Tay không nên nghiệp lớn

03:51 CH @ Thứ Tư - 28 Tháng Giêng, 2004

Richard Branson bắt đầu sự nghiệp như một chuyện kỳ diệu, năm 1967 bỏ học để làm kinh doanh khi mới 17 tuổi. Từ một cậu học sinh trung học bước vào nghề làm báo, anh đã xây dựng được một vương quốc vui chơi giải trí và hiện nay là một trong những người thành công và giàu nhất nước Anh với giá trị tài sản ròng 950 triệu bảng Anh.

Bắt đầu từ sự nghiệp báo chí

Sản phẩm trí tuệ của Branson, tạp chí Sinh viên ra đời trong những năm 1960. Thập kỷ đó xúc tiến văn hoá tuổi trẻ, trong đó uy quyền bị thách thức, các mốt thay đổi nhanh chóng và các ngôi sao nhạc rock được thanh niên vô cùng ngưỡng mộ. Chính trong không khí đó Richard quyết tâm cho ra đời tạp chí của mình. Nhằm vào bạn đọc lứa tuổi 16 đên 25. Nhân viên, toà soạn đều là bạn bè, không được trả lương, mỗi ngày họ chỉ giúp cho anh vài giờ. Dần dần tổng lượng phat hành được 100.000 bản mỗi kỳ, anh thuê 10 người, luôn luôn ở giữa tình trạng trả nợ và thảm hoạ tài chính. Tuy nhiên đó là trường học quản lý đầu tiên của anh. Branson học được rất nhiều điều bổ ích nhưng quan trọng nhất có lẽ là học được nghệ thuật sống sót trong kinh doanh liều lĩnh.

Nhiều doanh nhân đương thờl với Branson luôn tìm cách giảm rủi ro. Trái lại Branson có những mạo hiểm táo bạo, anh đã phá kỷ lục vượt Đại Tây Dương trên con tầu cao tốc, vượt Thái Bình Dương trên khinh khí cầu và tụt xuống từ nóc ngôi nhà 30 tầng bằng dây thừng. Sau bốn năm , thôi làm báo, hợp tác cùng nhạc sĩ Mike Oldfiel lập công ty đĩa hát, đồng thời mở các cửa hàng để bán các sản phẩm, quan hệ vơi các công ty nước ngoài để phân phối các sản phẩm đó. Công nghiệp đĩa hát có tỷ lệ tăng trưởng trung binh 20% suốt cả những năm 1970. Sau đó Branson mở rộng kinh doanh bán lẻ, với 16 cửa hàng trở thành công ty bán lẻ lớn thứ ba ở Anh, sau đó, ông đã phát triển các công ty kinh doanh dịch vụ và giải trí.

Nhưng quan trọng nhất là khi Branson quyết định kinh doanh công ty hàng không, lĩnh vực đòi hỏi rất nhiều vốn và công ty anh không có kinh nghiệm. Nhưng sau các cuộc vận động và tranh cãi với nhà chức trách về giấy phép, những thương lượng kéo dài với hãng Boeing để mua một 747 theo một hợp đồng bỏ mối được ủng hộ bởi một thoả thuân phức tạp với ngân hàng Mỹ, Branson đã thành công với tên công ty hàng không Virgin Atlantic.

Nhảy sang lĩnh vực hàng không

Kinh doanh hàng không có mức độ chính trị rất cao, phải vận đông các Bộ trưởng Anh để họ ủng hộ và bảo vệ trong khi quan hệ với các cơ quan chính phủ Anh và Mỹ, ví như giá vé, cần cả hai bên phê duyệt và nó chỉ dừng lại ở các nhà chính trị.

Cuối cùng thì Virgin Atlantic đã thu hút được hành khách ngay cả trong những tháng mùa đông khó khăn và đã đứng vững. Thật vậy, ông thường được gọi là người xây dựng vì ông đã tạo dựng nên một tổ chức từ hai bàn tay không. Lợi thế cạnh tranh duy nhất của Virgin, trước hết là tài năng sáng tạo của con người trong tập đoàn - sáng tạo, đổi mới và tinh thẫn doanh nghiệp, trong đó tính cách của Branson là hết sức quan trọng và là vô địch trong tổ chức của ông, đặc tính đó xác định nên văn hoá công ty Virgin.

Đối với Branson thì "con người là tài sản lớn nhất", thể hiện ở phương châm: trước tiên là nhân viên, khách hàng là thứ hai, thứ ba là các cổ đông. Branson cho rằng nhân viên của ông phải được ưu tiên hàng đầu. Ông đã tạo ra một không khí thân thiện,bình đẳng, không thứ bậc, hiểu nhau như là gia đình trong tất cả các công ty của mình.

Ông cũng có vẻ ngoài rất trẻ và một nụ cười quyến rũ. Phong cách ăn mặc giản dị của ông cũng giúp phá đi tảng băng, nó khác với những bộ comlê cắt may khéo của phần lớn các doanh nhân. Thay vì là một áo len dài tay và những chiếc quần bình thường đó là chưa kể đến bộ râu. Trên hết cả Branson rất dễ gần và đáng yêu. Ai cũng muốn nói chuyện với Branson lâu hơn hoặc sẵn sàng cùng ông lao vào mạo hiểm. Tuy nhiên ông laị cực kỳ khôn ngoan trong cạnh tranh và rất sắc sảo trong giao dịch với các doanh nhân khác.

Thiếu vẻ trịnh trọng ở Branson là điều không phổ biến đối với những người lãnh đạo DN nhưng lại làm người khác thấy dễ chịu thoải mái. Chính vì vậy người ta nhanh chóng nhận ra tại sao Branson lại thành công lớn trong quan hệ với con người và truyền được cảm hứng cho nhân viên trong công ty. Ông dường như đã tránh được cái bẫy về địa vị của mình và vẫn giữ được tính khiêm tốn. Lợi thế cạnh tranh của Virgin là lâu bền và không thể bắt chước vì nó là tài năng sáng tạo của cá nhân trong Virgin. Các đối thủ có thể theo kịp những khả năng cốt lõi, nhưng chỉ cá nhân mới có thể liên tục sinh ra những cái mới và quan trọng.

Đặc điểm của Branson là xây dựng DN của mình qua sự tăng trưởng hữu cơ chứ không phải mua lại. Năm 1993, Branson nói chuyện tại Học viên các Giám đốc Anh quốc, mọi học viên chuẩn bị để cười khi ông xuất hiện, nhưng ông bắt đầu: "Cho tôi chia sẻ với các bạn triết lý đằng sau những kinh nghiệm của chúng tôi ở Virgin. Các nguyên tắc cơ bản là “Vấn đề con người” và “Nhỏ là đẹp". Từ đấy tôi muốn nói : phát triển DN quanh con người, xây dựng các DN chứ không phải mua chúng, làm cho nó tốt nhất chứ không lớn nhất. Triết lý cá nhân Branson là : "Cuộc đời ngắn ngủi, người ta phải làm cái tốt nhất, cừ nhất. Do đó, nên làm những gì bạn muốn. Nếu như công việc và sở thích của bạn giống nhau, bạn sẽ làm việc được nhiều giờ hơn vì bạn có động cơ thúc đẩy".

Không phải là ngẫu nhiên mà trong một cuộc thăm dò dư luận tiến hành trên toàn quốc năm 1997, với nội dung “Nếu như nước Anh chuyển sang chế độ cộng hoà thì ai xứng đáng làm Tổng thống?”, câu trả lời của đại đa số là Richard Branson.

LinkedInPinterestCập nhật lúc: