Tản mạn đầu năm

08:54 SA @ Thứ Ba - 23 Tháng Hai, 2010

Khi đoàn quân chiến thắng tiến về Thủ đô ngày 10/10/1954, nhà thơ Tố Hữu đã khắc họa tình trạng nghèo khó của đất nước: “Thuở ta tiến quân về Hà Nội, áo quần nâu chân đất súng thô, những phố chợ gầy đen hấp hối”. Vài tháng sau đó, đầu năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Trường đại học Nhân dân, đã nghĩ đến “nước Việt Nam sánh vai các cường quốc năm châu” khi đòi hỏi thanh thiếu niên phải học tập tốt và trong Di chúc để lại cho muôn đời sau, Bác tin tưởng nước ta sẽ “xây dựng mười lần to đẹp hơn”.

Cách mạng tháng Tám năm 1945, dân tộc ta đã rửa được nỗi nhục dưới ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân “giữa quê hương mà như kiếp đi đày”.

Thắng lợi oanh liệt của Chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30/4/1975 đã kết thúc cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, chấm dứt tình trạng bị chia cắt và giành thống nhất đất nước.

Và chính công cuộc Đổi mới do Đảng ta khởi xướng từ năm 1986 đã từng bước làm cho diện mạo đất nước thay da đổi thịt. Sau hơn 20 năm phát triển theo kinh tế thị trường, Việt Nam từ một quốc gia có thu nhập tính theo đầu người thấp nhất thế giới đã đặt chân vào nhóm nước có thu nhập trung bình (thấp), xích gần hơn trình độ các nước phát triển trong khu vực, hội nhập sâu rộng hơn với thế giới. Vào năm cuối cùng của thập niên đầu của thiên niên kỷ mới, nước ta đã có thể hướng đến mục tiêu cao hơn: năm 2020 trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Cuộc sống hiện tại của cả dân tộc, mỗi dòng họ, từng gia đình và mỗi người vẫn còn nhiều nỗi lo âu, nhưng người Việt Nam, trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc vẫn đầy lạc quan “tiếng hát át tiếng bom”, thì ngày nay càng lạc quan hơn với tương lai của đất nước. Lạc quan luôn là vũ khí tinh thần để vượt qua mọi trở ngại, đã được bạn bè gần xa coi là một đức tính đáng tự hào trong một thế giới đầy trắc ẩn, như ông Tổng lãnh sự New Zealand tại TP.HCM, Perter Healy trước khi dời nước ta trả lời câu hỏi: Ông muốn mang thứ gì từ Việt Nam về nước (?). “Giá mà tôi có thể đóng chai sự lạc quan của người Việt Nam đem đến bán ở những nơi con người cảm thấy tuyệt vọng hoặc mấy hết ý chí. Đó sẽ là sản phẩm tuyệt vời nhất trên thị trường”.

Theo số liệu điều tra dân số gần đây, hơn 86 triệu người Việt Nam có đến một nửa sinh ra sau chiến tranh, nhiều người trong độ tuổi thanh thiếu niên. Họ có quyền hưởng thụ cuộc sống ngày càng tốt đẹp.

Nhưng điều mà thế hệ trẻ cần luôn hướng đến là lịch sử dân tộc, như Bác Hồ đã dạy “dân ta phải thuộc sử ta”. Một dân tộcđã có bề dày hàng ngàn năm lịch sử với những sắc thái riêng về văn hóa, truyền thống, cần được thế hệ hôm nay và mai sau vun đắp để khi hội nhập với thế giới, tiếp thu tinh hoa của nhân loại làm giàu hơn và phong phú hơn bản sắc dân tộc.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “ lá lành đùm lá rách”, “chị ngã em nâng” là những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam được thể hiện trong những phong trào đầy tình nhân ái như xây nhà cho người nghèo, quyên góp tiền cho các vùng bị thiên tai, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, cần được nhân rộng để trong khi mọi người được quyền làm giàu cho mình và gia đình một cách chính đáng, thì góp phần làm giàu cho Tổ quốc và bảo đảm công bằng xã hội...

Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là nguyện vọng của các thế hệ người Việt Nam, ngày nay dần trở thành hiện thực, đang đòi hỏi mỗi người trong chúng ta lao động cần cù, sáng tạo trên cơ sở một môi trường thật sự dân chủ, khuyến khích và tạo mọi điều kiện để phát huy trí tuệ vốn là một thế mạnh của người Việt Nam, để mọi ý tưởng mới được thực hiện, đẩy nhanh hơn công cuộc chấn hưng đất nước.

Các dân tộc trên thế giới đang ganh đua trong một thế giới toàn cầu hóa, có cả thách thức lớn và cơ hội lớn cho những nước đang phát triển. Thể chế của đất nước, khoa học và công nghệ, đào tạo và giáo dục là những nhân tố quyết định một nước đang phát triển trong khoảng thời gian vài thập kỷ trở thành nước công nghiệp phát triển. Chính sách trọng dụng nhân tài có tầm quan trọng đặc biệt.

Năm 1429 khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ đã chỉ dụ: “Trẫm nghĩ, muốn thịnh trị phải được người hiền tài… Nay trẫm gánh vác trách nhiệm nặng nề, sớm khuya kính cẩn lo sợ nhưng đứng bờ vực thẳm, chỉ sợ chưa kiếm được người hiền tài giúp đỡ trị nước. Vậy ra lệnh cho các đại thần văn võ, công hầu đại phu từ tam phẩm trở lên, mỗi viên tiến cử lấy một người, ở trong triều hay ngoài thôn dã, đã làm quan hoặc chưa làm quan. Nếu người nào có tài năng, tri thức văn võ, có thể cai trị dân chúng thì trẫm sẽ tùy tài bổ dụng…”. Chính sách đó đã được ông Phan Huy Chú ca ngợi: “Vua Thái Tổ chưa xong việc binh mã mà vội tìm người tài như thế, mới là anh chúa sáng nghiệp”.

Ngày nay, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài không thiếu những người có tài năng và bản lĩnh, đại đa số hiền tài của đất nước đều nuôi hoài bão cống hiến trí tuệ của mình để chấn hưng Tổ quốc. Thiết tưởng, một chính sách trọng dụng hiền tài như thời vua Lê Thái Tổ vẫn cần lắm thay!.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tản mạn về câu đối tết

    22/01/2020Trần Phỏng DiềuSáng tác câu đối là một thú chơi tao nhã của bậc trí thức nhiều thời, có nội hàm văn hóa rất cao, thể hiện luân lý của người Á Đông nói chung, tính nhân văn của dân tộc ta nói riêng. Mỗi độ xuân về, ngoài việc trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, nhà nào cũng dán câu đối.
  • Tản mạn về cái sự đọc của người Việt

    12/03/2019Ngân BìnhMồng 9-12 vừa qua, nhìn người Hà Nội nô nức đến Văn Miếu tham gia lễ hội Thơ lần thứ 7, nhiều người lạc quan đã gật gù: hóa ra dân ta vẫn còn yêu văn chương - nói rộng ra là yêu cái sự đọc lắm lắm. Có thật vậy chăng?
  • Tản mạn chuyện đích và đến đích

    12/01/2018Nguyễn Văn BìnhNhiều người xuất phát thì có đích, trong quá trình đi thì quên mất đích. Đơn giản là bởi người đó không ngẩng nhìn đích, chỉ chăm chăm vào đầu mũi chân mình. Bàn chân dẫn chúng ta đi nhưng hướng tới đâu thì phải là con mắt...
  • Tản mạn về chữ Tâm và chữ Tầm

    19/04/2016Nguyên CẩnNgười làm lãnh đạo luôn phải là người “vui sau thiên hạ, lo trước thiên hạ” và đặt suy nghĩ của mình về phía đa số, phía quần chúng, những người tín nhiệm mình. Thế nên chúng ta không khỏi băn khoăn khi có những quyết sách đưa ra hình như không dựa trên lợi ích của người dân, nhất là những người nghèo...
  • Tản mạn về triết lý đời thường

    11/12/2015Trường GiangXin đừng ai nghĩ rằng con người bình thường chỉ biết sống theo thói quen, chỉ biết chống đỡ bị động mọi khó khăn cản trở để tồn tại. Không, nghìn lần không; con người dẫu thấp kém đến mấy vẫn có những suy nghĩ, thậm chí vẫn có những chính kiến, thiên hướng sống rõ ràng...
  • Tản mạn về văn hóa tình dục

    04/03/2009Thúy ÁiKhi con người ngày càng văn minh, cuộc sống được nâng cao về mọi phương diện thì mọi sinh hoạt của chúng ta cũng được nâng cao lên tầm văn hóa... Ngày nay, người ta nhắc nhiều đến văn hóa ứng xử, văn hóa nơi công cộng, văn hóa từ chức và cả văn hóa tình dục, một sinh hoạt quan trọng của con người...
  • xem toàn bộ