Thế giới liệu có Phát triển Bền vững trên chiếc cầu bập bênh?

10:59 SA @ Thứ Năm - 27 Tháng Hai, 2014

Phát triển và Bền vững là hai khái niệm đối lập : Một bên là động còn bên kia là tĩnh. Nếu hiểu “Phát triển bền vững” như một tính từ (ví dụ : Một nền kinh tế phát-triển-bền-vững), thi chúng chỉ mang giá trị diễn đạt của ngữ nghĩa thuần túy, còn nếu lý giải cụ thể hành vi mà chúng mô tả, thì tinh đối lập của chúng tựa như cặp “đối xứng quay”, giống như hai đầu của chiếc cầu bập bênh trong vườn trẻ vậy: đầu này hạ xuống thì đầu kia dâng lên.

Trong Tự nhiên và trong đời sống xã hội, những hiện tượng đối xứng như vậy là rất phổ biến, và được khái quát rất bình dân là: “Cái gì cũng có hai mặt. Được mặt này thì mất mặt kia”. Điều ứng nghiệm này, phải chăng, là hệ quả của Nguyên lý bất định? Hoặc, nếu hiểu ngược lại: Những tương quan nghịch biến kiểu như vậy trong Tự nhiên và trong xã hội, được cô đặc dưới dạng cụ thể nhất trong Thế giới của các hạt vật chất, đó là Hệ thức bất định, thì cả hai cách hiểu đều chứng tỏ một điều là, hiện tượng “đối xứng" hoàn toàn có cơ sở Khoa học và có thể coi là một nguyên lý của Tự nhiên.

Vậy thì, liệu phát triển có dẫn đến xã hội bền vững không? Để trả lời câu hỏi này, cần phải đặt ra một câu hỏi khác: Phát triển không thể được tạo ra chỉ bằng ý tưởng. Vậy thì nguyên-nhiên liệu để phát triển lấy từ đâu? Không ở đâu khác ngoài tài nguyên thiên nhiên, Vấn đề là tài nguyên thiên nhiên cũng chính là môi sinh của muôn loài. Khai thác tài nguyên mà không phá hủy môi sinh là bài toán khó. Có một kinh nghiệm cho cách giải loại bài toán này rất thông minh, mà ai cũng biết, là : “Trong những cái thiệt hại không thể tránh, thì phải chọn cái thiệt hại ít nhất”. Cách giải này đòi hỏi sự tính toán hết sức công phu. Bỡi vì người thực thi việc tính toán phải suy tư trước hai tiếng gọi : “Tiếng gọi của lợi ích vật chất và tiếng gọi của đạo lý tình yêu”.

Vẫn biết khi sinh ra muôn loài, Tạo hóa cũng lo liệu một kho tàng tài nguyên để nuôi sống chúng sinh, Đạo lý chính là sự thể hiện thái độ của chúng ta: Đón nhận hay cướp đoạt. Sự ưu tiên thái quá cho tốc độ tăng trưởng đã nâng đầu này của chiếc cầu bập bênh lên cao và, tất yếu, đầu kia của “môi sinh” phải hạ xuống. Và đã hạ đến mức tiếng kêu “Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta !” bắt đầu cất lên khi nhân loại bước vào thế kỷ 21. Một thế kỷ mới, trộn lẫn niềm tự hào của đời sống văn minh vật chất được nâng cao cùng với nước mắt của sự mất mát do tai ương ngày càng dồn dập và khốc liệt của thiên nhiên, như đòn trừng phạt giáng xuống đời sống con người trên khắp Trái đất. Thiên nhiên đã nổi giận thì con người biết trốn tránh đi đâu để tim một không gian sống bền vững? Bởi vì, ngay cả số lợi nhuận khổng lồ tước đoạt từ Thiên nhiên, liệu còn sở hữu được bao nhiêu cho tái phát triển mở rộng, khi buộc phải bỏ ra một khoảng rất lớn để khắc phục thiên tai, được xem như một khoảng nộp phạt ?

Vậy, con đường phải đi để hướng tới Phát triển bền vững là tôn trọng sự cân bằng của Tự nhiên. Chiếc cầu bập bênh không phải là không có vị trí thăng bằng. Hai khái niệm đối lập : phát triển và bền vững, ta đã nghe quá quen thuộc, có lẽ vì thế mà không cần phải lý giải thêm nữa. Đó là điều tệ hại đối với một cặp phạm trù cốt lõi của tư duy phát triển, vì nó có cả sứ mệnh dẫn đường cho tác động phát triển.

Bền vững! Nhưng cái gì bền vững?Thiên nhiên bền vững, Xã hội bền vững, hay Cuộc sống bền vững? Vì vậy, để hướng đến hành động làm cho chiếc cầu bập bênh kia luôn ở vị trí thăng bằng thì chắc chắn là phải chọn khái niệm An sinh. Vì nó hòa hợp với mục đích phát triển. Và cũng chính vì thế mà khi đặt trọng tâm phát triển và trọng tâm an sinh vào hai đầu cầu bập bênh, thi ắt là cân bằng sẽ được lập lại.

Đối xứng là hiện tượng phổ biến của Tự nhiên. Đối xứng tạo ra sự hình thành, còn phá vỡ đối xứng tạo ra sự phát triển. Chỉ có sự lượng định cực kỳ chính xác của Tự nhiên, ở qui mô Vũ trụ, mới có “quyền năng” phá vỡ đối xứng để đưa Tự nhiên vào con đường tiến hóa, từng bước phát triển trong một tổng thể cân bằng . Chẳng hạn, Với đối xứng Vật chất-phản Vật chất, Tự nhiên ưu ái Vật chất hơn, nâng cao vai trò Vật chất hơn, thì tất yếu phản Vật chất, trên đầu kia của chiếc cầu bập bênh, phải bị hạ thấp xuống tận đáy Zero. Và, vì thế, phản Vật chất đã vĩnh viễn biên mất khỏi Thế giới của chúng ta vậy.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lạm bàn về vấn đề “Hoàng hôn của khoa học”

    22/11/2016Lê Văn GiạngCó "buổi hoàng hôn của khoa học" không? Đó là câu hỏi rất lớn, đồng thời rất khó có câu trả lời thuyết phục được mọi người. Nếu câu trả lời là "có” thì sẽ là một thách thức rất nghiêm trọng mà nhân loại phải đối mặt...
  • Cái khác...

    16/10/2015Lê ĐạtVật lý lượng tử khi đưa vào nguyên lý bất định đã buộc phải đổi mới cách tư duy loại trừ, từ lâu vẫn thống trị nhân loại. Bên cạnh hai vế đúng/sai nó đưa vào một vế thứ ba và chúng ta có một bộ ba mới đúng/sai/khác. Tôi khác anh không có nghĩa là tôi chống lại anh. Hơn nữa, tôi có thể bổ sung cho anh. Hệ quả lớn nhất của thuyết bất định là đề nghị dùng nguyên lý bổ sung thay thế nguyên lý loại trừ...
  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Giới hạn của nhận thức

    23/09/2014Đỗ Kiên Cường“Tự nhiên như người đàn bà ưu làm đỏm, khi thì phơi bày phần này, khi thì phơi bày phần khác trên cơ thể của mình. Và người chiêm ngưỡng kiên nhẫn đến một lúc nào đó sẽ nhìn thấy tất cả”. Đầu thế kỷ XIX, nhằm ca ngợi khả năng vô hạn của nhận thức, nhà khoa học Pháp lừng danh, hầu tước Laplace (1749-1827), được người đương thời xem là có đóng góp khoa học chỉ sau Newton, đã thốt lên nhận định bất hủ như vậy. Hỏi còn gì ve vuốt trí tuệ loài người hơn?
  • Vai trò của bất bình đẳng kinh tế, ghen tị và thiếu thốn tương đối trong phát triển bền vững tại Việt Nam*

    02/12/2009Trần Nam BìnhBài viết này tập trung vào góc cạnh phân phối thu nhập của phát triển bền vững. Cụ thể hơn, bài viết xem xét vai trò của chênh lệch/bất bình đẳng kinh tế, lòng ghen tỵ và thiếu thốn tương đối phát triển bền vững tại Việt Nam.
  • Cải cách vì mục tiêu phát triển bền vững

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtLý do quan trọng nhất khiến chúng ta phải chấm dứt phương pháp lãnh đạo cách mạng, đó là trái đất không còn đủ nguồn năng lượng sống để lãng phí đến mức tiêu dùng cho những cuộc cách mạng. Những thay đổi trong quan niệm về phát triển ở trên đã chứng minh điều đó. Các nhà nước và các chính phủ, hơn ai hết phải nhận ra tầm quan trọng của hoạt động lãnh đạo để tạo ra sự phát triển bền vững và chân chính...
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hóa

    28/09/2007Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó, con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội...
  • Phát triển bền vững trên nền tảng sự đồng tiến hóa giữa con người và tự nhiên

    22/07/2007Nguyễn Đình HòaHiện nay, khi mà vấn đề môi trường sốngđã trở thành một vấnđề toàn cầu, cả hai khuynh hướng hoặc là tuyệtđối hoá yêu cầubảo vệ môi trường đến mức cực đoan, hoặclà chỉ quan đến tăng trưởng kinh tế đều không đáp ứngđược nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại. Bởi phát triển bền vững, trongđó bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội mục tiêu bảo vệ môi trường, là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với quyluật...
  • Phát triển bền vững: Tiền đề lịch sử và nội dung khái niệm

    24/01/2007Nguyễn Đức ChiệnDựa vào nguồn tư liệu thu thập được, với cách tiếp cận xã hội học, bài viết này trước tiên tổng quan sơ lược tiền đề lịch sử ra đời thuật ngữ "Phát triển bền vững" sau đó đề cập khái niệm "Phát triển bền vững" theo Brundtland, và cuối cùng bàn về khái niệm này qua một số nghiên cứu ở Việt Nam gần đây....
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững

    09/09/2006Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội. Bản chất con người vốn có khả năng sáng tạo, song, tiềm lực này có được "thực tế hóa" hay không, lại phụ thuộc vào điều kiện xã hội, giáo dục cộng đồng và ý thức cá nhân...
  • Dao sắc không gọt được chuôi?

    08/09/2006Godel lại chứng minh một cách thành công rằng bất kỳ một hệ logic hình thức nào cũng không đủ mạnh để tự chúng minh nó đúng. Muốn chứng minh A đúng thì phải đi ra ngoài A. Tư tưởng của Godel đã được chính lịch sử toán học chứng minh. Thật vậy, Hilbert đã xây dựng thành công hệ tiên đề cho hình học Euclid, gồm 20 tiên đề..
  • xem toàn bộ