Tản mạn giữa hai thập kỷ

10:28 SA @ Thứ Tư - 24 Tháng Hai, 2010

Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 đã qua, với sự thay đổi khá nhiều của thế giới và xã hội loài người. Những bằng chứng về sự đổi thay ấy rõ ràng và thuyết phục, đủ để cho thấy thế kỷ 21 không chỉ là thế kỷ tiếp theo, mà còn rất khác so với thế kỷ 20. Những xu thế mới đã định hình trong thập kỷ đầu tiên sẽ chi phối và đưa lại không ít xu thế phát triển mới trong thập kỷ tới.

Chiến tranh, xung đột bạo lực

Đó là một trong những gam màu chủ đạo trong bức tranh thế giới ở thập kỷ qua và sẽ vẫn như vậy trong thập kỷ tới. Chỉ cần nhìn vào thực trạng hiện tại ở Iraq và Afghanistan, vào những dự đinh của Mỹ ở Yemen và Somalia, vào các cuộc xung đột khu vực và tình hình chính trị xã hội nội bộ ở một số quốc gia khác cũng đủ để thấy rằng chiến tranh và khủng bố, cạnh tranh ảnh hưởng và xung khắc biên giới lãnh thổ, đối đầu về tôn giáo và cọ sát văn hóa sẽ không chỉ vẫn tiếp diễn mà thậm chí còn với mức độ quyết liệt hơn. Bối cảnh tình hình chính trị an ninh chung như vậy ảnh hưởng không nhỏ tới chiều hướng diễn biến của các xu thế khác.

Cuộc thập tự chinh của công nghệ thông tin

Thập kỷ đã qua đã chứng kiến cuộc thập tự chinh oanh liệt của công nghệ thông tin, truyền thông và cái đà ấy chắc chắn vẫn sẽ được tiếp tục trong những thập kỷ tới. Những mạng lưới xã hội trên mạng thông tin Internet như Facebook, StudiVZ hoặc Xing, những công cụ thông tin mới như Twitter, những nguồn thông tin như Google đã làm thay đổi cung cách sống và làm việc của con người trên Trái đất, tạo ra cuộc cách mạng thực sự trong mối quan hệ giữa con người với con người. Chúng không chỉ làm cho khoảng cách địa lý ngắn lại hay thế giới chúng ta đang sống ngày càng được thu gọn trong phạm vi của nhận thức mà còn giúp cho con người có được sự tham gia ngày càng trực tiếp, thời sự hơn vào những gì đang xảy ra ở mọi nơi gần xa trên Trái đất. Chúng không chỉ tác động và làm thay đổi rất cơ bản mối quan hệ giữa con người và con người, giữa xã hội với xã hội, châu lục với châu lục, nền văn hóa này với nền văn hóa khác, mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh to lớn mới. Từ những gì được trao đổi, thổ lộ trong khuôn khổ những mạng thông tin và kết nối xã hội đó, nhà doanh nghiệp có thể khám phá ra những ước vọng mong muốn, những ý tưởng và viễn cảnh của khách hàng. Khi đã khám phá ra, họ sẽ có chiến lược kinh doanh sản xuất thích hợp. Mỗi lượng thông tin, truyền thông như vậy mở rộng chân trời tri thức cho con người và đặt xã hội trước nhu cầu không thể tránh khỏi là phải mở cửa để giao lưu, hội nhập vào những trào lưu phát triển chung của nhân loại. Trong quá trình này, những ai đi trước và chủ động, mạnh dạn nắm bắt cơ hội, khôn khéo tránh những mặt trái thì đều tận dụng được lợi thế, tạo ra sức bật cần thiết cho sự phát triển.

Xu hướng “thực phẩm sạch”

Thập kỷ đã qua chứng kiến nhận thức ngày càng đầy đủ hơn về tác hại của ô nhiễm môi trường sinh thái và sự thay đổi khi hậu trái đất, đồng thời cũng chứng kiến sự thức tỉnh ở mức độ chưa từng thấy của trách nhiệm chung và riêng tại các quốc gia, các khu vực riêng lẻ, ở các tổ chức quốc tế và tầng lớp dân cư.

Hội nghị này hay diễn đàn kia có thể đã thất bại hoặc chỉ đạt được những kết quả hạn chế, hiệp ước này hay nghị định thư nọ có thể hết hiệu lực hoặc chưa được ký kết, nhưng bảo vệ khí hậu trái đất và đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường sinh thái đã trở thành những tác nhân không thể thiếu, đối với mọi quyết sách của từng quốc gia và tổ chức khu vực, của từng châu lục và tổ chức quốc tế: Nó sẽ quyết định chất lượng phát triển của quốc gia, chất lượng cuộc sống của con người trong thời gian tới. Nó còn làm thay đổi cả chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các nước. Nó buộc các nhà nước và con người phải hợp tác. Nó sẽ cùng quyết định diện mạo và bản chất của trật tự thế giới mới.

Cũng trên phương diện này thập kỷ đã qua và thập kỷ tới cũng vẫn sẽ chứng kiến sự thắng thế của xu hướng sử dụng thực phẩm sạch. Con người có ý thức ngày càng tăng về sức khỏe của chính mình, về môi trường sống xung quanh cũng như nhân tố sinh thái chiếm vị trí ngày càng quan trọng hơn, trong chính sách của các chính phủ. Cách sống của con người sẽ tiếp tục thay đổi theo chiều hướng đó, kéo theo sự thay đổi không tránh khỏi trong hoạt động kinh tế và đời sống xã hội.

Thách thức mang tên nhiên liệu

Những bài học có thể rút ra được từ khủng hoảng kinh tế, tài chính và dịch bệnh trong thập kỷ đã qua thật vô cùng hữu ích cho nhân loại khi bước vào thực kỷ mới. Tất cả xoay quanh câu hỏi về việc cùng nhau tạo dựng tiến trình toàn cầu hóa như thế nào, chất lượng của sự phát triển đã được coi trọng đúng mức hay chưa? Đúng là bây giờ không ai còn có thể cản được bước tiến của toàn cầu hóa, nếu chủ ý như vậy và vấn đề đặt ra đối với tất cả không phải là cản tiến trình đó mà là tận dụng nó sao cho có lợi nhất cho mình. Đúng là phát triển năng động được coi là sự đảm bảo an ninh quan trọng nhất đối với mọi quốc gia và khu vực. Nhưng cái giá mà không ít quốc gia đã phải trả trong thập kỷ qua nhắc nhở và đòi hỏi tất cả phải hợp tác với nhau, chia xẻ thông tin và phối hợp hành động, chủ động có đối sách riêng và hỗ trợ thiết thực lẫn nhau. Giống như thiên tai, tác động của những vấn đề toàn cầu đâu có dừng lại ở biên giới giữa các quốc gia.

Cũng vì môi trường sinh thái và chất lượng của tăng trưởng mà câu hỏi lớn đặt ra cho thập kỷ mới là sẽ giải quyết như thế nào vấn đề nguyên và nhiên vật liệu. Những thứ này sẽ trở nên khan hiếm hơn, có giá hơn vì nhu cầu sẽ còn tiếp tục tăng. Chúng sẽ là thách thức với trí tuệ sáng tạo của con người và khả năng quản lý của các chính phủ. Chúng cũng sẽ buộc con người phải điều chỉnh thói quen tiêu dùng nói riêng và phong cách sống nói chung. Chúng sẽ đặt các xã hội trước đòi hỏi phải tự điều chỉnh và thích ứng hóa. Chúng cũng tiếp tục là nguyên nhân của các cuộc tranh giành, thậm chí đến mức xung đột bạo lực, làm thay đổi cả tương quan lực 1ượng cũng như cục diện quan hệ quốc tế hiện tại.

Sự phục hưng của vai trò nhà nước

Và điều cuối cùng cần phải đề cập đến là vai trò của nhà nước. Trong khi con người có khả năng di chuyển ngày càng nhanh hơn, thuận tiện hơn thì thập kỷ mới sẽ chứng kiến sự phục hưng của vai trò của nhà nước, trong mọi phương diện của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường đã thay đổi rất cơ bản từ cuối thập kỷ trước theo chiều hướng nhà nước ngày càng tăng cường vai trò điều tiết và kiểm soát. Ở không ít quốc gia, với lập luận đảm bảo an ninh trước nguy cơ khủng bố, nhà nước đã xiết chặt luật lệ có liên quan trực tiếp đến các quyền công dân, đến cộng đồng người nước ngoài nhập cư vào các quốc gia đó và vì thế, động chạm không chỉ đến luật pháp quốc tế, mà còn cả đến quan hệ giữa các nước đó với những đối tác khác.

Bao giờ chẳng vậy, người ta sẽ thấy thông minh hơn mỗi khi nhìn lại thời gian đã qua và dự báo cho thời gian tới. Tuy nhiên đó là chuyện không đơn giản bởi thế giới chúng ta đang sống vẫn luôn biến động khôn lường.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tản mạn về câu đối tết

    22/01/2020Trần Phỏng DiềuSáng tác câu đối là một thú chơi tao nhã của bậc trí thức nhiều thời, có nội hàm văn hóa rất cao, thể hiện luân lý của người Á Đông nói chung, tính nhân văn của dân tộc ta nói riêng. Mỗi độ xuân về, ngoài việc trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, nhà nào cũng dán câu đối.
  • Tản mạn về cái sự đọc của người Việt

    12/03/2019Ngân BìnhMồng 9-12 vừa qua, nhìn người Hà Nội nô nức đến Văn Miếu tham gia lễ hội Thơ lần thứ 7, nhiều người lạc quan đã gật gù: hóa ra dân ta vẫn còn yêu văn chương - nói rộng ra là yêu cái sự đọc lắm lắm. Có thật vậy chăng?
  • Tản mạn về chữ Tâm và chữ Tầm

    19/04/2016Nguyên CẩnNgười làm lãnh đạo luôn phải là người “vui sau thiên hạ, lo trước thiên hạ” và đặt suy nghĩ của mình về phía đa số, phía quần chúng, những người tín nhiệm mình. Thế nên chúng ta không khỏi băn khoăn khi có những quyết sách đưa ra hình như không dựa trên lợi ích của người dân, nhất là những người nghèo...
  • Tản mạn về triết lý đời thường

    11/12/2015Trường GiangXin đừng ai nghĩ rằng con người bình thường chỉ biết sống theo thói quen, chỉ biết chống đỡ bị động mọi khó khăn cản trở để tồn tại. Không, nghìn lần không; con người dẫu thấp kém đến mấy vẫn có những suy nghĩ, thậm chí vẫn có những chính kiến, thiên hướng sống rõ ràng...
  • Tản mạn về văn hóa Phật giáo Việt Nam

    09/08/2014Phan Đại DoãnNhững thành tựu của khoa học - công nghệ thực sự đã có nhiều bước tiến vĩ đại, đến nỗi thời đại đang tới được mệnh danh là 'thời đại tin học" ấy vậy mà trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn lại có nhiều vấn đề. Dường như các khoa học về luân lý - đạo đức lại đang “tụt hậu”. Việc tìm hiểu những giá trị trong văn hóa truyền thống là có ý nghĩa quan trọng, nhất là những đóng góp nhân văn - nhân bản của Phật giáo trong văn hóa dân tộc...
  • Tản mạn về nhà báo và doanh nhân

    01/07/2009GS. Dương Trung QuốcSự gần gũi, mối liên minh và cả sự cạnh tranh giữa báo chí và doanh nghiệp, giữa nhà báo và doanh nhân hay giữa tất cả hai giới chúng ta là lẽ thường tình như một quy luật mà ta đã đọc thấy trong pho lịch sử báo chí của những cái đã trải qua...
  • Tản mạn đôi nét về thiền dân gian

    04/05/2009Bảo Sinh- Trần Ngọc LâmCó nhiều người hỏi cách thiền mà không hỏi Thiền là gì? Hoặc coi Thiền là ngồi kiết già vận khí từ đan điền lên bách hội. Nội dung của Thiền là sự tĩnh lặng ở trong tâm. Còn kiết già chỉ ở ngoại vi.
  • Tản mạn về văn hóa tình dục

    04/03/2009Thúy ÁiKhi con người ngày càng văn minh, cuộc sống được nâng cao về mọi phương diện thì mọi sinh hoạt của chúng ta cũng được nâng cao lên tầm văn hóa... Ngày nay, người ta nhắc nhiều đến văn hóa ứng xử, văn hóa nơi công cộng, văn hóa từ chức và cả văn hóa tình dục, một sinh hoạt quan trọng của con người...
  • Tản mạn đôi điều về tháng Chạp

    23/02/2007Băng SơnCái gì Đầu Tiên bao giờ cũng đáng quí, đáng nhớ, đáng gọi thiêng liêng. Mối tình đầu tiên, bài thơ đầu tiên, bông hoa bói đầu tiên, đứa con đầu tiên, món tiền lương đầu tiên...Nhưng còn cái CuốiCùng thì sao? Một đời người chẳng từng phải qua những cái cuối cùng của đời mình lo toan vật vã, vui tươi hớn hở... nó đến tình cờ hay do sắp xếp, êm đềm hay tànkhốc... Phút cuối cùng của con tàu sau chuyến tốc hành, ta phải rời toa. Cái ngày cuối cùng của một tháng đen đủi, và tháng cuối cùng của một năm: Tháng Chạp, sau một năm dằng dặc có gặt hái và thất bát, có nồng nànvà lạnh băng, có chua chát và ngọt ngào...

  • Tản mạn về sách

    17/01/2007Vũ Anh TuấnNhững cuốn sách mà chúng ta đọc đã thực sự xoá bỏ, triệt tiêu khoảng cách giữa chúng ta và quá khứ, cũng như khoảng cách của chúng ta với tương lai. Sách đã cho chúng ta được gặp gỡ với tất cả các thánh nhân, các hiền nhân quân tử, nam cũng như nữ, kể từ khi có sự hiện diện của con ngườitrên mặt đất này đồng thời sách cũng cho chúng ta được tiếp xúc với tất cả mọi tình huống, mọi ngành nghề, mọi định mệnh khắt khe, cao cả.
  • Tản mạn về tiết kiệm

    13/03/2006Cáng KiềnTiết kiệm, hết sức tiết kiệm không chỉ để làm giàu cho ta mà còn vì sự phồn thịnh của quốc gia và cộng đồng!
  • xem toàn bộ