Sách bản quyền rẻ bằng sách lậu?

10:49 SA @ Thứ Tư - 12 Tháng Năm, 2010

Trước tình trạng sử dụng sách không bản quyền phổ biến như hiện nay, nhiều người cho rằng, cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của độc giả, đồng thời chống in và bán sách lậu.

Tràn lan sách không bản quyền

Mặc dù Việt Nam đã tham gia Công ước Bern về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật; gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phải cam kết thực hiện các điều khoản của hệ thống luật pháp quốc tế, trong đó có luật bản quyền, nhưng tình trạng vi phạm bản quyền vẫn phổ biến, đặc biệt là vi phạm bản quyền sách. Hàng năm, một lượng lớn sách được xuất bản tại Việt Nam là sách dịch. Theo thống kê của Cục Xuất bản, năm 2009, nước ta nhập khẩu 155.000 tên sách. Trong đó, các cuốn sách ăn khách thường bị in lậu. Không chỉ sách dịch, sách của các tác giả trong nước cũng bị in lậu, sao chép, trong đó có sách học thuật. Phó giám đốc NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Nguyễn Anh Tú cho biết: “Đối tượng dùng sách của NXB chúng tôi đa phần là sinh viên. Và đây chính là một trong những loại sách bị làm lậu nhiều nhất, vì với sinh viên giá sách rẻ là lựa chọn hàng đầu. Số sách của nhà xuất bản bán ra chỉ bằng 1/10 số lượng sách tiêu thụ, nên nhuận bút của tác giả rất thấp”. Bởi vậy, trong khi ở các nước khác, người viết sách có thể trở thành triệu phú, tỷ phú, nhưng ở nước ta, chưa có người giàu nhờ viết sách, không tạo động lực cho sự sáng tạo, nghiên cứu và chia sẻ tri thức.

Theo Tham tán Kinh tế, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam Mike Honnold: “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là công việc quan trọng trong bảo vệ tài năng sáng tạo của con người. Tôi được biết 70% sách nước ngoài ở Việt Nam là sách từ Mỹ. Việc thực hiện nghiêm túc luật bản quyền không chỉ đem lại lợi ích cho các tác giả Mỹ mà còn đem lại lợi ích cho chính độc giả Việt Nam. Nếu độc giả không thực hiện luật bản quyền, thì các tác giả Mỹ sẽ không bán sách, bán trí tuệ cho Việt Nam nữa...”

Trong điều kiện khoa học, kỹ thuật phát triển, sách lậu được làm rất nhanh, giống như sách có bản quyền. Là một độc giả rất hay mua và đọc sách, bà Nguyễn Thị Lan Minh chia sẻ: “Nhiều khi, tôi cũng không biết đâu là sách thật, đâu là sách giả. Tôi chỉ thấy giá rẻ thì mua, những quyển sách đó cũng giống với những sách khác”.Tuy vậy, cũng có một bộ phận không nhỏ độc giả nhận biết được sách không có bản quyền, nhưng vẫn chọn mua vì nhiều lý do, phần lớn là tài chính. Bởi với sách không bản quyền, dù chất lượng kém, nhưng cũng không ảnh hưởng đến lượng tri thức chứa trong đó.

Sách bản quyền có thể rẻ bằng sách lậu?

Tại một số nước, trên sách phát hành thường có dòng bản quyền, nếu ai sao chép bị coi là cố tình vi phạm. Ở Việt Nam, một số nhà xuất bản có các biện pháp như sử dụng mã vạch, tem nhãn... Nhưng theo Trưởng phòng Thông tin, Cục Bản quyền Bùi Nguyên Hùng: “Vấn đề bản quyền sách được thực hiện một cách nghiêm túc khi các nhà xuất bản, nhà sách có quyền hợp pháp với các cuốn sách và đầu tư hướng tới sự chuyên nghiệp về bản quyền. Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bản quyền. Cục Bản quyền đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, truyền thông, đã liên kết xuất bản các ấn phẩm về bản quyền, và sắp tới sẽ xuất bản bộ truyện tranh giáo dục về bản quyền cho thanh niên”.

Tuyên truyền giúp độc giả nâng cao nhận thức về sách bản quyền, tôn trọng người sáng tạo ra tri thức cũng là điều cần làm trong hoàn cảnh hiện tại. Nhưng, biện pháp này chưa đạt được kết quả như mong đợi, khi thu nhập của đại đa số người dân vẫn còn thấp. Ông Nguyễn Anh Tú góp ý: “Nhà nước cần thực hiện nghiêm các biện pháp nhằm chống in và bán sách lậu. Hiện nay, khi phát hiện sách lậu, chúng ta mới chủ yếu dùng biện pháp tịch thu sách, phạt hành chính, chưa đủ sức răn đe, mà cần sử dụng các biện pháp mạnh hơn như tịch thu máy in sách lậu... Khi sách lậu không còn, sách bản quyền tiêu thụ nhiều hơn, giá thành sách sẽ rẻ hơn. Chúng tôi đã nhiều lần nói chuyện với sinh viên, và cam kết, nếu 100% sinh viên sử dụng sách thật, nhà xuất bản sẽ giảm giá sách bằng giá sách lậu hiện nay”.

Đồng tình với ý kiến trên, Giám đốc công ty cổ phần sách Thái Hà Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: nếu không có sách giả, sách bản quyền chắc chắn sẽ tiêu thụ được và với giá cả rất phù hợp. Hiện nhà sách chỉ in 1.000-2.000 bản với mỗi đầu sách, nhưng bán mãi không hết, dù cuốn sách rất ăn khách.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sách và chuyện làm sách!

    12/11/2014Nguyễn HòaKinh tế thị trường lên ngôi, các “đầu nậu” sách ra đời, đối với nhiều người trong số họ hai chữ “bản quyền” dường như là một quy ước của người ngoài hành tinh. Mặc cho tác giả rền rĩ kêu ca, những người tuyển chọn vẫn vượt mọi khó khăn để tra tấn máy photocopy đặng làm nên những cuốn sách do họ “chủ trì” nhưng thường quên mất vai trò “chủ chi”...
  • Bản quyền trên mạng cần cách hiểu mới?

    12/04/2014Đức AnhBản quyền vốn vẫn được coi là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi nhuận cho mô hình kinh doanh các sản phẩm có khả năng sao chép...
  • Bản quyền - khái niệm đã chết?!

    24/09/2008Bản quyền vốn vẫn được coi là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi nhuận cho mô hình kinh doanh các sản phẩm có khả năng sao chép. Nhưng trong thế giới Internet, mọi chuyện giờ đây đang thay đổi. Một khái niệm lỗi thời?
  • Bản quyền là... quyền được copy?

    11/07/2007Phú Trang (Hội Nhà báo Đồng Nai)Báo chí Việt Nam, dù bao cấp hay hạch toán độc lập, tự trang trải một phần, đều có mục đích phục vụ nhu cầu thông tin – giáo dục – giải trí cho nhân dân. Nhân danh mục đích này, đã từ lâu báo chí địa phương “khai thác” tin bài từ các tờ báo lớn, hệ thống phát thanh – truyền hình (PT -TH) khai thác tin bài từ báo in, báo trực tuyến đã thành "chuyện thường phố huyện".
  • Sàn giao dịch bản quyền luồng gió mới cho sáng tạo

    25/05/2007Quế SơnNhằm tạo cơ hội để các tác giả giới thiệu, quảng bá tác phẩm đồng thời giúp độc giả có cơ hội tiếp cận các sản phẩm văn hóa nghệ thuật đặc sắc, Công ty cổ phần sách - niêm giám VietBooks phối hợp với đơn vị bảo trợ Cục bản quyền tác giả văn học – nghệ thuật tổ chức Sàn giao dịch bản quyền để tạo cầu nối giữa nguồn cung và cầu.
  • Google buộc luật bản quyền phải thay đổi?

    28/04/2007Thục PhươngTháng 12.2004, Google công bố một dự án mang tên Google Book, với tham vọng vươn tới thư viện của các trường đại học hàng đầu để scan và số hoá tất cả những tri thức chứa đựng trong những cuốn sách ở đó và đưa lên mạng. Dự án này hứa hẹn sẽ làm cho mọi cuốn sách in được truy cập như là một website bình thường...
  • Người ngoại đạo cóp nhặt ý tưởng chuyên môn

    27/03/2007Thanh LiêmTrong bài “Xung quanh Dự án chỉnh trị sông Hồng: Hãy công khai chứng cứ” (Khoa học & Đời sống - Số 23), chúng tôi có đăng tải ý kiến của họa sĩ Văn Thơ liên quan đến đề án đang gây nhiều tranh cãi của ông. Ngay sau khi báo phát hành, Khoa học & đời sống đã nhận được ý kiến phản hồi của TS Trần Nhơn, Chủ tịch Hội thủy lợi. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin trích đăng ý kiến của TS Trần Nhơn.
  • Nhức nhối, nghiêm khắc với vi phạm bản quyền

    24/01/2007
  • Luẩn quẩn chuyện bản quyền

    06/01/2007Phong ĐiệpThời gian gần đây, giới văn học nghệ thuật rộ lên chuyện bản quyền. Nào là: việc các bài hát in thiếu tên người sáng tác hoặc sai tên tác giả. Nào là: việc những tác phẩm văn học liên tiếp bị các nhà xuất bản in ấn tuỳ tiện trong nhiều tuyển tập. Nào là: việc đăng tùm lum các bức ảnh nghệ thuật trên báo chí không có tên tác giả...
  • Một vụ tranh chấp bản quyền chưa có cách giải quyết

    05/01/2007Giữa tháng 9, công ty TNHH Tin học Định Gia (DigiNet) đã có phản ánh việc phần mềm quản trị doanh nghiệp (ERP) LEMON3 của mình đã bị công ty TNHH P.C.I (PCinformatics) "đánh cắp". Cuộc tranh chấp đến nay vẫn chưa ngã ngũ...
  • Các báo điện tử Việt Nam có vi phạm bản quyền?

    03/01/2007Trần Ngọc Thái SơnĐã không ít lần khi xem tin tức của một trang tin trực tuyến, thấy một bài viết về chủ đề mình quan tâm, tôi hào hứng vào đọc, để rồi nhận ra rằng bài này mình đã đọc ở đâu đó rồi...
  • “Rắc rối chuyện bản quyền” đã kết thúc…

    03/01/2007MaiKaTrên báo Lao Động số 295 (26.10.2006), Ban VH đã có bài viết về vụ kiện tranh chấp bản quyền liên quan tới việc xuất bản cuốn sách “Doanh nhân thành đạt và bài học kinh nghiệm thương trường”, giữa phóng viên tờ “Thời báo Kinh tế VN” Phạm Thị Hà (bút danh Hà Linh) và NXB Văn hoá thông tin cùng Công ty TNHH văn hoá Phương Bắc (nhà sách Hương Thuỷ).
  • Vi phạm tác quyền, NXB Văn hóa - Thông tin thua kiện

    03/01/2007Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin (NXB-VHTT) sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm bản quyền khi sử dụng tác phẩm của một nhà báo để xuất bản sách mà không xin phép tác giả.
  • “Hồn quê” vi phạm bản quyền?

    03/01/2007Trần ThanhVở rối nước "Hồn quê" của đạo diễn Vương Duy Biên đang rầm rộ trong sân khấu thử nghiệm quốc tế lần 2 bỗng vương vào một rắc rối: 70% ý tưởng đạo từ một tác phẩm của tác giả khác, từ năm ngoái.
  • Mỹ Linh vi phạm bản quyền?

    03/01/2007LS Cù Huy Hà VũCD "Chat với Mozart" của ca sĩ Mỹ Linh đã phát hành được một thời gian. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, việc đặt lời mới cho những bản nhạc cổ điển về bản chất không khác mấy với hành vi làm nhạc "chế".
  • Nhạc nhái hay nhại nhạc?

    03/01/2007Thủy VânCó quá nhiều dư luận xung quanh album "Chat với Mozart" của Mỹ Linh. Chuyện vi phạm bản quyền hay không, đã có Trung tâm bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc VN phân xử. Tuy nhiên, việc làm lời cho nhạc không lời của nhạc sĩ thiên tài thế giới thì quả là đáng bàn...
  • Bạn đã dùng sản phẩm có bản quyền chưa?

    03/01/2007Khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2006 là lúc với mỗi cuốn sách, mỗi phần mềm bạn dùng đều phải chi một khoản nhất định cho bản quyền. Bạn được lợi hay bị thiệt hại kinh tế khi phải bỏ tiền mua “đồ thật”? Làm sao để vẫn dùng đồ tốt, giá rẻ mà đảm bảo tôn trọng tác giả?...
  • Loay hoay chuyện bản quyền tác giả

    28/12/2006Sau hai năm, kể từ ngày Việt Nam ký kết Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật 10/2004, việc bảo quyền tác giả vẫn còn gặp khá nhiều rắc rối. Điển hình là hai vụ gần đây nhất (năm 2005) bị đưa ra tòa vì vi phạm bản quyền tác giả. Đó là hai cuốn sách Doanh nhân thành đạt và bài học kinh nghiệm thương trường, Văn bản Truyện Kiều – Nghiên cứu và khảo luận....
  • Gia nhập WTO: Tôn trọng bản quyền

    03/01/2007Tân KhoaViệc Quốc hội VN thông qua Luật Sở Hữu Trí Tuệ là một mốc quan trọng. Vấn đề là làm thế nào để thực thi các điều khoản của Luật này...
  • Sách là thức ăn không thể thiếu của trí tuệ

    24/08/2005Hiền ChươngĐó là lời mở đầu của Tiến Sỹ Nguyễn Tiến Dũng – Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội với tạp chí Sách & Đời sống xung quanh đề tài sách và cuộc sống hôm nay...
  • Làm giàu nhờ làm sách

    09/07/2005Nguyễn ChươngMột lần khi hay tin một người quen phải nằm bệnh viện, Nguyễn Văn Phước vào thăm và món quà đem theo là cuốn sách Hạt giống tâm hồn. Những trang sách ấy khiến người bạn nguôi ngoai nỗi phiền muộn, rồi lại tươi cười, một thời gian sau xuất viện.
  • Đồng hành với sách

    14/12/2003Nguyễn Văn Phước, người gắn cuộc đời mình với thương hiệu sách First News. Nói nhanh, dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, anh đi lại thoăn thoắt không ngừng trong văn phòng lằm việc. Điện thoại di động, rồi điện thoại bàn réo liên tục Anh không chỉ làm công việc của một giám đốc mà còn “xăn tay áo” cùng làm với mọi người. Anh cho rằng, một ngày khởi đầu với những điều mới mẻ, mơ ước cũng từ đó bước ra đời
  • xem toàn bộ