Thanh niên quá lười đọc!

08:43 SA @ Thứ Tư - 08 Tháng Sáu, 2016

Phải chăng văn hóa đọc không còn sức hấp dẫn với giới trẻ? Sự thờ ơ của thanh niên bây giờ đối với sách văn học liệu có nguyên do nào xác đáng không? Sau đây là một số ý kiến, nhìn nhận của các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học về thực trạng này.

Nhà thơ Thái Thăng Long: "Tiền nào, của ấy..."

Văn hóa đọc (VHĐ) bị phân tán là do nhiều kênh thông tin lấn át... Lớp trẻ bây giờ hẫng hụt về kiến thức do quá lười đọc. Cũng rất hiếm những người đi tìm những cuốn sách cũ, cổ về nghiên cứu, ngay cả sử nước nhà họ cũng tậm tịt. Tôi càng phiền lòng hơn khi các con tôi chỉ đọc hai tờ báo là Sinh viên và Hoa học trò. Đáng tiếc, những tờ báo này lại chỉ viết về các thú ăn chơi, thời trang, thông tin giải trí cho thanh niên ở thành thị, còn mảng nông thôn thì hoàn toàn bỏ trống. Chính một phần tôi cho rằng công tác giáo dục thẩm mỹ ở các trường đại học còn rất kém trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật và âm nhạc. Một khi cảm thụ về văn học kém sẽ dẫn đến nhận thức kém, ứng xử kém. Chúng ta không thể đòi hỏi hơn ở con cháu mình, cũng không thể trách móc chúng, mà cần trách giáo dục trong nhà trường hiện nay mang tính thực dụng quá. Quả là "tiền nào của đấy" trong giáo dục.

Tiến sĩ Lê Ngọc Trà: "Chất lượng việc đọc giảm sút rõ"

Ở đây tôi thấy cần có một cuộc điều tra vì nghiên cứu VHĐ là một vấn đề phức tạp. Muốn đánh giá phải biết tương đối kỹ giới trẻ đọc gì. Nhưng một điều có thể thấy rõ là nhiều người lớn chứ không riêng gì trẻ em, viết sai nhiều lắm. Đẻ ra vấn đề người ta không cần đọc sách. Mà VHĐ chủ yếu dựa vào sách. Do thời gian ít, tốc độ cuộc sống nhanh, mà việc đọc lại đòi hỏi công phu nên VHĐ bị ảnh hưởng nhiều. Song có hai vấn đề cần lưu ý là đội ngũ những người cần đọc thì đọc ít. Chất lượng việc đọc thấp, do đọc dối, đọc ẩu, cùng một số yếu tố khác, không phải là đọc để tìm cái hay cái đẹp trong văn chương.Cũng là đọc, nhưng đọc gì? Trinh thám, kiếm hiệp hay tác phẩm nghệ thuật? Trường đại học không thể đào tạo người dốt thành người giỏi, chỉ hy vọng đào tạo người chưa giỏi thành giỏi thôi. Mà đầu vào với cách tuyển sinh như hiện nay thì không chọn được người giỏi. Người ta mở rộng đào tạo quá nhiều mà ít chất lượng.

Nhà văn Văn Lê: "VHĐ mai một là một nguy cơ"

Văn hóa nghe nhìn cũng có nhiều cái lợi, nhưng mất đi VHĐ là mất đi trí tưởng tượng, sự phong phú của tâm hồn con người. Muốn vực dậy, hệ thống thư viện cần cải cách để thu hút người đọc. Hiện nay hệ thống thư viện không đáp ứng nổi nhu cầu độc giả từ cách phục vụ đến trang bị hiện đại, thậm chí "hành" độc giả khiến không ai muốn vào. Sách giá quá đắt cũng là một vấn đề. Hoạt động đoàn cũng cần thay đổi cách làm, chứ nếu không thanh niên lại thích đàn đúm ở quán cà phê hơn là nghiền ngẫm sách vở. Hơn nữa, công tác phê bình, giới thiệu sách cho người đọc làm chưa đến nơi đến chốn. "Văn hóa" như hiện nay đang góp phần làm hỏng VHĐ.

Nhà thơ Thanh Thảo: "Cần quảng bá, tiếp thị sách tốt hơn"

VH nghe nhìn đang là thứ mốt. Nền tảng văn hóa, thẩm mỹ thực sự trong xã hội ít nhiều thay đổi. Lớp trẻ ít đọc sách, cho những cuốn tiểu thuyết mang tính xã hội, nhân văn là "nặng", khó đọc. Họ đọc sách chuyên môn vì thực dụng hơn là biết hệ thống hoá cho mình những kiến thức rộng rãi. Văn hóa nghe nhìn đáp ứng kiến thức ảo, hời hợt mà nhiều người cứ tưởng là kiến thức thật. Hệ quả là trình độ văn học, mặt bằng dân trí, nền tảng văn hóa ở mỗi con người thấp dần đi. Cách duy nhất có thể làm ngay từ bây giờ là khắc phục mảng tiếp thị sách còn đang kém. Báo chí bớt những mục điểm sách vớ vẩn, thậm chí không đúng sách hay mà biết cách quảng bá tốt hơn. Chấp nhận cạnh tranh với VH nghe nhìn, nhưng để không bị lép, VHĐ phải biết cách tạo sức hấp dẫn riêng.


Ý kiến của: Hiếu
(Nam Thành Công, [email protected])

Đọc bài báo "Thanh niên quá lười đọc", tôi thật rầu lòng. Năm nay tôi chưa đầy 30 tuổi nhưng bị nhiều người, đáng buồn là có cả các ông "sếp", Bí thư Đảng uỷ coi là có cách làm việc "như ông già" chỉ vì không có những thói quen như thanh niên hiện nay.

Trời ơi! Người ta coi như vậy là thời thượng, là phong cách mới, là cấp tiến... Những gì chúng ta trân trọng không phải là tích chương tầm cú như những nhà văn chuyên nghiệp mà chỉ là trong cách tìm hiểu văn hoá, nâng cao kiến thức, làm giàu hiểu biết mà thôi. Đáng buồn là, nếu trong số thanh niên như tôi, có người nói rằng mình hiểu biết rõ về sự nghiệp của Lý Nam Đế hay Khúc Hạo (những nhân vật không nổi trội như Quang Trung, Lê Lợi) thì bị coi là "hâm". Vì sao vậy? Chính là do hệ quả của cả xã hội. Cách sống thực dụng tràn lan khắp nơi. Ở nhà, ở trường, tại văn phòng, ở cơ quan, doanh nghiệp...

Trong số các thanh niên chỗ tôi, nếu có ai hết giờ làm mà vội vã ra về để vào lớp học buổi tối, mà không ở lại làm mấy séc bóng bàn với "sếp" thì đều bị coi là không thức thời! Bài báo phản ảnh chuyện các sinh viên, nhưng tôi nhận thấy thời tôi là sinh viên, sinh viên cũng như vậy. Nghĩa là căn bệnh này đã trở thành trầm kha. Và xem, sau này những người được phỏng vấn hôm nay, khi ra công tác, sẽ giống như đại đa số thanh niên ở chỗ tôi đó!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Bệnh lười đọc" của sinh viên

    03/07/2018Hà Ánh ghiLười đọc... " là lời tự thú của nhiều sinh viên thời hiện đại. Khảo sát ngẫu nhiên một số sinh viên các trường ĐH, CĐ tại TP.HCM về việc đọc sách báo của họ, số đông đều ngắc ngứ rằng "có đọc", nhưng chỉ đọc một số cuốn theo phong trào, và chỉ xem sách chuyên ngành khi bị thúc bách về mặt bài vở, có sinh viên... sắp ra trường vẫn chưa một lần ghé thăm thư viện...
  • Mỗi ngày một cuốn: Đọc thế nào đây?

    12/05/2018Phạm Văn Tình (Hà Nội, 2006)Tôi viết những dòng này khi đúng vừa tròn một tháng VTV1 mở chuyên mục Mỗi ngày một cuốn sách (trong chương trình Chào buổi sáng). Và cũng thật thú vị là ngày mai đã bước vào tháng 9 rồi.
  • Sách & Sex

    16/11/2017Phan AnKhi nghe phong phanh rằng người viết bài này sắp đi Hội chợ, ông bạn nằng nặc xin đi theo. Người viết bài này rất ngạc nhiên vì ông bạn vốn không bao giờ quan tâm đến đối tượng của Hội chợ mà nay lại cứ đòi đi. Hóa ra ông bạn nghe nhầm Hội chợ sách thành Hội chơi... sex....
  • Đọc sách là hưởng thụ văn hoá

    26/06/2016Vũ QuỳnhTrước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
  • Một số nét tâm lý đặc trưng về định hướng giá trị của thanh niên hiện nay

    30/09/2015Đỗ Ngọc HàGiá trị và định hướng giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành nhân cách, lối sống và có ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi cá nhân. Khi tiếp cận trên bình diện giá trị và định hướng giá trị, chúng ta có thể hiểu sâu được những quá trình xã hội điều khiển sự hoạt động của các cộng đồng, các nhóm xã hội...
  • Chúng ta ngủ quên trên kho báu trí tuệ của nhân loại!

    10/06/2015TS. Nguyễn Xuân XanhHay chúng ta hỏi ngược lại, Việt Nam có được bao nhiêu sách, bao nhiêu thư viện cổ, so với thế giới? Tại sao một dân tộc được cho là hiếu học mà lại ít sách như thế? Tôi chợt nghĩ ra, có lẽ dân ta hiếu học, nhưng thực sự chỉ một “giai cấp” nhỏ nào thôi...
  • 'Sự quan tâm của thanh niên còn quá hạn hẹp'

    29/10/2014Chi Mai (Thực hiện)Ông Đặng Hoàng Giang cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với VietNamNet về khảo sát thí điểm “Liêm chính trong thanh niên Việt Nam” thực hiện bởi ba tổ chức Hướng tới Minh bạch, CECODES và Live&Learn, cũng như trách nhiệm của thanh niên đối với xã hội nói chung...
  • Đọc sách

    17/10/2014Trần Đồng MinhThời nay, hằng ngày hằng giờ sách xuất hiện rất nhiều, rất đẹp. Lắm cuốn sách in trang trọng bắt mắt. Trong thế giới kỹ thuật và doanh thương sôi động, thực dụng này, vẫn còn nhiều người ham mê, chịu khó đọc sách, học từ sách...
  • Đừng sốc với triết lý của tuổi mới lớn

    28/05/2014Hồng NhungSáng tạo những triết lý "không đụng hàng" là một cách để trẻ khẳng định mình. Đừng vội la mắng con, nếu biết lắng nghe, cha mẹ sẽ khám phá được cái nhìn của con về cuộc sống.
  • Từ chiếc bookmark nghĩ về văn hóa đọc

    19/05/2014Minh PhướcMột lần, tôi cần mua vài chiếc bookmark, đi khắp các hiệu sách và cửa hàng đồ lưu niệm nhưng không tìm đâu ra loại bookmark đẹp, xứng đáng dùng làm quà tặng một cách trân trọng. Chỉ có những miếng bìa vẽ sơ sài hình tháp Rùa hồ Gươm, hoặc hình các cô gái mặc trang phục dân tộc. Thật khác xa với những chiếc bookmark bằng da, mạ vàng hoặc khắc gỗ tinh xảo tôi từng được thấy trong bộ sưu tập của một người bạn. Chuyện tuy nhỏ nhưng có thể thấy, nếu tìm những dụng cụ hỗ trợ sách căn bản còn khó khăn, thì chúng ta chưa có những hiệu sách hoàn thiện.
  • Lười

    09/01/2008Tạ Duy AnhChúng ta bắt gặp biểu hiện này ở khắp nơi. Sự lười biếng là thứ dễ nhận ra nhất. Bởi vì nó dị ứng kịch liệt với tất cả...
  • Sống với sách

    27/11/2007Nhà văn Nguyễn Việt HàCó những ngày chợt nhiên thảng thốt nhiều người thành đạt đang sống ở cái xã hội hiện đại dư dật tiện nghi bỗng thấy quanh mình một hoang mang vắng thiếu. Buồn bã nhìn quanh phòng đột ngột chơ vơ thấy cái kệ sách lâu ngày để hoang lèo tèo dăm cuốn "cẩm nang" này nọ "phương pháp" gì đó thì à lên một nỗi nghẹn ngào thăm thẳm nhớ về cái thuở sinh viên điên dại sống với sách...
  • Vấn đề chưa khép lại

    16/01/2007Đan SơnThực trạng văn hóa đọc của người Việt Nam hiện nay là vấn đềcó ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với việc định hướng phát triển của ngành xuất bản, phát hành, thư viện, cũng như việc xây dựng nước ta thành một xã hội đọc sách, một xã hội học tập...
  • Viên ngọc tỏa sáng

    15/12/2006Mộng ĐắcNgày nay, trong thời đại bùng nổ thông tin toàn cầu, các phương tiện nghe nhìnrải rộng khắp, đã và đang lấn lướt văn hoá đọc. Người ta bây giờ ít đọc sách, vì đọc sách phải mất nhiều thời gian, vừa đọc vừa suy ngẫm mới lĩnh hội được hết cái hay,cái thâm thuý của sách.
  • Những cuốn sách kinh điển và văn hóa đọc hiện nay

    27/08/2006Như Bìnhd“Muốn có văn hóa thì phải được giáo dục, định hướng, bồi dưỡng nhưng bạn đọc của ta hiện nay phần nhiều bối rối, bất lực và lạc lối giữa biển sách đủ loại, đủ màu sắc, hay-dở, tốt-xấu, thật -giả lẫn lộn”, dịch giả Đoàn Tử Huyến nói...
  • Bàn về cái đọc của thanh niên

    01/08/2006Ths. Bùi Văn TiếngGunter Grass, nhà văn đoạt giải thưởng Nobel văn chương năm 2004 với tác phẩm nổi tiếng Cái trống thiếc rất có lý khi cho rằng không gì có thể thay thế văn hóa đọc. Ấy vậy mà ở nước ta, cái "không gì có thể thay thế" đó đang trở thành mối bận tâm của các nhà văn hóa cũng như những ai hay ngẫm nghĩ về văn hóa. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin được lạm bàn về một phạm vi nhỏ của văn hóa đọc: vấn đề cái đọc của thanh niên. ..
  • Sách cũ – hành trình chinh phục

    08/06/2006Tố TâmNhà văn Phan Thị Vàng Anh từng nói: "Thời gian đi không bao giờ trở lại, chỉ có lòng người quay lại với thời gian" và quả như thế thật: Trên đôi tay, trong những chiếc túi… sách cũ có cuộc hành trình dài không mỏi… cho những khuôn mặt luôn ánh niềm vui. Từ đó, sách cũ trở thành người bạn khó khước từ với nhiều người...
  • "Mọt sách" ét-vê

    21/02/2006Hoàng Quỳnh - Thanh KiềuThà nhịn một bữa cơm, bớt đi một ly cà phê để “tậu” về cuốn sách mà mình thích, đó là phương châm sống của những sinh viên “nghiện sách”.
  • Ai có lỗi trong chuyện (văn chương buồn tẻ) này

    15/01/2006Người Việt mình không có thói quen đọc sách, chỉ thích đọc báo. Đọc báo dễ, lớt phớt. Trong khi đọc sách là một quá trình nghĩ cùng tác phẩm, một kiểu sáng tạo cho riêng mình, động não thật sự...
  • Người trẻ: Lười đọc hay không biết chọn sách?

    07/01/2006Nguyễn HàTố Tâm, giá 2.000 đồng/cuốn; Lão Tử, 6.000 đồng/cuốn... Những cuốn sách rất có giá trị được “đại hạ giá” vẫn không được các bạn trẻ ngó ngàng...
  • Chúng ta đang sống trong một Thế giới của thông tin

    30/11/2006Khi đọc cái gì, cũng không nên quá để ý đến chuyện tác giả "thực sự nghĩ gì", mà cần quan tâm chủ yếu đến cái thông tin mình đọc được hay thu nhận được, sao cho mình có thể khai thác tối đa từ đó để rồi vận dụng. Tôi cho rằng, thế giới xung quanh là một "thế giới của thông tin", thậm chí là thông tin ngẫu nhiên, vấn đề là mình lấy nó thế nào...
  • xem toàn bộ