Tản mạn chuyện thị trường

08:46 CH @ Thứ Ba - 10 Tháng Giêng, 2006

Vấn đề thị trường

Thịtrường là lĩnh vực lưu thông hàng hóa, là nơi mua bán tiêu thụ hàng hóa. Từ khi đất nước chuyển từ chiến trường sang thị trường, vấn đề thị trường không chỉ hàng ngày, hàng giờtác động vào đời sống kinh tế, mà còn tác động mạnh mẽ vào mọi mặt đời sống xã hội, đến các ngõ ngách sâu thẳm của tâm hồn con người. Câu chuyện thị trường hàng ngày vừa rất thiết thực tới đời sống, vừa bức xúc, vừa mới lạ, vừa đại chúng ai cũng phải quan tâm,vừa nhỏ nhặt chuyện rau cỏ tương cà mắm muối, lại vừa rất chiến lược quan hệ tới sự hưng thịnh, suy vong của một quốc gia. Vấn đề sản xuất, mua bán hàng hóa còn là nền tảng, cốt lõi vật chất, chi phối cuộc sống tình yêu hạnh phúc con người. Vì bên trong và đằng sau mối quan hệ hàng hóa thị trường ấy, chính là con người.

Cái được củacơ chế thị trường

Từ khi đất nước đổi mới, thực hiện cơ chế thị trường đến nay, ai cũng cảm nhận được cuộc sống thay đổi nhanh chóng đến ngỡ ngàng, kỳ diệu, có người nói thay đổi một trời một vực. Nhớ lại thời kỳ bao cấp, cả nước chạy lương thực lo đói, xếp hàng mua thịt đi từ gà gáy, đợi đến trưa có hôm vẫn về không. Ai ai cũng gom góp tích trữ từ cân gạo mốc, đến bánh xà phòng, bao diêm... bây giờ thị trường hàng hóa bạt ngàn, mua bán thuận tiện, khách hàng ai cũng là thượng đế, dù là thượng đế giàu bay thượng đế nghèo. Vẫn con người này, vẫn đất trời này, trước đây làm không đủ ăn, bây giờ nước ta là nước xuất khẩu gạo thứ ba thế giới, mỗinăm xuất từ ba đến bốn triệu tấn gạo. Con người thời bao cấp với tâm lý gà công nghiệp thụ động, chuyển sang cơ chế thị trường, con người nhanh nhậy tinh khôn, làm gì cũng phải có đầu óc tính toán hiệu quả. Những thành tựu đạt được của đất nước là do công cuộc đổi mới đem lại, trong đó đổi mới cơ chế kinh tế là căn bản mà thị trường là điều ai cũng dễ cảm nhận được.

Đã qua rồi thời kỳ chủ quan ấu trĩ, cấm chợ ngăn sông, muốn xóa bỏ các thành phần kinh tế tư nhân, hoặc mặc cảm khinh ghét buôn bán, coi con buôn là dối trá. Cơ chế thị trường không phải là cách thức riêng có của CNTB, mà là một bước tiến của văn minh nhân loại, vì nó giải phóng sức sản xuất của con người. Ngày nay cần phải giành nhiều công sức để tìmhiểu cho thấu cơ chế thị trường ở nước ta, thị trường ở khu vực và toàn cầu thì làm ăn mới có hiệu quả. Hiểu thị trường gắn liền với đổi mớitư duy kinh tế, hiểu quy luật giá trị vốn là quy luật của sản xuất hàng hóa.

Mặt trái củacơ chế thị trường

Cùng với cái được đáng mừng, thì mặt trái của cơ chế thị trường lại là những điều bức xúc, nhức nhối. Hàng giả, chuyện gian lận thương mại, lừa đảo, chụp giật, trấn lột, nạn không tặc, hải tặc, lâmtặc, cả tin tặc với cái tên "tình yêu” hấp dẫn. Nhìn ra thị trường có lúc ngỡ ngàng hoa cả mắt, không chỉ vì màu sắc, kiểu đáng, mẫu mã của hàng hóa mới mẻ hấp dẫn thượng đế, mà còn vì buôn bán cả những thứ "hàng hóa đặc biệt". Buôn phụ nữ sang Đài Loan, Trung Quốc làm tì thiếp, làm ôsin. Buôn trẻ em, bán bằng cấp giả. Rồi người ta "thương mạihóa" cả những lĩnh vực thanh cao như văn hóa và giáo dục "buôn thần bán thánh" công khai ngay tại những nơidi tích lịch sử văn hóa linh thiêng. Có một thầy giáo Đại học đã có lúc thân mật nói thẳng ra với học viên lớp tại chức là: Các anh là những người cần mua kiến thức, chúng tôi có kiến thức, chúng ta làm hợp đồng với nhau theo quy luật cung cầu. Cứ theo quy luật có cung có cầu kiểu này thì người ta sẽ bán tất cả: danh dự, lương tâm, tình nghĩa... ở các nước phát triển có bán cả dụng cụ trò chơi cho nhu cầu tình dục bản năng tự nhiên của con người. Chuyện xưa Lã Bất Vi buôn vua bán chúa, chuyện này có Chính phủ "bán" cả cựu Tổng thống để đổi lấy được viện trợ đôla. Đúng là vì lợi nhuận, người ta bất chấp mọi pháp luật, không sợ cả tội treo cổ.

Song vấn đề đáng lo ngại nhất vẫn là con người trong cơ chế thị trường. Chuyện có một lớp người chỉ khao khát tiền của và quyền lực, họ lạnh nhạt thờ ơ với truyền thống lịch sử và lợi ích của đất nước, họ có thể làm giàu, nhưng đời sống văn hóa tâm hồn thì nghèo nàn, trống rỗng và đang suy thoái về tư tưởng, đạo đức lối sống. Rồi chuyện bằng thật nhưng học giả, chất lượng công trình Dự án kém do chất lượng những người chủ đầu tư.

Còn nhà thơ Tố Hữu thì dùng hình ảnh "sao lắm kẻ gian tà giấu mặt", những kẻ "mặt nạ người che lòng dạ thú”. Hàng giả, hàng xấu có thể dễ nhận biết, có thể vứt bỏ, mua hàng khác. Còn người giả, người xấu thì khó mà nhận biết và không thể vứt bỏ được. Những mặt trái của cơ chế thị trường, cộng với những thông tin tuyên truyền độc ác nham hiểm của các thế lực thù địch, đang tạo thành những làn gió độc gây ô nhiễm môi trường sống, ngấm ngầm làm băng hoại những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống, đồng thời nuôi dưỡng chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng vị kỷ. Đó chính là những cản trở của sự phát triển, những nguy cơ bất hạnh cho mọi người, cho cả đất nước. Chúng ta đã chỉ ra, đã phê phán nghiêm khắc các mặt trái trên đây, hơn nữa đã chủ động hạn chế mặt trái đó bằng sức mạnh của cả nước và bản chất của chế độ. Tin rằng ý chí của cả dân tộc sẽ đủ sức đẩy lùi những mặt trái đó, để đưa đất nước phát triển nhanh hơn.

Những điều đang đặt ra, mới mẻ

Cái gốc của thị trường vẫn là sản xuất, cái đích của thị trường vẫn là mua bán để thu lợi nhuận và dịch vụ tốt cho con người. Nhưng thị trường lạiđang chi phối rất dữ tới sản xuất và con người. Nông dân được mùa nhưng không vui vì giá quá trẻ, không tiêu thụ nông sản được. Bây giờ làm ra cái gì mà thị trường đang cần để thu được giá trị cao, chứ không phải chỉ làm ra nhiều theo khả năng của mình.Cả nước đang đi mời chào thượng đế, tìm thượng đế, giữ thượng đế - thực chất là đi tiếp thị để chiếm lĩnh thị trường, dự báo mở rộng thị trường, để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Ngay cả các sản phẩm văn hóa cũng phải tính tới có người xem, người mua hay không.

Trong cuộc sống cạnh tranh hàng hóa khắc nghiệt ở thị trường, có người nói đã cạnh tranh thì làm gì có chuyện bình đẳng. Thực tế đang đòi hỏi một môi trường pháp lý, một sân chơi bình đẳng, một trọng tài nhà nước nghiêm khắc, vô tư. Không thể để cảnh lắmluật nhiều lệ khác nhau, vừa đá bóng vừa thổi còi, cảnh những ách tắc rào cản, những cửa ải làm nản lòng người sản xuất và đầu tư. Có như vậy mới thu hút được mọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển, mới khắc phục dần được những mặt trái của cơ chế thị trường.

Thực chất cuộc cạnh tranh hàng hóa đang đòi hỏi phát huy mọi lợi thế, để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của các thượng đế. Trong cuộc chạy đua này, chúng ta là những người nghèo, lại "đi chợ muộn". Những chuyện như thị trường chứng khoán, Công ty mẹ, Công ty con, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ... người ta đã làm hàng trăm năm nay, còn mình chưa có hoặc còn mới sơ khai. Thị trường đang đòi hỏi chúng ta nhanh chân lên, đi tắt đón đầu, cởi mở, để sớm hòa nhập với mọi bạn bè.

Nhanh chân nhưng không được hấp tấp vội vàng vì thời tiết thị trường luôn thay đổi. Cơn bão tài chính kinh tế ở châu Á năm 1997-1998 đã làmnhiều quốc gia điêu đứng. Có người nói chỉ qua một đêm ngủ dậy, do đồng tiền mất giá đã làmmất đi một nửa tài sản của nhiều năm xây dựng. Những cơn sốt về xi măng, về mía đường, về nhàđất đã làm nhiều Công ty chao đảo, nhưng có người lại vớ bở. Chuyện làm ăn may rủi, phá sản, có Công ty thua lỗ kéo dài - chết rồi nhưng không chôn được. Rồi các cuộc chiến tranh thương .mại giữa các nước, các cuộc phong tỏa cấm vận kinh tế gây thiệt hại hàng trăm tỷ đô la. Ngay việc thay đổi tỷ giá đôla hàng ngày cũng đã gây thiệt hại cho người xuất nhập khẩu bạc tỷ.

Cách đây mấy năm, tôi có đọc một tài liệu của Trung Quốc nói rằng chúng ta đang sống trong thời đại "chiến tranh biên giới mềm", hàng hóa đi tới đâu văn hóa đi tới. đậu, thì biên giới quốc gia được mở rộng tới đó. Nhìn lại thị trường nước ta, đã có lúc hàng hoá và xe máy Trung Quốc tràn vào với giá rất rẻ. Trên -các kênh truyền hình từ Trung ương tới địa phương, có thời gian chỉ thấy phim Trung Quốc và Hàn Quốc. Nghe nói hàng hóa của Trung Quốc còn tràn vào các nước phát triển, kể cả Mỹ. Kinh tế thi trường quả là mới mẻ. Nó như một cơ thể sống, vừa hấp thụ vừa đào thải liên tục, vừa phải thường xuyên hít thở không khí bốn phương. Cho nên phải bồi dưỡng rèn luyện để cơ thể kinh tế ấy luôn khỏe mạnh, có sức cạnh tranh, đề kháng, để phát triển và cường tráng.

Đất nước đang rất cần có những doanh nghiệp mạnh, những doanh nhân giỏi, để hàng hóa trong nước sản xuất vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Hiện nay những sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh cao như: Cao su Cao vàng, sữa Việt Nam, bánh kẹo Hải Hà, bóng đèn phích nước Rạng Đông, May 10, giày Bitis, hóa mỹ phẩm Đasô... tiến tới xây dựng những tập đoàn kinh tế mạnh, sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh cao, là niềm tụ hào cho cả đất nước, chất lượng sản phẩm ngày hôm nay tết hơn ngày hôm qua, ngày mai tốt hơn hôm nay và tỷ lệ chất xám trong sản phẩm ngày càng cao. Ví như hãng Honđa, Sony (của Nhật Bản), Sam sung (của Hàn Quốc), tập đoàn Microsoft (của Mỹ), rượu vang (của Pháp), hoa tươi (Hà Lan)...

Đất nước đang chắt chiu xây dựng từng bước một cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng hiện đại. Đây là cái chúng ta đang thiếu nhất so với các nước phát triển. Trước hết là nền tảng khoa học công nghệ hiện đại. Cơ sở hạ tầng giao thông mạch máu của kinh tế thị trường, màng lưới điện lực, thông tin, thủy lợi, dịch vụ...tuy còn nghèo nhưng hiện nay mỗi năm chúng ta đã bỏ ra một phần ba tổng thu nhập, khoảng 10 tỷ đôla cho việc này. Vì thiếu cơ sở hạ tầng thì không thể phát triển được. Mong rằng các đề án, công trình từ lớn đến nhỏ đều có quy hoạch, chất lượng và hiệu quả.

Còn văn minh thương mại là chuyển địch nhanh cơ cấu kinh tế để phát huy thế mạnh ở từng vùng, từng nhà, từng người, là bảo đảm chữ tín, là xóa đói giảm nghèo, là làmgiàu chính đáng, là mỗi bước phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ công bằng xã hội. Sức sản xuất của dân tộc, nền kinh tế thị trường Việt Nam sẽ phát triển không ngừng. Nếu còn cản trở kìm hãm, nó sẽ "vượt rào”, phá bỏ để tự ách đường phát triển. Nhất định là như thế không thể khác được.

Tản mạn chuyện thị trường thì còn dài, vô tận và muôn vàn cái mới. Vấn đề rút ra là cần có đôi mắt nhìn thị trường cho đúng. Không choáng ngợp trước màu sắc mới mẻ hấp dẫn, không lo sợ trước những mặt trái bức xúc hay những biến đổi khôn lường kể cả những nguy cơ thách thức hay rủi ro, cũng không để thời cơ trôi qua nhỡ chuyến tàu, không để thị trường tự phát, quy luật giá trị dắt mũi. Bởi vì điều quyết định cho nền kinh tế thị trường văn minh hiện đại vẫn là con người Việt Nam giàu ý chí, tài năng và đạo lý.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đạo đức trong kinh doanh

    02/04/2018Mai Thái BìnhTheo mạng Washington Profile, ngay ở trong xã hội tư bản, những bộ phận lành mạnh của giới doanh nhân cũng cố gắng thiết lập những tiêu chí đạo đức cho các hoạt động thương mại của mình.
  • Về chứng bệnh ảo tưởng

    27/08/2017Hạnh NguyênChúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều kẻ hão huyền và ảo tưởng về bản thân mình. Có lẽ những người nông dân gắn cả đời họ trên đất đai và ngũ cốc không mang trong mình cái chứng bệnh chết người ấy. Bởi, danh phận đơn giản và đầy thách thức xác thực đã cho họ một con đường đúng...
  • Văn hóa và Tăng trưởng

    25/11/2016Nguyễn Trần BạtỞ đâu con người có năng lực nhận thức tốt hơn, có năng lực và điều kiện hưởng thụ tốt hơn, có điều kiện để tư duy một cách tự do và sáng tạo hơn, có sức cạnh tranh tốt hơn, tóm lại, ở đâu con người cảm thấy hạnh phúc thì ở đó có sự phát triển....
  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Bóc Lột ngoài kinh tế

    30/04/2016Nguyễn Trần BạtSuy đến cùng, bóc lột ở thời nào cũng đều kéo dài kiếp sống lầm lũi, kém phát triển của cả tầng lớp dân chúng nghèo khổ trong xã hội. Đích cuối cùng của chúng ta không phải là chống lại bóc lột, mà là chống lại chính sự bần cùng hóa con người. Nói cách khác, chúng ta phải giải phóng con người ra khỏi đời sống kém phát triển và tạo không gian tự do sáng tạo để họ có thể phát huy hết năng lực của mình...
  • Lịch sử phát triển chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ 21

    03/11/2015Nguyễn Hào Hải, Trưởng phòng Triết học Pháp, Viện Triết học...sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong thời đại ánh sáng chủ yếu vẫn nằm ở khuôn khổ của cuộc cách mạng tư tưởng. Nói rõ hơn, nó vẫn nằm ở mặt lý luận hơn là đã thực hiện trong đời sống hiện thực, nghĩa là vẫn nằm trong giai đoạn trừu tượng, trong sự sôi nổi, sự cuồng nhiệt chủ yếu diễn ra ở khâu lý luận, học thuật của các triết gia kiệt xuất phương Tây....
  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Phiếm bàn về chữ 'Khát'

    10/09/2014Nguyễn Quang Thân"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước. "Khát" còn vô vàn nghĩa bóng... "Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực. Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước. Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người...
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Quyết định luận kinh tế

    11/09/2013Nguyễn Trần BạtTrong một thời gian dài trước đây, do quan niệm văn hoá một cách chật hẹp, và còn do chủ nghĩa duy vật thô thiển, người ta vẫn cho rằng văn hoá là một cái gì đó phát sinh từ kinh tế, rằng văn hoá chỉ là kết quả, là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế mà thôi...
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Giá cả và giá trị!

    24/12/2005Thực tế cuộc sống buộc chúng ta phải chấp nhận rằng có rất nhiều thứ giá trị nhưng không có giá về mặt tiền bạc và ngược lại, vô khối thứ đắt giá nhưng lại chẳng đáng hoặc không mấy giá trị...
  • Sự biến đổi tâm lý của người nông dân trong quá trình CNH - HĐH ở nước ta hiện nay

    07/12/2005Ngọc LanCông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là cuộc cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để về mọi mặt, nhất là trong đời sống tâm lý của người nông dân. Bài viết này góp phần tìm hiểu sự biến đổi tâm lý của người nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • Tản mạn về tài sản vô hình

    02/12/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngChúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Chỉ nói riêng về kinh tế, cuộc cách mạng đang diễn ra không phải là cuộc cách mạng về tốc độ, cũng không phải là cuộc cách mạng về năng suất mà là cuộc cách mạng về khái niệm. Thế giới đang được xây dựng theo một hệ thống khái niệm hoàn toàn mới.
  • Tiền tài & Hạnh phúc

    22/11/2005TS. Nguyễn Chí ThuậtTrung tâm Thăm dò Giá trị Thế giới đã tiến hành trong năm 2002 cuộc điều tra dư luận với hai câu hỏi được đưa ra: Bạn có phải là người hạnh phúc? và Bạn có hài lòng về cuộc sống của mình?
  • Mối quan hệ giữa Văn hoá và đạo đức

    06/11/2005Lê Đức PhúcKhi xem xét sự phát triển của con người nói chung và phát triển đạo đức nói riêng, các nhà khoa học liên ngành luôn chú ý đến mối quan hệ giữa sự phát triển đó với văn hoá...
  • Nghĩ về “bàn tay vô hình”

    21/10/2005Phan Tránh DưỡngRõ ràng là đã có một "bàn tay vô hình" làm nhiệm vụ điều phối, cung ứng một nguồn thu nhập khác ngoài lương của công chức nên họ mới thể sống được, sống khỏe, sống không phải lo chén cơm manh áo như đại bộ phận người dân đang phải đối mặt...
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Thông tin xã hội và vai trò của nó trong quản lý xã hội

    24/08/2005Nguyễn Hữu Đễ (*)Thông tin xã hội có nội dung rất đa dạng và phức tạp. Đối với quản lý xã hội, vai trò quan trọng của nó được thể hiện ở chỗ; Thứ nhất, thông tin xã hội là cơ sở, điều kiện cần thiết để tiến hành quản lý xã hội: thứ hai, tùy theo chất lượng, nó có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm tốc độ phát triển của hệ thống xã hội và cuối cùng, quyết định sự thành công hay thất bại của cả quá trình quản lý xã hội.
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Các kịch bản cho năm 2005

    22/07/2005Đặng Hồng QuangNhiều ý kiến lạc quan cho rằng Việt Nam sẽ đủ điều kiện để gia nhập WTO vào năm 2005, nhưng một số ý kiến khác lại cho rằng Việt Nam khó có thể đáp ứng các yêu cầu gia nhập trong thời gian này. Do đó, cần tính đến các kịch bản khác nhau...
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • Văn minh là gì?

    18/07/2005Huy Vũ dịchVăn minh là trật tự xã hội nhằm đẩy mạnh sự sáng tạo văn hoá. Bốn yếu tố chính tạo nên nó: dự trữ kinh tế, tổ chức chính trị, truyền thống đạo lý cùng sự theo đuổi tri thức và nghệ thuật. Nó bắt đầu ở chỗ hỗn loạn và bất an chấm dứt. Khi sự sợ hãi được khuất phục, lòng hiếu kỳ và tính xây dựng được tự do, và con người bước qua khỏi xung lực tự nhiên để tiến tới sự hiểu biết và và tô điểm đời sống.
  • Về chuyện tiền bạc

    18/07/2005Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật iùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
    Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
  • Mô hình Kornai về các hệ thống kinh tế

    07/07/2005Tác phẩm Hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chính trị kinh tế học phê phán và Con đường dẫn đến kinh tế thị trườngcủa Kornai János, nhà kinh tế học người Hung, giáo sư Harvard (Mỹ), đều do Nguyễn Quang A dịch, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, vừa ra mắt đã lập tức được coi là những cuốn sách quan trọng nhất năm 2002 ở Việt Nam. Để bạn đọc có thể dễ dàng tiếp cận với hơn 1000 trang sách ấy, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của dịch giả Nguyễn Quang A sau đây.
  • Kinh tế là những câu chuyện đơn giản

    04/07/2005Ngô Nhân Dụng, Đặc TrưngCác nhà kinh tế học thường bị coi là một giống người phức tạp, khó hiểu, và không có ý kiến nào chắc chắn. Quý vị có biết câu chuyện "nhà kinh tế một tay" nổi tiếng từ nửa thế kỷ rồi không? Trong tuần báo Economist hồi tháng 11 năm 2003 họ viết một bài với nhan đề đó, "The one-handed economist" với dụng ý chỉ trích một tác giả, ông Paul Krugman, Đại học Harvard, rằng ông là một nhà kinh tế học... chỉ có một tay!
  • xem toàn bộ

Nội dung khác