Tại sao phải học thêm?

04:21 CH @ Thứ Hai - 29 Tháng Tám, 2005

Dạy thêm, học thêm được người lớn chúng ta nói đến nhiều nhưng không giảm. Qua cái nhìn của một học sinh lớp 10, một lần nữa chúng ta không khỏi giật mình khi nghĩ đến việc chưa làm tròn trách nhiệm của mình.

Cháu là học sinh lớp 10 Trường THPT Hùng Vương. Thiết nghĩ, việc học thêm, tăng tiết rất phổ biến trong đời học sinh, nhất là ở năm cuối cấp. Việc học thêm, tăng tiết hàng loạt đã không chỉ diễn ra ở trong một trường, một cấp học mà phổ biến khắp nơi.

Thật sự cháu không biết nói sao khi đứa em họ năm nay mới học lớp 1 đã về xin mẹ tiền để đi học thêm. “Nếu không học sẽ ở lại lớp”, nó khóc. Rồi việc mỗi ngày đi học phải đóng 1.000 đồng vào quỹ lớp nhưng chẳng nghe cô nói gì đến việc sử dụng quỹ.

Cháu bây giờ vẫn còn cảm thấy tức khi nghĩ lại những ngày mình phải nhịn từng bữa ăn sáng, từng đồng tiền tiêu vặt để đóng học phí học thêm. Nhất là lớp 9, “đố đứa nào không học thêm mà vào được lớp 10 công lập” - một đứa bạn của cháu đã nói như vậy.

Năm nay cháu đã lớp 10, chỉ còn 2 năm nữa là ra trường. Thật ra thì chẳng phải khó để qua 2 năm, rồi cháu sẽ được lên đại học hoặc đi làm, miễn là thoát khỏi việc “học thêm”. Nhưng rồi những đứa em, thế hệ trẻ sau sẽ ra sao?

Lớp 1 mà học thêm thì cháu chẳng hiểu nó học thêm cái gì? Nếu như lớp nào cũng học thêm, cấp nào cũng học thêm, chẳng lẽ Bộ GD-ĐT phân phối chương trình trong lớp không đủ thời gian sao? Hay là tại giáo viên dạy không kịp bài vở? Nếu như so với lúc trước, giáo viên nay lương đã khá hơn, sổ sách cũng nhẹ đi, vậy thì tại sao còn diễn ra tiếp việc học thêm?

Việc học thêm đã diễn ra nhiều, thế nhưng đâu vẫn hoàn đấy, mặc cho báo chí phê phán, ông này ông nọ nói sẽ “chỉnh đốn” lại.

Nay cháu viết lá thư này, lên án việc “học thêm”, “tăng tiết” để thế hệ mai sau khỏi phải chịu cảnh “thêm văn”, “thêm toán” nữa, sẽ chẳng có học sinh chỉ vì nhà nghèo, không có tiền học thêm mà bỏ học, mất tương lai của mình.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cũng vì quá tải!

    23/08/2005TSKH BÙI MẠNH NHỊChuyện HS khẳng định không thích tác phẩm văn học mà đề thi yêu cầu đã phản ánh phần nào thực trạng dạy và học văn hiện nay ở các trường phổ thông. Tôi thấy tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một tác phẩm hay và mang tầm thời đại, vấn đề là thầy dạy làm sao cho HS cảm nhận được, “thấu” được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
  • Học như vẹt!

    02/07/2005Lê Vương Kiều TrangVới cái nhìn của một người trong cuộc đang trực tiếp giảng dạy môn lịch sử ở nhà trường phổ thông, tôi cho rằng học sinh bây giờ không nhớ, không hiểu sử và không thích học môn lịch sử là kết quả tất yếu của cách dạy - học - thi cử hiện nay.
  • Để dạy thêm - học thêm tràn lan, hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm

    10/12/2003Thanh HàThanh tra Giáo dục vừa kết thúc một đợt thanh tra thực trạng dạy thêm học thêm (DTHT) ở 10 tỉnh thành trong cả nước. Từ kết quả đánh giá của năm đoàn thanh tra, trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 10-12, ông Trần Bá Giao - phó chánh Thanh tra Giáo dục - cho biết...
  • Tôn vinh thầy cô bằng... tiền bạc?

    20/11/2003Nguyễn Anh DânGần đây, cứ đến tháng 11, nhiều cửa hàng lại tung ra những món quà độc đáo. Có những món quà mà người thu nhập thấp không bao giờ dám mua vì giá của chúng bằng cả tháng lương. Vậy thì ai là người mua những món ấy? Chắc chắn là những phụ huynh hoặc học sinh giàu có. Họ mua để tặng thầy cô giáo nhân Ngày nhà giáo VN 20-11.
  • Trẻ em nói về học tập: ''Chúng con mệt lắm rồi!''

    04/11/2003Vừa qua, tại diễn đàn dành cho trẻ em do Ủy ban Dân số-Gia đình-Trẻ em quận 4 tổ chức, các em đã lên tiếng về những bức xúc của mình xung quanh vấn đề học tập. Xin hãy lắng nghe và suy nghĩ.
  • Khắc phục tình trạng dạy thêm - học thêm

    01/11/2003Chúng ta nhìn xem bức tranh ngành giáo dục ngày nay: THẦY THẦY DẠY THÊM - TRÒ TRÒ PHẢI HỌC THÊM...
  • xem toàn bộ