Suối Nguồn (The Fountainhead)

08:09 CH @ Chủ Nhật - 20 Tháng Ba, 2016

Đọc thêm:

Nói về cuốn sách "Suối Nguồn" (The Fountainhead) của tác giả Ayn Rand, 1 bạn đọc đã nhận xét "Đây là cuốn sách rất đáng đọc. Không có nhiều nhân vật, không quá nhiều tình tiết, không có sự cầu kỳ văn vẻ nhưng thực sự rất lôi cuốn. Làm con cừu giữa đàn hay là người tự do cô độc..."

Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1943, và cho đến nay đã bán được hơn 6,5 triệu bản trên toàn thế giới. Để có được sách, các bạn có thể vào trang Ebay để đặt mua, giá của nó hiện nay là 10.49 USD cho bản mới, và 3.50 USD cho bản cũ.

SUỐI NGUỒN (The Fountainhead), bệ phóng của nhân cách người Mỹ đương đại (Một tác phẩm ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành nhân sinh quan của người Mỹ nửa sau thế kỷ 20, không chỉ vê mặt tư tưởng xã hội mà còn về mặt tư tưởng kinh tế.)


Suối Nguồn, NXB Trẻ, 12.2007

TÁC GIẢ
Sẽ thật khiếm khuyết nếu không giới thiệu trước tiên về tác giả Ayn Rand. Bà là một nhà tiểu thuyết và lý luận quốc tịch Mỹ sinh tại Nga, nổi tiếng vì đã phát triển học thuyết Chủ nghĩa khách quan và vì đã viết một số tác phẩm như The Fountainhead (Suối nguồn), Atlas Shrugged(Người khổng lồ nghiêng vai), For the new Intellectual (Vì giới tri thức mới), ... Là người gây ảnh hưởng rộng lớn tới nước Mỹ hậu chiến tranh thế giới thứ 2, các tác phẩm của Rand đã tạo nên sự mến mộ nhiệt thành cũng như phê phán nghiêm khắc. Tác phẩm của Rand nhấn mạnh các quan niệm tư tưởng về hiện thực khách quan, lý trí, chủ nghĩa vị kỷ, và chủ nghĩa tư bản tự do, trong khi tấn công những gì mà bà coi là không hợp lý và phi đạo đức của lòng vị tha, chủ nghĩa tập thể (collectivism) và chủ nghĩa cộng sản (communism).

Bà tin rằng con người phải chọn cho mình các giá trị và hành động theo lý trí; và rằng cá nhân có quyền để tồn tại vì lợi ích của chính bản thân mình, không hy sinh bản thân cho người khác hoặc nguời khác vì mình; và rằng không ai có quyền chiếm đoạt những gì thuộc về người khác bằng bạo lực hay lừa dối, hoặc áp đặt tiêu chuẩn đạo đức của mình lên người khác bằng bạo lực. [1]


Ayn Rand (tên sinh Alisa Zinov'yevna Rosenbaum; 2 tháng 2 năm 1905 – 6 tháng 3 năm 1982) là một nhà tiểu thuyết và lý luận quốc tịch Mỹ sinh tại Nga. Bà nổi tiếng vì đã phát triển học thuyết Chủ nghĩa khách quan và vì đã viết một số tác phẩm như We the Living (Chúng ta những kẻ sống), The Fountainhead (Suối nguồn), Atlas Shrugged (Người khổng lồ nghiêng vai), For the new Intellectual (Vì giới tri thức mới) và tiểu thuyết ngắn Anthem. Là người gây ảnh hưởng rộng lớn tới nước Mỹ hậu chiến tranh thế giới thứ 2, các tác phẩm của Rand đã tạo nên sự mến mộ nhiệt thành cũng như phê phán nghiêm khắc.

TÁC PHẨM

“Suối nguồn” giúp chúng ta tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi căn cốt:
- Thế nào là một người sống thứ sinh?
- Tại sao những kẻ sống thứ sinh lại sơ hãi những người tư duy độc lập?
- Mục đích cuộc đời anh ta là gì?
- Chúng ta thường hỏi nguồn gốc của mọi hành vi ti tiện, xấu xa trong xã hội là gì?
- Thảm hoạ của thế giới là gì?
- Làm thế nào để tránh được thảm họa?
- …

“Suối nguồn” của Ayn Rand đã có tác động sâu sắc tới sự phát triển cơ sở thượng tầng tư tưởng của xã hội Mỹ và bao công dân xứ cờ hoa đã lột xác về nhận thức và thay đổi cuộc đời từ những dòng chữ của bà. Một trong số những người đó là Alan Greenspan, chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Federal Reserve) 1987 - 2006. Năm 1957, Greenspan đang làm công việc dự đoán kinh tế sau khi tốt nghiệp cao học kinh tế trường Đại học Columbia. Cũng như hầu hết các nhà kinh tế thời đó, Greenspan là người tin tưởng vào học thuyết Keynes – học thuyết đề cao vai trò của chính phủ trong nền kinh tế và chiếm địa vị thống trị kinh tế học cả thế giới tư bản kể từ sau thời Đại khủng hoảng (1929-33). Nhưng sau khi đọc xong cuốn sách dày hơn 1200 trang của Ayn Rand thì Greenspan trở thành một trong những người ủng hộ nhiệt thành tư tưởng của Rand.

Nếu những thay đổi của cuộc đời người đàn ông quyền lực nhất thế giới tài chính nước Mỹ chưa thuyết phục được độc giả hay khiến độc giả tò mò muốn tìm hiểu thêm về những nét chủ đạo trong tác phẩm kinh điển “Suối nguồn” của Ayn Rand thì sau đây là một số trích đoạn thú vị ở trong tác phẩm đồ sộ này của bà:

Từ những thứ thiết yếu đơn giản nhất cho đến những khái niệm tôn giáo trừu tượng cao nhất, từ cái bánh xe cho đến các tòa nhà chọc trời, tất cả những gì mà chúng ta đại diện và tất cả những gì chúng ta có đều đến từ một thuộc tính của con người – đó là KHẢ NĂNG TƯ DUY.

"MỖI CON NGƯỜI TỰ TẠO Ý NGHĨA, PHONG CÁCH VÀ MỤC ĐÍCH SỐNG CỦA ANH TA. Tại sao lại quan trọng hóa những cái mà người khác đã làm? Tại sao một thứ lại trở nên thiêng liêng chỉ bởi vì nó không phải do ta nghĩ ra?...."

"Không phải hành vi mà chính NIỀM TIN - niềm tin chắc chắn và quan trọng nhất - sẽ mang lại "..." một ý nghĩa mới và sâu sắc hơn: một niềm tin chắc chắn mà một tâm hồn cao thượng có đối với chính nó; cái niềm tin mà người ta không nên kiếm tìm từ bên ngoài, không thể tìm thấy từ bên ngoài, và, có lẽ không bao giờ nên để mất".

"Dù tồn tại ở các cập độ khác nhau của sự khao khát, ao ước, đam mê và hoang mang đau khổ - là quan điểm khởi đầu cuộc sống của những người ưu tú nhất. Đố với đa số họ, đây thậm chí không phải là một quan điểm rõ ràng mà chỉ là một cảm giác mơ hồ, khó nắm bắt; nó được tạo thành từ những nỗi đau trần trụi và từ niềm hạnh phúc không thể diễn tả nổi. Nó là cảm giác về một kỳ vọng lớn, rằng cuộc sống của mỗi người là quan trọng, rằng những thành tựu lớn lao có thể nằm trong khả năng, và rằng điều vĩ đại còn nằm phía trước"

"Em có, xem nào, cứ cho là sáu mươi năm để sống. Hầu hết thời gian đó là dành cho làm việc. Em đã lựa chọn công việc mà em muốn làm. Nếu em không tìm thấy niềm vui trong công việc thì em chỉ đang tự kết án sáu mươi năm hành xác cho chính mình. Và em chỉ có thể tìm thấy niềm vui nếu em làm việc của mình theo cách tốt nhất có thể đối với em. Nhưng nói 'cách tốt nhất' tức là nói đến tiêu chẩn - và em tự đặt ra các tiêu chuẩn cho riêng mình. Em chẳng kế thừa cái gì cả. Em không đứng ở điểm cuối của bất cứ truyền thống nào. Em có thể đứng ở điểm khởi đầu của một truyền thống."

"Chúc các bạn sẽ để lại, khi các bạn rời khỏi thế giới này, DẤU VẾT CỦA CÁC BẠN TRÊN NHỮNG HẠT CÁT THỜI GIAN."

Chúc các bạn có hành trình trải nghiệm thay đổi bản thân cùng “Suối nguồn” & Ayn Rand. Hãy đừng là những người chỉ sống trong thế-giới-như-nó-đang-là (the world as it is) mà HÃY SỐNG TRONG THẾ-GIỚI-NHƯ-NÓ-CÓ-THỂ-&-PHẢI-LÀ (the world as it may be and ought to be). Và như vậy, bạn không thể lãng phí dù một giây phút cuộc đời cho những điều thừa thãi, & thay vì vậy là một sống bằng năng lực tư duy, sống với mục đích rõ ràng, sống cùng niềm tin, sống để kiến tạo, sống vì thế hệ ngày mai.

Chú thích: [1] – trích Lời giới thiệu tác phẩm “Suối nguồn” – Ayn Rand

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: