Sự dấn thân trong khoa học

02:46 CH @ Thứ Sáu - 04 Tháng Sáu, 2010

Chúng ta từng có thế hệ những nhà khoa học được mến phục gọi là nhà khoa học dấn thân, như các Giáo sư Trần Đại Nghĩa, Trần Đức Thảo, Lê Văn Thiêm, Đặng Văn Ngữ, Hoàng Tụy... Họ dám từ chối cuộc sống vật chất đầy đủ và điều kiện nghiên cứu thuận lợi để về nước theo đuổi sự nghiệp khoa học và đạt những thành tựu lớn bất chấp mọi thiếu thốn, gian nan trong hai cuộc kháng chiến. Đất nước đã hòa bình và thống nhất 35 năm, điều kiện kinh tế - xã hội đã đổi khác, liệu các nhà khoa học có còn phải dấn thân không và họ đang dấn thân như thế nào? Dưới đây là lược ghi một số ý kiến từ cuộc tọa đàm chung quanh đề tài này do Tia Sáng tổ chức.

Hai kiểu dấn thân

Nhà nghiên cứu Việt Phương

Tôi nhớ có một định nghĩa về nhà khoa học “đáo để” (tức là dấn thân đến cùng). Đó là người hình thành được chủ kiến về đề tài mình theo đuổi và đẩy nó lên đỉnh cao nhất của sự tìm tòi suy nghĩ, không dừng lại dở chừng, rồi sau đó tìm mọi cách để hiện thực hóa toàn bộ hoặc một phần chủ kiến đó, không chịu để nó bị bẻ cong bởi sức ép của những thứ quyền lực: chính quyền, thần quyền, danh quyền, lợi quyền, dư luận quyền, gia đình quyền, bạn bè quyền, hay tình yêu quyền. Lĩnh vực nào cũng có những người tuyệt vời dũng cảm và những người cực kỳ hèn nhát, bởi vậy sẽ xuất hiện những người dấn thân đích thực và những kẻ dấn thân cơ hội (muốn náu mình sau những thành tựu đã được xác lập, và dựa vào đó để tán tụng thêm). Dấn thân có nghĩa là biết trước nhưng vẫn chấp nhận nguy hiểm, khó khăn và thử thách để được làm công việc mình đã chọn. Khó khăn thử thách đó, theo tôi chung quy có ba loại. Thứ nhất là khó khăn của bản thân khoa học: nhà khoa học có dám húc đầu vào những câu hỏi mà có thể nhiều thế hệ chưa tìm ra lời đáp không. Thứ hai là khó khăn trong cộng tác. Trong khoa học ít có trường hợp làm việc đơn thương độc mã mà thường phải làm việc theo nhóm, trong một môi trường không chỉ gồm những người cùng giới mà còn rộng ra bên ngoài. Những mối quan hệ giữa con người với nhau đó có thể hỗ trợ, lại cũng có thể gây ra những trì kéo khốn khổ, nếu không quyết liệt dấn thân, nhà khoa học sẽ nản lòng lùi bước hoặc dừng lại giữa chừng. Nhưng khó khăn lớn nhất chính là trên con đường nghiên cứu, nhà khoa học cần sáng tạo, mà để sáng tạo, tư tưởng của họ phải không bị kiềm chế bởi bất kỳ điều gì. Khi chủ kiến của mình khác một trời một vực với cái vốn được coi là chân lý, nhìn thấy trước các mũ kim cô có thể chụp lên đầu, liệu nhà khoa học sẽ dấn thân tiếp hay thôi. Trong một cuộc điều tra nho nhỏ, tôi thử đặt câu hỏi “Có phải trọng dụng và trọng đãi là quan trọng nhất với nhà khoa học không?” cho một số anh em. Và tôi không ngạc nhiên khi nhận được nhiều câu trả lời là không. Anh em làm khoa học cho rằng, trọng dụng hay trọng đãi tức vẫn có là ai đó có thể áp đặt quyền lực đối với mình bằng cách tỏ ra rộng rãi hoặc khe khắt. Nhà khoa học đích thực chỉ cần một điều thôi: đó là dân chủ và tự do để sáng tạo. Nếu dân chủ tự do của giới trí thức được dân tộc ủng hộ, giới cầm quyền tôn trọng thì anh em trí thức sẽ có thành tựu, và nhờ có thành tựu thật sự nên sẽ được đối đãi đích đáng cả về vật chất lẫn tinh thần. Cá nhân tôi thấy từ “engagement” (cam kết) trong tiếng Anh gợi hơn từ “dấn thân” – cam kết theo đuổi mục tiêu nghiên cứu đến cùng.

PGS. TS. Phạm Đức Chính, Viện Cơ học

Theo tôi, dấn thân trong khoa học không cứ phải như Bruno – sẵn sàng chết trên dàn thiêu để bảo vệ quan điểm khoa học của mình, hay như Perelman từ chối cả huy chương Fields và giải thưởng 1 triệu USD, mặc dù họ thực sự là những con người dấn thân, không vụ lợi, với những đóng góp lớn cho phát triển khoa học. Những người đã nghiên cứu khoa học có kết quả công bố quốc tế từ Việt Nam bất chấp điều kiện khó khăn trong nhiều năm qua là những người đã thể hiện sự dấn thân trong nghề nghiệp. Trước nay họ vẫn đã, đang và sẽ tiếp tục làm việc và công bố như vậy dù có hay chưa có sự ủng hộ cả về tinh thần và vật chất của NAFOSTED. Còn những chuyên gia dù chủ trì nhiều đề tài cấp này nọ nhưng luôn lảng tránh hội nhập với chuẩn mực quốc tế, luôn ngụy biện rằng ta có cách làm riêng của ta vì hoàn cảnh của ta chưa được như quốc tế, luôn đòi hỏi một chiều rằng nhà nước phải đầu tư nhiều hơn nữa, không phải là những người dấn thân vào khoa học.

Lãnh đạo khoa học phải dấn thân trước tiên

GS. TSKH Trần Xuân Hoài, Viện Vật lý ứng dụng

GS. TSKH Trần Xuân Hoài, Viện Vật lý ứng dụng
Làm khoa học đương nhiên phải dấn thân nhưng quan trọng hơn dấn thân để đạt kết quả gì, hay dấn thân chỉ để thiêu thân? Cá nhân tôi cho rằng, để dấn thân và có ích cho khoa học trong điều kiện hiện nay, các nhà khoa học làm quản lý phải dấn thân trước tiên. Họ là người có quyền lực vì vậy có trách nhiệm sử dụng quyền lực đó phục vụ cho mục tiêu phát triển khoa học công nghệ của đất nước. Khi nhà quản lý khoa học dấn thân thì việc đấu tranh cho các quyền lợi chính đáng của nhà khoa học cũng sẽ hiệu quả hơn, người tài sẽ được nhìn nhận và trọng dụng… Việc gần đây lãnh đạo Bộ KH&CN, Quỹ NAFOSTED đã vượt mọi áp lực, quyết tâm ban hành quy chế tuyển chọn các đề tài nghiên cứu cơ bản, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều nhà khoa học nhất là các nhà khoa học trẻ phát huy được tài năng. Hoặc một viện trưởng đã từ chức vì không đạt được mục tiêu đưa viện do mình quản lý phát triển, là minh chứng về sự dấn thân của nhà quản lý. Trong bối cảnh hiện nay, nếu những người lãnh đạo không dấn thân mà chỉ lo giữ ghế, chỉ nhìn lên phía trên, không nhìn về phía dưới, thì sự dấn thân của các nhà khoa học khác sẽ chẳng có mấy kết quả. Hàn Quốc từng có thời kỳ giống Việt Nam bây giờ, nhưng đến lúc có lệnh bắt buộc người lãnh đạo phải làm tốt việc quản lý, tức quản lý để phục vụ khoa học, thì họ đã tập hợp được nhiều người tài để cùng nhau làm khoa học thật sự.

Tạo môi trường cho sự dấn thân

GS. TSKH Trần Xuân Hoài, Viện Vật lý ứng dụng

Đã làm khoa học là dấn thân, Nhà nước không cần hô hào, chúng tôi vẫn tự khắc theo đuổi khoa học, một khi đã có lòng đam mê. Tôi biết có những người trong ngành vật lý nếu bỏ ra ngoài làm kinh doanh thì với khả năng tư duy của mình, họ sẽ rất thành công, nhưng họ vẫn ở lại - đó là một sự hy sinh. Tôi cũng có những học trò rất giỏi nhưng chấp nhận bỏ dạy thêm kiếm tiền để làm nghiên cứu, trong khi càng làm càng vất vả vì đề tài cho cả chục người tham gia mà chỉ được 40 triệu – đó cũng là hy sinh. Mấy năm nay, kể từ khi có Quỹ NAFOSTED thì tình hình đã được cải thiện. Chúng tôi không đòi hỏi một cuộc sống cao sang thừa thãi mới làm khoa học, nhưng nếu được tạo điều kiện để yên tâm tập trung vào công việc, việc dấn thân của chúng tôi sẽ đỡ vất vả hơn.

PGS. TS. Nguyễn Ngọc Châu, Viện Sinh thái

Theo tôi, không phải ai muốn dấn thân cũng được, chỉ những người tài năng mới có thể dấn thân. Việt Nam hiện ít có nhà khoa học dấn thân, đó là kết quả tất yếu của một đội ngũ khoa học còn kém, mà sâu xa theo tôi có bốn nguyên nhân. Một là do hệ thống đào tạo lầm lẫn của chúng ta chỉ quen dạy học trò ngoan ngoãn, nghe lời chứ không dạy học trò biết nghi ngờ, phản biện. Hai là do tính cách người Việt thích học để làm quan chứ không học để khám phá, sáng tạo. Ba là xã hội chúng ta, bằng những cách chính thức hoặc không chính thức, đều kích thích ham muốn làm quan, chẳng hạn như định kiến cho rằng đã là cấp trên thì phải xuất sắc hơn cấp dưới. May mắn thời gian gần đây, qua những tiêu chí cụ thể như công bố quốc tế và đề tài NAFOSTED, việc đánh giá ai là nhà khoa học thực tài đã rạch ròi hơn. Thứ tư, đó là môi trường khoa học bị hành chính hóa nặng nề, nghiên cứu cũng phải xin phép và được định hướng, như vậy tự do suy nghĩ của nhà khoa học bị can thiệp quá sâu. Tóm lại, theo tôi không thể đào tạo ra những nhà khoa học dấn thân nhưng có nhiều cách để tạo môi trường cho họ thể hiện và phát triển

Vì nghề nghiệp mình yêu thích

PGS. TSKH Đào Tiến Khoa, Viện Khoa học Kỹ thuật hạt nhân

Bản thân tôi thấy từ dấn thân hơi khẩu hiệu. Đời sống khoa học không được cứng cáp như vậy. Như thế hệ chúng tôi không thể gọi là dấn thân được, chúng tôi đơn giản là làm cái mình được học, tất nhiên cũng có đam mê và yêu thích vì cảm thấy được hòa nhập trong cộng đồng khoa học của mình. Nói đúng hơn, cũng như mọi ngành nghề khác, khoa học là chỗ để chúng tôi nương thân. Tôi có một cậu học sinh tài năng làm postdoc ở nước ngoài, mới đây đến Viện chúng tôi dự hội thảo, được Viện trưởng động viên về nước, cậu ấy đã nói rất thành thật: “Bọn trẻ chúng em cũng muốn làm khoa học lắm nhưng không có điều kiện vật chất thì không làm được, chúng em tiếp tục phải đi”. Rõ ràng, nhà khoa học cần được đãi ngộ để có điều kiện làm việc hợp lý, mà những đãi ngộ đó không nên gắn với những yêu cầu theo tôi là quá thực dụng như hiện nay - đòi hỏi nhà khoa học phải làm ra sản phẩm, phải gắn với thị trường, trong khi có ý kiến cho rằng ở Việt Nam thị trường đó chưa hình thành, chỉ là thị trường ảo. Thoả mãn nhu cầu ứng dụng là một khía cạnh đòi hỏi đối với khoa học, nhưng quan trọng hơn là xây dựng một cái vốn sáng tạo của cả xã hội, giúp cho người dân mình văn minh lên và yêu quý tri thức hơn, cứ như vậy tự khắc khoa học sẽ dần phát triển.

TS Đỗ Vân Nam, Viện HAST, ĐH Bách khoa

Tốt nghiệp đại học, tôi được giữ lại làm cán bộ giảng dạy nhưng chỉ sáng cắp ba lô đi tối cắp về, lương 320 nghìn đồng/tháng, bố mẹ phải bán lúa để cứu trợ. Chả lẽ cứ ăn bám mãi, tôi xác định phải đi du học để giải quyết hai việc: được học tiếp và có tiền. Làm xong tiến sĩ Vật lý lý thuyết, tôi tiếp tục làm sau tiến sĩ ở Pháp. Mặc dù có cơ hội ở lại nước ngoài, nhưng tôi vẫn quyết định về nước, không phải vì động cơ hy sinh hay dấn thân gì to lớn, mà hoàn toàn vì lý do cá nhân: tôi không thích cuộc sống lủi thủi ở trời Tây. Khi biết tin Quỹ NAFOSTED khởi động, lúc này sắp về nước, tôi tranh thủ viết đề án đăng ký và được chấp nhận nên khi về nước tôi có đề tài ngay. Cuộc sống của người làm khoa học chỉ giản dị như vậy, là sự gom góp những niềm vui khi giải quyết trọn vẹn một vấn đề và tích lũy dần niềm đam mê, cộng với lòng tự tôn và một chút tham vọng các công trình của mình được đồng nghiệp trong và ngoài nước biết đến. Tôi xác định khoa học là một nghề và mong muốn sống được ở đó. Vì thế rất cần những quỹ như NAFOSTED tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa những người làm khoa học, người làm được thì hưởng, không làm được thì bị đào thải, chứ kêu gọi dấn thân không thôi thì hơi đao to búa lớn và dễ thành khẩu hiệu suông.

Nguồn:Tia sáng
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cần một bộ môn khoa học phối hợp nhận thức thực tại

    01/07/2018Nguyễn Tiến ĐạtMột số nhà khoa học đã có những nỗ lực nhằm xét lại vai trò khoa học, tôn giáo cùng mối quan hệ giữa chúng và họ quay ra thuyết phục công chúng về một viễn ảnh mà trong đó khoa học và tôn giáo có thể chung sức trong việc kiến tạo một đời sống tốt đẹp hơn với mục đích chung là phục vụ con người.
  • Xây dựng một khoa học mới – Khoa học về cái phức tạp

    16/05/2018TS. Phan Đình DiệuViệc phát hiện ra các hiện tượng hỗn độn hay các fractal, đã tạo ra một “khoa học mới”, khoa học về các hệ thống phức tạp, và nhìn trước rằng đó sẽ là khoa học của thế kỷ 21. Thế giới tự nhiên và xã hội hiện ra trước mắt ta phức tạp hơn rất nhiều những gì mà “khoa học” đã hình dung trước đó...
  • Quan hệ nhân quả trong khoa học

    16/01/2018Trần Văn ToànKhi nói đến quan hệ nhân quả có lẽ ít ai tưởng tượng được rằng đó là một vấn đề rất phức tạp. Phức tạp là vì nhiều lý do...
  • Lạm bàn về vấn đề “Hoàng hôn của khoa học”

    22/11/2016Lê Văn GiạngCó "buổi hoàng hôn của khoa học" không? Đó là câu hỏi rất lớn, đồng thời rất khó có câu trả lời thuyết phục được mọi người. Nếu câu trả lời là "có” thì sẽ là một thách thức rất nghiêm trọng mà nhân loại phải đối mặt...
  • Có thể hợp nhất khoa học về con người với các khoa học tự nhiên?

    04/10/2016Hồ Sĩ Quý & Nguyễn Anh TuấnMối quan hệ giữa khoa học tự nhiên và khoa học về con người được hiểu theo những cách khác nhau ở những thời kỳ khác nhau trong lịch sử nhận thức khoa học. Suốt từ thời này sang thời khác, những cuộc tranh luận gay cấn về vấn đề này liên tục diễn ra. Đến nay, tôi cho rằng, đối tượng của cuộc tranh luận đã có thể được hiểu theo cách mới...
  • Sai lầm, rủi ro trong khoa học phương Tây và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam

    14/08/2016Lê Ngọc HùngTrong bài viết này, tác giả đã tập trung luận giải: 1) Vấn đề phán xét các sai lầm trong khoa học; 2) Việc phân loại các sai lầm trong khoa học; 3) Bản chất của các sai lầm thuần túy khoa học; 4) Vấn đề dân chủ hóa trong khoa học và trách nhiệm công dân của nhà khoa học; 5) Sai lầm thuần tuý khoa học và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam.
  • Vài ngộ nhận về khoa học thường gặp

    02/07/2016Nguyễn Văn TrọngỞ nước ta hầu như mọi người chỉ thấy giá trị của khoa học ở những ứng dụng công nghệ thiết thực cho đời sống vật chất, cho nên người ta chỉ quan tâm đến tác dụng kinh tế của khoa học. Sự thực lịch sử cho thấy khoa học xuất hiện trước tiên ở phương Tây như một loại hình hoạt động văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của con người...
  • Khách quan khoa học trong phê phán phản biện

    28/06/2016Hà YênSự phát hiện những công năng bí ẩn, những hiện tượng dị thường ở con người, được thông tin khá nhiều trong những năm gần đây, không còn là sự đồn đoán, mà là một thực tại đang hiện hữu không chỉ có ở nước ta. Dư luận xã hội phản ứng với hai thái cực : một bên cho rằng đó là một thực tại khoa học, mà lý thuyết khoa học, Vật lý học, hiện nay chưa thể vươn tới, Cần tổ chức khảo sát, trắc nghiệm khách quan và khuyến khích phát triển. Một bên thì coi đó là biến tướng của mê tín dị đoan, đòi phủ định tất cả.
  • Khoa học cần tự do

    14/06/2016Đỗ Quốc AnhLúc nhỏ học vật lý, tôi thường ngạc nhiên không hiểu tại sao lại tranh cãi nảy lửa giữa chuyện Trái đất quay quanh Mặt trời, hay Mặt trời quay quanh Trái đất làm gì. Về mặt vật lý, hai điều này tương đương nhau hoàn toàn vì chuyển động là tương đối: Vật thể A quay quanh vật thể B, thì vật thể B cũng quay quanh vật thể A. Sau này mới hiểu thêm là nếu diễn tả cả một hệ vận động, thì việc chọn đúng tâm điểm của cả hệ (ở đây là Mặt trời) sẽ có tác dụng tinh giảm lý thuyết rất nhiều, và tạo ra một lý thuyết đẹp.
  • Khoa học phức hợp – khoa học của thế kỷ 21

    22/04/2016CC biên dịch“Tôi tin chắc rằng những quốc gia thiện dụng khoa học phức hợp sẽ trở thành những siêu cường về kinh tế, văn hóa và chính trị trong thế kỷ 21” . Phát biểu trên của Heinz R. Pagels tác giả cuốn sách – Mơ ước của lý trí: Máy tính và sự phát nguyên của khoa học phức hợp là một lời kêu gọi các nhà khoa học, công nghệ và các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu và triển khai khoa học phức hợp...
  • Khoa học về cái phức tạp

    28/03/2016Phan Đình DiệuViệc phát hiện ra các hiện tượng hỗn độn hay các fractal, đã tạo ra một “khoa học mới”, khoa học về các hệ thống phức tạp, và nhìn trước rằng đó sẽ là khoa học của thế kỷ 21. Thế giới tự nhiên và xã hội hiện ra trước mắt ta phức tạp hơn rất nhiều những gì mà “khoa học” đã hình dung trước đó, đầy những hỗn tạp thiên nhiên và cát bụi trần thế...
  • Tư duy khoa học

    27/10/2015Tư duy khoa học là giai đoạn cao, trình độ cao của quá trình nhận thức, được thực hiện thông qua một hệ thống các thao tác tư duy nhất định trong đầu óc của các nhà khoa học (hoặc những người đang sử dụng các tri thức khoa học và vận dụng đúng đắn những yêu cầu của tư duy khoa học) với sự giúp đỡ của một hệ thống “công cụ" tư duy khoa học nhằm "nhào nặn các tri thức tiền đề, xây dựng thành những tri thức khoa học mới...
  • Cách mạng khoa học - sự thay đổi khuôn mẫu (Paradigm)

    03/02/2015Đặng Mộng LânCuốn sách "The Structure of Scientific Revolutions” của Thomas S. Kuhn ra đời năm 1962 làm rõ bản chất của khái niệm “cách mạng khoa học" mà những cách hiểu trước đó chưa thể xem là thích hợp. Công trình này đã đưa ra một hình ảnh rõ ràng và đơn giản về sự phát triển của khoa học: Một khuôn mẫu (paradigm) (một cấu trúc cơ bản ổn định nảy sinh từ một số khám phá được chấp nhận bởi cộng đồng khoa học) xuất hiện rồi bị thay thế bởi một khuôn mẫu mới...
  • Một cách tiếp cận khoa học mới của loài người

    28/01/2015Hà Vĩnh TânBằng việc sử dụng máy tính để mô phỏng các phương án phong phú và đa dạng của Hệ tự hành dạng tế bào, đây được xem như một phương pháp nghiên cứu khoa học mới, có hiệu quả và triển vọng nhất để mô tả và giải thích phần lớn các hiện tượng phức tạp của tự nhiên. Sự phát triển lôgic theo hướng nói trên đã dẫn Stephen Wolfram đến việc xuất bản một công trình khoa học lớn - cuốn sách tựa đề "A New Kind of Science"...
  • Tiếp cận một số vấn đề về nhận thức khoa học

    07/01/2015TS. Bùi Mạnh HùngLý luận nhận thức được coi là học thuyết về khả năng nhận thức của con người, về sự xuất hiện và phát triển của nhận thức cũng như về con đường, phương pháp nhận thức…Từ trước đến nay,vấn đề nhận thức luôn là một trong những bộ phận cơ bản của khoa học triết học. Hiện tại, vấn đề nhận thức khoa học vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung và phát triển nhằm giúp cho con người ngày càng hoàn thiện hơn những tri thức của mình về bức tranh thế giới hiện thực..
  • Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của Triết học

    11/11/2014Lê Văn GiạngNhằm giới thiệu với bạn đọc một cách nhìn tương đối toàn diện về những thành tựu của khoa học cơ bản thế kỷ XX, mà đặc biệt là mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học cơ bản và triết học trong thế kỷ này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của triết học của tác giả Lê Văn Giạng...
  • Hãy đưa khoa học vào đời sống của bạn

    06/09/2014Nguyễn Xuân XanhLời khuyên của giáo sư Brian Greene, Đại học Columbia (Mỹ). Theo giáo sư Biran Greene, "cuộc sống không có khoa học là bị tước mất đi một cái gì có thể mang lại cho trải nghiệm"...
  • Tôn giáo và khoa học tự nhiên

    05/05/2014Max PlanckBài thuyết trình được lấy từ tuyển tập "Tự truyện khoa học và những bài báo khác" (Scientific autobiography and other papers) của Max Planck. Bản dịch này được thực hiện từ bản tiếng Anh (Great Books of the Western World, Encyclopedia Britanica, 1994), được Nguyễn Xuân Xanh đối chiếu với nguyên bản tiếng Đức và Bùi Văn Nam Sơn xem lại.
  • Khoa học như một động lực thúc đẩy văn minh

    07/04/2014Đỗ Kiên CườngSự đóng góp của khoa học hiện đại đối với nền văn minh đương đại thể hiện rất đa dạng trên nhiều khía cạnh. Bài viết này đề cập tới ba vấn đề: vai trò của toán học và vật lý trong nhận thức luận, vai trò của cơ học lượng tử trong nền kinh tế và vai trò của di truyền học trong bài toán nguồn gốc loài người. Ngoài ra nó cũng đề cập tới một số tranh luận về mối tương quan giữa phương Đông và phương Tây, cũng như nguồn gốc người Hán và người Việt....
  • Khoa học cứng và khoa học mềm

    03/12/2010Laurent Mucchielli, Đặng Mộng Lân dịchKhoa học cứng và khoa học mềm: khác nhau về đối tượng giữa khoa học về tự nhiên và các khoa học về con người và xã hội, nhưng cùng một phương pháp tiến hành...
  • Khoa học và nghệ thuật

    14/08/2009Nguyễn QuânHai từ này hay được đặt cạnh nhau trong thời chúng ta tưởng như chưa bao giờ có khoa học vậy. Thực ra đấy đã là một cặp đối thoại từ xửa xưa. Có điều ngày nay ông bạn khoa học to lớn và sang trọng tới mức át hết cả các bạn ngồi cùng bàn. Một nhà sử mỹ thuật có nói: thời Trung cổ người ta mộ đạo như thời Phục Hưng người ta sùng bái nghệ thuật (nhất là mỹ thuật) và người thời nay đối với khoa học.
  • Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học

    30/03/2009Chu Lan ĐìnhCho đến cuối thế kỷ XX, cuốn Cấu trúc các cuộc Cách mạng Khoa học có lẽ là cuốn sách triết học bán chạy nhất ở châu Âu và Mỹ, được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và số lượng phát hành bằng tiếng Anh lên đến hàng triệu bản. Cho đến nay, theo thống kê của một số tạp chí, đây là một trong những cuốn sách được các tác phẩm triết học trích dẫn nhiều nhất. Sự ra đời của nó vào năm l962 đã đánh dấu sự cáo chung của những tư tưởng triết học khoa học thịnh hành từ những năm l930 cho tới thời điểm ấy. Nó đồng thời đánh dấu sự mở màn của một tư tưởng triết học mới, ít thiên về phân tích logic và phân tích khái niệm mà chú trọng thích đáng hơn đến lịch sử và xã hội học khoa học.
  • Tư duy lại khoa học

    26/02/2009Tôi hy vọng rằng các ý tưởng và kiến giải đó sẽ tạo được những ấn tượng đậm nét trong suy tư của bất kỳ ai quan tâm đến tiền đồ phát triển của khoa học trong một giai đoạn bước ngoặt hiện nay, khi thực tế tự nhiên và xã hội - các đối tượng nhận thức của chúng ta - đã và đang bộc lộ rõ các đặc trưng phức tạp, hỗn độn và bất định của mình, mà tầm nhìn và năng lực nhận thức của chúng ta thì vẫn đang còn loay hoay nhiều trong vòng vây cố hữu của tư duy cơ giới với niềm tin vào các luật nhân quả giản đơn, tuyến tính, tất định trong một thế giới ổn định và tiên đoán được.
  • Tiềm năng con người qua nhãn quang khoa học - khai mở tiềm năng bằng tri thức

    30/01/2008Hồ Văn Khánh"Tiềm năng" có nghĩa là năng lực tiềm tàng trong cuộc sống, những nguồn năng lượng tiềm ẩn trong cơ thể. Chúng có thể đã, đang và sẽ biểu hiện qua muôn hình vạn trạng của tạo vật trên mọi khía cạnh, sắc thái của vạn hữu tùy theo thiên chức nhân duyên hay sự điều tâm rèn luyện mãnh liệt...
  • Khoa học, công nghệ và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường

    14/05/2007Nguyễn Đình HòaCuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên thế giới và tác động sâu sắc đến quá trình phát triển của các nước, nhất là các nước đang và chậm phát triển.
  • Bàn thêm về cấu trúc của tri thức khoa học

    08/05/2007Trần Hồng LưuHầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận tri thức khoa học bao gồm trithức: kinh nghiệm và tri thứclý luận.Trong đó tri thức kinh nghiệmlà trình độ thấp,còn tri thức lý luậnlà trình độ caocủa tri thức khoa học.
  • Về luận điểm “khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”

    10/10/2006Lê Huy ThựcTừ những năm 70 và 80 của thế kỷ trước, trong giới triết học và lý luận chính trị - xã hội ở Liên Xô đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, khoa học đang biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, cũng dã có khá nhiều cán bộ nghiên cứu, giảng dạy triết học nói riêng, lý luận chính trị nói chung, hoặc là tán thành, tiếp thu, hoặc là có ý kiến không tán thành các ý kiến trên...
  • Khoa học hiện đại và triết học

    24/09/2006Nguyễn Văn DũngThế giới ngày nay hiện ra như một tấm thảm rộng mênh mông làm bằng nhiều mảnh bị tung toé ra, không sao ghép lại một cáchkhoa họcđược,- điều không giốngnhư người ta nghĩ trước đây. Đầu thế kỷ chúng ta, khoa học đi chậm lại vì đường đi trước mắt không còn tỏ tường. Triết học đã làmcho con đường đó sáng lên. Khoa học đã nhìn thấy gốc của mình ở siêu hình học và từ đó nó vươn vai đứng lên mạnh mẽ như ngày hôm nay...
  • Khoa học với văn hóa

    18/04/2006Phan KhôiÝ nghĩa của văn hóa, xưa nay các nhà học vấn vì cuộc biến thiên của thời đại và nghệ thuật, dụng công giải thích rất nhiều, không thể dùng một vài lời mà thuật lại cho hết. Những lời giải thích trọng yếu về gần nay phần nhiều cho là: "phàm chủ nghĩa nào có thể trừ được sự chướng ngại cho loài người và tăng tiến được nền hạnh phúc của loài người, tức là văn hóa"...
  • Các giới hạn khoa học

    09/01/2006Đặng Xuân Lạng (dịch)...tác giả bào chữa cho việc khoa học hoàn toàn không trả lời được các câu hỏi cuối cùng – Mọi vật đã bắt đầu ra sao? Chúng ta ở đây nhằm mục đích gì? Ý nghĩa của cuộc sống là gì?, những câu hỏi là vượt ra ngoài năng lực giải thích của khoa học. Dầu vậy, khoa học là một hoạt động vĩ đại và vinh quang – hoạt động thành công nhất từ xưa đến nay và mãi mãi về sau mà con người đã tham dự...
  • Buổi hoàng hôn của khoa học

    23/12/2005Phạm Việt HưngVấn đề giới hạn của nhận thức ngày càng trở thành quan trọng vì nó không chỉ là vấn đề của triết học, mà của chính khoa học, ảnh hưởng đến các định hướng nghiên cứu khoa học. Vào thời điểm bản lể chuyển từ thế kỷ XX sang thế kỷ XXI, nó đã trở thành một trong các đề tài nghiên cứu khoa học được chú ý nhất.
  • Giới hạn của khoa học và khoa học về giới hạn

    17/12/2005Phạm Việt HưngTrong khi các nhà khoa học có xu hướng chứng minh rằng những cái tưởng là bất khả thực ra là khả, thì ngược lại các nhà triết học có cái nhìn sâu xa hơn rằng nhiều cái tưởng là khả hóa ra lại là bất khả. Từ đó Barrow làm một cuộc tổng kiểm kê các thành tựu nhận thức của nhân loại trong thế kỷ 20 để chỉ ra hàng loạt bài toán bất khả mà loài người đã từng phải trả giá cho thấy thực ra hiện tượng bất khả xuất hiện trên mọi lĩnh vực nhận thức, từ hội họa, nghệ thuật, đến kinh tế, khoa học, chính trị…
  • Các giới hạn khoa học

    12/12/2005Jean Fourastié, Đặng Mộng Lân dịch... tác giả đã chỉ ra các giới hạn kinh điển trong đó nêu rõ phần lớn thực tại cảm quan bị tuột khỏi lập luận thực nghiệm (bản chất của sự vận động khoa học) trước khi chuyển sang “Suy nghĩ về các giới hạn khác”...
  • Các giới hạn của khoa học

    13/11/2005Trịnh Nguyên Huân (dịch)Wigner đã xuất phát từ sự tăng trưởng của khoa học để đi đến các giới hạn tự nhiên của khoa học mà nói cho đúng là khoa học “của chúng ta”. Các giới hạn đó, theo cách hiểu ấy về khoa học nằm trong trí tuệ của con người, trong khả năng ham thích và ham học của con người, trong ký ức và các phương tiện dùng cho sự giao lưu của con người, tất cả có liên quan đến một quãng đời nhất định của con người. Khoa học đó không thể tăng trưởng theo kiểu dịch chuyển một cách vô hạn với ngành mới sâu sắc hơn ngành cũ hay ít nhất cũng bao hàm ngành cũ, mà phải là một kiểu khác – sự dịch chuyển kiểu hai, kiểu dịch chuyển này có nghĩa là chúng ta không thể đạt đến sự hiểu biết đầy đủ cho dù là về thế giới vô tri vô giác.
  • Khoa học quản lý - khoa học của hành động

    06/11/2005Trần Bạch ĐằngLà 1 môn khoa học nên vận động là quy luật, quản lý chỉ có ý nghĩa sống khi gắn chặt với mọi mặt xã hội và trong những trường hợp nhất định, khoa học quản lý thêm, bớt bản thân chủ trương, đôi khi giúp cả lối thoát cho chủ trương, vào những tình thế nhất định. Dĩ nhiên, cũng không loại trừ mặt ngược - quản lý sai dẫn đến hậu quả xấu, đôi khi, cực xấu...
  • Cách mạng và Khoa học

    12/10/2005Cách mạng luôn đi trước và đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết thành lý luận. Muốn phục vụ kịp thời cho cách mạng, công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh sao cho thấy được những yêu cầu đặt ra của cách mạng...
  • Khoa học và tôn giáo phụ thuộc lẫn nhau

    15/07/2005Đây là bản lược dịch bài Science & Religion are interdependent của nhà bác học Albert Einstein. Nó cũng đồng thời phản ánh rõ nhất quan điểm của nhà bác học về vấn đề Tôn giáo...
  • Chương I. Tinh thần khoa học

    14/07/2005
  • Khoa học hoá cách suy nghĩ, làm việc, học tập

    13/07/2005Tác giả Đào Văn TiếnCuốn sách do nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản năm 1982 với lời tựa của tác giả: "Tặng các bạn thanh niên, niềm hy vọng của đất nước". Mở đầu là lời nói của Vladimia Cuocganop: ".... Nếu thanh niên không quan tâm tới khoa học, xã hội sẽ nhanh chóng suy thoái về văn hóa và vật chất..."
  • xem toàn bộ