Ray Kroc

12:16 CH @ Thứ Sáu - 26 Tháng Tám, 2005

Đồ ăn nhanh mang thương hiệu McDonald’s ra đời bởi một người bán máy trộn 52 tuổi, người hiểu rằng chúng ta không ăn như bữa chính, chúng ta ăn và chạy.

Trong số những người bán bánh thịt trên khắp nước Mỹ trong thập kỷ 60, có một bếp trưởng người Pháp, người đã làm việc ở Howard Johnson, tại thị trấn Queens Boulevard thuộc thành phố New York. Tôi đã làm việc cho một công ty của Hojo từ mùa hè năm 1960 tới mùa xuân năm 1970, giống như là học nghề tại Mỹ, tìm hiểu về quy trình sản xuất hàng loạt và marketing. Công ty được thành lập năm 1925 ở Massachusetts bởi Howard Deering Johnson,và vào giữa những năm 60 sản lượng bán của nó đã vượt con số của Burger King, Kentucky Chicken và McDonald cộng lại. Có khoảng hơn 1000 nhà hàng Howard Johnson và 500 chi nhánh di động. Sau cái chết của Johnson năm 1972, công ty mất đi lý do tồn tại của nó. Các nhà hàng trở nên cũ kĩ, chất lượng thức ăn thì thật tồi tệ. Bạn đánh giá thấp khách hàng trung thành của mình chỉ vì bạn ở tình thế hiểm nguy. Người chủ nhà hàng cuối cùng Joe Baum đã từng nói “Không có chiến thắng chỉ trên một khách hàng”.

Khi công ty Howard Johnson bị chia nhỏ, sự ám ảnh của Ray Kroc về chất lượng dịch vụ, sự sạch sẽ về giá trị – những thứ không thể thay đổi của McDonald’s là việc tập hợp các nguồn lực đó với nhau. Kroc đã khéo léo và nhạy cảm trong việc xác định thị hiếu của công chúng. Ông nhận thấy điểm khác biệt là người Mỹ có thói quen đi ăn ở các nhà hàng. Thay vì các nhà hàng nghi lễ và cứng nhắc với các luật lệ và thói quen, ông cung cấp cho họ những nhà hàng đơn giản, bình dân và dễ nhớ với sự phục vụ thuận tiện, giá rẻ, không phải đợi chờ và không hạn chế. Hệ thống này có biểu tượng là bánh sandwich – món ăn nhanh mà không phải rửa đồ ăn. Một người tới McDonald’s để ăn nhanh chứ không phải ăn bữa chính.

Kroc đã cung cấp cái người ta cái mà họ muốn, hoặc có thể là cái mà ông muốn. Như ông đã nói “Nghệ thuật bán hàng là nghệ thuật của một cái gì đó thoải mái khiến khách hàng mua hàng theo cách của bạn”. Ông là người bán hàng cuối cùng, là chủ tịch tập đoàn McDonald’s, tập đoàn lớn nhất thế giới, từ năm 1968 cho đến khi qua đời năm 1984.

Vào năm 1917, Ray Kroc là một cậu bé 15 tuổi đã khai tuổi sai để được lái xe cứu thương cho Red Cross. Bị gửi tới Connecticut để cải tạo, ông không thể rời đó để tới Châu Âu được vì chiến tranh đã chấm dứt. Cậu bé đó đã phải tìm việc làm, đầu tiên là người chơi piano và sau đó, vào năm 1922, là người bán hàng cho công ty Lily Tulip Cup.

Mặc dù bán cốc giấy ban ngày và chơi piano cho một đài phát thanh vào buổi tối, Kroc vẫn có cái tai thính để hoà vào nhịp điệu của thương mại. Trong khi bán những chiếc cốc giấy, ông gặp Earl Price, người đã phát minh ra máy trộn năm trục và đang mua những chiếc cốc Lily. Thích thú với tốc độ và hiệu quả của máy, Kroc đã giành được quyền marketing độc quyền từ Prince. Không mệt mỏi, trong 17 năm tiếp theo ông đi khắp đất nước rao bán chiếc máy trộn.

Trong những chuyến đi của mình, ông đã chú ý đến một nhà hàng ở San Bernardino, bang Califorlia của hai anh em Dick và Mac McDonald, người đang cần 8 máy trộn và cả ngày làm việc hết công suất. Kroc biết nhà hàng này từ năm 1954, đã mê mẩn sự hoạt động hiệu quả của nó. Nó là một nhà hàng bán bánh hamburger, dù không tiện cho các lái xe về thời gian. Mọi người phải xuống xe để được phục vụ. Hai người chủ chỉ có một thực đơn hạn chế và chỉ tập trung vào một vài món: bánh hamburger, bánh thịt nhân bơ, cá hồi, nước giải khát và sữa trứng, tất cả ở mức giá thấp nhất có thể.

Kroc có ý tưởng xây dựng một hệ thống các cửa hàng ăn McDonald’s trên toàn nước Mỹ – mỗi cửa hàng được trang bị khoảng 8 máy trộn và sẽ luôn làm việc không ngừng cho ra nhiều lợi nhuận. Ông đã nói ý tưởng mở vài nhà hàng loại đó cho hai anh em nhà McDonald. Nhưng họ nghi ngờ: “Ai có thể mở những nhà hàng đó cho chúng tôi? ”. Kroc đã rất sẵn sàng: “Ồ, tôi thì sao?”

Con người là cựu binh trong chiến tranh sẽ giàu có nhờ phục vụ con cái những cựu binh của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Niềm tin của ông vào cái mà ông đã thấy là không thể lay chuyển. Như ông từng nói sau đó: “ Tôi đã 52 tuổi. Tôi bị bệnh đái đường và bệnh viêm khớp giai đoạn đầu. Tôi bị cắt túi mật, nhưng tôi tự thuyết phục mình rằng điều tốt nhất còn ở phía trước”. Ông thậm trí còn bị cuốn hút nhiều hơn anh em McDonald vào ý tưởng đó và chính ông thuyết phục họ bán cho ông nhà hàng vào năm 1961 với giá 2.7 triệu đôla.

Giờ đây ông có thể tự do kinh doanh theo cách của riêng mình, nhưng ông không bao giờ thay đổi nền tảng mà hai anh em McDonald đã tạo ra. Tất nhiên Kroc đã thêm vào đó ý tưởng của riêng mình, ông khá nhạy bén vào vấn đề vệ sinh - trước tiên và cần thiết. “Nếu bạn có thời gian để nhờ ai đó thì bạn cũng có thời gian để tự làm sạch”, đó là một trong những châm ngôn thú vị của ông. Ông đã đúng. ấn tượng đầu tiên của bạn về một nhà hàng là thông qua đôi mắt và cái mũi của bạn, và điều đó sẽ quyết định liệu bạn có quay lại đó hay không.

Vào năm 1963, hơn 1 tỷ chiếc bánh hamburger đã được bán, con số thống kê này được ghi ở mỗi nhà hàng. Cũng năm đó, nhà hàng McDonald thứ 500 khai trương và chú hề nổi tiếng Ronald McDonald đã ra mắt. Chú được trẻ em trên toàn đất nước biết đến, và những đứa trẻ luôn là người sẽ chọn việc cả gia đình ăn ở đâu. Theo John Mariani trong cuốn sách nổi bật của mình về thói quen ăn nhà hàng của người Mỹ, “ Trong vòng 6 năm kể từ khi chương trình quảng cáo đầu tiên trên TV về chú hề Ronald McDonald năm 1965 xuất hiện, chú đã trở nên quen thuộc với 96% trẻ em Mỹ, nhiều hơn con số biết tên của vị Tổng thống”. Như là một công ty còn trẻ, McDonald đã gặp khó khăn để trưởng thành. Chủng loại thức ăn vẫn như xưa. Nhưng người Mỹ đã thay đổi, khẩu vị của họ tinh tế hơn. họ không cần sự bảo đảm vệ sinh mà Mc Donald cung cấp. Cho nên những tài sản của các nhà hàng lần lượt mất đi, đặc biệt sau khi Kroc chết năm 1984. Mọi người nhìn thấy sự giống nhau chán ngắt, vô vị và bị cứng nhắc, Golden Arches như là biểu tượng của đồ ăn vặt đầy ô nhiễm.

Những nhà thuê thương hiệu McDonald ngày càng cảm thấy sự khác xa từ những nhà quản trị của công ty, đặc biệt trong chính sách mở rộng thị trường.

Thật mỉa mai, không hề có một sự điều chỉnh nào bên ngoài nước Mỹ được yêu cầu. Với hệ thống nhà hàng ở hơn 114 quốc gia, McDonald vẫn đại diện cho nước Mỹ. Khi tôi trở về Pháp, cháu gái của tôi, người không hề biết về cái gọi là “Macdo,” đòi được đến Mỹ. Điều đó giống như là thói đua đòi của giới trẻ thích kiểu sống Mỹ vậy.

Gần như là Ray Kroc vẫn luôn tìm cách thay đổi mọi thứ nếu ông nghĩ ra những ý tưởng hay hơn. Thậm chí ngay cả sau khi tập đoàn McDonald thành lập vững chắc, Kroc đã luôn cố gắng tới những nhà hàng bánh hamburger lớn, những của hàng ăn uống ở Đức, các hiệu bánh và thậm chí những công viên như Disneyland. Ông luôn có cảm giác tốt về sức mạnh của những cái mới lạ và luôn tin tưởng vào bản thân mình và suy nghĩ của mình.

Giống như các doanh nhân lớn của Mỹ khác, Kroc không chỉ là một nhà sáng kiến – sáng tạo ra nhiều loại thức ăn tiện dụng, từ Howard Johnson đến nhà trắng mà ông còn rất khéo léo nắm bắt những khái niệm với tất cả sự phức tạp của nó, và thực hiện nó theo cách tốt nhất có thể. Và đó là một người Mỹ của bánh thịt kẹp bơ.

Jacques Pepin là người điều hành, tác giả và đồng thời là người dẫn chương trình của series truyền hình nổi tiếng của đài PBS - Bếp của Jacques Pepin: Nấu ăn với Claudine. (TIME 100)

Nguồn:Tầm nhìn
LinkedInPinterestCập nhật lúc: