Reengineering

08:18 CH @ Thứ Năm - 27 Tháng Bảy, 2017

Khi nhận ra rằng sự cải tổ lại công ty (restructuring) là con đường không lối thoát, những công ty „khôn” hơn thường chọn giải pháp reengineering để bố trí lại toàn bộ các quá trình.

Mục đích chính là đặt các giai đoạn, hệ thống vào đúng vị trí để cùng hướng về những giá trị chiến lược như: phục vụ tận tình khách hàng, giảm chi phí, giảm thời gian sản xuất, tăng tổng chất lượng... Bằng cách nào có thể làm công việc nhanh hơn, với chí phí ít hơn? Giờ đây để tìm lời giải đáp, các nhà quản lý thay vì chất vấn các chuyên gia, họ đã tìm thấy những nhân vật sáng suốt nhất: nhân viên của công ty.
Trong lúc khó khăn, đa số các công ty đều tin tưởng vào những giải pháp mang tính chất phổ biến, với một lời biện hộ: Hầu như công ty nào cũng làm như vậy – cũng có thể chính vì lẽ đó mà lịch sử hay lập lại. Thử hỏi có bao nhiêu công ty hay các CEO sáng suốt tự hỏi mình: Số tiền lên tới hàng trăm triệu USD dành cho restructuring hay reengineering sẽ mang lại bao nhiêu phần trăm cơ hội thành công? Cái gì sẽ thay đổi nếu công ty dùng số tiền khổng lồ đó cho việc đầu tư vào công cuộc tìm kiếm và phát triển thị trường tương lai? Số chi phí trả cho sự cải tổ lại (restructuring) cũng như bố trí lại (reengineering) là cái giá phải trả cho những lỗi lầm của quá khứ, nó cũng là cái giá công ty bằng lòng trả cho việc không nhập cuộc vào thị trường chiến lược trong tương lai.

Có một số khác biệt giữa restructuring và reengineering. Reengineering ít ra còn mang lại một chút hy vọng. Cũng gần giống như restructuring, reengineering là quá trình “đuổi theo” chứ không phải “vượt lên phía trước”. Vài thập niên trước các nhà sản xuất ôtô tầm cỡ nhất của Mỹ cho rằng họ có thể “ăn mừng” với thành tích cao so với những đối thủ Nhật trong lĩnh vực chi phí và chất lượng. Trong khi ấy nền công nghiệp ôtô của Nhật đang trong giai đoạn hoàn thành những bộ máy ôtô vượt bậc, thiết kế sáng tạo và sản phẩm được phát triển với mục đích mang đến lối sống (Lifestyle) cho từng nhóm người tiêu dùng.

Trong một đợt thăm dò ý kiến, có đến gần 80% các CEO của Mỹ dự đoán rằng chất lượng sẽ là nền móng của sự cạnh tranh chiến lược trong năm 2000. Người Nhật phủ nhận điều đó, họ đã nhìn xa hơn khi cho rằng điểm trọng tâm của năm 2000 là khả năng sáng tạo nhiều sản phẩm độc đáo và các dự án kinh doanh mới.

“Sự đuổi theo” là cần thiết, nhưng với chiến lược đó công ty bạn sẽ không bao giờ trở thành nhà tiên phong trong thị trường mới. IBM, GM và DEC đã từng đoạt giải Baldrige cho chất lượng – giải thưởng cho việc làm tốt hơn, không phải cho sáng tạo. Trở thành nhỏ hơn và tốt hơn vẫn chưa đủ! Trong những thập niên 70 và 80 Xerox đã phải chịu chia xẻ thị phần cho 2 tập đoàn lớn của Nhật Bản – Canon và Sharp. Xerox đã dùng phương pháp Benchmarking và reengineering để áp dụng cho toàn bộ quá trình. Ở một khía cạnh nào đó có thể khẳng định rằng Xerox đã thành công - vào những năm đầu thập niên 90, Xerox đã trở thành ví dụ điển hình cho chiến lược giảm chi phí, tăng chất lượng và làm vừa lòng khách hàng trong các cuốn sách giáo khoa chuyên ngành. Xerox đã mất gì? Xerox luôn thất bại trong những trận chiến dành giật thị trường. Canon vẫn là công ty sản xuất máy photocopy nhiều nhất trên thế giới. Trong khi dùng phương pháp reengineering, Xerox đã tập trung quá nhiều vào thị trường chính của mình mà không nhận ra rằng networking, máy tính xách tay, máy in laser hay những thiết bị công nghệ cao khác cũng rất gần gũi với sản phẩm của công ty.

Công ty nào trú trọng đến thị trường của hôm nay thường có phương châm trở thành nhỏ hơn, tốt hơn và nhanh hơn. Công ty nào muốn nghĩ đến thị trường chiến lược của ngày mai thường đi theo phương châm trở thành khác biệt.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thiết kế cơ cấu tổ chức

    06/06/2006N.HCơ cấu tổ chức doanh nghiệp không phải là cái gì bất biến. Ngược lại, nó là một hiện tượng phức tạp. Về mặt này, vai trò và ảnh hưởng của người quản lý rất quan trọng...
  • Giá trị và tầm nhìn

    04/02/2006Hoàng Quỳnh LiênGiá trị tạo ra nền tảng của hình thức quản lý trong một doanh nghiệp. Giá trị cung cấp bằng chứng về thói quen, và do đó, có ảnh hưởng đáng kể tới các quyết định marketing...
  • 5 nguyên lí cơ bản của sự đổi mới

    13/01/2006Trương Thu HàCơ hội đổi mới xuất hiện dưới vô số trạng thái và phạm vi khác nhau với hiệu quả tương tự hoặc là khác nhau. Đối với các tổ chức phi lợi nhuận thì sự đổi có vẻ như đã ăn sâu trong việc xác định rõ thời cơ của họ và tạo ra nền tảng cho đổi mới, tập trung phát triển phương pháp đổi mới thích hợp và chia sẻ các kinh nghiệm của phương pháp này. ...
  • Hệ thống cơ bản của nguyên lí đổi mới

    22/12/2005Trương Thu HàTìm ra được phương pháp hoạt động tốt nhất là kỹ thuật cơ bản để thúc đẩy việc kinh doanh phát triển. Tuy nhiên có một số thực tế xảy ra với quá trình này: thỉnh thoảng một số phương pháp nào đó ở cơ quan hay ngành kinh doanh này lại không phù hợp với ngành kinh doanh khác và đôi khi các phương pháp này cũng không được thực hiện đầy đủ. ...
  • Nguồn gốc của sự đổi mới

    21/12/2005Nguyễn Thúy HằngJohannes Gutenberg, Henry Ford, Abraham Darby, James Watt, Henry Bessemer và Thomas Edison có điểm gì chung? Mỗi người trong số họ đều là nhà tiến hành đổi mới vĩ đại. Nhưng họ có phải là những nhà phát minh? ...
  • Phát triển bằng sự thay đổi

    09/12/2005Nguyễn Thúy HằngMột số người gọi sự thay đổi là “tiến bộ” và ca ngợi những nét đổi mới mà nó mang lại. Còn những người khác lại bác bỏ những thay đổi đó và mong muốn trở lại những ngày xưa cũ. Có cùng những sự thay đổi thì lại có những phản hồi khác nhau. Sự lựa chọn của chúng ta là: một là chúng ta có thể trở thành nhà lãnh đạo, hai là có thể thành những người nối gót. ...
  • Văn hóa doanh nghiệp hình thành theo thời gian

    06/08/2005Ths. Nguyễn Huy Hoàng"Lâu nay chúng ta cứ nghĩ rằng ta viết ra một khẩu hiệu: chúng ta phải thế này, chúng ta phải thế kia, để treo lên phòng làm việc, treo ngoài cổng, hay treo trong công ty... như thế đã là văn hoá. Tôi nghĩ văn hoá doanh nghiệp không đơn giản như vậy. Đó mới chỉ là khẩu hiệu là ý muốn của ban lãnh đạo công ty hay của người chủ doanh nghiệp.
  • 5 nguyên tắc giúp thay đổi doanh nghiệp có hiệu quả

    02/08/2005Phạm T. Minh ĐứcBất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với những thay đổi. Nhưng những thay đổi đó, dù lớn hay nhỏ, có thể hoặc giúp doanh nghiệp phát triển lên một đỉnh cao mới hay trượt xuống tận đáy dốc. ...
  • Ảnh hưởng của tỉ lệ tăng trưởng

    27/07/2005Trương Thị Quỳnh TrangTăng trưởng một cách nhanh chóng và ổn định là ước muốn của mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ. Tuy nhiên, tăng trưởng quá “nóng” lại không được mong đợi bởi những ảnh hưởng không tốt mà nó gây ra. ...
  • “Tư duy lãnh đạo trường tồn và phát triển...”

    02/07/2005Tuấn AnhLần đầu tiên tại VN, ông Brian Bacon - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Học viện lãnh đạo Oxford (Anh Quốc), một diễn giả hàng đầu thế giới về kỹ năng lãnh đạo đã có buổi nói chuyện trước 200 doanh nhân, các nhà nghiên cứu khoa học quản lý với chủ đề "Tư duy lãnh đạo để trường tồn và phát triển trong một thế giới đầy biến động". DĐDN đã có cuộc PV ông xung quanh nội dung này...
  • xem toàn bộ