Sáng tạo và nuôi dưỡng lý tưởng

ĐH Bách khoa tp. HCM
09:32 CH @ Thứ Tư - 19 Tháng Mười Một, 2008

1. Chúng ta đang cần hướng đến một môi trường đại học đúng nghĩa cho việc phát triển khả năng sáng tạo của sinh viên. Đại học đúng nghĩa phải là nơi mà tinh thần học hỏi tìm hiểu được thúc đẩy mạnh mẽ nhất, là nơi mà khám phá phát minh được chứng thực và hoàn thiện, là nơi mà sự động não được khuyến khích vì ý kiến bộc phát chưa suy nghĩ cẩn trọng không gây nguy hại gì, là nơi mà sai lầm thiếu sót được tìm ra do tranh luận giữa những khối óc thông minh đầy kiến thức.

Tuy nhiên trên hết, đại học phải là nơi hình thành trí tuệ, thái độ và nhân cách của sinh viên - những nhà lãnh đạo tương lai qua tương tác với giáo sư để làm cho giá trị của đại học trở thành giá trị của xã hội.

Đại học phải phát triển trong những người sinh viên các phẩm chất và khả năng có giá trị cho sự phát triển cộng đồng, phát triển xã hội. Nhưng điều đó không có nghĩa là cá tính phải tự diệt và cá nhân chỉ trở thành những công cụ của tập thể, của cộng đồng. Vì nếu một cộng đồng gồm toàn những cá nhân được tiêu chuẩn hóa như nhau mà không có những mục tiêu và sáng kiến độc đáo thì sẽ là một cộng đồng kém cỏi, không có khả năng phát triển. Trái lại, mục đích của giáo dục phải là việc đào tạo những cá nhân biết suy nghĩ một cách độc lập, sáng tạo và xem việc phục vụ cộng đồng là mục đích cao cả nhất của đời mình.

2. Nhưng làm sao để thực hiện được lý tường giáo dục đó? Phương pháp quan trọng nhất của giáo dục luôn luôn gồm những gì nhằm khuyến khích người học thực hiện thật sự. Điều này áp dụng cho cả những cố gắng đầu tiên khi tập viết của học sinh mẫu giáo cũng như đối với việc làm luận văn của sinh viên sắp tết nghiệp đại học. Nhưng đằng sau mỗi hành động thực hiện đều có những động cơ làm căn bản, làm lý do cho hành động đó và rồi chính chúng được củng cố và nuôi dưỡng bởi thành quả của hành động. ở đây có những khác biệt đáng kể nhất về động cơ hành động và chúng là điều quan trọng nhất của giá trị giáo dục. Không ai cho rằng nhà trường và thái độ người thầy lại không có ảnh hưởng gì đến sự hình thành nền tảng tâm lý người học.

Một động cơ cho hành động thuộc bản chất con người, đó là sự mong muốn được thừa nhận, được coi trọng bởi người khác. Nếu vắng sự kích thích tinh thần này, sự hợp tác gắn bó thật sự giữa con người sẽ hoàn toàn không xảy ra được. Trong tình cảm phức tạp này, động cơ tốt và xấu nằm bên nhau. Mong muốn được thừa nhận là động cơ lành mạnh, nhưng muốn chứng tỏ mình mạnh hơn, giỏi hơn, thông minh hơn người khác dễ dàng dẫn đến những tâm lý ích kỷ quá đáng và có thể trở thành tai hại cho cá nhân lẫn cộng đồng. Do đó nhà trường và người thầy phải đề phòng để tránh việc sử dụng những phương pháp dễ dàng tạo ra tham vọng cá nhân trong khi thúc đẩy việc học tập.

3. Lý thuyết về tranh đấu cho sinh tồn được nhiều người kể đến như một sự chấp thuận việc khuyến khích tinh thần cạnh tranh phá hoại nhau giữa những cá nhân. Như thế là sai lầm vì con người chỉ tồn tại trong xã hội với những con người khác cùng cộng tác lẫn nhau. Do đó chúng ta phải cảnh giác chống lại việc dạy tuổi trẻ xem việc thành công kiêu giàu có và quyền thế hơn người theo nghĩa thường tình như là mục đích cao cả cuộc sống. Bởi vì một người thành công kiếu đó trong cuộc sống là người thu nhận quyền lợi từ những người khác, thường là nhiều hơn so với cống hiến của người đó. Giá trị của một người phải được xem ở những gì mà người đó cống hiến chứ không phải ở những gì người đó thu nhận để sở hữu và hưởng thụ.

Trong quá trình cải tổ đổi mới, khi vai trò của mối quan hệ giữa chính quyền và cơ chế thị trường chưa ổn định, nhiều người thành công trong việc trở nên giàu có và thế lực hiện nay có thể tạo nên sự nhầm lẫn về giá trị biểu kiến dựa trên những, gì họ sở hữu - trong khi có thê họ không cống hiến gì có giá trị cho cộng đồng mà thực chất chỉ vơ vét hưởng thụ và ăn bám vào sự cống hiến của người khác. Tóm lại, điều quan trọng của một nền giáo dục đại học có giá trị là khả năng suy nghĩ sáng tạo và óc phê phán độc lập được phát triển trong người sinh viên và lý tưởng phục vụ cộng đồng được nuôi dưỡng thành mục đích cao cả nhất của cuộc đời.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm thế nào để bớt học vẹt và tăng tính sáng tạo?

    02/04/2016TS. Nguyễn CamViệc dạy và học ở các trường phổ thông hiện nay ở nước ta chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử. Học để thi. Dạy để thi đua có thành tích thi cử tốt nhất. Do đó việc giảng dạy ở đây chủ yếu là truyền thụ các kiến thức, luyện các kỹ năng làm bài kiểm tra và bài thi mà ít để ý đến việc thông qua dạy kiến thức để dạy học sinh cách suy luận khoa học; rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh; ít khuyến khích các tìm tòi, khám phá...
  • Tư duy sáng tạo và phê phán trong giáo dục Mỹ

    30/09/2014Dương Ngọc DũngCó lẽ trong tất cả giảng trình tạo Đại học Harvard không có giảng trình nào thu hút nhiều sinh viên ghi danh học như giảng trình 101 tư duy về tư duy (101 thinking about thinking – 101 là mã số chung cho tất cả các giáo trình nhập môn tại đại học Mỹ).
  • Phát triển giáo dục trong xu hướng toàn cầu

    23/07/2007Phạm ThắngHầu hết các quốc gia trên thế giới đều lấy giáo dục phổ thông làm nền tảng và coi giáo dục Đạihọc là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, tùy thuộc vào điều kiệnkinh tế- xã hội của mình, mỗi quốc giacó thể nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau trong chiến lược phát triểngiáo dục Đại học...
  • Học để làm người và học để sống với nhau

    23/05/2007Sự mở rộng kinh tế thị trường vừa tạo điều kiện vật chất cho con người nhưng cũng đang tạo ra những thách thức gay gắt về đạo lý, về cách hưởng thụ văn hóa và thành tựu của văn minh, khoa học kỹ thuật. Đổi mới giáo dục ở nước ta nhất thiết phải bắt đầu từ bên trên, từ chuyển động ở cấp vĩ mô...

  • "Giáo trí”- cuộc cách mạng đầu tiên để nâng cao dân trí

    02/05/2006“Muốn phát triển kinh tế xã hội phải nâng cao dân trí. Việc đầu tiên để nâng cao dân trí là nâng cao “giáo trí”. “Giáo trí”, “dân trí” được nâng cao, đây chính là nền tảng để nâng cao “quan trí”. Quan trí được nâng lên xứng tầm là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề về kinh tế xã hội...
  • Giáo dục đại học: Khơi dậy và nuôi dưỡng tính ham học

    12/07/2005Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, AustraliaGần đây, nhân dịp được tham dự vài buổi giảng tại một trường đại học trong nước (theo lời mời của vài đồng nghiệp), tôi chợt nhớ đến kinh nghiệm của chính mình trong thời còn theo học đại học hơn 30 năm trước đây. Thời đó, mối quan hệ giữa người giáo sư và sinh viên chủ yếu là “thầy giảng trò chép”. Ở các trường đại học Tây phương từ hơn 50 năm trước giới nghiên cứu giáo dục đã chứng minh rằng một phương pháp giảng dạy như thế không đem lại hiệu quả cao cho người học, vì nó mang tính thụ động quá. Ngày nay, qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong nước và trực tiếp tham dự nghe giảng, tôi cảm thấy mối quan hệ thụ động như thế vẫn còn tồn tại. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách giảng dạy để đem lại hiệu quả tốt cho sinh viên và cả người dạy.
  • Chuyện Alibaba và Nền giáo dục Việt Nam trong thế kỷ 21

    10/02/2003Bùi Quang MinhTừ quá trình tự trau dồi tri thức, Alibaba tự đúc rút ra thần chú của riêng mình để mở toang các kho báu Tri thức. Đó chính là “Cùng học cùng chơi; Bồi bổ Trí nhớ, Gợi mở Tư duy; Làm chủ Công cụ”. Trái với nó là “Học quá tải, thi nặng nề; Nhồi nhét trí nhớ, Hao mòn Tư duy; Xa rời Công cụ” là điều mà cách học không đúng hay mắc phải.
  • Phải thay cách làm giáo dục

    21/12/2003Đây là bài phát biểu của GS-TSKH Hồ Ngọc Đại tại hội thảo “Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo?” với chủ đề: tiếp tục giải quyết mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phát triển qui mô, vừa phải đảm bảo chất lượng với điều kiện hạn hẹp về nguồn lực, do Bộ Giáo dục - đào tạo và báo Nhân Dân phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 23-12-2003...
  • Tẩy chay tích luỹ kiến thức?

    14/02/2003TS. Vũ Thị Phương AnhBước sang thiên niên kỷ thứ 3, nhìn lại những thành tựu của nhân loại, người ta phải thừa nhận rằng những nước đạt được nhiều thành tựu khoa học vĩ đại nhất vẫn là những nước ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giáo dục. Vậy thì, chúng ta hãy điểm qua các dự báo về tương lai của nền giáo dục thế giới trong thế kỷ 21.
  • xem toàn bộ