Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ

05:53 CH @ Thứ Sáu - 19 Tháng Mười, 2018

Từ việc đi tìm chân dung thần tượng

Vào hai ngày cuối tháng 10 vừa qua, Hà Nội trở nên náo nhiệt khi hai thành viên Running Man là Kwang Soo và Haha đến tham dự một sự kiện trong khuôn khổ giao lưu văn hóaViệt Nam - Hàn Quốc 2017. Ở sân bay Nội Bài, nhiều người hâm mộ bật khóc nức nở. Trầm trọng hơn, hàng chục thanh niên ngất xỉu vì kiệt sức do chen lấn chỉ để giành vị trí đẹp nhìn mặt thần tượng rõ nhất.

Chúng tachợt nhớ năm 2012, ca sĩ - diễn viên ngôi sao Hàn Quốc BiRain đến Hà Nội và TP.HCM, nhiều fan Việt cũng khóc sướt mướt ở sân bay vì không được nhìn thấy thần tượng sau gần một ngày chờ đợi; có người… hôn ghế Bi Rain vừa ngồi (!). Tại buổi biểu diễn của nhóm Super Junior ở Mỹ Đình cách đây vài năm, cũng vẫn cảnh tượng ấy diễn ra, lặp đi lặp lại.


Ca sĩ Bi Rain tới và hát tại Hà Nội dịp tháng 3/2012

.

Dư luậngần đây lại dậy sóng khi trong cuộc “Đối thoại với Jack Ma” ngày 6-11 ở Hà Nội, một thanh niên đứng lên nói “I love you, Jack Ma”, sau đó quỳ lạy nhân vật này, khiến nhiều người bàng hoàng.

Đến trào lưu “thú tội”

Theo các báo, sau một thời gian gây ồn ào trên Facebook, trào lưu “Thú tội” trên mạng đang lan sang nhiều diễn đàn, các trang web… khiến nhiều sinh viên, học sinh mê mẩn. “Thú tội”, tiếng Anh là confessions, là hình thức “xưng tội online” mà người tham gia không cần xưng tên thật, không cần ghi địa chỉ thật, kể cả email. Các confessions xuất hiện ngày càng nhiều trên các trang mạng xã hội như Facebook, diễn đàn các trường đại học.

Một sinh viên cho biết trong cuộc sống, nhiều khi không tránh khỏi va vấp, sai lầm mà cứ giữ trong lòng thì thật khó chịu nên cô hay xưng tội online để cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn. Có lời thú tội mang tính góp ý, mong muốn được thầy, cô trong trường để ý đến: “Sao trường mình cứ bắt học sinh phải học thêm trên trường với ôn thi tốt nghiệp vậy nhỉ. Nếu thầy XXX có đọc được mong thầy hãy suy lại cho bọn em. Vì thầy bắt học như vậy không phải giúp bọn em không đi học thêm mà là ép bọn em phải học những giờ mà người ta đang nghỉ càng khiến lịch học của bọn em dày đặc trong khi có những lúc bọn em lên trường chỉ để ngồi chơi…!”.

Nhưng có rất nhiều em lợi dụng để kể tội nhau trên Facebook. Từ bạn bè sinh viên, bác bảo vệ, cô giữ xe, thậm chí là thầy cô, giảng viên cũng vô tình bị biến thành nạn nhân của việc này.

Trang confession Ký túc xá Đại họcQuốc gia TP.HCM cũng một lần gây xôn xao khi đăng tải lời của một người tự xưng là sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật lên tiếng “kể tội” các nữ sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn khiến các bạn được một phen cãi vã nhau. Những lượt chia sẻ, những lời bình luận đầy giận dữ đã gây nên một làn sóng phản đối của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn.

Vì đâu nên nỗi?

Chúng ta hãy khoan lên án tuổi trẻ vì những sở thích có phần “mê muội” của họ, mà hãy nhìn kỹ vào nguồn cơn của vấn đề. Lỗi có phải chăng ở sự phát triển công nghệ thông tin với những trang web và những loại phương tiện không thể kiểm soát. Chúng ta phải nhìn nhận sự thật là đang có sự khủng hoảng về lối sống của một “bộ phận không nhỏ” thanh niên, theo như cách chúng ta quen nói.

Nhưng nguyên chínhphải chăng là “lỗ hổng” văn hóa quá lớn khi họ phát “cuồng”, vì một vài ca sĩ trong nước, và đặc biệtca sĩ nước ngoài nào đó đến mức có những hành vi không kềm chế? Các bậc cha mẹ không thể yên tâm với một đứa con “ăn thần tượng, ngủ thần tượng”, sợ các em sẽ sa súthọc hành, mất ý chí phấn đấu trong cuộc sống. Việc bày tỏ tình cảm trước Jack Ma là quyền tự docá nhân, nhưng ở một nơi hội tụ trí thức trẻ, lại là sự kiện giao lưu quốc tế nên các em cần lưu ý vì mình mang theo niềm tự hào rất lớn: tinh thần dân tộc.

Thế nên, dù Jack Ma (Mã Vân) là tỉ phú Trung Quốc, rất giỏi và cực kỳ giàu có ai cũng biết, có đáng là tượng đài để chúng ta phủ phục chăng?Phải chăng “văn hóa làm giàu” đang được tôn vinhtriệt để, bất chấp những câu chuyện phía sau nó? Điều đó giải thích vì sao cuộc “Đối thoại với Jack Ma” tại Hà Nội thu hút đến 3.000 sinh viên và nhiều giấy mời tham dựmiễn phí được bán lại với giá khá cao; đồng thời, một số cuốn sách dịch về Jack Ma như “Tôi Là Jack Ma, Mã Vân Giày Vải”… nằm trong số sách bán chạy. Nếu các bạn thanh niên ấy biết Jack Ma không chỉ đến Việt Nam với thiện ýdạy họ làm giàu mà ông ta đang nhắm đến thị trường thanh toán trực tuyến của Việt Nam. Alipay của Jack Ma sẽ ký kết hợp tác với NAPAS - Công ty Cổ phần Thanh toánQuốc giaViệt Nam. Hợp tác được với NAPAS, cánh cửa cho Jack Ma bước vào thanh toán trực tuyến ở Việt Nam được mở ra. Những bí mật tài chính của bạn được một công ty nước ngoài quản lý. Liệu bạn ấy có quỳ lạy không?

Còn về trào lưu “Thú tội”, theo một số thầy cô ở các trường đại học TP.HCM, nhiều sinh viên, học sinhlý do bức xúc, muốn giãi bày nhưng không thể nói trực tiếp nên dùng confessions với mong muốn chia sẻ, động viên, thậm chí là góp ý để cải thiện tình hình… Có thầy khuyên các em không nên dùng các confessions để phục vụmục đíchcá nhân. Ngoài ra, người muốn thú tội cũng nên kiểm tra độ an toàntin cậy của địa chỉ trang confessions mà bạn dự định chia sẻ, đề phòngtrường hợpbí mật của mình bị lợi dụngđặc biệt tránh làm tổn thương tới người khác.

Về vấn đề này, có người nhận định cho rằng điều tiên quyếtgiáo dục các bạn trẻ phát ngôn có trách nhiệm. Gia đình và nhà trường cần dạy các em về ý thứctrách nhiệm trong từng việc nhỏ và ngay từ nhỏ.

Góp ý về hiện tượng này, Tiến sĩ Phạm Thị Thúy thuộc Học viện Hành chính Quốc gianhận định: “Đôi khi giới trẻ không có ác ý mà chẳng qua bị tâm lý đám đông nên dễ a dua theo bạn bè, theo người khác nên nhận định sai vấn đề, từ đó phát ngôn thiếu chuẩn xác… Quan trọng hơn là người lớn cần làm gương trong từng lời nói của mình và chịu khómở lòng lắng nghe, đừng để các bạn trẻ bức bối vì bất công xã hội, ức chế vì những góp ý không được tiếp thu thì các em sẽ có phản ứng, đôi khi phản ứngthái quá do giận mất khôn. Điều này quan trọng và cần thiết hơn là những quy chế cứng nhắc”.

Vì sao lệch lạc lý tưởng?

Chúng ta thường tự hào về công tác đoàn, hội ở các trường phổ thông, các trường đại học, nhưngthực chất việc giáo dục hiện nay nặng lý thuyết, có phần xa thực tế mà thiếu những nội hàm cụ thể như tình yêu thương, ý thứccộng đồng, kỹ năng sống trong gia đình và hòa nhập xã hội. Cha mẹ bận bịu sinh kế thiếu quan tâm và chưa có những biện phápgiáo dụcthích ứng, cụ thể. Chưa kể nhiều bậc cha mẹ trọng bằng cấp, chạy theo trường chuyên, lớp chọn, điểm số… không những thế, bản thân người lớn cũng không làm gương cho các em.

Tuổi trẻ, vì vậy, lớn lên thiếu lý tưởng, thiếu định hướng. Khi đối phó với áp lựcxã hộihiện đại: nhịp sống nhanh, căng thẳng (stress)… và nhất là khi nhu cầu vật chất đóng vai tròchi phối những suy nghĩcủa giới trẻ trong việc lựa chọn công việc, các em xây dựng những giá trị sống trên tư duythực dụng. Họ tìm thấy thần tượng của mình ở giới show biz, mù quáng bắt chước những trào lưu thời trang hayâm nhạcồn ào. Thế nên, thay vì là một công cụ hữu hiệu trong học tập, nghiên cứu và giao lưu thì internet lại trở thành nơi công kích nhau, nơi truyền bá những phim ảnh, clip độc hại.

Các nhà nghiên cứu về tâm lýsinh lý cũng cho rằng: Chúng ta trở nên những thứ mà mình ăn vào (You are what you eat) hoặc (You are how you eat - để chỉ thái độ). Và trong môi trường nhiều tạp chất, việc ô nhiễmtinh thần với những thứ “xúc thực”, “đoàn thực” như vừa nêu tạo nên giá trịphù phiếmđang được người lớn tôn vinh: làm giàu bất kể phương tiệncon người được đánh giá qua những tài sảnvật chất. Thế nên, họ đâm “cuồng” thần tượng, thậm chí quỳ trước Jack Ma, một kẻ mà họ cho rằngtiêu biểu tấm gương thành đạt, mà quên rằng sau lưng anh ta là sự trợ giúp của quyền lực với bao nhiêu toan tính, khác với Bill Gates hay Mark Zuckerberg, những người cũng thành đạt nhưng đóng góp lớn lao cho xã hội bằng việc để lại hơn 90% gia sản của mình cho công tác từ thiện của nhân loại.


Khái niệm “thần tượng” (L’idole, idol) như chúng ta đã biết, để chỉ một nhân vật nào đó được yêu mến, kính phục, sủng bái, tôn thờ.

.

Phải bắt đầu lại từ đâu?

Trong một bài viết cách đây đã lâu, chúng tôi đã nêu lên thực trạng “Suy dinh dưỡng tâm hồn” của giới trẻ Việt Nam, đơn giản là các em không hấp thụ được những thứ chúng ta muốn, mà lại “nạp” vào nhiều thứ không phù hợp với thể tạng, cơ địa của mình.

Chúng tôi cũng đã nêu lên trong một bài viết khác về việc nâng cao chuẩn mực văn hóa trong giới trẻ, nhằm làm tăng sức đề kháng với các cuộc tấn công của môi trường hay bất cứ cuộc xâm nhập nào của những luồng thông tin hay văn hóa “lạ”. Chưa kể về mặt tâm lý, các em lại không sàng lọc được vì thiếukinh nghiệm và nhất là nếu thiếu đi sự tư vấn của người lớn.

Sức đề kháng yếu đi vì tình yêu thương đã dần phai trong con ngườichúng ta hôm nay khi người ta trở nên ích kỷtham lam hơn. Chúng tôi thấy cần nhắc lại một câu nói của Krishnamurti: “Khi nào tâm hồn còn so sánh thì không thể có tình yêu xuất hiệntâm hồnliên tục cân đo đong đếm, phán xét… Bạn so sánh chính bản thân với một người nào đó tốt hơn xuất sắc hơn, giàu có hơn; bạn liên tụcquan tâm đến bản thân mình… Theo cách này ngày càng muốn chiếm hữu nhiều hơn, ngày càng ích kỷhơn…”. (Krishnamurti - Cuộc đời phía trước)

Thế nên thần tượng của các em nếu không phải trong giới “show biz” thì là những đại gia mà trong số đó không ít kẻ làm ăn phi pháp, bất chấp thủ đoạn, hay thâm lạm công quỹ… Các em hiểu sai về lý tưởng do nhận thức sai. Vì thế, tư tưởng, tình cảm, ý chí, nếu ta nhận thức hời hợt thì thấy vết tích của tập quán, gia đình, hoàn cảnh… Nếu ta nhận thức sâu sắc, thì thấy ở đó tất cả dòng sống lịch sử kết đọng nơi ta. Nhận thức ngoại quan kích thíchnhận thức nội quan. Phương phápgiáo dục hoàn chỉnh làphương pháp giúp cho con ngườixây dựngnhận thức nội quan hay nói cách khác, xây dựngChánh kiến, nhìn nhận chính xác đối với bản thân mình, làm chủ cảm giáctâm thức.

Con người hôm nay đang mải mê đi tìm một thứ hạnh phúcphù phiếm, đúng hơn phải gọi là khoái lạc, vốn chỉ tồn tạinhất thời, vì chính xã hộichúng ta hiện nay đang suy thoái về đạo đức, bị vây quanh bởi thói tư lợi và lòng ích kỷ.

Lý tưởng hay chính là ước mơ mà có lần chúng tôi đã viết: Tuổi trẻ phải biết ước mơ. Ước mơ về cái đúng, cái tốt, cái đẹp.

Tuổi trẻ phải ước mơ có những đóng góp cho việc xây dựng một xã hội phát triển trên cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Đó cũng chính là ước mơhạnh phúc. Tuổi trẻ phải ý thức được rằng hạnh phúc của chính mình tồn tại khi những người chung quanh cũng hạnh phúc như mình. Từ đây, tuổi trẻ hướng đến hạnh phúc. Hướng đến hạnh phúc là hướng đến sự giải thoát khỏi khổ đau, giải thoát mọi chướng ngại do tham, sân, si gây ra. Từ đây, tuổi trẻ là tuổi hướng thiện, hướng đến việc xây dựngnếp sốngan bìnhcho mình và đóng góp vào sự an bình cho mọi người.

Nhận thức được thực trạng khổ đau phiền não của cuộc đời là đã định hình được ước mơ của mình. Những khổ đau phiền não của thời đại vẫn là những khổ đau phiền não của thân phậncon người với mức độ ngày càng tăng: nghèo đói, bệnh tật, chiến tranh, bạo lực, hận thù, môi trường sống bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, thiên tai dồn dập… Nhận diện được hình trạng của sự khổ là xác định được biện pháp thoát khổ. Điều đó đòi hỏi tuổi trẻ đừng bị rơi vào dòng thác xô bồ của xã hộitiêu thụ, đừng chạy theo những thị hiếunhất thời do quảng cáokích thích, đừng khao khát làm giàu chỉ để thỏa mãn những dục lạcvật chất thoáng qua, đừng thờ ơ vô cảm trước những đau khổ của người khác. Trêntinh thần đó, ước mơ của tuổi trẻ phải có định hướng.

Về bản thân, tuổi trẻ cần khao khát học hỏitìm hiểu để vươn tới chân thiện mỹ. Đối với xã hội, tuổi trẻ phải có ước mơ đóng góp vào việc xây dựng một xã hội hiền thiện, an lành. Đối với đất nước, ước mơ của tuổi trẻ sẽ góp phần đem lại thịnh vượng cho quốc gia, xây dựng một niềm tự hào dân tộc. Đối với nhân loại, ước mơ của tuổi trẻ cần nhấn mạnh đến việc xây dựngmột thế giới hòa bình, một cuộc sống hài hòa giữa người với người và giữa người với thiên nhiên. Hiển nhiên, những ước mơ ấy củatuổi trẻ là những ước mơ đem lại hạnh phúc đích thực, hạnh phúc cho chính mình và cho tất cả mọi người. (NC - Mùa xuânước mơtuổi trẻ, VHPG số 98)

Và may thay, đây đó chúng tôi vẫn bắt gặp những bạn trẻ sống với tâm hồn như thế. Vẫn còn đó những nhóm bạn trẻ sống với lý tưởng. Gần đây, có dịp lên bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng, chúng tôitình cờ gặp nhóm bạn trẻ Green Việt, gồm khoảng hơn 10 thành viên lúc ban đầu, được thành lập cách đây hơn 11 năm nhằm mục đíchgìn giữ sự đa dạng sinh học của những tài nguyên rừng biển của Việt Nam.

Lúc ấy, họ làm hầu như không công và mỗi người phải làm những việc khác nhau để duy trì sự sống của mình. Còn lại, họ dành thời gian để bảo vệ những vùng đất đặc biệt về sinh thái ở Dak Lak hay Cà Mau… Vượt qua bao nhiêu dị nghị khó khăn, họ đã từng bước khơi gợi, đánh thứcý thứcbảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái nơi người dân.

Cụ thể ở Sơn Trà, họ hướng đến việc bảo tồn loài voọc chà vá chân nâu, mà họ đã mất rất nhiều thời gian để đếm được hơn 230 đàn (khoảng 1.300 cá thể) cùng cả ngàn loại thực vật khác… và dù thế yếu lực nhỏ nhưng họ vẫn kêu gọi được người dân phản đối những dự án không phù hợp như làm cáp treo hay “du lịch hóa” bán đảo với những resorts… Họ cũng huy động và kêu gọi sinh viên, học sinh và cả phụ huynh, mỗi lần hàng trăm người, tham giachương trìnhbảo vệ hay chiến dịch vệ sinh, cụ thể như nhặt rác trên Sơn Trà; và quả thậtchúng tôi đi trên những con đường rất sạch.

Cuộc chiến với những tham vọngthế lực có lúc tưởng chừng không cân sức. Mà chúng tôi thật ra cũng đang lo cho ý nguyệntốt đẹp của họ và không biết dư luận có đủ mạnh để ủng hộ họ gìn giữ Sơn Trà trước nhửng mưu đồ “hắc ám” của những kẻ toan tính tìm lợi nhuận bằng đất đai và dự án, bất chấp môi sinh và những gíá trị cao đẹp khác, trong đó giá trị cao nhất là việc tạo cho tuổi trẻniềm tinvào thiên lương, vào chân lýthế hệ cha anh cần tôn trọng như đã rao giảng bấy lâu! Mong sao thiện nguyện ấy sẽ được những người có thẩm quyềnủng hộ với lương tâmtrong sáng của mình, dù ít hay nhiều !

.

Đó cũng là một cách nối dài ước mơ như Thiền sưNhất Hạnh đã viết “Giấc mơ Việt Nam là sông, núi, rừng, biển và ruộng vườn của chúng ta được bảo vệan lành để chúng ta và con cháu chúng ta cũng như thế giới cũng được bảo vệan lành và để cho mọi người được tiếp tụcthừa hưởng tất cả những gì hùng vĩ, cẩm túgiàu sang của đất nước này”. (NH - Tuổi trẻ tình yêu và lý tưởng)

Hãy gìn giữ và thắp sáng ước mơ ấy nơi tuổi trẻ, dù muộn!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tật huyền hồ lý tưởng

    05/02/2021Nguyễn Văn VĩnhXét trong văn chương nước Nam, điều gì cũng toàn huyền hồ giả dối hết cả, không có cái gì là thực tình. Người làm thơ thì ngâm những cảnh núi Thái Sơn, sông Hoàng Hà, giời cao, bể rộng. Núi Tản Viên, sông Nhị Hà sờ sờ trước mắt, thì cảnh không ứng bao giờ. Có cao hứng mà vịnh đến thì cũng phải viện đến cái gì ở đâu xa, chưa biết, chưa trông thấy.
  • “Làm giàu” là ”Lý tưởng” cần giáo dục cho tuổi trẻ sao?

    26/09/2019GS. Tương LaiTôi không nghĩ vậy. Vì thế, xin được traođổi đôi điều về vấn đề rất hệ trọng này.
  • Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh từng là ‘thần tượng’ như thế nào?

    27/08/2018Lê Tiên LongCách đây tròn 75 năm (14/8/1943), nhà cách mạng Nguyễn An Ninh qua đời tại nhà tù Côn Đảo ở tuổi 43...
  • Khoa học, đại học và lý tưởng cho tuổi trẻ

    03/04/2016TS Nguyễn Xuân XanhCác bạn sinh viên trẻ hãy chứng tỏ rằng tương lai đất nước này thuộc về các bạn, rằng các bạn sẽ cung cấp cho đất nước này mỗi người mỗi cách những cột trụ vững chắc mới để chống đỡ, thì đất nước mới được vững bền!
  • Lý tưởng và trí tuệ

    20/01/2016Đào Ngọc ĐệSống có lý tưởng là có hoài bão chân chính, có ước mơ cao đẹp, có hành động phấn đấu vươn lên không ngừng, làm cho đất nước giàu mạnh, nhân dân hạnh phúc...
  • Điều tâm niệm thứ ba. Sống theo một lý tưởng

    10/11/2015Hoàng ĐạoTa muốn đời ta có nghĩa lý, muốn cho dân ta một ngày một mới, một ngày một hơn, ta phải tìm một lý tưởng mà theo. Đời ta có giá trị, ta phải nhớ rằng vì ta có lý tưởng...
  • Học làm “cái đuôi”…của thần tượng

    27/01/2015Tiễn sĩ Tâm lý Huỳnh Văn SơnTrên thực tế vẫn có nhiều bạn trẻ quyết tâm theo đuổi con đường hoạt động nghệ thuật chân chính của mình nhưng không ít người lại quyết “ăn thua đủ” như một con thiêu thân lao vào hư danh nghệ thuật, nhưng vì sao như vậy?
  • Lý tưởng xã hội và người viết trẻ

    25/01/2015Hồ Sĩ VịnhTrong xã hội ta hôm nay, thường có một thiên kiến dai dẳng: Tuổi trẻ đồng nghĩa với sự non dại, non dại đến độ vấp ngã. Một bộ phận cha anh thường nhìn họ với cặp mắt hoài nghi và tâm trạng bất an. Đó là một sự thật, dù nghiệt ngã. Thế mà trong văn học, tình hình lại khác. Hầu hết các tác phẩm của các nhà văn bậc thầy đều được sáng tạo ở tuổi 25-35. Ma lực sáng tạo, điện năng văn chương của họ hình như được tích tụ và phát sáng ở thập niên đầu tiên của nghề cầm bút ở nước ta cũng có tình hình tương tự...
  • Nguyễn An Ninh – một nhà báo thần tượng

    26/06/2009Lê Minh QuốcKỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và nhân sự kiện NXB Văn Học và trung tâm Nghiên cứu quốc học chuẩn bị xuất bản bộ sách Nguyễn An Ninh - tác phẩm dày 1.300 trang (ảnh), xin giới thiệu bài viết của nhà biên khảo Lê Minh Quốc về thần tượng một thời của thanh niên Việt Nam này
  • Các mạng xã hội ảo lý tưởng dành cho giới trẻ

    22/04/2009Phạm Thế Quang HuyGiới trẻ có lẽ không còn lạ lẫm gì với mạng xã hội ảo và tác động của nó đến xã hội thực tại. Tuy nhiên, trong khi các mạng xã hội ảo ngày càng phát triển, nhiều sinh viên lại không biết cách khai thác nguồn tài nguyên thông tin từ các mạng xã hội này.
  • Buổi hoàng hôn của những thần tượng

    18/02/2009Friedrich NietzscheCuốn sách là một trong những di chúc triết học Nietzsche để lại cho hậu thế. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này với những ai đang vấp phải những trở ngại trên con đường tìm lại chính mình, để “trở thành chủ nhân cho hạnh phúc và bất hạnh của chính mình” như lời Nietzsche nói...
  • Thơ về người chồng lý tưởng

    13/02/2009Các cô gái lúc nào cũng mong muốn kiếm được ông chồng ưng ý như bài thơ dưới đây. Nhưng có lẽ một ông chồng như thế thì quá "tròn trịa".
  • Sáng tạo và nuôi dưỡng lý tưởng

    19/11/2008PGS.TS Nguyễn Thiện TốngChúng ta đang cần hướng đến một môi trường đại học đúng nghĩa cho việc phát triển khả năng sáng tạo của sinh viên. Đại học đúng nghĩa phải là nơi mà tinh thần học hỏi tìm hiểu được thúc đẩy mạnh mẽ nhất, là nơi mà khám phá phát minh được chứng thực và hoàn thiện, là nơi mà sự động não được khuyến khích...
  • Văn hóa thần tượng

    19/05/2007Quang DươngSống có thần tượng cũng là một nét văn hóa. Vấn đề là nét văn hóa đó cần được người hâm mộ tự thể hiện, kiểm soát và điều chỉnh...
  • xem toàn bộ