Soloviev - người khải thị

02:18 CH @ Thứ Năm - 27 Tháng Năm, 2010

Nhận Giải thưởng Văn hoá Phan Châu Trinh với tác phẩm dịch “Siêu lý tình yêu” dày gần 1.000 trang khổ lớn, gồm những bài viết của nhà triết học nổi tiếng người Nga Vladimir Soloviev (1853 - 1900), dịch giả Phạm Vĩnh Cư đã có những lời bộc bạch về “người hướng đạo tinh thần” của ông và về cả những điểm tương đồng mà ông nhìn thấy giữa Soloviev và Phan Châu Trinh.

Người hướng đạo tinh thần

… Mười năm trước đây, khi tôi bắt đầu dịch Soloviev ra tiếng Việt, tôi không thể ngờ rằng một ngày nào đó công việc của tôi sẽ được công luận nước ta thừa nhận và đánh giá cao đến thế. Hồi ấy tôi chỉ nghe theo một thôi thúc nội tâm không thể cưỡng lại: chia sẻ với bạn bè và đồng nghiệp một thu hoạch tinh thần lớn nhất, sâu sắc nhất của mình trong thập kỷ vừa qua, nó cũng là thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX đây những biến động long trời lở đất trong lịch sử dân tộc và nhân loại. Thu hoạch lớn ấy chính là triết học Soloviev.

Từ niên thiếu gắn bó với văn hoá Nga, chuyên nghiên cứu và giảng dạy văn học Nga, do những điều kiện khách quan, phải bước vào tuổi năm mươi tôi mới được tiếp cận với những trước tác của Soloviev - người được dư luận quốc tế nhất trí xem là nhà triết học số một của nước Nga, một trong những cây đại thụ của triết học thế giới. Và càng đọc, càng tìm hiểu, tôi càng bị chinh phục bởi triết gia ấy.

Ông đã giải đáp cho tôi rất nhiều câu hỏi, thắc mắc đeo đuổi tôi từ khi biết suy nghĩ mà những giải đáp ấy tôi không tìm ra được trong trước tác của các nhà tư tưởng tôi đã đọc trước đó. Đấy là những giải đáp về ý nghĩa của sự tồn tại con người và thế giới; ý nghĩa của lịch sử nhân loại và số phận của từng cá nhân con người; những năng lực và hạn chế bản thể của con người; quan hệ cần có giữa trí tuệ, tri thức và đức tin; nguồn gốc và bản chất của cái thiện và cái ác và một loạt vấn đề hệ trọng khác mà mỗi một con người, dù sống ở đâu và trong thời đại nào, không thể không vật vã suy nghĩ, nhưng với sức lực hữu hạn của mình, nếu không gặp gỡ những trí tuệ lớn, nếu không tìm được cho mình những người hướng đạo tinh thần tương thích thì sẽ chẳng bao giờ giác ngộ, sẽ sống suốt đời trong bế tắc và mông lung tâm trí.

Tiếp thụ triết học Soloviev và cảm thấy mình được khai ngộ, thoát khỏi ngõ cụt tinh thần, tôi thấy cần giới thiệu Soloviev với đồng bào của mình, trước hết với những bạn bè thân tín, với mong muốn vừa trợ giúp cho những tìm kiếm tinh thần nơi họ, vừa kiểm định lại những nhận thức và định hướng mới của mình. Và tôi đã nhận được từ một số bạn bè sự khích lệ, cổ vũ quý báu, nó đã truyền thêm sức cho tôi để tiếp tục một công việc vô cùng khó khăn chuyển tải cả một vũ trụ minh triết còn xa lạ với công chúng độc giả Việt Nam từ nguyên tác Nga ngữ sang một ngôn ngữ rất xa với nó cả về từ vựng lẫn cú pháp, trong bối cảnh khi mà, như chúng ta đều biết, ở Việt Nam triết học chưa phát triển, chưa có những tác giả và tác phẩm lớn có thể làm chỗ dựa, làm mẫu mực về diễn ngôn triết học cho các dịch giả.

Chính vì thế mà khi các bản dịch từ Soloviev của tôi đã được tập hợp và in thành sách riêng, tôi vẫn lo canh cánh, không biết qua sự chuyển ngữ của mình thiên tài triết học này có đến được với bạn đọc nước ta hay không. Và quả thật, như tôi nhận thấy, sách Siêu lý tình yêu đã được tiếp nhận khác nhau ở các loại độc giả khác nhau. Một vài bạn trẻ nói với tôi rằng ban đầu họ đã hăm hở đọc nhưng không đọc được nhiều vì sách khó quá. Soloviev quả thật không dễ đọc ngay đối với các đồng bào của ông, ngoài trình độ vặn hoá, ở đây còn cần một số điều kiện chú quan khác, song yếu tố gây thêm khó khăn cho các độc giả tiếp cận với tác phẩm qua bản dịch chắc chắn còn là do sự không hoàn thiện của bản dịch.

… Nhưng, cũng trong những năm tháng qua, tôi được nghe một loạt lời phát biểu chứng tỏ rằng triết học Soloviev qua bản chuyển ngữ chưa hoàn thiện của tôi đang đến, đang được tri ngộ ở nước ta. Một đồng nghiệp làm việc tại Viện Văn học nói với tôi rằng những trang viết của Soloviev về sự hữu thực của Thượng đế đầy sức thuyết phục. Một nhà vật lý có tên tuổi làm quen với tôi, cho biết ông rất tâm đắc với ý tưởng Thần - Nhân loạiThần - Vật chất được diễn đạt trong ba Diễn từ của Soloviev về Dostojevski. Một giảng viên Đại học Vinh, tâm sự với tôi, trầm trồ tán thưởng châm ngôn làm nền cho triết học đạo đức của Soloviev: “Tôi xấu hổ tức là tôi tồn tại” (ý kiến này sau đó tôi còn được nghe thấy ở nhiều người quen khác). Một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh thổ lộ với tôi rằng Soloviev đã khải thị cho anh về sứ mệnh chân chính của nghệ thuật…

Điểm tương đồng giữa hai trí tuệ lớn

… Giải thưởng này càng cao quý đối với tôi vì nó mang tên của một nhà trí thức, nhà tư tưởng kiệt xuất của dân tộc ta mà tôi hằng ngưỡng mộ Phan Châu Trinh. Liên hệ, đối sánh Phan Châu Trinh với Vladimir Soloviev, tôi bất ngờ nhận ra hơn một nét tương đồng, hơn một điểm gần gũi giữa hai trí tuệ lớn và hai lương tâm lớn này, xin được nói qua chỉ về một điểm.

Cả Soloviev lẫn Phan Châu Trinh đều cho chúng ta những tấm gương sáng không phai mờ về chủ nghĩa yêu nước đích thực. Cả hai người đều yêu đất nước mình, dân tộc mình bằng một tình yêu nồng cháy thuỷ chung, song lại nghiêm khắc, tỉnh táo và sáng suốt lạ thường. Trái ngược với tình ái quốc mù quáng, lười suy nghĩ và đối lập có ý thức với chủ nghĩa mị dân, mị tộc vụ lợi ngự trị khắp nơi và trong mọi thời đại, cả hai nhà tư tưởng đều phê phán không khoan nhượng, vạch trần không thương xót những khuyết tật tinh thần của dân tộc mình, những mặt thấp kém trong tâm thức, đời sống, ứng xử của đồng bào mình, xem đó là những vết nhơ trên gương mặt quốc gia, những ung nhọt đe doạ vận mệnh dân tộc. Sự tự phê phán dân tộc được cả Soloviev lẫn Phan Châu Trinh tiến hành trong suốt cuộc đời hoạt động của họ, bất chấp mọi khó khăn chướng ngại. Soloviev viết trong lời tựa cho sách “Vấn đề dân tộc ở Nga”: “Vấn đề dân tộc đối với nhiều dân tộc là vấn đề về sự tồn tại của họ. Ở Nga không có vấn đề như thế. Bằng sự nghiệp lịch sử ngàn năm nước Nga đã tự khẳng định như một cường quốc thống nhất, độc lập. Những nước Nga càng tồn tại hùng cường bao nhiêu, thì một câu hỏi xuất hiện càng bức thiết bấy nhiêu: Vậy nó tồn tại để làm gì và vì cái gì? Vấn đề không phải về sự tồn tại, mà là về sự tồn tại xứng đáng (Soloviev nhấn - P.V.C.)”. Dưới góc độ sự tồn tại xứng đáng ấy, Soloviev tố giác, phê phán quyết liệt những tệ nạn trong đời sống Nga, những chứng bệnh ấp ủ trong tâm thức Nga mà nếu không được chữa trị sẽ trở nên nguy hại cho tiền đồ của nước Nga vĩ đại.

… Đối chiếu với các tư trào ở Việt Nam ta trong nửa đầu thế kỷ XX, có thể thấy rằng trong các kiểu thức tụ phê bình dân tộc mà các nhà tri thức Việt Nam yêu nước đã thực thi, kiểu tự phê bình dân tộc của Phan Châu Trinhgần với Soloviev hơn cả. Mũi nhọn của sự phê bình ấy chĩa vào không chỉ những gì cản trở trực tiếp công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập dân tộc, mà còn và chủ yếu nhắm vào những gì kìm hãm sự tiến bộ lâu dài của nòi giống, sự mở mày mở mặt với thế giới không thể đạt được trong chốc lát, hay là, dùng ngôn ngữ của Soloviev, ngáng trở sự trường tồn xứng đáng của dân tộc Việt Nam trong cộng đồng nhân loại.

Thước đo thế giới đã sớm được tư duy Phan Châu Trinh tiếp nhận và dùng để đánh giá những hiện tượng quốc gia - dân tộc. Óc minh triết đáng khâm phục đã giúp ông cùng với các chí sĩ yêu nước khác vạch ra cương lĩnh hành động với thứ tự ưu tiên “Chấn dân khí - Khai dân trí - Hậu dân sinh” (hãy so với khẩu hiệu của chúng ta ngày nay, mà trong đó “dân giàu” đi trước hết, “văn minh” đi sau cùng!).

Xung quanh vấn đề văn minh cũng nên nhắc nhở rằng từ đầu thế kỷ trước những người trí thức Việt Nam yêu nước đã kêu gọi đồng bào phân biệt rạch ròi “văn minh vỏ” với “văn minh ruột” , “ngụy văn minh” với “chân văn minh”. Thế nào là “chân văn minh”, Phan Châu Trinhđã phân tích khá kỹ trong bài diễn thuyết “Đạo đức và luân lý Đông – Tây” xứng đáng được xem là di chúc tinh thần của ông. “Chân văn minh” là thế giới của trí tuệ, của tự do, của dân chủ và đặc biệt quan trọng là cái mà cụ Phan Tây Hồ gọi là “xã hội luân lý”. Theo cụ, “xã hội luân lý” là bậc phát triển cao nhất của luân lý con người, mà muốn đạt tới nó, phải kinh qua những bậc phát triển thấp hơn: “gia đình luân lý”, rồi “quốc gia luân lý”.

Không ngại làm mất lòng đồng bào cả nước lắng nghe tiếng nói của cụ, cụ Phan mấy tháng trước khi qua đời vẫn một mực khẳng định rằng người Việt chúng ta mới chỉ có luân lý gia đình, chứ chưa có được luân lý quốc gia (Một câu hỏi đáng đặt ra: nhận định ấy hôm nay còn mang tính thời sự hay không?). Thế còn luân lý xã hội thì dân tộc ta còn phải đuổi kịp các nước tiên tiến thì mới có cơ xây dựng để cùng tồn tại với họ trong một thế giới chân văn minh, Đông Tây hội nhập. Cái “xã hội luân lý” ấy ngày nay ta gọi là luân lý toàn nhân loại, dựa trên những quyền và nghĩa vụ phổ biến của mọi người không phân biệt quốc gia, chủng tộc, giai cấp v.v… Luân lý ấy, đạo đức của xã hội loài người chân chính ấy chưa được thực hiện trọn vẹn ở đâu trên thế giới này, nhưng về nó, về những con đường thực hiện nó, Phan Châu Trinh của chúng ta đã suy ngẫm, đã chiêm nghiệm nhiều từ một thế kỷ trước đây.

Xin mượn dịp phát biểu rất ngắn về một con đường mà Phan Châu Trinh cùng những người yêu nước Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX chưa chú trọng thoả đáng- con đường phát triển cá nhân. Chữ “cá nhân” hình như chưa có trong từ vựng của Phan Châu Trinh, mặc dù chính cụ là một cá nhân lớn, một Ngã Thể thực thụ đáng để chúng ta học tập trong những nỗ lực hun đúc, phát triển những cá nhân, những Ngã Thể chân chính chỉ có những con người như thế mới là những thành viên của xã hội Việt Nam chân chính.

Trong vấn đề này, triết gia Nga Soloviev đã đi trước và đi xa hơn nhà chí sĩ Việt Nam Phan Châu Trinh. Căm ghét không kém các nhà nho yêu nước của chúng ta đối với cái cá nhân thấp kém, cái tự tư tự lợi mù quáng, Soloviev suốt đời nhiệt thành cổ vũ cho sự phát triển của cá nhân đích thực được hiểu như là những nhân cách tự do, có phẩm giá nội tại không thể tước bỏ, độc lập tư duy và tự hành động đảm trách - kiểu cá nhân ấy theo ông chưa được phổ biến ở Nga và đây là nét thua kém của nó so với các xã hội Tây Âu.

Soloviev viết về quan hệ giữa cá nhân và xã hội: “Xã hội chân chính là hậu thuẫn và cái bổ sung, chứ không phải giới hạn cho đời sống cá nhân; còn cá nhân chân chính, có nội dung lý tưởng, tự chủ và tự hoạt động, không thể là thành tố phân huỷ hay phá hoại cơ thể xã hội lành mạnh; nó là cái khởi nguyên cấu thành của xã hội, là sức mạnh sống động biến cải những bầy người thành xã hội loài người thực thụ. Trong lý tưởng, xã hội là thể sung mãn của đời sống cá nhân, là thể thống nhất tự do được quy định từ bên trong hay là sự hoà hợp hoàn hảo của tất cả các thành tố cá nhân. Còn trong thực tại phi lý tưởng của chúng ta thì xã hội là môi trường sống uyển chuyển, đổ đúc mọi nhân cách yếu ớt vào khuôn hình hiện hữu xác định, nhưng lại thúc đẩy những nhân cách mạnh phản đối, đấu tranh, và chính điều này dẫn đến sự thay đổi cái môi trường ấy, sự nâng cao trình độ của nó, tức là sự tiến bộ xã hội, sự thực hiện từng bước lý tưởng nhân sinh”...

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người tạo nên vụ Big Bang 80 năm trước ở Sài Gòn

    27/03/2020Nguyên NgọcNgày 24/3 này, chúng ta có một kỷ niệm lớn: 80 năm ngày mất của Phan Châu Trinh, và sau đó mấy hôm, ngày 4/4, kỷ niệm 80 năm đám tang vĩ đại của ông, mà Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản hồi ấy đã viết là "trong lịch sử người An Nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ"...
  • Đường lối giáo dục cứu nước của Đông Kinh Nghĩa Thục

    23/09/2018Nguyễn Hải HoànhGiáo dục cứu nước (GDCN) là lựa chọn quan trọng nhất của các sĩ phu sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) khi họ quyết định đường lối đấu tranh giải phóng nước nhà của tổ chức cách mạng này. Trước đó, tất cả các cuộc đấu tranh chống Pháp đều theo đường lối bạo động vũ trang.
  • Phan Châu Trinh - cuộc đời và sự nghiệp

    23/03/2018Đinh Xuân LâmPhan Châu Trinh là một nhân vật lịch sử tiêu biểu trong phong trào cách mạng Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX. Trong dịp dâng hương tưởng niệm 80 năm ngày mất của cụ, thiết tưởng việc ôn lại cuộc đời và sự nghiệp Phan Châu Trinh để rút ra những bài học cho hôm nay cũng là một việc làm cần thiết và bổ ích...
  • Thử nhìn lại vị trí của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong hành trình dân tộc vào thế kỷ XX

    26/12/2017Vĩnh Sính“Khi Pháp mới đến Đông Dương, nước An Nam đã chín muồi trong tình cảnh nô lệ”! Trong hoàn cảnh đất nước bi đát như thế, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là hai sĩ phu, hai bậc đại hào kiệt đi hàng đầu trong vận động giành lại độc lập dân tộc vào giai đoạn giao thời 25 năm đầu thế kỷ XX. Tuy cùng chung hoài bão cứu nước, lập trường của hai nhà chí sĩ họ Phan trên một số vấn đề căn bản của đất nước lại rất khác nhau, thậm chí có khi tương phản...
  • Siêu lý đàn bà nhìn từ góc độ nữ giới

    19/10/2017Trần Huyền SâmLịch sử của nữ giới là một lịch sử câm lặng và giông bão. Tính từ thời điểm mà nhà Nữ huyền học người Italia - Catherine de Sienne ở thế kỷ XIV, đã lên tiếng đòi nhân quyền cho nữ giới, bằng cách viết 381 bức thư gửi các nhân vật quyền lực nhất trong Giáo hội, đến thời điểm 1960, với phong trào giải phóng nữ giới ở phương Tây, đó là một hành trình dài để gắn vấn đề nữ quyền với nhân quyền.
  • Nhìn lại phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

    05/07/2017Nguyễn Trọng TínBỏ lối học từ chương khoa cử, tập trung cho thường thức và thực nghiệm, dạy cả tiếng Việt, Pháp và Hán văn. Chủ trương này lại xuất phát từ tầng lớp nho gia cuối cùng của Việt Nam. Không chỉ thế, chấn hưng công thương, khai mỏ, lập đồn điền, cắt tóc, xuất dương du học… cũng là chủ trương của họ. Dù chỉ tồn tại trong 9 tháng (5.1907 – 1.1908), nhưng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thực sự là đỉnh cao của cuộc cách mạng xã hội to lớn đầu thế kỷ 20 có tên là Duy Tân
  • Phan Châu Trinh và lòng tin vào sức mạnh của tri thức văn hóa

    17/03/2016Nguyên NgọcNgày 24/3 vừa qua, chúng ta có một kỷ niệm lớn: 80 năm ngày mất của Phan Châu Trinh và sau đó mấy hôm, ngày 4/4 kỷ niệm 80 năm đám tang vĩ đại của ông mà Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản hồi đó đã viết: “trong lịch sử người An nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ”...
  • Phan Châu Trinh và sự thức tỉnh dân tộc thế kỷ XX

    03/11/2015Đỗ Hòa HớiVề Phan Châu Trinh, trước đây đã có nhiều người nghiên cứu, nhất là về vai trò, vị trí của ông đối với phong trào cách mạng đầu thế kỷ. Tuy nhiên, do phương pháp, trình độ nhận thức, cững như do hạn chế về tư liệu mà sự đánh giá về ông cũng có nhiều điểm chưa thỏa đáng. Vấn đề Phan Châu Trinh trong điều kiện cho phép hiện nay đặt ra trước các nhà nghiên cứu nhiều khía cạnh mới mẻ. Trong bài viết này tác giả cố gắng tìm hiểu những đóng góp của ông vào sự thức tỉnh dân tộc đầu thế kỷ XX như là một thử nghiệm, một sự lựa chọn con đường phát triển cho dân tộc...
  • Trí thức và nhận thức pháp quyền

    30/10/2015B. A. Kistiakovski - Phạm Nguyên Trường dịch và chú thíchMột số người cho rằng pháp luật chỉ có giá trị tối thiểu về đạo đức, một số khác lại cho rằng cưỡng chế, nghĩa là bạo lực, là thành tố không thể tách rời của pháp luật. Nếu đúng là như thế thì chẳng có cơ sở nào để chê trách giới trí thức của chúng ta trong việc coi thường pháp quyền hết. Giới trí thức của chúng ta luôn hướng tới những lý tưởng tuyệt đối và trên đường đi của mình nó có thể bỏ qua cái giá trị thứ cấp này.
  • Đông Kinh Nghĩa Thục, thử nhìn từ một góc độ khác

    02/07/2015Nguyên NgọcCó một tư liệu có lẽ có thể cung cấp cho chúng ta một câu trả lời độc đáo và thuyết phục, hoặc ít nhất, một gợi ý rất đáng để tiếp tục suy ngẫm, không chỉ để hiểu một quá khứ lịch sử quan trọng, mà còn có thể giúp ta suy nghĩ về những vấn đề đang đặt ra trong phát triển của chính chúng ta hôm nay...
  • “Trà dư tửu hậu” và triết học

    05/05/2015Võ Trần Bình PhươngQuanh năm quay cuồng với chuyện làm ăn, bàn chuyện kinh tế, chính trị, thời sự; cuối năm có lẽ là dịp để mỗi chúng ta chiêm nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời... Thử một lần không bàn về chuyện kinh tế, TBKTSG đã “trà dư tửu hậu” với nhà nghiên cứu triết học phương Tây Bùi Văn Nam Sơn...
  • Tư tưởng lập hiến của Phan Châu Trinh

    17/04/2015Phan Đăng Thanh"Còn như theo cái chủ nghĩa dân trị thì tự quốc dân lập ra Hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo chung cho mọi người... ". Tư tưởng lập hiến tiến bộ của Phan Chu Trinh được tác giả trình bày khá đầy đủ, cụ thể trong bài viết này.
  • Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh

    26/09/2014Đỗ Hòa HớiVới sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX.
  • Ý nghĩa lịch sử của tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh

    07/06/2014Nguyễn Đức SựSự thực, chủ nghĩa cải lương của Phan Châu Trinh là một hiện tượng nổi bật trong xã hội Việt nam vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Nó chứng tỏ Phan Châu Trinh rất quan tâm đến sự tiến bộ và tương lai của nước nhà. Chính vì vậy mà ông muốn cải tạo xã hội Việt Nam lúc đương thời theo con đường cải lương...
  • Việt Nam cần các tư tưởng Khai sáng

    12/05/2012Nguyễn Trang NhungTrong những bước đường đưa nhân loại tới nền văn minh hiện tại, một trong những cột mốc quan trọng là phong trào khai sáng bắt nguồn từ Âu châu, mà khởi đầu tại Anh quốc vào cuối thế kỷ 17, và tiếp sau tại Pháp, Mỹ và Nhật Bản vào các thế kỷ 18, 19.
  • 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục: Trong cái nhìn hôm nay

    21/10/2011Cái nhìn của một số trí thức thời nay về phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Ngẫm chuyện xưa để nói chuyện nay - con đường phát triển dân tộc...
  • Dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh - chiếc cầu nối văn hóa Đông Tây

    28/07/2009Hoàng TiếnNền văn hóa phương Tây, ta chỉ mới làm quen độ hơn trăm năm nay. Những người có công bắc chiếc cầu nối để ta hiểu phần nào nền văn hóa phương Tây, cũng như để người phương Tây phần nào hiểu nền văn hóa Việt Nam, là lớp trí thức hồi đầu thế kỷ, mà ông Nguyễn Văn Vĩnh là người đáng được ghi công đầu.
  • Triết học không còn là đặc sản của những "thiên tài"…

    01/10/2008Văn Bảy (thực hiện)(TT&VH) - Bùi Văn Nam Sơn sinh năm 1947 tại Vĩnh Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam, từng học khoa Triết, Đại học J. W. Goethe, Frankfurt/M, CHLB Đức. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, khoảng 15 tác phẩm do ông dịch, chú giải, hoặc giới thiệu, chú thích, hiệu đính… được giới học thuật và bạn đánh giá rất cao. Sau ba quyển Phê phán của I. Kant và Hiện tượng học Tinh thần của Hegel, nay ông vừa cho ra mắt bản dịch và chú giải quyển Khoa học Lôgíc của Hegel (NXB Tri thức, 2008). TT&VH có một cuộc trò chuyện đặc biệt với ông.
  • Dịch giả Mai Sơn: 'Không có thần đồng trong triết học'

    28/07/2007Lê Tân thực hiệnMai Sơn vừa ra mắt cuốn sách "101 triết gia". Quyển sách này cung cấp rất nhiều tài liệu tham khảo bổ ích cho độc giả. eVăn có cuộc trao đổi với ông về công việc biên soạn, dịch thuật về đề tài triết học ở Việt Nam hiện nay...
  • Dịch giả Trần Hữu Kham viết cổ tích đời mình

    28/07/2007Mỹ LệDiễn tả hai bước ngoặt đời mình, anh dẫn lời đứa cháu: Một, khi anh mới bị mù - như chạm vào tận cùng sự bất lực - "Cậu Kham sao giống con heo quá! Suốt ngày cứ ăn rồi ngủ". Một, khi anh lấy vợ - lại ở trạng thái ngược lại - "Cậu Kham mà cũng lấy vợ hả? Sao giống chuyện cổ tích vậy?"...
  • Những cuốn sách kinh điển và văn hóa đọc hiện nay

    27/08/2006Như Bìnhd“Muốn có văn hóa thì phải được giáo dục, định hướng, bồi dưỡng nhưng bạn đọc của ta hiện nay phần nhiều bối rối, bất lực và lạc lối giữa biển sách đủ loại, đủ màu sắc, hay-dở, tốt-xấu, thật -giả lẫn lộn”, dịch giả Đoàn Tử Huyến nói...
  • Ảnh hưởng của “Tân thư” trong tư tưởng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

    17/07/2006PGS. PTS. Lê Sĩ ThắngĐối với các nhà nho Việt Nam yêu nước hồi đầu thế kỷ - những người đã từng bị Nho giáo bưng tai bịt mắt, đã thấy được ở một chừng mực nào đó sự lạc hậu của nhà trường Nho giáo và đang khao khát giải thích nhiều vấn đề có liên quan đến sự nghiệp giải phóng dân tộc, thì “Tân thư" đã có sức hút mãnh liệt...
  • Phan Châu Trinh toàn tập

    05/10/2005Bộ sách “Phan Châu Trinh tòan tập” vừa ra mắt nhân dịp giỗ lần thứ 79 ngày mất của nhà chí sĩ họ Phan (24-3-2005). Hội khoa học lịch sử VN, trực tiếp là giáo sư Chương Thâu, nhà sử học Dương Trung Quốc và bà Phan Thị Minh - hậu duệ của cụ Phan Châu Trinh - đã sưu tập tòan bộ trước tác của cụ Phan và lần đầu tiên công bố đầy đủ nhất trong ba tập sách với tổng cộng hơn 2000 trang in khổ lớn...
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • Dịch giả Huỳnh Phan Anh trò chuyện về văn học hải ngoại

    03/08/2005Từng dạy triết học tại Sài Gòn, thế nhưng cái tên Huỳnh Phan Anh lại được biết tới với tư cách là nhà phê bình, dịch giả. Còn bản thân tác giả thì tự nhận mình là một nhà giáo "đi lạc vào văn học". Từ năm 2002, Huỳnh Phan Anh định cư tại Mỹ...
  • Tính cập nhật kỳ lạ của một tư tưởng lớn

    19/07/2005Nguyên NgọcLà người đứng đầu phong trào Duy Tân, Phan Châu Trinh đã nêu ba nội dung cơ bản của phong trào duy tân: Dân trí, Dân khí, và Dân sinh. Ba nội dung đó gắn liền với nhau, nhưng như ta có thể thấy ngay trong cách sắp xếp vấn đề, chìa khoá là dân trí. Ông cho dân trí là quyết định hàng đầu...
  • xem toàn bộ