Suy nghĩ hướng theo tích cực

09:38 CH @ Thứ Tư - 03 Tháng Năm, 2006

Năng lượng và trí tuệ là một nguồn lực không phải là vô hạn, phải biết tiết kiệm để dành cho những suy nghĩ tích cực mang lại hiệu quả hơn là phung phá vào lối suy nghĩ tiêu cực chỉ nhằm an ủi bản thân trong chốc lát.

Giám đốc một công ty ở Quận 7 tâm sự, nhân viên Công ty khi trình bày lý do đi trễ, đa số là nguyên nhân nêu ra đầu tiên đều là kẹt xe cầu Tân Thuận. Đây là lý do có thật nhưng giải quyết như thế nào bây giờ? Chuyển nhà máy đi nơi khác? Hay đợi đến khi thành phố xây xong cầu Tân Thuận 2 rồi sản xuất tiếp? Anh cười và lắc đầu ngao ngan. Qủa thật đây chỉ là một trong vô vàn trường hợp, nhà quản lý phải đối mặt khi đi tìm nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất của con người thường hay tìm kiếm nguyên nhân cho việc không hoàn thành nhiệm vụ hay giải thích việc không thực hiện được ở những lý do mang yếu tố khách quan.

Đây cũng là điều bình thường và dễ hiểu. Vì những nguyên nhân này dễ nhận xa nhất và nó chính là điều trực tiếp làm nảy sinh vấn đề. Nhưng nó cũng giống như việc kẹt xe hiện nay, chính là nguyên nhân trực tiếp gây nên việc đi trễ,không đúng giờ hẹn, thậm chí lỡ giờ tàu chạy ...Vậy phải giải quyết vấn đế này như thế nào? Chỉ trông chờ vào việc mả thêm các tuyến đường mới hoặc công an giao thông có mặt đúng lúc? Chắc ít ai trong chúng ta lại tìm cách giải quyết như vậy, đơn giản điều đó không khả thi và không thực tế vào thòi điểm hiện tại. Đa phần mọi người sẽ đi làm sớm hơn, trừ hao thời gian nhiều hơn, hoặc chọn các thời điểm hay các tuyến đường xa nhưng “thoáng” hơn... Nghĩa là sẽ chọn những giải pháp, chúng ta có thể tự thực hiện không cần đến sự can thiệp của bất kỳ ai.

Trong kỹ năng giải quyết vấn đề có lưu ý, nếu chúng ta không thể loại từ hoàn toàn các nguyên nhân gây ra vấn đề, tức là giải quyết triệt để vấn đề, hãy tìm cách làm giảm thiểu tác hai của nó.Tuy vậy, trong thực tế công việc, chúng ta thường hay quên mất điều này khi tìm nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đề phát sinh.Chúng ta cứ loay hoay tìm kiếm cách triệt tiêu những nguyên nhân, mà những nguyên nhân này chúng ta vẫn không tự giải quyết được. Thông thường có hai lý do giải thích việc “quên” này. Thứ nhất,do nguyên nhân quá dễ thấy và quá chính yếu. Thứ hai, là do sự thụ động trong xử lý công việc và trong suy nghĩ, không dám nhìn nhận sự yếu kém của bản thân. Những lời giải thích nguyên nhân không phụ thuộc bản thân chúng ta nhằm để tự an ủi bản thân không mang lại một ích lợi tích cực gì, ngoài ý nghĩa vố về đôi chút mong muốn nhẹ đi cảm giác không hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng cuối cùng thất bại vân là thất bại, và sự thực này chúng ta không thểtrốn tránh.

Nếu cứ mải mê đi tìm những lý do mà chúng ta lại không có thể tác động triệt tiêu được có phải là công dã tràng không? Đừng cố đâm đầu vào đá, đừng tốn công sức, năng lượng và thòi gian làm việc này, hãy dành năng lượng và thời gian cho việc tìm kiếm nguyên nhân chủ quan và tìm cách giải quyết chúng. Thay vì chúng ta bực bội, đau khổ vì lỡ hẹn do kẹt xe, hãy đi sớm hơn một chút, chọn một lộ trình khác, xa hơn nhưng dễ đi hơn, tránh được những đoạn đường có nguy cơ kẹt xe. Triết lý ở đây rất đơn giản nhưng hiệu quả. Hãy hướng suy nghĩ của bản thân theo hướng tích của tìm kiếm nguyên nhân mà chính bản thân chúng ta cá thể tự quyết định được chứ đừng trông chờ ở bên ngoài.

Quay lại chuyện doanh nghiệp, tình huống thường hay xảy ra khi tương tác giữa các bộ phận, phòng ban là sự đổ lỗi cho nhau. Bên sản xuất đổ cho bên bảo trì không sửa chữa máy móc kịp thời, bên bảo trì giải thích công nhân vận hành máy không đúng thao tác, sản xuất lại biện minh chưa có bản hướng dẫn, phòng quản lý chất lượng nói đã ban hành rồi nhưng sản xuất không tổ chức phổ biến cho công nhân...Những sự việc như vậy có thể kéo dài và không có lối ra. Nhà quản lý luôn phải đóng vai trò một vị quan toà bất đắc dĩ. Và nếu không tỉnh táo, bản thân anh cũng bị cuốn vào cái mó bòng bong lý do và nguyên nhân này. Có những cuộc họp kéo dài nhưng hiệu quả không cao vì tất cả thành viên đã mất quá nhiều thời gian cho việc đi tìm lỗi của nhau. Và khi tất cả đã quá mệt mỏi, muốn kết thúc thì mới dành một chút thời gian để tìm giải pháp. Vì vậy, họp rất lâu mà vần không hiệu quả. Lối thoát hữu hiệu trong trường hợp này là hướng suy nghĩ của cả tập thể vào việc tìm các nguyên nhân chủ quan trước, những nguyên nhân chúng ta có thể giải ngay được mà không cần sự trợ giúp của bộ phận khác hoặc sự trợ giúp là tối thiểu. Bộ phận sản xuất hãy tổ chức các buổi hướng dẫn vận hành ngay trên máy, nhờ bên chất lượng hỗ trợ tài liệu và bảo trì hướng dẫn thao tác cho công nhân vận hành. Bộ phận bảo trì lên kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra tình trạng thiết bị. Công nhân vận hành cho chạy máy không tải trước khi bấm nút sản xuất ...Với cách hướng suy nghĩ theo lối tích cực như vậy, chúng ta sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức và điều chính yếu là sẽ bỏ bớt những cuộc họp mang tính tranh cãi, đổ lỗi cho nhau.Nhà quản lý không mất nhiều thời gian làm quan toà phân xử.

Bản chất con người luôn đi tìm sự an ủi, huyễn hoặc bản thân khi không thành công. Ở một chừng mực vừa phải, điều này có thể giúp chúng ta giảm được stress nhưng đừng quên ngay sau đó chúng ta phải suy nghĩ theo hướng tích cực tìm biện pháp khắc phục ngay. Lý thuyết rất đơn giản, nhưng cần nhớ và thực hiện. Trăm hay không bằng tay quen, hãy luyện tập việc suy nghĩ tìm các nguyên nhân và giải pháp mang tính chủ quan nhiều hơn, thậm chí không cần chú ý đến các lý do khách quan. Đơn giản là vì các lý do khách quan luôn dễ nhận thấy và luôn sẵn sàng xuất hiện mà không cần nhiều nỗ lực suy nghĩ nào cả. Năng lượng và trí tuệ là một nguồn lực không phải là vô hạn, phải biết tiết kiệm để đành cho những suy nghĩ tích cực mang lại hiệu quả hơn là phung phí vào lối suy nghĩ tiêu cực chỉ nhằm an ủi bản thân trong chốc lát.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phân loại công việc thế nào?

    24/04/2006Trong điều hành doanh nghiệp, các nhà quản lý phải thường xuyên đối mặt với nhiều công việc phát sinh. Họ thường chia chúng thành việc 'lớn''nhỏ'. Tuy nhiên, trong các sách viết về quản lý chuyên nghiệp của Âu Mỹ không thấy người ta phân như vậy mà thường theo mức độ 'quan trọng', 'khẩn cấp'.
  • Để có một ê kíp quản lý hiệu quả

    20/03/2006Dịch từ EntrepreneurCùng với thời gian, chắc hẳn bạn phải thừa nhận rằng bạn không thể tự mình đảm đương tất cả mọi việc trong công ty, dù doanh nghiệp của bạn chỉ mới thành lập...
  • Quản trị xung đột

    24/02/2006GS. Eric de KeuleneerTrong nền kinh tế thị trường, mọi tác nhân đều theo đuổi lợi ích riêng và dường như luôn có một “bàn tay vô hình” trong thị trường cạnh tranh đảm bảo mục tiêu này sẽ được chuyển thành hiệu quả tối ưu và tạo ra của cải với hàng hóa thông thường...
  • Yếu tố để đưa ra quyết định

    13/02/2006Nguyễn Thúy HằngBạn đã bao giờ ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, lúng túng không biết theo hướng giải pháp nào? Quả thực, lúc này việc đưa ra quyết định là rất khó khăn vì có lẽ bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian để cân nhắc xem liệu quyết định đó có phải tối ưu nhất hay không. Vậy, có những yếu tố nào tác động đến việc đưa ra quyết định?
  • Lập bảng mô tả công việc có hiệu quả

    19/01/2006Lập bản mô tả công việc rõ ràng trước khi bạn tiến hành việc thuê nhân công sẽ giúp cho bạn lựa chọn các ứng viên tốt nhất trong tập hồ sơ xin việc. Công việc này gồm hai phần - tóm tắt trách nhiệm cần đảm đương của công việc, và lên danh mục các nhiệm vụ chính cần được thực hiện.
  • Những chiến lược ra quyết định

    04/01/2006Nguyễn Thu HàNhư chúng ta đã biết, mỗi một vấn đề thường có rất nhiều cách giải quyết và nhiệm vụ của người ra quyết định là phải chon một trong số chúng. Việc lựa chọn này có thể rất đơn giản nhưng có thể cũng rất phức tạp tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của quyết định đó.
  • Đừng để thời gian trở thành chi phí

    28/11/2005Nguyễn Tân KỷChúng ta đều biết, thời gian là vàng bạc. Thời gian là một thứ tài sản đặc biệt cần phải quan tâm và quản lý. Nhưng khi bị cuốn vào công việc, chúng ta thường quên mất giá trị của nó. Điều hay gặp phải trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa là cách thức và tần suất họp. Họp thế nào để có kết quả?
  • Kém thông tin không phải là nguồn gốc của mọi sự mâu thuẫn

    26/11/2005Ý tưởng cho rằng “chúng ta có thể giải quyết mọi khác biệt nếu chúng ta thông tin cho nhau nhiều hơn” không nhất thiết đúng...
  • Những điều cốt yếu để tạo ra một nhóm làm việc thực sự

    22/11/2005Tập hợp mọi người hợp tác và làm việc như một nhóm không phải là một điều dễ dàng như bạn có thể cảm thấy. Một loạt các nhân tố thường chống lại những nhà quản lý cố gắng theo đuổi mục đích này.
  • Xây dựng mục tiêu cho nhân viên

    19/11/2005Nhất NguyênXác định mục tiêu cho nhân viên là một công việc quan trọng và cần thiết trong quản trị nguồn nhân lực, nhằm định hướng cho nhân viên đi theo đúng mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp đồng thời khai thác có hiệu quả những nỗ lực của họ, giúp họ có động cơ khi làm việc...
  • Những kẻ đánh cắp thời gian

    21/10/2005Nguyễn BìnhÝ tưởng về quản lý thời gian đã có từ cách nay hơn 100 năm. Tuy nhiên thuật ngữ “quản lý thời gian“ đã tạo cho ta hiểu sai về việc mà một người có thể làm được. Thời gian là không thể quản lý được, chúng ta chỉ có thể quản lý bản thân và thời gian ta sử dụng. Như vậy quản lý thời gian và thực chất là quản lý bản thân chúng ta...
  • Kỹ năng quản lý

    27/07/2005Trương Thị Quỳnh TrangLàm thế nào chúng ta có thể nhận ra một nhà quản lý tài năng trong đám đông? Hãy nhìn vào một khung cảnh hỗn loạn, bạn sẽ thấy nhà quản lý tài năng chính là người nổi bật lên trên sự hỗn loạn và lập lại trật tự vốn có. Họ dường như được sinh ra trong những tình huống khủng hoảng nhất và khắc chế được sự khủng hoảng đó. Bởi vì bẩm sinh họ đã thích được thử thách và cảm thấy rất hưng phấn khi chiến thắng. ...
  • Tạo động lực để nhân viên làm việc tốt

    07/07/2005Hoàng Cương (Giảng viên Business Edge-MPDF)Thời gian gần đây, bạn chợt nhận thấy nhân viên của bạn có những biểu hiện khác thường: thường xuyên đi trễ về sớm, dễ cáu gắt khi được giao công việc, không đóng góp ý kiến hoặc chỉ đưa những ý kiến tiêu cực trong các cuộc họp, giảm năng suất và chất lượng công việc...
  • Lớn - nhỏ hay quan trọng - khẩn cấp?

    02/07/2005Trong điều hành doanh nghiệp, các nhà quản lý phải thường xuyên đối mặt với nhiều công việc phát sinh hàng ngày. Một cách tự nhiên, người ta thường chia chúng thành "việc lớn" và "việc nhỏ".
  • Môi trường làm việc năng suất và thoải mái

    02/07/2005Nếu bạn phải dành nhiều thời giờ để làm việc, bạn có thể khiến cho công việc của bạn trở nên hấp dẫn và lôi cuốn bạn hơn. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi bắt đầu công việc và bạn sẽ không phải làm những điều vô ích để kết thúc công việc.
  • xem toàn bộ