Thế giới - những gì 10 năm tới?

01:50 CH @ Thứ Ba - 02 Tháng Hai, 2016
Tầm nhìn khả thi của các tổ chức nói chung là 10 năm ( cho dù của một cá nhân siêu việt nào đó có thể xa hơn ) - vì công nghệ, chính trị, xã hội thay đổi, và ngày càng phức tạp, cùng năng lực cụ thể của từng tổ chức nữa! Tuy thế, ngày cuối năm chúng ta cùng thử nhìn 10 năm tới xem sao? Tôi luôn cho rằng, cũng từng trải nghiệm rằng: thật ra rất nhiều điều trong tương lai mà nhiều người trong chúng ta hoàn toàn có thể hình dung khá chính xác về khuynh hướng!
Tôi nhiều năm nghiên cứu phân tích các mô hình 'chính trị / thể chế' của các Quốc gia ( thậm chí được xếp hạng là 'tốt nhất' ) nhận thấy không đủ khả năng quản trị tốt hơn nữa với chính Quốc gia đang sở hữu , chưa kể sự phân hoá giữa các mô hình đó đang dãn rộng, lỏng lẻo.... Sau 10 năm nữa chắc sẽ có nhiều hơn nét phác thảo 'cận khả thi' về mô hình mới ! Còn dưới đây là 'dự báo chung' trong 10 năm tới...Tôi mong mục 10 là hé sáng lạc quan?!


1. Nền kinh tế Trung Quốc ( vị thế số 2 - lại như toa đẩy cuối đoàn tàu kinh tế Thế giới )gặp khủng hoảng toàn diện( nên gây thiệt hại chung ) , do tích luỹ xấu các vấn đề từ quá khứ: - tham nhũng mọi quy mô / - bong bóng kinh tế nóng trong BĐS và CP /- bão hoà của việc tăng trưởng dựa trên tín dụng và SX quy mô nhưng kém CL /- những mâu thuẫn chính trị xã hội quốc nội /- tên TQ ngày càng kém uy tín toàn cầu vì mất lòng tin về mọi phương diện từ Chính phủ đến doanh nghiệp và thái độ của người dân...
Về cơ bản không thể đơn phương gây xung đột cấp khu vực!

2. Châu Âu bị chia rẽ ( quan điểm / lợi ích / năng lực ) nghiêm trọng, khó có giải pháp chung và toàn diện đượctrong các vấn đề về di cư, cách biệt kinh tế giữa các nước thành viên. Phía Tây ngán mãi bị ảnh hưởng nhiều vào Mĩ nhưng chưa biết nên sao, phía Đông vốn không mạnh cũng cầm chừng và phải thoả hiệp với Nga gấu. Những chủng sắc tộc bản địa bị pha loãng và giảm nhiều năng lực 'ưu trội' trong hội nhập. Nước Anh dứt khoát lùi xa hơn khỏi thể chế cộng đồng EU, Đức kiệt sức, Pháp lưỡng lự...
Về cơ bản lục địa này buộc phải phát minh ra mô hình quản trị mới.

3. Nước Nga do đặc tính lãnh thổ và cội nguồn Slavơnên không thuộc Châu Á, chẳng thể là Châu Âu nên 'du di kiểu cực đoan ' để bảo tồn vị thế 'cô đơn' giữa hai châu lục. Hơn nữa những quyết định về Crưm của Putin không dễ thay đổi trong vòng chục năm nữa! Điều đó làm khó khăn cho sự bình thường hoá mọi chuyện còn lại với Thế giới. Kinh tế may ra thoát 'đáy thấp' sau hơn 10 năm nữa ( với điều kiện rút bớt đầu tư QP để cho KT )! Thời gian ấy khiến Quốc gia này không dễ giảm được sự cực đoan địa chính trị. Sẽ đỡ phức tạp hơn chút nếu có Tổng Thống mới.
Về cơ bản vẫn là 'Ju đô kiểu Putin'

4. Mĩ có năng lượng tăng trưởng khoảng 5 năm nữa, sau khi đảng Cộng Hoà thắng cử sắp tới, cùng với sự dồi dào sức lao động mới và hào hứng đầu tư mới từ các nhà Doanh nghiệp, trưen nền tảng xã hội luôn nuôi dưỡng được sức sáng tạo! Mĩ sẽ phải dàn lực ra nhiều nơi hơn trên thế giới, năng lực siêu cường quân sự và dẫn đầu trong các quyết sách toàn cầu bị thách thức nghiêm trọng. Các giá trị xã hội vốn là cốt lõi sẽ khiến Quốc gia này tự bị đẩy đến 'giới hạn cuối cùng' của năng lực luật pháp và kiểm soát xã hội hiệu quả.
Về cơ bản sẽ có 'tư tưởng Lincol (-) : mềm trong nội bộ'!

5. Các Nước còn lại, ngả nghiêng 'đánh võng' trong các quan hệ đối ngoạitừ cấp độ khu vực đến 'cực quyền thế giới' ...( do bất tín song phương và khó lựa chọn ). Thiếu năng lực về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ cao, phụ thuộc sự chi phối của các nguồn nguyên liệu / năng lượng cơ bản từ nước lớn ( dù có thể sản xuất ra ), trình độ quản trị tha hoá, văn hoá xã hội tồn tại nhiều như rào cản...nên gần như khó hiện thực được các 'tầm nhìn mười năm' ! Những vụ 'bị bắt nạt lẻ' / những cách thức cực đoan / phân rẽ nảy nòi mạnh, khó kiểm soát hơn trong từng Nước.
Về cơ bản sẽ lấp loé đôi nơi đôi lúc ( sáng / hoặc 'cháy' ) về kinh tế / chính trị / vũ trang

6. Công nghệ phát triển , đa dạng, nhanh, phổ cập chưa từng thấynhư thông tin liên lạc không dây, vật liệu / năng lượng mới, tiết kiệm / thân thiện / tinh xảo / tích hợp / kết nối đa dụng....ra đời... Gia tăng rất nhiều cơ hội cho cá nhân và mọi tổ chức vi mô trong các công việc, dự án, làm ăn, thể hiện....khiến cung cách tổ chức / quản lý từ cá nhân đến Chính phủ phải thay đổi tận nền tảng....'xã hội đa dân sự phi tập trung' là tất yếu, không còn tồn tại khái niệm 'lề trái / lề phải' trong truyền thông. Xa cách rộng giữa các thế hệ, giữa các lớp người...
Về cơ bản tiến trình 'công nghệ hoá mọi điều' thay dần cho các 'hoạt động và sản phẩm cảm xúc'

7. Rất nhiều các quan niệm, tập quán, chuẩn mực về : gia đình / hôn nhân, giáo dục / đào tạo , văn hoá / văn minh , quốc gia / dân tộc , quê hương / đất nước , lý tưởng / niềm sống , tôn giáo / tín ngưỡng....thay đổi đa hướng, biến dị, pha trộn không biên giới, xuyên chủng tộc.... Thêm nữa do ra đời những thứ mới thuộc 'giới hạn của đạo đức' như : robot mang tính người, nhân bản vô tính, cấy ghép gene..., những không gian / công cụ ảo..... càng khiến đời sống con người vô cùng phức tạp và bất định tinh thần. Khó định hình được hệ chuẩn mực mới và chung như thế nào?!
Về cơ bản 'hệ đạo đức học' thay đổi vượt khuôn khổ cũ của các hệ văn hoá.

8. Trái Đấtđã đứng trước giới hạn của cạn kiệt tài nguyên/ nguyên liệu / năng lượng cơ bản! Các nguồn sinh thái chính yếu bị suy thoái, đứt gãy gần như không thể hồi phục, chuỗi sinh học bị lệch lạc, mất cân bằng nghiêm trọng....thời tiết khí hậu xưa có tác dụng hồi quy cho các hiện tượng sinh tồn thì tới đây chủ yếu gây nên tàn phá bất lường và quy mô lớn. Dân số sau 10 năm nữa vượt 8 tỉ, trong đó nhu cầu chi tiêu cho ( an ninh . quốc phòng / 1 người dân ) tăng phi mã càng làm môi trường từng Quốc gia đều 'khó sống' và mâu thuẫn giữa trong khu vực gia tăng...
Về cơ bản 'con người tranh đấu cho tham sân si' ắt huỷ diệt Trái đất.

9. Việt Nam: Kinh tế có tăng trưởng trên 5,5% trong vòng 3 năm tới do ( BĐS giao dịch nhiều hơn, các doanh nghiệp dân doanh buộc phải năng động hơn, hệ thống ngân hàng không xấu hơn mà phải hiệu quả hơn với tư cách cung vốn và giao dịch tài chính , yếu tố thị trường đầy đủ hơn, dịch vụ hành chính công cũng buộc phải cải tiến để hội nhập, tham nhũng lớn khó hơn.....và kiều hối cùng FDI tăng ( do cạnh tranh với 3 nước LMC của Asean ) ! Nhưng sau đó sẽ rất khó khăn, biến hướng vì áp lực ghê gớm của hội nhập toàn diện về tiêu chuẩn / luật lệ / công nghệ ....
Về cơ bản là 'có thay đổi sau khi mọi điều đã thay đổi'.

(*)THAY CHO ĐIỀU 10: Tư tưởng Phật Giáođúng nghĩa: ( chân chính / chân thiện / chân mĩ ) nên sẽ có ảnh hưởng với tư cách điều chỉnh và làm cân bằng hơn các ( cách sống / phương pháp / mưu cầu / hợp tác / quản trị ) ở mọi cấp độ ! Dù chưa bao giờ Phật Giáo mang ý thức về 'sứ mệnh toàn cầu' của mình như thế! Vì thế, và để làm được thế Phật Giáo phải tự 'thanh tẩy' trong 'kinh bổn' và 'thăng tạo' chính hệ thống của mình. Rất khó khi sợi chỉ đỏ của quá trình đó là 'hoà hợp' với mọi nhẽ...nhưng thật hay KHI MỖI NGƯỜI TỰ HÀNH SINH ĐƯỢC THEO PHẬT GIÁO HÀNG NGÀY - Điều thứ 10 này vừa là thách đố , vừa là xu hướng tới, dù thế nào sẽ là cứu cánh hiện thực, khả thi hơn các giải pháp khác đã hay chưa nghĩ ra!
Về cơ bản Phật Giáo phải cố 'thắng chính mình' đã?!
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khả năng dự báo của kinh dịch

    29/01/2014Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngDịch hay Chu Dịch gồm hai phần, Dịch kinh và Dịch truyện. Dịch Kinh là một cuốn sách, thường được xem là sách bói, gồm 64 quẻ, xuất phát từ 8 quẻ (Bát quái), mỗi quẻ có 6 vạch. Dưới mỗi vạch có lời đoán theo các mục như hôn nhân, xuất hành... Lời đoán có thể tốt hay xấu, kèm lời khuyên đạo đức. Người đoán quẻ lập luận theo nguyên tắc âm dương giao cảm...
  • Việt Nam – Một tương lai có thể dự báo

    09/10/2010Nguyễn Trần BạtXã hội của chúng ta trộn lẫn những mâu thuẫn giữa kinh tế với chính
    trị, giữa chính trị với xã hội, giữa xã hội với lịch sử... Do đó, sự dự
    báo có thể rất chủ quan nhưng các dự báo tự do mang tính chủ quan đó
    nếu nằm bên cạnh nhau sẽ tạo ra được khuynh hướng và quyết định tương
    lai của đất nước trong các khía cạnh cụ thể...
  • Dự báo xu thế và quan điểm phát triển văn hóa VN giai đoạn 2011-2020

    24/03/2009Thùy TrangViện Văn hóa và phát triển (Học viện Chính trị quốc gia TP.HCM) cùng với Trường ĐH Văn hóa TP.HCM vừa tổ chức hội thảo “Dự báo về xu thế và quan điểm phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, tại đây có nhiều ý kiến tâm huyết của các giáo sư, nhà nghiên cứu khoa học dành cho sự nghiệp phát triển văn hóa nước nhà.
  • Thế giới 2009 : tỷ phú George Soros dự báo gì?

    20/02/2009Thanh BìnhGeorge Soros, nhà đầu tư nổi tiếng với khả năng tiên đoán đúng về tình hình kinh tế đã từng kiếm hơn 1 tỷ USD chỉ trong vòng một tuần hồi đầu năm 1992. Mới đây, ông cũng đã dự báo chính xác về một cuộc suy thái toàn cầu mà thế giới hiện đang phải gánh chịu. Vậy “nhà tiên tri” tài chính này có cảnh báo gì cho thế giới năm 2009?
  • Dự báo chiến lược: Khó nhưng rất cần

    29/01/2009Đình TĩnhTháng 9/2008, Lehman Brothers nộp đơn xin phá sản, gây dư chấn và đẩy nhanh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Trước đó, tháng 9/2001, nước Mỹ bị tấn công khủng bố. Tháng 9/1989, Ba Lan chính thức rời khối XHCN. Tất cả những sự kiện đó, ngoài mẫu số chung là xảy ra vào tháng 9...
  • Dự báo những điểm nóng?

    26/03/2007Vũ ThượngĐầu năm 2007, biểu đồ Việt Nam lndex cứ lừng lững đi lên. Nhiều cảnh báo và biện pháp hạ nhiệt thị trường đã được đưa ra, nhưng chứng khoán vẫn "sốt”.
    Đa số chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, thị trường đang trong giai đoạn nhạy cảm. Vậy đâu là danh mục đầu tư hợp lý để trao gửi những đồng vốn?
  • Về chức năng dự báo triết học

    24/08/2005Nguyễn Tiến DũngSự đối chiếu lịch sử triết học với lịch sử khoa học tự nhiên cho phép khắng định rằng triết học có những khả năng dự báo trong nghiên cứu khoa học bởi vì nó có thể đưa ra trước những cấu trúc phạm trù sẽ là cần thiết cho sự phát triển không ngừng của khoa học...
  • xem toàn bộ