Tác giả của “ Em bảo anh đi đi/Sao anh không đứng lại” qua đời

09:25 SA @ Thứ Ba - 27 Tháng Tám, 2019

Ngày 29/8/2006, tại Erevan đã cử hành trọng thể tang lễ nữ thi sĩ Armenia nổi tiếng Silva Kaputikian. Ở Việt Nam, tuy không có nhiều tác phẩm của Kaputikian được phổ cập nhưng từ lâu gần như ai cũng biết tới bài thơ lừng danh của bà: “Em bảo anh đi đi…” qua bản dịch của một dịch giả vô danh...


Nữ thi sĩ Armenia Silva Kaputikian.

.

Nói không ngoa, bài thơ này có mặt trong tất cả các cuốn sổ tay của nhiều thế hệ những người yêu thơ ở Việt Nam. Có điều, không nhiều người ghi đúng tên tác giả đích thực của bài thơ mà lại hay "đổ vấy" cho những thi sĩ khác như Olga Bergols hay thậm chí cả... Evgueni Evtushenko! Toàn bộ bài thơ như sau:

Em bảo: "Anh đi đi"
Sao anh không đứng lại ?
Em bảo: "Anh đừng đợi"
Sao anh vội về ngay ?

Lời nói thoảng gió bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Mà sao anh dại thế
Không nhìn vào mắt em

Mà sao anh dại thế
Không nhìn vào mắt em
Không nhìn vào mắt sầu
Không nhìn vào mắt sâu?

Những chuyện buồn qua đi
Xin anh không nhắc lại
Em ngu khờ vụng dại
Anh mơ mộng viễn vông

Đời sống nghiệt ngã không
cho chúng mình ấm mộng
Thì thôi xin gửi sóng
Đưa tình về cuối sông

Thì thôi xin gửi sóng
Đưa tình về cuối sông
Đưa tình về với mộng
Đưa tình vào cõi không.

Clip bài hát CUỒNG SAY - BÀI CA KHÔNG TÊN SỐ 50, Thơ: Silva Kaputikian, phổ nhạc: Vũ Thành An, hát: Lệ Uyên

.

Bài thơ này tôi cũng đã thuộc lòng từ hồi nhỏ. Và cũng như rất nhiều người khác, tôi không biết tên dịch giả cũng như tác giả đích thực của nó. Chỉ khi sang du học ở Liên Xô, trong một lần đọc tuyển tập thơ tình bằng tiếng Nga, lần đầu tiên tôi mới biết tới cái tên nữ sĩ Kaputikian với rất nhiều tác phẩm hay, trong đó có bài "Em bảo anh đi đi...". Và càng đọc những bản dịch thơ bà ra tiếng Nga, tôi càng cảm thấy thích thú giọng điệu trữ tình vừa thủ thỉ vừa can trường của Kaputikian. Thậm chí đã có lần tôi còn thử dịch bài thơ trên của bà theo cách cảm nhận riêng của mình:

Phải, em đã bảo "Đi đi!",
Nhưng sao anh không ở lại?!
Em cũng đã bảo chia tay,
Nhưng sao anh về ngay thế?!

Chao ôi, những lời con gái!
Mắt em lệ đẫm mi rồi...
Anh tin làm gì câu nói!
Mắt em, sao chẳng soi lòng?!

Tình yêu trong thơ Kaputikian dẫu trắc trở nhưng vẫn kiêu hãnh và nhân ái, ngay cả trong cảnh ngộ trớ trêu nhất:

Hai chúng mình đều tha thiết
yêu đương
Nhưng em yêu anh, còn anh
yêu người khác.

Hai chúng mình đều cháy lòng |
khao khát
Em khát khao anh,
anh khát khao người.

Anh đợi một lời, một lời
em cũng đợi,
Em đợi lời anh, anh đợi người ấy
buông lời...

Em trong mộng chỉ thấy
anh hiển hiện,
Anh chỉ mơ về người ấy
trong đêm...

Thì đành vậy, một khi số phận
Đã sắp bầy tàn nhẫn với hai ta.|
Ta có làm sao đâu khi đều cùng
tình yêu gắn bó,

Dẫu anh chỉ dành cho người,
còn em chỉ muốn hiến dâng anh...


Không dễ lạc quan trong tình huống này, nhưng Kaputikian đã giữ cho thơ mình được giai điệu dẫu chua chát nhưng không tuyệt vọng... Chính với tâm thế ấy nên khi viết những tác phẩm mang tính công dân, Kaputikian đã càng thành công hơn và rất được chính giới ở Liên Xô trước đây cũng như ở Armenia hiện nay kính trọng.


Tem Armenia Silva Kaputikyan , nữ nhà thơ lớn của nước cộng hòa Armenia. Bà sinh ngày 20 tháng 1 năm 1919 tại Yerevan, Armenia và mất ngày 25 tháng 8 năm 2006.

.

Bà là một trong không nhiều những nhà thơ Armenia được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Armenia. Nhiều quốc gia đã trao cho bà các giải thưởng văn học. Năm 1998, Viện Địa lý Cambrige (Anh) đã bình chọn Kaputikian là người phụ nữ tiêu biểu trong năm...

Kaputikian sinh ngày 5/1/1919 trong một gia đình giáo viên. Bà bắt đầu in thơ từ năm 1933 và là tác giả của hơn 60 tập sách. Thơ bà từng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới...

Clip bài hát CUỒNG SAY - BÀI CA KHÔNG TÊN SỐ 50, Thơ: Silva Kaputikian, phổ nhạc: Vũ Thành An, hát: Toàn Nguyễn

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ngôi sao ban chiều, mối tình thời chiến và số phận kỳ lạ của bản tình ca

    15/03/2019Thiên Điểu50 năm vô vọng tìm nhau, một ngày nhận ra cả hai sống cạnh nhau trong cùng thành phố, họ vỡ òa hạnh phúc hội ngộ nhờ vào người hâm mộ. Tình yêu thời chiến của họ cũng mang số phận thăng trầm và kỳ lạ như chính bản tình ca họ viết cho nhau...
  • Chiều nước Nga ôi tuyệt vời làm sao!

    09/02/2019Bài hát “Chiều nước Nga, ôi tuyệt vời làm sao” do ban nhạc “Đại Bàng Trắng” trình bày cũng là bài hát do lão bà nhạc sĩ Alexandra Pakhmutova sáng tác khi đã ở tuổi ngoài 80. Bà là người sáng tác hàng trăm bài ca về đề tài cách mạng, về tình yêu, về lao động sản xuất...
  • Bài hát Nga "Hỡi các ngài sĩ quan"

    07/01/2019Mời các bạn nghe giọng hát của ca sĩ được nhiều người yêu thích đó là Oleg Gazmanov với bài hát “ГОСПОДА ОФИЦЕРЫ- HỠI CÁC NGÀI SĨ QUAN”...
  • Một chiều ngược gió

    06/02/2018Bùi Sim SimEm ngược đường, ngược nắng để yêu anh
    Ngược phố tan tầm, ngược chiều gió thổi...
  • Choáng trước "thế giới ngầm" lộng lẫy dưới lòng đất Moscow, Nga

    07/01/2018Hoàng HàTrải qua hơn 80 năm hoạt động, hệ thống tàu điện ngầm ở Moscow, Nga, được mệnh danh là "cung điện ngầm dưới lòng đất" khi mỗi nhà ga metro đều trang trí rất tinh xảo, công phu...
  • Ba bản hành khúc Nga bất hủ

    06/11/2017Xin giới thiệu với các bạn 3 bài hát quen thuộc về nước Nga thân quen với mỗi người yêu bài hát Nga đã từ lâu. Cả 3 bài đều được chuyển ngữ sang tiếng Việt để các bạn hiểu thêm về những bài hát truyền thống của nước Nga...
  • Thu vàng nước Nga và danh họa Levitan

    21/08/2017Bùi Quang MinhNhững tác phẩm theo trường phái hiện thực của Levitan nổi tiếng với khả năng miêu tả chân thực vẻ đẹp của thiên nhiên Nga, đồng thời cũng truyền vào đó cảm xúc và tinh thần của tác giả. Có thể kể tới các bức tranh Mùa thu vàng miêu tả mùa thu ở vùng nông thôn Nga...
  • 'Я вас любил' - 'Tôi yêu em', bài thơ không hình ảnh

    20/04/2014Ngô Tự Lập"Tôi yêu Em" của Puskin chắc chắn là một trong những bài thơ dịch nổi tiếng nhất ở nước ta nói chung và của dịch giả Thuý Toàn nói riêng. Bản thân người viết những dòng này cũng thuộc lòng bài thơ từ tuổi học trò...
  • Ra mắt cuốn sách “Olga Berggoltz của tôi” - Một Olga nhiều hơn ta từng biết

    05/12/2010Minh ChâuBuổi tọa đàm về cuốn sách Olga Berggoltz của tôi (tác giả Thụy Anh) đã diễn ra tại Hà Nội vào 28/11/2010, nhân kỷ niệm 100 năm sinh của nhà thơ Nga này (1910 - 1975)...
  • xem toàn bộ