'Sự quan tâm của thanh niên còn quá hạn hẹp'

05:26 CH @ Thứ Tư - 29 Tháng Mười, 2014

Ông Đặng Hoàng Giang cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với VietNamNet về khảo sát thí điểm “Liêm chính trong thanh niên Việt Nam” thực hiện bởi ba tổ chức Hướng tới Minh bạch, CECODES và Live&Learn, cũng như trách nhiệm của thanh niên đối với xã hội nói chung...

Bức tranh về sự trung thực và liêm chính của thanh niên vừa được ông Đặng HoàngGiang “vẽ” lại trong diễn đàn “Chúng tôi thay đổi thế giới”mới diễn ra ngày 21/9.

Thanh niên không liêm chính, xã hội sẽ rất tồi tệ

Các con sốnói lên điều gì, thưa ông?

- Khảo sát này cho thấy một mặt thanh niên hiểu biết lý thuyết tương đối tốt. Vấnđề là thực tế và hành động khác nhau. Có sự chênh lệch giữa thanh niên có trình độcao và thanh niên có trình độ thấp. Thanh niên có học vấn cao hơn ý thức cũng tốthơn.

Đối với thanh niên có học vấn thấp, tôi nghĩ không thể lên án họ, mà do cuộc sốngbắt buộc, họ cần thoả hiệp để tồn tại. Một con số khác là với công việc càng quantrọng thì tỉ lệ người muốn thỏa hiệp càng cao.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy rằng tỉ lệ % muốn thỏa hiệp giữa người lớnvà thanh niên là tương đương nhau. Như vậy, có thể thấy người lớn không phải là tấmgương cho thanh niên, người lớn không thể lên án thanh niên vì thanh niên nhìn vàochính người lớn để làm theo.

Và người lớn cũng phải xem lại bản thân mình.

Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ cam kết tố cáo của thanh niên chưa từng tham giavào những chương trình giáo dục, tăng cường liêm chính, và của thanh niên đã quanhững khoá tập huấn này, là tương đương nhau, đều ở mức độ trên dưới 60%.

Điều nàychứng tỏ các chương trình giáo dục hiện nay không có kết quả trong việc đào tạo, huấnluyện thanh niên có ý thức hơn trong chống tham nhũng.

Giáo dục không hiệu quả. Vậy thanh niên “học” ở đâu, thưa ông?

- Thanh niên lấy khuôn mẫu từ bố mẹ, nhà trường, và những ngôi sao giải trí. Đâylà ba nhóm người có ảnh hưởng lớn tới thanh niên. Để thanh niên thay đổi, những nhómngười này phải thay đổi.

Ngoài ba nhóm ảnh hưởng trên, anh có cho rằng có yếu tố văn hóa hay truyềnthống nào dấn đến tình trạng “nói một đằng làm một nẻo” này?

- Tôi không nghĩ rằng Việt Nam lại có truyền thống tham nhũng, không thể nói rằng ông cha ta thích hối lộ, nói dối. Và ngay cả người dân bây giờ cũng thế. Ví dụ như người Việt sang Thái Lan, Singapore chữa bệnh rất thích môi trường trong sạch khôngphong bì, không đút lót bác sĩ ở đó.

Ở đây là do xã hội, nên mọi người chạy theo, chứ không phải người dân cổ súy cho việc này. Hơn nữa còn là tâm lý bầy đàn, ai cũng kêu ca nhưng cũng vẫn cứ tiếp tục thoả hiệp, không dám chủ động dừng lại.

Từ thời điểm khảo sát đến nay, ông có cho rằng tình hình đã thay đổi?

- Tôi tương đối bi quan. Những năm vừa rồi môi trường xã hội không biến chuyển,thậm chí là tệ hơn. Điều này ảnh hưởng tới lòng tin của các bạn trẻ, khiến các bạnthực dụng hơn, dễ dàng thỏa hiệp hơn.

Kéo dài điều này sẽ dẫn đến hậu quả là…

- Vận hành xã hội sẽ rất tệ. Thanh niên suy nghĩ như vậy, vài năm nữa các em lậpgia đình, sinh con đẻ cái. Con cái các em rồi sẽ lại rơi vào vết trượt.

Xã hội sẽ không tiến bộ, không tồn tại sự trung thực.

Và thiệt thòi sẽ thuộc về nhóm yếu thế. Những người có quyền lực, có nguồn lực tàichính hơn sẽ được ưu ái. Những nhóm yếu thế sẽ phải nhận dịch vụ xã hội với chấtlượng kém hơn. Đây là một sự bất công.

Trong “cuộc chơi” liêm chính, với ảnh hưởng từ gia đình, nhà trường và nhữngngười nổi tiếng, dường như thanh niên đang ở thế bị động?

- Thanh niên đang bắt chước và đi theo người lớn. Nhưng không thể nói thanh niênbị động, mà thậm chí, họ cần có hành động để thay đổi cả người lớn.

Tôi mong các bạn trẻ nên cố gắng bước ra ngoài “cuộc chơi” không liêm chính nếu cóthể.

Ví dụ, trong trường hợp ốm nặng thì không thể yêu cầu các bạn hay gia đình từ bỏviệc đưa phong bì cho bác sĩ để nhận được điều trị có chất lượng. Nhưng nếu chỉ đikhám bình thường, các bạn hãy không đưa phong bì cho bác sĩ.

Nếu vi phạm luật bị cảnh sát giao thông dừng xe, nếu không ở trong trường hợp cấpthiết như muộn giờ thi, đưa người đi cấp cứu… các bạn hãy ra kho bạc nộp phạt chứđừng đưa tiền trực tiếp.

Nên uyển chuyển, không cực đoan, nhưng luôn ý thức cố gắng giảm thiểu hối lộ, thamnhũng càng nhiều càng tốt. Bắt đầu từ những việc nhỏ như vậy, giảm tình trạng khôngliêm chính từ mức độ 100% xuống đến 99% rồi 98%... rồi mọi việc sẽ dần dần thay đổi.

Mối quan tâm của thanh niên về các vấn đề xã hội rất hạn hẹp

Trong cùng một ngày 19/9, có hai cuộc họp báo. Một là họp báo ra mắt sách củaHuyền Chip, và một cuộchọp báo của Bộ GD-ĐT công bố đề án Đổi mới toàn diện giáodục. Các trang mạng, diễn đàn rầm rộ đưa tin, bình luận về quyển sách trong khi mộtđề án ảnh hưởng tới hàng chục triệu học sinh sinh viên thì ít thấy diễn đàn nào củathanh niên và cả phụ huynh dành đôi ý kiến cho đề án này.

- Mối quan tâm của thanh niên về các vấn đề xã hội là rất yếu. Rất ít người quan tâmđến hòa bình, chiến tranh, vấn đề Syria… Sự quan tâm của các bạn là hạn hẹp, và đâylà điều đáng tiếc.

Đây là độ tuổi học cách quan tâm, đóng góp ý kiến, từ các vấn đề chung rồi đến cácvấn đề của việt Nam. Có quan tâm đến thế giới rồi mới có ngày thế giới quan tâm đếnchúng ta.

Đây còn là nghĩa vụ công dân. Nhưng thanh niên Việt Nam thiếu sự rèn luyện nghĩavụ công dân của mình. Đây là thiếu sót về mặt tính cách.

Nhưng môn học giáo dục công dân có từ bậc tiểu học cho tới hết 12 năm phổthông. Ông nghĩ sao về hệ quả này?

- Đó là do giáo dục còn phiến diện, hời hợt, không chạm được vào bản chất vấn đề.

Ở những nước tiên tiến, không phải người dân sinh ra là có ý thức công dân ngay.Nhưng trẻ em được giáo dục để tôn trọng tự do cá nhân, sự khác biệt, các em được phảnbiện, nói lên ý kiến riêng.

Từ nhỏ trẻ em đã có thói quen độc lập, tự chủ, không dựa dẫm, không đi theo, vàhọc cách tôn trọng ý kiến của người khác.

Việt Nam không có được sự giáo dục đó. Bên cạnh đó, thanh niên Việt Nam chờ đợiquá nhiều. Có thể họ kêu ca, nhưng vẫn chờ đợi sự thay đổi từ người lớn.

Còn ở nước ngoài, hội sinh viên ở các trường có tiếng nói rât lớn trong việc quảnlý nhà trường. Sinh viên có thể lên tiếng, thậm chí là biểu tình về việc tăng họcphí, thay đổi giáo viên...

Một thầy giáo bị buộc nghỉ việc, sinh viên có thể đòi hỏi nhà trường phải giảitrình lý do, chứ nhà trường không thể lẳng lặng mà làm. Không ai ngăn cấm những việcnày, và cũng không có vấn đề chính trị hay tư tưởng gì ở đây hết.

Không phải khi nào những yêu cầu của thanh niên cũng hợp lý, nên được chấp nhận,nhưng quá trình đưa ý kiến, thương thảo, chính là quá trình để các bạn trưởng thành.

Ông Đặng Hoàng Giang: "Những năm vừa rồi môi trường xã hội không biến chuyển, thậm chí là tệ hơn. Điều này ảnh hưởng tới lòng tin của các bạn trẻ, khiến các bạn thực dụng hơn, dễ dàng thỏa hiệp hơn".

Tuy nhiên, trên thực tế ở Việt Nam đóng góp của thanh niên cũng chưa được coitrọng. Lấy ví dụ ngay như dự thảo đề án Đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay, nhiềucuộc hội thảo lấy ý kiến được tổ chức với các giáo sư, nhà khoa học, cán bộ quản lý…nhưng chưa có hội thảo nào dành riêng cho đối tượng học sinh sinh viên – những ngườichịu tác động trực tiếp khi đề án được triển khai.

- Đây thì lại là nét văn hóa của Việt Nam – xã hội coi trọng tiếng nói, uy tín củangười lớn hơn người trẻ tuổi.

Tiếng nói của người lớn tất nhiên là có giá trị, nhưng nếu không đồng thời cótiếng nói từ lớp người trẻ tuổi sẽ dẫn đến việc cản trở sự sáng tạo, thay đổi trongxã hội. Giới trẻ không lên tiếng, không cọ xát, tranh đấu thì không thúc đẩy xã hộitiến lên được.

Vậy thì thanh niên cần làm gì? Và người lớn cần làm gì để thúc đẩy thanh niên?

- Ai cũng có thể lên tiếng. Các bạn trẻ hãy nêu ý kiến của mình, với sự tôn kínhngười lớn tuổi. Và hãy tìm đến những người có suy nghĩ giống mình, các bạn sẽ thấyvững vàng hơn.

Nhìn vào mảng hoạt động từ thiện, môi trường thì hiện nay các bạn sinh viên đanglàm rất tốt, vì họ được làm và có không gian để làm. Vậy hãy để các bạn trẻ đi vàocác lĩnh vực vận động chính sách khác, họ sẽ tạo thay đổi.

Nếu lên tiếng mà không có kết quả?

- Thì lại lên tiếng tiếp, hết lần này đến lần khác.

Ví dụ như sáng kiến “Giảng đường tươi đẹp” chống tham nhũng ở Học viện Truyền thông và Báo chí. Những năm đầu có thầy cô khó chịu, thậm chí là ghét, nhưng hiện nay đã được phổ biến ở một số trường đại học khác.

Các bạn nên có sự kiên trì. Trước đây, những người xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước chính là thanh niên. Năng lượng của thanh niên rất lớn, hoàn toàn có thể sử dụng trong thời bình để làm những việc hữu ích cho xã hội.

Tôi chờ đợi các chiến dịch như “không đưa phong bì trong giảng đường đại học”. Ngoài ra các bạn cần lên tiếng hơn nữa trong các vấn đề cấu trúc, vận hành xã hội…. là những lĩnh vực mà các bạn chưa bước vào. Nên tôi luyện mình ở những lĩnh vực này nữa.

Hãy tin tưởng vào chính mình. Thanh niên có thể, và cần thay đổi thế giới.

Xin cảm ơn ông!

Chi Mai (Thực hiện)

Ông Đặng Hoàng Giang có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa và kinh tế Việt Nam. Các lĩnh vực chuyên môn của ông gồm kinh tế trong thời kỳ chuyển đổi, quản trị nhà nước và minh bạch, khía cạnh văn hóa xã hội của công nghệ và mạng xã hội.

Từ năm 2008, ông là Phó Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES), tổ chức đi đầu ở Việt Nam trong việc thúc đẩy xã hội dân sự, nâng cao tiếng nói và sự gắn kết giữa xã hội dân sự và Nhà nước.

Tốt nghiệp Thạc sĩ Công nghệ thông tin ở trường Đại học Kỹ thuật llmenau, Đức và sau này nhận bằng Tiến sĩ trong lĩnh vực Kinh tế Phát triển của Đại học Công nghệ Vienna, Áo.

Nguồn:Vietnamnet
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gieo hạt giống cho một trí tuệ sâu sắc hơn!

    14/12/2016Hơn bao giờ hết, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, lãnh đạo các doanh nghiệp càng cần phải có bản lĩnh kiên cường và trí tuệ sâu sắc để chèo lái doanh nghiệp của mình. Cuốn sách Năng đoạn kim cương – là những chia sẻ của tác giả Geshe Michael Roach khi áp dụng thành công trí tuệ Phật giáo vào quản trị doanh nghiệp và đời sống.
  • Lý tưởng của thanh niên An Nam (phần 1)

    16/09/2015Nguyễn An NinhVăn hoá là tâm hồn của một dân tộc. Giống như một con người có tâm hồn cao thượng thì mới biết những thú vui thanh cao trong cuộc sống, một dân tộc có nền văn hoá cao thượng thì mới hưởng được những đặc ân mà một dân tộc thấp kém hơn không thể biết được. Như vậy một dân tộc muốn sống, muốn độc lập, muốn rạng danh trong nhân loại, cần phải có một nền văn hoá riêng của mình...
  • Nói với thanh niên: Hòa bình không phải là thụ hưởng

    18/07/2015Huỳnh Tấn MẫmMột khi đã đánh mất quá khứ thì phương hướng hình thành lý tưởng yêu nước tồn tại trong từng con người ở hiện tại và tương lai khó mà vươn lên đỉnh cao mới...
  • Làm thanh niên thật khó!

    03/10/2014Bạn bè hay kháo nhau, làm người là khó, thời nay nên bổ sung: làm thanh niên còn khó hơn nhiều...
  • Những người trẻ tìm cách sâu sắc

    10/07/2014Lê Xuân NhậtMột loại virus mới đang lan nhanh: virus này khiến những người trẻ biến thành các cụ già. Nhưng họ vẫn nghĩ rằng như thế tức là mình sâu sắc hơn người cùng thế hệ...
  • Bài hát truyền thống của thanh niên - “Tự nguyện”

    10/05/2011Bùi Quang Minh“Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắng/Nếu là hoa tôi sẽ làm một đóa hướng dương/Nếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấm/Là người tôi sẽ chết cho quê hương…”. Đây là lời hát của bài hát Tự nguyện...
  • Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

    27/08/2009PGS.TS. Phạm Hồng TungLối sống chỉ là những giá trị văn hóa, những mô hình và phương thức ứng xử được đa số cá thể của một cộng đồng người xác định nào đó chấp nhận (cái được lựa chọn) và hiện thực hóa trong hoạt động sống hằng ngày của họ. Trong số đó có cả những giá trị, những truyền thống và những cách ứng xử được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng cũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và những biểu tượng… ngoại nhập.
  • Thanh niên và văn hóa thanh niên

    04/12/2008GS.TS Ðặng Cảnh KhanhVăn hóa thanh niên, xuất phát từ khao khát muốn khẳng định mình của giới trẻ, dù có mặt này mặt khác, tiêu cực và hạn chế, nhưng bao giờ cũng vươn tới văn hóa của sự sáng tạo và đổi mới.
  • xem toàn bộ