Sự tích nàng Atena

03:28 CH @ Chủ Nhật - 31 Tháng Tám, 2014

Tôi đã muốn viết truyện này theo cách của mình từ lâu…. công việc cứ cuốn đi…. Nhưng luôn nuôi cảm xúc, và lòng bảo dạ: nhất định sẽ viết xong…như muốn gửi gắm ý nghĩ tôn vinh Tình yêu… Nhưng sẽ có một số bạn đọc nó…nên tôi nâng lên tầm cao của tư tưởng, hơn cách bình thường của từng cá nhân, dù là dân hay Vua…hướng tới những giá trị Nhân thế hay ho, đồng thời mô tả được tính Nữ Thần của Atena – biểu tượng của Tình yêu và Chiến thắng (theo cách gọi của Hy Lạp, nhưng có ở mọi Đất nước khác)...

Một người đàn ông trẻ, chăm chỉ và tốt bụng được Chúa Trời tặng cho cơ hội gặp một tuyệt thế giai nhân, thương yêu và đồng ý nhận làm vợ. Nàng bỏ ý nghĩ mình xuất thân cao quý, chuyên chính hiển thảo lo toan việc trong nhà. Anh ta đắm say Nàng vô cùng suốt ngày muốn đầu ề má ấp . Nhưng ruộng đồng không thể bỏ hoang, cũng ý thức về việc làm ăn, anh thuê thợ vẽ hai bức chân dung nàng, treo ở hai đầu thửa ruộng để luôn nhìn thấy hình ảnh Nàng xinh đẹp trong lúc cày bừa. Còn Nàng cũng vui vẻ đồng ý để chồng mang tranh vẽ mình, cốt khuyến khích chồng ra ngoài lao động mỗi ngày…. khi chiều về sắp về, Nàng mới trang điểm lại thật xinh đẹp để đón chồng….Cứ thế hạnh phúc yêu đương mỗi ngày.

Một hôm, có cơn gió to ập đến thổi bay đi hai bức tranh đó. Rủi thay một bức bị cuốn đi đến nước Tây Hạ, một bị thổi sang nước Đông Thượng. Người dân hai Nước này nhặt được, ngắm thấy hình hình giai nhân đẹp đẽ vô cùng, nên theo lẽ cam thường : những gì quý nhất đều được bẩm báo và gửi đến Triều đình dâng Vua. Cả hai ông Vua tiếp nhận bức tranh được dâng đến, mê mẩn, sai người tìm kiếm khắp trong thiên hạ người phụ nữ trẻ nào như trong tranh vẽ… Rồi họ đi về trả lời rằng đó là vợ người nông dân trẻ của nước Trung Nguyên, đang sinh sống ở đó.

Vua Tây Hạ và Đông Thượng đều cậy thế cường quốc, gửi công văn đòi được Vua Trung Nguyên cung tiến nàng như là thiện ý bang giao. Vua Trung Nguyên cả cười : bụt chùa nhà họ thật không thiêng…những mĩ nữ thì đã trong hậu cung ta, ngoài dân dã thì còn ai được gọi là đẹp cơ chứ. Nhưng hai Vua đều của Nước lớn, lại muốn được dâng tiến cùng một người đẹp, thật là khó nghĩ… Ông ta nghe lời tham mưu của bề tôi, bèn lựa trong hậu cung hai thiếu nữ tuy cũng xinh đẹp, nhưng chẳng mấy khi được ngó ngàng để dâng tiến hai Vua lân bang. Thấy không đúng như trong tranh vẽ lại cảm thấy bị xúc phạm, hai Vua Tây Hạ và Đông Thượng lấy cớ phát binh tấn công Trung Nguyên!

Một cuộc chiến tranh đã nổ ra…

Ở Trung Nguyên, để đối phó, người đàn ông kia bị đăng lính cùng muôn trai tráng khác, còn Nàng thì như nhiều gia đình khác bị xung trong những nhóm nữ dân phu xây thành đắp lũy.

Được một thời gian ngắn … biết khó trụ tiếp, Vua muốn thỏa hiệp, những kẻ bề tôi túm tít thêm lời: chi bằng cứ tìm người đúng giai nhân đó dâng tiến Tây Hạ có vẻ mạnh hơn, vấn đề sau thế nào cho hai Nước họ tự thu xếp với nhau. Vua lập tức phái người đi tìm Nàng trong nước . Sau một số ngày quân binh vất vả thì cũng phát hiện ra trong nhóm đàn bà con gái dân phu lam lũ…Nàng được đưa đến trước mặt Vua Trung Nguyên.

Chính Ngài cũng sững sờ rồi như bị mê đi trước vẻ tuyệt mĩ của nàng, dù đang trong bộ dạng dân nữ, khiến tâm trạng dùng giằng không nỡ quyết. Các quan thần cuối cùng cũng mạnh dạng đồng thanh lên tiếng hãy nhanh tu chỉnh cho nàng để lên đường dâng tiến Vua Tây Hạ. Còn Vua Trung Nguyên thì như chết lặng…than: thật là Mĩ nhân Trời chỉ đầu thai có một Quý, Đất chỉ nuôi dưỡng nên một Nhất !


Nàng ngẩng đầu nói : Thiếp sinh ra ở Trung Nguyên, là dân Nước của Ngài, nay được chính Ngài ngợi ca đến thế, nhưng cả Triều đình không tìm cách để bảo vệ, lại thúc giục Ngài dâng tiến cho Vua nước khác. Liệu cách đó vì thế mà giúp cho bang giao giữa ba nước sau này được tốt đẹp hơn chăng ? Tuy cá nhân Thiếp chỉ là nhỏ nhoi trong muôn vàn dân chúng, nhưng nếu là quý là nhất như Ngài nói, mà Triều đình không muốn giữ, không thể giữ thì sau này biết tiếc, biết giữ được vạn sinh linh và những giá trị khác của Đất nước có được không? Chẳng phải chỉ muốn yên ổn cho nơi chốn này của các thân quan mà thôi sao ?! Liêm sỉ Quốc gia và sự xứng đáng của người cai trị ở chỗ biết tự tôn, tự trọng, tự cường đó Bệ Hạ à!

Vua đắm đuối nhìn Nàng và thở dài, vừa như hỏi xung quanh vừa như tự tìm câu trả lời từ xa xăm: Ta sẽ nên như thế nào đây ? Điều Nàng vừa nói khiến ta vượt lên cảm giác đam mê sắc dục tiếc nuối vẻ đẹp vô song của Nàng buộc phải dâng hiến cho kẻ khác như một ông vua bạc nhược, mà đã thức tỉnh ta về danh dự và bổn phận của đấng Quân vương tìm thấy dũng khí với Đất nước và nhân dân của mình. Mọi người hãy nói ta biết phải cư xử hành động như thế nào cho vẹn toàn mọi đường?

Nàng đáp: Thiếp và chồng tuy đã bị xa cách chia lìa một thời gian bởi binh đao…Thiếp vẫn luôn thuộc về Chàng. Tuy thế giờ đây Thiếp không bất chấp nỗi lo của Bệ Hạ và nguy cơ Đất nước đang phải đối phó trước tham sân si của Lưỡng Quốc kia, để xin Ngài cho đoàn tụ. Nhưng xin Ngài hãy tuyên bố với Thiên hạ rằng Hạnh phúc của Nhân dân là điều Triều đình phải bảo vệ, Tình yêu quan trọng hơn sắc đẹp, điều cao quý không để chiếm hữu mà cần tôn vinh, Quân vương một nước không thể vong nô bất cứ kẻ ngoại bang nào khác ! Hết thảy chúng ta có thể giành toàn bộ cuộc sống của mình để dâng hiến và khiến tất cả ai khác dù thế nào, biết tôn trọng chân lý đó. Thần Thiếp từ đây sẽ không còn của một người nào nữa. Bệ Hạ hãy biến ý của Thiếp, cùng tình cảm và tự trọng của Quân vương thổi vào tất cả người dân và binh lính Đất nước này đi, không phải vì Thiếp, mà để từ nay mỗi người dân luôn có được trong tinh thần biết quật cường bảo vệ những giá trị của chính họ nữa!

Vua cảm động, nghe lời, sai khắc hình ảnh của Nàng lên trước mũ trụ của các binh lính, như một biểu tượng của vẻ đẹp tối cao, của tinh thần Quốc gia, mỗi người cần vì nó mà chiến đấu bằng tất cả mạng sống và nhiệt huyết của mình. Nàng đề nghị với Vua, từng đội quân đều biên chế ở giữa đội hình một phụ nữ tiêu biểu của nước Trung Nguyên, ngồi trên xe 4 ngựa kéo, tay giương cao Quốc huy… tất cả còn lại phải kỷ cương và vững mạnh để chiến đấu: không cố tiêu diệt đối phương, cốt ở bảo vệ những người phụ nữ đó. Còn chính Nàng cưỡi ngựa trắng kiêu hãnh đứng đầu ở đội ngũ trung phong mà xung quanh là các đại thần chiến bào uy dũng chỉ huy, sẵn sàng tham chiến vào lúc cam go và quyết định nhất.

Vua của hai Nước kia chứng kiến những cảnh tượng như vậy, dấy lên sự ngưỡng mộ , dần phản tỉnh về việc làm của mình. Họ ra lệnh lui binh là gửi công hàm hòa hiếu đến Vua Trung Nguyên. Người chồng của Nàng hy sinh trong một trận đánh. Những người lính tìm thấy chàng trước khi tắt thở, còn kịp nghe được từ chàng rằng : Ta đã từ một người may mắn có được vợ đẹp, vì đam mê khinh xuất đến nỗi bị trở thành lính cực chẳng đã, uất hận phải chiến đấu trong mất mát, mà chẳng mong giành lại được vợ mình, nay đã thành một chiến binh hy sinh để phụng sự tinh thần tuyệt đẹp của Nàng, tự hào và sung sướng hơn cả khi được làm chồng Nàng. Hãy đưa ta về, đặt lại vào vòng tay của Nàng nhé ! Cả ba ông Vua than: chúng ta đã dấy binh đao từ ý chí của vị vua ích kỷ tham tàn, nay cúi đầu trước bao sinh linh đã bỏ mạng, tay xin đặt lên trái tim : thay vì muốn cướp sở hữu một người đẹp nguyện cầm quyền trượng tôn vinh vẻ đẹp cùng tình yêu của Nàng. Còn dân chúng : muôn ta chỉ là những kẻ bình thường mưu cầu yên phận nhưng đã biết chấp nhận chết để bảo vệ được giá trị tình yêu cao cả mà Nàng đem vào niềm sống, và Đất nước trở thành xứng đáng để tất cả các Quốc gia khác tôn kính


Chúa Trời nghe các thiên thần bẩm báo lại , cũng xua vần vũ, vén mây, tỏa vầng sáng khắp thế gian, than lên rằng : ta vốn chỉ ban một ý tốt cho một người, nhưng lại bị cộng hưởng với tham sân si của nhiều người, kích thích kẻ có quyền lực, nên chuyện nhân tình thế thái biến dị thành chiến tranh…thật không ngờ…nhưng may hơn thế : chính đám nhân gian đó, từ dân đến Vua đã tự giác ngộ được điều hay của họ hơn cả ý tốt ta muốn – nhờ Nàng ! Nay ta phong cho Nàng làm nữ Thần Tình yêu và Chiến thắng – Dẫn dắt con người nếu phải chiến đấu thì vì những điều vinh quang chính đáng, thay bị sa vào tranh giành tầm thường! Này tra xem tiếng Hy Lạp là gì nhỉ? Vì nơi đó thỉnh thoảng ta có xuống vi hành khuấy chơi Trần thế mà ! Hả ? gọi là Atena hử? Thế đi, còn các Nước khác sau này muốn gọi bằng tên gì thì cứ phiên âm tùy ý, chỉ đáng buồn nước nào không có tinh thần và biểu tượng như thế, đến nỗi chẳng có ngôn từ, chẳng đủ khẩu khí để xướng lên được mà thôi !

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự tích ông già Noel

    21/12/2019Lê HoàngĐã bao giờ các bạn tự hỏi tại sao đêm Giáng Sinh chỉ có các ông già Noel đi phát quà? Thế các bà già đi đâu? Ai mà chả biết từ xưa tới nay, các bà mới gần gũi trẻ con hơn, hay chăm sóc hơn và chu đáo hơn. Vậy lí do gì khiến các bà đánh mất một dịp quan trọng như dịp Giáng Sinh để chứng tỏ khả năng thưởng lũ trẻ của mình? Lí do gì mà các bà bị các ông giành mất chỗ?
  • Sự tích ngày Valentine

    14/02/2020Nguyễn Tất Thịnh phóng tácĐã có nhiều truyền thuyết về Ngày Valentine, Ngày Tình yêu như các Bạn từng biết Nhưng tất cả đều rất hay và đẹp đẽ khiến chúng ta Tôn quý, ngợi ca và trân quí Tình yêu… Hôm nay nhân ngày rất có ý nghĩa này, tôi tặng các Bạn câu chuyện của tôi… cũng nhằm tôn vinh Tình yêu!
  • Phần I: Phật tổ sự tích

    04/11/2009Phạm QuỳnhMột nhà làm sách Nhật Bản có nói rằng: “Hai cái nguồn lớn của văn hóa Đông Á ta là Khổng giáo và Phật giáo. Ngày nay dẫu ta theo đòi văn minh học thuật Thái Tây, ta cũng chớ nên quên nguồn gốc cũ”.
  • Sự tích thị trường chứng khoán

    16/05/2008Nguyễn Anh TuấnNgày xửa ngày xưa, ở một làng nọ, ven rừng có rất nhiều khỉ ra kiếm ăn. Cho đến một ngày kia, xuất hiện một anh thanh niên tới hỏi mua khỉ với giá 10 đồng một con...