Sáng tạo nghệ thuật

03:17 CH @ Thứ Bảy - 24 Tháng Mười, 2009

Đã từ lâu, tôi được nghe câu chuyện, có vị thiền sư chín năm ngồi yên lặng nhìn bức vách đá. Câu chuyện giản dị có thế; song những lời bàn luận giải thích kế hàng trăm pho sách chưa hết ý.

Trong công việc sáng tạo, người họa sĩ không sử dụng hình sắc như nhà văn sử dụng chữ nghĩa. Không hề là những dấu hiệu quy ước, hình sắc không có khả năng diễn đạt chính xác minh bạch như chữ nghĩa. Hơn nữa vai trò của nghệ thuật không là sự “minh họa” cho tư tưởng, nó không chú trọng đến công việc “tải đạo” như văn chương.

Đối diện khung vải trắng, người làm nghệ thuật cố vượt khỏi thế giới của chữ nghĩa. Hắn tạm tước bỏ danh tính sự vật, để bước vào cõi giới của hình sắc đơn thuần, ở đó sự vật chẳng còn hình tướng ý nghĩa như trong cuộc sống bình thường. Mối bận tâm duy nhất của hắn là làn thế nào tìm được thế hòa hợp quân bình cho sắc màu hình nét do sự hướng dẫn của cảm quan thẩm mỹ. Vùi đầu trong cơn sáng tạo, giây phút ấy không còn vấn đề nội dung và hình thức.

Đó là khía cạnh tích cực của công việc sáng tạo. Song dù muốn dù không, trong quá trình sáng tạo sắc màu đường nét sẽ khai mở, đánh thức những suy tư, những tâm sự cùng mọi ánh hưởng mà nghệ sĩ đã thu nhận từ cuộc sống. Hết thảy những điều đó, có để lại những dấu ấn qua sắc màu hình nét, bút phá trên tác phẩm thì cũng chỉ là sự phản ứng tự động; đôi khi việc ra ngoài “ý muốn” nghệ thuật của tác giả. Có thể qua những vô tích ấy người ta sẽ tìm thấy những giá trị khác nhau; giá trị về lịch sử, về tài liệu, về đạo đức, về chính trị, vân vân...

Đó là khía cạnh tiêu cực của công việc sáng tạo đối với nghệ sĩ. “Trong thế kỷ hai mươi này, tôi có nghe nói về nhà danh hệ Malevitch; ông đã vẽ một bức họa nhan đề “Carré blanc sur fond blanc”. Tranh ông không vẽ gì cả chỉ một khoảng trắng vô biên. Có thể là ông đã mong tự xóa bỏ hết dấu vết của mình. Các nhà phê bình nghệ thuật khôn ngoan đều hết lòng ca ngợi vẻ đẹp của bức họa. Riêng quần chúng thưởng ngoạn khi đứng trước họa phẩm đều yên lặng kính cẩn như vị thiền sư nhìn ngắm bức vách đá trên ngọn núi cao.

Trong chốn luận bàn nghệ thuật, thường ý sinh ra lời song cũng đôi lần lời đẻ ra ý.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mơ về cội nguồn

    08/10/2009Thái TuấnCái đẹp tươi vui trên làn môi, héo hon trong khóe mắt. Đã có đẹp tất phải có xấu. Khởi lên bằng lời là đã có phân chia sự vật. Mọi sự tiến hóa của loài người cũng bắt đầu từ sự phân chia ấy.
  • Tuổi của nghệ thuật

    25/09/2009Thái TuấnLàm một con người không phải là điều khó; nhưng cũng không phải chỉ biết kiếm ăn, tìm uống là đã thành người. Và trong một bức họa, vẽ lên cái hình thể, cái thân xác một người chưa hẳn là đã vẽ đúng về con người. Nghệ sĩ cũng là con người tự tìm hiểu về con người. Bởi nghệ thuật là con người cộng vào với thiên nhiên tạo vật để tạo thành một cao đẹp hơn, một thiên nhiên lý tưởng hơn cái thiên nhiên sẵn có.
  • Đứng trước giá vẽ hôm nay

    18/09/2009Thái TuấnCó nhiều người đã hỏi: tại sao hội họa bây giờ ít khi vẽ những người đàn bà đẹp? Tôi cũng muốn hỏi: thế nào mới là một người đàn bà đẹp? Và nếu ở đời này đã tìm được một người đẹp trên hết mọi người đẹp, nghĩa là một nhan sắc lý tưởng, hoàn hảo, tuyệt mỹ, thì họa sĩ vẽ cái đó để làm gì? Một bức họa vẽ người đẹp cũng chỉ là một bức họa, đâu có phải chính là người đẹp?
  • Sự táo bạo trong nghệ thuật

    22/08/2009Nguyễn Duy Bình dịch (Télérama số 3088)Là một khái niệm có nhiều định nghĩa khác nhau: Tùy theo người nói, nơi nói và ngữ cảnh xuất hiện, sự táo bạo mang nhiều nghĩa khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Nó có thể chỉ sự gan dạ hay tính hèn hạ, sự bình tĩnh hay sự xấc láo. Sự táo bạo như sự duyên dáng: Người ta biết vì sao nó thiếu nhưng người ta thường không hay lý do vì sao nó tồn tại.
  • Hội họa của nỗi u hoài

    11/11/2008Diên VỹHọa sĩ Thái Tuấn, một gương mặt lớn của hội họa Sài Gòn, đã ra đi vĩnh viễn ngày 26/09 vừa qua trong căn nhà nhỏ ông đã sống và vẽ từ khi rời Hà Nội vào Nam năm 1954.
  • Ghi chú về nghệ thuật

    25/10/2008Nguyễn QuânTâm trí tôi như một vùng đồi núi hoang vắng rộng rãi nhưng cũng chật hẹp vì không có cơ cấu hạ tầng của xã hội hiện đại. Sự học hành của tôi không cho phép mở những con đường lớn vào khoa học. Tuy vậy tôi cũng đã lần mò ở mọi ngõ ngách của các lĩnh vực và các ngành khoa học qua những cuốn sách dày, mỏng, Đông, Tây, cứ ngẫu nhiên rơi xuống tay mình...
  • Vấn đề tự do trong sáng tạo nghệ thuật

    01/01/1900Phong LêNhà văn cần được hoàn toàn tự do trước trang viết của mình. Nhưng để trang viết trở thành trang in còn là cả một cuộc hành trình qua nhiều cửa ải gồm những mạng lưới, những mắt xích móc nối vào nhau, và người viết không thể tự do trốn lánh hoặc băm bổ xé rào. Trong mạng lưới đó, tạo nênchỉnh thể "Tác giả, tác phẩm, công chúng" không được phép quên những ông (hoặc những cơ quan) chủ báo, chủ xuất bản, nơi quyết định trực tiếp số phận của bản thảo, những cơ quan cung cấp giấy in, xưởng in nơi quyết định khả năng và phương tiện.
  • Về các chuẩn mực đánh giá giá trị thẩm mỹ

    20/10/2006Vũ Thị Kim DungChuẩnmực đánh giá thẩm mỹ là bộ phận quan trọng trong đời sống văn hoá xã hội. Gương mặt tinh thần của loài người, của mỗi quốc gia, dân tộc trong mỗi thời đại luôn được hiện lên thông qua sự sáng tạo và thẩm định các giá trị mà con người đã đạt được trên con đường vươn tới Chân - Thiện - Mỹ.
  • Từ cái thực chuyển sang cái mơ

    06/07/2005Họa sỹ Thái TuấnCon đường nghệ thuật chính là những cơn mơ, giấc mộng, giúp cho con người một tầm nhìn rộng rãi, sáng sủa hơn về đời sống...
  • xem toàn bộ