Tản mạn về cái gu

10:51 SA @ Thứ Tư - 30 Tháng Sáu, 2010

Con mắt biết thưởng thức không là gì khác hơn là cái gu thẩm mỹ, là cái ý niệm của ta về cái đẹp. Đó là cái lăng kính qua đó ta nhìn nhận được cái đẹp ở ngoại vật, dù cho ngoại vật đó là thiên nhiên, là một tác phẩm của người khác, hay là chính bức hoạ mà ta đang vẽ.

Cơ sở của nó là những tiêu chuẩn, quy ước đã được một số đông người làm nghệ thuật và quần chúng nghệ thuật công nhận như là những giá trị phổ biến.
Nói tóm lại, cái gu thẩm mỹ chính là cái mẫu số chung của cả hai khâu sáng tạo nghệ thuật và thưởng thức nghệ thuật, và đó cũng chính là yếu tố quyết định nhất để nắm bắt cái đẹp, cái mới.

Trong nghệ thuật, đặc biệt là trong hội hoạ, có hai khâu hoạt động tưởng như xa lạ với nhau, thậm chí khác nhau trên nhiều khía cạnh, đó là khâu sáng tác và khâu thưởng thức.

Sáng tác là lãnh vực hoạt động của các hoạ sĩ, chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp, những người vẽ tranh với mục đích sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật.
Còn thưởng thức là lãnh vực của các nhà nghiên cứu, phê bình nghệ thuật, và quần chúng yêu thích nghệ thuật, nói chung. Chức năng của nó là cảm thụ, là thẩm định tác phẩm nghệ thuật.

Khâu thưởng thức trong nghệ thuật, thoạt nhìn tưởng như chỉ có tính chất thụ động , bởi vì vai trò của người thưởng thức chỉ là cảm thụ, phán xét tác phẩm của người khác, mặc dầu muốn làm việc đó cũng phải có khá nhiều hiểu biết về nghệ thuật, lại còn phải nhạy cảm với cái hay, cái đẹp, nắm bắt được một cách tinh tế những ý tưởng của tác giả.

Ngược lại, khâu sáng tác, tuy cũng có phần tự phán xét, tự kiểm tra, song công việc chính vẫn luôn luôn là phải vận dụng trí tưởng tượng để tìm ra cái đẹp, cái mới. Ngoài ra, người sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật còn cần có những hiểu biết cụ thể về mặt kỹ thuật thực hiện, và nhất là cần có tay nghề.

Song, nếu nhìn một cách tổng quát toàn bộ hoạt động nghệ thuật, thì ta thấy hai khâu này luôn luôn gắn bó mật thiết với nhau, đôi khi còn hỗ trợ cho nhau.
Trong nghệ thuật, sự chủ quan của ta cộng với sự chủ quan của người khác đôi khi dẫn đến một sự đồng thuận về một số giá trị, mà các nhà triết học, đặc biệt là Kant, coi như là những giá trị phổ biến, mặc dầu chưa phải là những giá trị khách quan phổ biến như trong khoa học.

Sự đồng thuận trong nghệ thuật thực ra cũng không khác gì sự đồng thuận ở ngoài đời : người ta thường phải thoả hiệp với nhau trên những quy ước để sống chung, và để cùng chấp nhận một số giá trị phổ biến để làm chuẩn mực.

Suy cho cùng, sự nhất quán giữa hoạt động sáng tạo và hoạt động thưởng thức chỉ là một điều lô gích, vì sáng tạo ra cái đẹp, hay thưởng thức cái đẹp, chung quy cũng chỉ nhằm cùng một mục đích, xuất phát từ cùng một nhu cầu trí tuệ của con người : nhu cầu thẩm mỹ.

[ Ở đây, chúng ta sẽ không bàn đến những khía cạnh « thực dụng » của nghệ thuật, mà chỉ bàn về khía cạnh thẩm mỹ. Bởi vì bàn đến những vấn đề như : giá trị hàng hoá của tác phẩm, khía cạnh đầu cơ nghệ thuật, sự lèo lái cái gu của quần chúng vì mục đích quyền lực, hay lợi nhuận, thì khó có thể nói đến những giá trị thẩm mỹ đích thực được. ]

Giao thoa giữa sáng tác và thưởng thức nghệ thuật

Một trong những biểu hiện nổi bật ở nơi một hoạ sĩ khiến cho chúng ta nhận biết được mối quan hệ mật thiêt giữa hai khâu sáng tạo và thưởng thức, là : người hoạ sĩ, trước khi sáng tạo ra những tác phẩm của mình, không thể nào không biết thưởng thức những tác phẩm của người khác, đặc biệt là của tiền nhân, hoặc của những hoạ sĩ cùng thời. Có như vậy, người hoạ sĩ đó mới có thể học hỏi được những cái hay, cũng như tránh được những cái dở của người khác, để tìm cho mình một hướng đi riêng biệt, độc đáo, tránh giẫm chân lên những lối mòn.

Cũng vậy, người thưởng thức tranh, hay quần chúng yêu thích nghệ thuật, nói chung, cũng cần có một vốn hiểu biết về những tiêu chuẩn, quy ước của sự sáng tạo trong nghệ thuật, về những tác giả, tác phẩm cụ thể, và về lịch sử nghệ thuật, để có thể thưởng thức một cách đầy đủ và sâu sắc các tác phẩm ở mỗi thời kỳ nghệ thuật.

Phương tiện để cho họ có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm nghệ thuật là : các phòng triển lãm, các viện bảo tàng, sách, báo, phim, ảnh, và các phương tiện truyền thông. Những phương tiện này cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về tác phẩm và tác giả, về vị trí của chúng trong lịch sử nghệ thuật, cho phép họ có những phản ứng đối với tác phẩm, từ đó đi đến một sự đồng thuận về cái đẹp, cái xấu trong nghệ thuật.

Ý kiến của các nhà phê bình nghệ thuật, cũng như của quần chúng yêu thích nghệ thuật, trong việc đánh giá tác phẩm đôi khi cũng có ảnh hưởng nhất định lên quan niệm nghệ thuật của các tác giả. Người hoạ sĩ, nói chung, cần có quần chúng xem tranh của mình, để có được con mắt của kẻ khác đối với tác phẩm của mình.

Xem như vậy, sự biết thưởng thức một tác phẩm đòi hỏi phải có một số hiểu biết về nghệ thuật. Đó chính là một trong những mẫu số chung của cả hai khâu sáng tạo và thưởng thức.

Trong một vài nền văn hoá ở phương Đông, đặc biệt ở Trung Quốc và Nhật Bản, vào những thời kỳ huy hoàng của nghệ thuật cổ điển, việc thưởng thức tranh đôi khi là cả một nghi lễ. Tác phẩm được thực hiện trên những cuộn giấy quý, hoặc lụa, được cuộn lại và cất gọn trong tủ. Đến khi có khách quý, chủ nhân mới trân trọng lấy ra cho khách xem. Cách xem tranh như vậy cũng được làm trong cùng một tinh thần với cách vẽ tranh trên những cuộn giấy quý, nâng hoạt động thưởng thức lên ngang tầm với hoạt động sáng tạo, tương tự như trong tục trà đạo của người Nhật Bản.

Ngoài ra, mối quan hệ qua lại giữa người sáng tạo và người thưởng thức còn được thể hiện trên nhiều mặt khác, qua đó người ta có thể thấy được vai trò không chỉ là thụ động của người thưởng thức, tức chủ yếu là quần chúng yêu nghệ thuật.

Ta hãy lấy thí dụ, một người nhìn ngắm một bức tranh, cảm thụ bức tranh đó theo khả năng thẩm mỹ và theo cái gu riêng của mình. Trong đầu óc của người đó, tác phẩm xuất hiện dưới một dạng nào đó, và đây cũng chính là một hình thức tái tạo lại tác phẩm theo ý riêng của mình. Đôi khi, cái ý riêng chủ quan đó khác với ý của tác giả, cũng như khác với sự thẩm định của những người khác.

Có thể nói, bao nhiêu người xem tranh là bấy nhiêu lần tác phẩm được cảm thụ, diễn dịch, một cách khác nhau. Thậm chí, tác phẩm như được sống lại mỗi lần trong trí óc của người thưởng thức, dưới những hình thức và ý nghĩa khác nhau.

Cũng vì vậy mà một tác phẩm có thể vượt thời gian, sống những đời sống khác nhau, trong con mắt và sự cảm nhận của nhiều thế hệ người nối tiếp nhau.

Mẫu số chung của khả năng thưởng thức và hoạt động sáng tạo

Người hoạ sĩ đối mặt với chính mình, không có cách nào khác hơn là vừa là người sáng tác, vừa là người thưởng thức. Nhưng bản thân sự thẩm định nghệ thuật, là một cái gì rất chủ quan. Vậy nên, cái công việc « vừa đã bóng, vừa thổi còi » (vừa làm trọng tài) đó, đôi khi cũng không phải là dễ dàng, bởi vì ở đây thiếu con mắt và phản ứng của « kẻ khác ».

Có lẽ cũng vì thế, mà các hoạ sĩ, nhất là vào thời kỳ hội hoạ hiện đại vừa mới xuất hiện ở đầu thế kỷ XX, đã hay sống quây quần với nhau thành từng " làng ", từng " xóm ", để có thể gặp gỡ nhau dễ dàng, chia sẻ với nhau ít ra là những kinh nghiệm, những ý tưởng, như ở « Le Bateau Lavoir » (Montmartre) ; hoặc ở các xưởng vẽ xung quanh Montparnasse ; hoặc rủ nhau đi vẽ ở ngoài trời ở cùng một địa điểm, như nhóm các hoạ sĩ Picasso, Braque, Dufy, v.v. ở Estaque, miền Nam nước Pháp ; hoặc như trường hợp Van Gogh rủ Gauguin xuống Aix-en-Provence để cùng vẽ và cùng tranh cãi về nghệ thuật...

Một hoạ sĩ có thể tình cờ bắt gặp cái đẹp ở tác phẩm của một người khác, mà chính tác giả của nó không nhìn thấy. Một trong những thí dụ điển hình nhất, là truờng hợp của Kandinsky, nhìn bức hoạ « Đống rơm » để ngược của Monet , mà khám phá ra cái đẹp của hội hoạ trừu tượng.

Hiện tượng này cho ta thấy tác phẩm, đối tượng của sự sáng tạo, đôi khi không có nguồn gốc xuất xứ từ một sự "thôi thúc nội tâm" nào cả, và cái đẹp không nhất thiết là đã có sẵn ở trong trí tưởng tượng của ta. Sự thực, nếu có, thì đó mới chỉ là một cái đẹp ảo, ta chưa thể kiểm tra, chưa biết được nó sẽ như thế nào trên mặt vải. Chỉ khi nào ta vẽ được nó lên mặt vải, mắt ta nhìn thấy nó, như một ngoại vật ở ngoài ta, thì ta mới có thể khẳng định được rằng nó có hoàn mỹ hay không.

Đôi khi ngược lại, ta không có một ý tưởng thẩm mỹ có sẵn nào ở trong đầu, nhưng một ngoại vật, như thiên nhiên, hoặc một tác phẩm nghệ thuật của người khác, có thể bất chợt đem đến cho ta một cảm hứng, gợi lên cho ta một ý tưởng thẩm mỹ, một cái đẹp thẩm mỹ. Cái đẹp đó, do con mắt biết thưởng thức của ta nắm bắt được, cung cấp cho ta một ý tưởng để sáng tạo ra một tác phẩm độc đáo khác, của riêng ta.

Không phải tình cờ mà cái nhìn cuối cùng cho phép một hoạ sĩ kết thúc một tác phẩm nghệ thuật, chính là một cái nhìn vừa có tính chất thẩm định, lại vừa có tính chất sáng tạo. Ở đây, khó mà có thể khẳng định được khía cạnh nào quan trọng hơn khía cạnh nào.

Chỉ biết rằng, trong khi một tác phẩm hội hoạ đã được định hình vĩnh viễn trên khung vải, thì cái nhìn thẩm định sẽ còn có thể tiếp tục theo dõi nó mãi mãi, để tiếp tục tái tạo nó, và cho nó sống những đời sống khác, trong những tác phẩm khác.

Nguồn:Tia sáng
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nghệ thuật sống hay sống nghệ thuật?

    14/12/2017Thảo HươngTrong cuộc sống hàng ngày, việc cư xử với nhau sao cho khéo léo, tế nhị là rất cần thiết. Tuy nhiên, có những người lại “cư xử” quá khéo léo , đến mức trở thành “nghệ thuật”.
  • Cái đẹp muôn hình muôn vẻ

    10/11/2014Văn NgọcTạo hóa (hay Nghệ thuật?) oai oăm thay, bày đặt ra cái đẹp, nhưng lại không cho biết cái chìa khóa của nó nằm ở đâu, sự vận động của nó như thế nào? Vậy thì trước tiên, ta cần xem xét xem ý niệm đẹp từ đâu mà có và làm sao nắm bắt được nó?
  • "Thế Mà Là Nghệ Thuật Ư?"

    12/04/2014Như HuyCuốn sách “Thế mà là nghệ thuật ư?” (but is it art?) của Cynthia Freeland (và ấn bản tiếng Việt của nó, được in ấn và phát hành bởi nhà xuất bản Tri Thức), nhìn một cách nào đó, chính là một trong những thực hành thuộc mô hình giáo dục xã hội hóa nghệ thuật nói trên. Trong suốt gần 300 trang sách, ngắn gọn và cô đọng, được viết với một văn phong trong sáng và thông tuệ, cả một lịch sử dài các khái niệm về nghệ thuật, không chỉ của riêng phương Tây, mà còn từ phương Đông, đã được điểm qua và phân tích.
  • Nhận thức nghệ thuật với tư cách một hình thức tái hiện thế giới hiện thực

    01/12/2010Đào Duy AnhNhận thức là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, đó không phải là sự phản ánh thụ động, giản đơn về hiện thực khách quan, mà là sự phản ánh mang tính tích cực, năng động và sáng tạo...
  • Bản chất nghệ thuật

    25/12/2009Nguyễn QuânMỗi người là một nhân loại. Đó là cái gốc làm cho nghệ thuật có cớ tồn tại mãi. Nghệ thuật đó chính là hơi thở của đời sống. Ở tác phẩm nghệ thuật loài người có một đời sống khác, họ hiện diện ở một dạng đặc biệt và trở nên trường cửu. Nghệ thuật do vậy cũng giống như bản năng sinh sản, nam yêu nữ, nó là một hạt nhân di truyền văn minh của con người. Chính ở chỗ giống như bản năng sinh sản, nghệ thuật bộc lộ nghĩa vụ cao cả của con người tức nghĩa vụ đối với giống nòi.
  • Nghệ thuật tương tác có phải là nghệ thuật?

    19/12/2009Hương Lan, ảnh nghệ sĩ cung cấpSau nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn… gần đây người ta bắt đầu nhắc đến nghệ thuật tương tác (hay còn gọi là nghệ thuật quần chúng) đang như một “thỏi nam châm” với các nghệ sĩ theo đuổi hội hoạ ngoài giá vẽ. Thỏi nam châm này liệu có trở thành một trào lưu mới?
  • Sáng tạo nghệ thuật và tiềm thức

    29/11/2009Nguyễn QuânCó sự có mặt của tiềm thức như một thực tế không đồng nhất với ý thức - được coi là tầng sâu, tầng nền của ý thức. Trong ngôn ngữ học các nhà khoa học đang nghiên cứu rất nhiều về ngôn ngữ bên trong - tức cái có trước - khi nó chưa hiện ra thành ngôn ngữ của một khái niệm, một biểu đạt.
  • Sáng tạo nghệ thuật

    24/10/2009Thái TuấnTrong công việc sáng tạo, người họa sĩ không sử dụng hình sắc như nhà văn sử dụng chữ nghĩa. Không hề là những dấu hiệu quy ước, hình sắc không có khả năng diễn đạt chính xác minh bạch như chữ nghĩa. Hơn nữa vai trò của nghệ thuật không là sự “minh họa” cho tư tưởng, nó không chú trọng đến công việc “tải đạo” như văn chương.
  • Nghệ thuật Bel canto

    09/10/2009Thanh NhànBel canto đã đem lại danh tiếng cho nhiều ca sỹ như Luciano Pavarotti, Joan Sutherland, Sherrill Milnes hay diva Maria Callas… Biết bao thế hệ khán giả opera đã từng say đắm nghệ thuật bel canto qua những aria và những vở opera nổi tiếng.
  • Tuổi của nghệ thuật

    25/09/2009Thái TuấnLàm một con người không phải là điều khó; nhưng cũng không phải chỉ biết kiếm ăn, tìm uống là đã thành người. Và trong một bức họa, vẽ lên cái hình thể, cái thân xác một người chưa hẳn là đã vẽ đúng về con người. Nghệ sĩ cũng là con người tự tìm hiểu về con người. Bởi nghệ thuật là con người cộng vào với thiên nhiên tạo vật để tạo thành một cao đẹp hơn, một thiên nhiên lý tưởng hơn cái thiên nhiên sẵn có.
  • Kỹ tác đặc biệt: Nghệ thuật

    08/09/2009Hoành SơnCon người xưa run rẩy bước trước thiên nhiên rộng lớn lao, kỳ bí và hùng mạnh. Nhưng nó không chỉ thụ động và chịu khuất phục suông. Chẳng những uốn mình theo thiên nhiên để ứng phó với mỗi hoàn cảnh như các sinh vật khác, nó còn dám tác động vào thiên nhiên để biến cải nó cho phù hợp với nhu cầu và cách sống của mình... Rồi vào những thế kỷ gần đây, khám phá thiên nhiên bằng khoa học và chế ngự nó bằng kỹ thuật được rồi, con người thực sự cảm thấy mình là ông chủ của nó thay vì như xưa, coi nó là ông chủ của mình khi đồng hoá sấm sét và núi cao, biển rộng với thần thánh.
  • Sự táo bạo trong nghệ thuật

    22/08/2009Nguyễn Duy Bình dịch (Télérama số 3088)Là một khái niệm có nhiều định nghĩa khác nhau: Tùy theo người nói, nơi nói và ngữ cảnh xuất hiện, sự táo bạo mang nhiều nghĩa khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Nó có thể chỉ sự gan dạ hay tính hèn hạ, sự bình tĩnh hay sự xấc láo. Sự táo bạo như sự duyên dáng: Người ta biết vì sao nó thiếu nhưng người ta thường không hay lý do vì sao nó tồn tại.
  • Khoa học và nghệ thuật

    14/08/2009Nguyễn QuânHai từ này hay được đặt cạnh nhau trong thời chúng ta tưởng như chưa bao giờ có khoa học vậy. Thực ra đấy đã là một cặp đối thoại từ xửa xưa. Có điều ngày nay ông bạn khoa học to lớn và sang trọng tới mức át hết cả các bạn ngồi cùng bàn. Một nhà sử mỹ thuật có nói: thời Trung cổ người ta mộ đạo như thời Phục Hưng người ta sùng bái nghệ thuật (nhất là mỹ thuật) và người thời nay đối với khoa học.
  • Nghệ thuật lớn thường là sự giao cắt giữa hiện thực và "tuyệt đối"

    11/06/2009Hoàng Ngọc HiếnNhững nhà văn lớn thường gặp những triết gia lớn ở chỗ trong tác phẩm của họ, con người được đặt trong quan hệ với "cái tuyệt đối”. Trong nghiên cứu, phê bình văn học hiện nay con người thường được đặt trong quan hệ với những vấn đề chính trị - xã hội thời sự. Nghiên cứu, phê bình văn học sẽ có chiều sâu hơn nếu như những vấn đề thời sự chỉ là điểm xuất phát.
  • “Nghệ thuật thứ bẩy” nguồn gốc và tên gọi

    19/02/2009Vũ Quang ChínhNgười yêu thích điện ảnh ở Việt Nam lâu nay ít để ý đến nguồn gốc, tên gọi “Nghệ thuật thứ 7” dành cho điện ảnh, mặc dù thỉnh thoảng vẫn gặp trên báo chí tên gọi này. Mươi năm lại đây lác đác xuất hiện một số tài liệu giải thích rằng: “Sở dĩ gọi điện ảnh là nghệ thuật thứ bẩy vì nó ra đời sau 6 nghệ thuật có trước nó”. Nhưng 6 nghệ thuật trước nó là những nghệ thuật gì, thì mỗi người liệt kê ra những tên khác nhau.
  • Nhìn lại đời sống mỹ thuật Việt 2008, một câu hỏi lớn…

    23/01/2009Dã Quỳ365 ngày đã qua, nhìn lại, dường như mỹ thuật Việt Nam cũng có không ít sự kiện. Nhưng những sự kiện đó có đưa mỹ thuật Việt hiện đại lên được một tầm cao mới.
  • Ghi chép Mỹ học

    06/01/2009Hoàng Ngọc HiếnMỹ học là một môn học nghiên cứu sự sáng tạo và cảm thụ theo "quy luật cái đẹp" ( Kunzitxưn). "Quy luật cái đẹp" làm một khái niệm của Mác.
  • Không gian và tâm thức nghệ thuật

    18/12/2008Bùi Việt PhươngKhông biết từ bao giờ văn chương đã phải thoả hiệp hay du nhập và cuối cùng là bổ khuyết vào cái hành trang (vốn chỉ ưa gọn nhẹ) của mình một người bạn đồng hành là không gian. Không gian - nơi mở đầu và không bao giờ khép lại những đau đáu nghệ thuật.
  • Một hành trình của nghệ thuật Đương Đại Thế Giới

    07/12/2008Phạm Trần LêXuyên suốt lịch sử phát triển văn hóa nhân loại, gánh nặng hoa tiêu được đặt lên vai người nghệ sĩ tiên phong. Nghệ sĩ tiên phong (advant-garde), cái danh hiệu đầy trân trọng, thường chỉ được nhìn ra và công nhận sau khi người nghệ sĩ đã nếm trải rất nhiều sự hiểu lầm và ghẻ lạnh từ số đông.
  • Thử bàn về giá trị và chuẩn mực nghệ thuật

    14/11/2008Trần DuyLịch sử nghệ thuật là quá trình phát triển cái đẹp, quá trình phát triển tính thẩm mỹ thông qua thị hiếu của con người, qua các thời đại. Vậy tiêu chuẩn của nghệ thuật là cái mà tự bản thân nghệ thuật có hay sở dĩ có tiêu chuẩn nghệ thuật là vì thị hiếu của con người?
  • Tính thời đại trong nghệ thuật

    11/11/2008Trần DuyMột trong những yêu cầu của nghệ thuật là phản ánh được tính thời đại nơi đã sinh ra nền nghệ thuật ấy. Tính thời đại là tính đặc trưng của quá trình phát triển và tồn tại trong một khung thời gian nhất định của một dân tộc trong những sự kiện lịch sử riêng biệt cụ thể của dân tộc ấy. Có người cho rằng hiện đại, mô-đéc, tân kỳ diễn ra hoàn toàn độc lập với tính thời đại của xã hội.
  • Nghệ thuật – tiếng nói của lịch sử con người (*)

    08/11/2008Trần DuyKhi con người nguyên thuỷ biết vẽ là loài người đã biết khẳng định sự tư duy của mình, biết phối hợp chân tay và đôi mắt có nghĩa là đã có một ý thức rõ về vũ trụ của mình. Và cũng từ lúc loài người biết lấy hang đá làm nơi ở thì “kiến trúc thích nghi với thiên nhiên” ấy đã có tranh vẽ của người tiền sử cách đây 40 nghìn năm.
  • Về “Hoạ sĩ là ai?”

    11/10/2008Phan Cẩm ThượngBài “Hoạ sĩ là ai?” của Phan Cẩm Thượng đăng trên báo Thể thao và Văn hoá, dường như, đã nhận được sự đồng tình của khá nhiều người trong làng mỹ thuật Việt Nam, và khá nhiều người có chút quan tâm, hiểu biết về mỹ thuật Việt Nam.
  • Bàn thêm về thuộc tính của nghệ thuật

    08/05/2007Nguyễn Thị ThưMỹ học trước Mác đã đề cập đến các góc độ khác nhau về thuộc tính của nghệ thuật. Mỹ học duy tâm khách quan cho rằng nghệ thuật mang tính chất thần linh, huyền bí. Platôn, nhà triết học Hy Lạp cổ đại quan niệm nghệ sĩ là những người đặc biệt, do thần linh đầu thai xuống trần gian để làm bạn với cái đẹp.
  • Văn học nghệ thuật: đi con đường thị trường

    04/03/2007Nhà văn Trần Thị TrườngTích cực mở cửa và hỗ trợ cho các phẩm bên ngoài vào, cho tác phẩm bên trong ra ngoài tức là đã làm không khí sinh hoạt văn chương trong nước sinh động lên và nhờ đó những tác phẩm có giá trị sẽ xuất hiện...
  • Vài suy nghĩ về Đương đại trong mỹ thuật Việt Nam

    20/09/2006Vương Duy BiênKhoảnh khắc chuyển giao thiên niên kỷ đầy biến động được báo trướcở nhiều lĩnh vực như kỹ thuật văn hoá, xãhội, khoa học và công nghệ... người ta hy vọng mỗi lĩnhvực đều có những bước ngoặt đầy táo bạo, đột phá, vượttrội... và trong Mỹ thuật cũng vậy, suốt thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI này, người ta đều có thể thấy ở cácgiai đoạn: Từ Mỹ thuật dân gian đến Mỹ thuật Đông Dương rồi Mỹ thuật hiện đại Việt Nam trong và sau chiến tranh đếnnay... đều có những thành tựu và dấu ấn đáng ghi nhận. Có thểđi đến một nhận xét “chủ quan": NềnMỹ thuật Việt Namtừ cổ đếnkim, đang phát triển đúng quy luật chung: từ dân gian đến chính thống và đến nay phát triển phong phú, đa dạng và hội nhập nhanh chóng.
  • Về đặc trưng của chân lý nghệ thuật và tính đặc thù trong sự tiếp cận nó

    21/05/2006TS. Nguyễn Văn HuyênThực chất quan điểm giá trị học hiện đại và cũng là quan điểm phổ biến hiện nay muốn nhấn mạnh rằng, khoa học gắn liền với chân lý, còn nghệ thuật gắn liền với giá trị, cái mà thiếu nó, loài người không thể trở nên văn minh, tiến bộ.
  • Nghệ thuật là gì?

    15/02/2006Nguyễn Đình ĐăngCâu hỏi Nghệ thuật là gì? kéo theo luôn hai câu hỏi khác: Cái đẹp là gì?Họa sĩ là ai?. Tổng quan 3 bài viết của Bart Rosier [1], Joseph A. Goguen [2]và Lev Tolstoy [3] chỉ nhằm làm sáng tỏ một phần những vấn đề tuy không mới nhưng vẫn rất nan giải đó...
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • Giá trị thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật

    20/12/2005Nguyễn Văn PhúcTrên bình diện đánh giá - giá trị, chất lượng nghệ thuật của một tác phẩm được hiểu là giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó. Nhưng bản chất của giá trị nghệ thuật là gì ? Nói khác đi những yếu tố nào quy định giá trị của tác phẩm nghệ thuật, và do đó, như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị? v.v... Đó là những câu hỏi không dễ giải đáp.
  • Phê bình mỹ thuật Việt Nam

    14/06/2005Nguyên Hưng
  • Mỹ thuật Việt Nam — Nhân vật còn thiếu...

    24/05/2005Nguyên HưngĐến lúc này, dường như, chúng ta đã có thể nói về một sự đứt đoạn trong các quan hệ văn hóa mỹ thuật. Hầu như ai cũng cảm thấy mỹ thuật là cần thiết như một nguồn năng lượng làm gia tăng giá trị cuộc sống, làm gia tăng các khả năng thích nghi với cuộc sống đương đại..., nhưng đồn
  • xem toàn bộ