một tri thức phổ biến bởi vì quán bia là một diễn đàn rộng rãi nhất...
  • Bill Gates nói về Học đại học

    07/07/2005Phó Thiên TùngBuổi đến thăm và tâm sự của Bill Gates với học sinh trung học Trung Quốc, 1/7/2004. Hơn 2000 học sinh trung học thực nghiệm thuộc trường đại học sư phạm Bắc Kinh đã dành cho thần tượng của mình những tràng vỗ tay nhiệt liệt nhất...
  • Về giá trị và giá trị Châu Á

    22/02/2006Hồ Sĩ QuýTác giả đã phân tích những giá trị truyền thống Châu Á trong bối cảnh thế giới đương đại và có sự đối sánh với những hệ giá trị khác, tổng hợp những quan điểm điển hình của một số học giả có uy tín trong và ngoài nước về lĩnh vực này, luận giải mối tương quan giữa những giá trị truyền thống Châu Á và nền văn hoá Việt Nam...
  • Trường Đại học duy lý và ý tưởng tự trị Đại học

    19/02/2006Ngô Tự Lậpcha đẻ thực thụ của trường Đại học hiện đại chính là Immanuel Kant (1724 -1804), người đã kết hợp triết học duy lý (rationalism) của Descartes với triết học duy nghiệm (empiricism) của Bacon và mở đầu cho thời kỳ Khai Sáng...
  • 2006 - Bắt đầu lộ trình đổi mới giáo dục đại học...

    30/06/2005Thanh HàĐây chính là một cơ hội lớn cho giáo dục - đại học (GDĐH) Việt Nam. Tất nhiên nó sẽ đi kèm những thách thức cũng rất lớn”. Bà Trần Thị Hà - vụ trưởng Vụ Đại học & sau đại học  - mở đầu cuộc trao đổi với TTCN.
  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi bằng con đường nào?

    09/07/2005Nguyên NgọcĐã ít lâu nay, khi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, hình như nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được.
  • Singapore muốn trở thành New York của châu Á

    10/02/2003Singapore, quốc đảo xinh đẹp và nhỏ bé của Đông Nam Á đang có kế hoạch vươn mình trở thành một trong những thành phố năng động ngang tầm với London, New York và San Francisco.
  • Châu Á với vấn đề toàn cầu hoá giáo dục

    10/02/2003Trên thế giới, cải cách giáo dục hiện nay được xem là rất cần thiết cho thành quả kinh tế. Sự phồn thịnh kinh tế của một quốc gia tùy thuộc vào chất lượng của hệ thống giáo dục quốc gia đó. Mặc dù nhu cầu giáo dục sáng tạo chỉ mới chớm nở ở châu Á nhưng các chính phủ cũng đã quan tâm và chuẩn bị nhập cuộc toàn cầu hóa giáo dục. Từng quốc gia đã ráo riết cải cách chế độ giáo dục theo hướng toàn cầu hóa để tránh bị tụt hậu so với các quốc gia khác.
  • Trường lớp châu Á

    10/02/2003Dự đoán của hai báo Asiaweek và The Christian Science Monitor về viễn cảnh trường lớp châu Á sẽ thay đổi ra sao trong thế kỷ tới
  • xem toàn bộ