Quá khứ

06:48 CH @ Thứ Năm - 27 Tháng Tám, 2009

Cơn giận nào cũng có lý của nó. Cơn giận xã hội thông qua khủng hoảng lại càng có nguyên nhân từ bên trong quá khứ. Trong đời sống xã hội, không có cái gì tự nhiên có mà không trải qua một quá trình chuẩn bị trong quá khứ.

Quá khứ là kết quả hoạt động có ý thức của từng cá nhân, nhằm vào những mục đích xác định cho chính mình, thế mà hậu quả chung của toàn xã hội thì hầu như trái với điều cá nhân mong muốn. Lý do: Ai cũng phải hành động trong những điều kiện có sẵn, do quá khứ để lại, phải chịu cảnh để cho "truyền thống của tất cả các thế hệ đã qua đè nặng lên đầu óc" (1).

Những người đang sống "không phải chỉ đau khổ vì những người đang sống, mà còn vì những người đã chết nữa. Người chết níu giữ người sống" (2)

Từ quá khứ, tôi nhận thức được hai điều. Một, quá khứ là một đại dương "tuyệt đối", có sẵn bị động, và áp đặt lên hiện tại - lên từng cá nhân và lên toàn xã hội. Hai, hiện tại chỉ có thể cư xử theo hoàn cảnh của mình một cách tương đối. Trong xã hội phong kiến trì trệ, hai cái đó không chênh nhau bao nhiêu. Nói chung, trong phạm vi một nguyên lý, mọi sự khác biệt đều ở trong giới hạn logic (giới hạn lịch sử) của nó. Tình hình sẽ hoàn toàn khác, nếu vượt ra khỏi giới hạn đó.

Câu hỏi nghiêm túc nhất đưa ra lúc này là: Chúng ta cư xử theo nguyên lý nào, khi biết rằng quá khứ trực tiếp (đại lượng "tuyệt đối") của xã hội chúng ta là nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu - thủ công nghiệp, nói chung là sản xuất nhỏ ở quãng thế kỷ XVIII của lịch sử nhân loại! Một quá khứ hết sức nặng nề. Trong khi đó, nhân loại ngày càng đi lên nhanh hơn, có thể ví ở thế kỷ XX, lịch sử đi bằng máy bay, mà ở thế kỷ XVIII còn đi bộ.

May sao, sức sống người thật kỳ diệu. Thai nhi chỉ cần 9 tháng mà thâu tóm được thành tựu của hàng triệu (có khi hàng chục triệu, trăm triệu) năm phát triển của quá khứ sinh học. Trẻ em sinh ra sống hòa hợp ngay với người đương thời. Chỉ cần 6 năm đầu tiên, trẻ đã học hết toàn bộ các thao tác vật chất do nền văn minh sáng tạo ra trong hàng triệu năm lao động cần mẫn. Suy rộng ra, nước ta có khả năng tiếp cận ngay với thế giới hiện đại, giống như dùng ngay cái tivi hiện đại nhất, để trong thời gian ngắn nhất, đi qua toàn bộ lịch sử phát triển tự nhiên của nó. Điểm mấu chốt nhất chi phối đời sống xã hội nước ta là từ quá khứ sản xuất nhỏ tiến lên nền sản xuất hiện đại. Lịch sử nhân loại mất 300 năm để đi qua đoạn đường đó. Và trong thời gian ấy, lịch sử đã làm xong việc thay anh hùng thời đại. Nhà tư bản thay cho chúa phong kiến.

Ngày nay, hai nhân vật đó đang tồn tại bên cạnh nhau và đều là các nhân vật của quá khứ. Phong kiến thuộc quá khứ. Mà chủ nghĩa tư bản cũng thuộc quá khứ. Và kể cũng không dễ thuyết phục câu nói "chủ nghĩa tư bản đang giẫy chết", khi nó đang sờ sờ ra đó hồng hào, béo tốt, hùng mạnh. Vâng, đành rằng đó là sự thực, nhưng còn có chuyện này nữa: vai trò lịch sử của nó. Bản chất phù hợp với vai trò lịch sử ấy vẫn cứ là chính nó, dù có biến đổi thế nào đi nữa trong giới hạn logic của chủ nghĩa tư bản. Cái giới hạn ấy cho biết: Chủ nghĩa tư bản là một chân lý lịch sử, một quá khứ.

Tất nhiên, vẫn có thể đặt ra câu hỏi: Ngay bây giờ nhân loại có cần một anh hùng thời đại mới không? Ai vậy?


(1)C. Mác. Ngày 18 tháng Sương Mù, in trong C. Mác và Ph. Ăngghen. Tuyển tập 2 tập, t. 1, NXB Sự Thật, H, 1970, tr. 291 và tr. 294

(2)C. Mác. Tư bản, q. 1, t. 1, NXB Sự Thật, H. 1973, tr. 18

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tương lai trong lòng quá khứ

    06/02/2009Nguyễn QuânÔi cái biện chứng văn hóa - kinh tế: quá khứ - hiện tại - tương lai, bảo tồn - phát huy - khai thác du lịch đang là một thách đố lớn nhất của quốc gia ta. Khó vô cùng. Các vị có biết cho không !
  • Bài học lịch sử

    04/08/2019Phạm QuỳnhLịch sử không chỉ có tác dụng giáo dục; nó còn khích lệ. Nó làm nguôi ngoai, đem lại sự bình tâm; nó xoa dịu những nôn nóng cũng như những âu lo và cung cấp chỗ dựa cho niềm tin và hy vọng. Giữa những ưu tư nặng nề trước các khó khăn hiện tại, nó đưa lại sự tĩnh tâm thư thái khi thanh thản chiêm ngưỡng quá khứ vì dường như ta được tham dự vào sự bất tận của thời gian và vĩnh hằng của muôn vật. Nó là một phương thuốc tuyệt vời chống lại sự nản lòng và bi quan.
  • Quan liêu với quá khứ

    17/05/2019Vương Trí NhànSuốt mấy chục năm chiến tranh, nhiều di sản cũ cũng trở thành nạn nhân như con người. Kế đến là những năm hậu chiến gian khổ, người đang sống lo ăn còn không đủ, lấy đâu tâm huyết và tiền của lo cho người xưa. Bởi vậy nhiều di sản như các thành quách, chùa chiền của chúng ta trong tình trạng đổ nát và cần tôn tạo lại. Nghe tin nơi này nơi kia dựng lại chùa, tô lại tượng ai mà chẳng mừng.
  • Văn hoá và Quá khứ

    26/11/2014Nguyễn Trần BạtVăn hoá là sản phẩm của quá khứ. Nhưng không phải bất cứ điều gì xảy ra trong quá khứ, bất cứ cái gì từng xuất hiện trong quá khứ đều thuộc về văn hoá, mà chỉ có những gì mang tính kế thừa một cách có hệ thống mới trở thành văn hoá. Quá khứ càng dài, càng phong phú thì vốn văn hoá càng lớn, càng đa dạng...
  • Quá khứ và hiện tại

    06/11/2014Phong ThuĐời người ai cũng có quá khứ, dĩ vãng và những kỷ niệm ghi trong ký ức một cách tự nhiên - nhớ mãi - không thể nào quên được. Ký ức vui hoặc là kỷ niệm buồn đều tác động tới cuộc sống hiện tại của con người, với từng người. Dĩ vãng, kỷ niệm ấy, quá khứ ấy, có thể nâng cao hoặc hạ thấp giá trị của con người...
  • Biện chứng của quá khứ

    08/08/2014Nguyễn Trần BạtTại sao quá khứ lại hấp dẫn và quan trọng đối với loài người như vậy? Sự hấp dẫn của quá khứ là do chính nó hay do con người bất lực và chỉ biết kéo lê quá khứ của mình đến tương lai? Đó chỉ là hiện tượng, hãy nhìn sâu hơn vào tâm hồn của mỗi con người để thấy rằng, có con người nào mà không mơ ước về tương lai, có dân tộc nào mà không hướng về tương lai? Quá khứ thật hấp dẫn nhưng quá khứ có vai trò như thế nào đối với tương lai? Tương lai, thực ra là gì và làm thế nào để có được nó?
  • Biện chứng của quá khứ

    20/05/2014Nguyễn Trần BạtHiện tượng bị quá khứ hấp dẫn là hiện tượng phổ biến trong đời sống nhân loại, trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội. Các dân tộc đều khó chia tay với quá khứ và dân tộc nào cũng có những dấu hiệu đặc trưng cho quá khứ của mình. Tại sao quá khứ lại hấp dẫn và quan trọng đối với loài người như vậy? Sự hấp dẫn của quá khứ là do chính nó hay do con người bất lực và chỉ biết kéo lê quá khứ của mình đến tương lai?
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Lịch sử và chiến tranh

    30/04/2014Nguyễn Hiến Lê dịchChiến tranh là một trong những sự thực lịch sử thời nào cũng xảy ra, khi loài người bắt đầu văn minh nó đã không bớt, mà khi chế độ dân chủ xuất hiện, nó cũng không giảm. Trong 3421 năm gần đây chỉ có 268 năm là không có chiến tranh. Chúng ta đã chấp nhận rằng chiến tranh là hình thức phát triển nhất của sự ganh đua, sự đào thải tự nhiên...
  • Ký ức chính là một phần của lịch sử

    06/12/2010Nhà sử học Dương Trung QuốcNếu phải tìm một cái mốc thì có lẽ có một tác động nào đó từ cuốn tự truyện của nghệ sĩ Lê Vân. Cách suy nghĩ của một người đã đụng chạm đến quan điểm của nhiều nguời, nhất là về những vấn đề chung như đạo lý, lối sống...
  • Lịch sử là khoa học, không phải công cụ giáo dục tư tưởng

    27/08/2009Cẩm Thúy (thực hiện)Giáo sư sử học Lê Văn Lan đã trao đổi cùng phóng viên Đại đoàn kết về việc dạy và học lịch sử trong nhà trường hiện nay.
  • Sự công bằng lịch sử được trả lại (*)

    16/06/2009Nguyên NgọcLà một trong những người dịch ông, tôi thấy có lẽ Phạm Quỳnh là một trong những người Việt viết tiếng Pháp hay nhất, một thứ tiếng Pháp trong sáng, sang trọng, trang nhã và đầy âm vang, chỉ có thể có được trên cơ sở một vốn tri thức uyên thâm về văn hóa và văn minh không chỉ của Pháp mà còn của cả phương Tây cổ kim.
  • Triết học và lịch sử

    12/06/2009Hồ Ngọc ĐạiBài giảng của giáo sư Hồ Ngọc Đại tại trường viết văn Nguyễn Du. Giáo sư đầu bạc trắng, áo trắng, quần trắng, giọng nói sang sảng, giọng điệu hài hước và thẳng thừng.
  • Thế giới đang chuyển động theo hướng trở về quá khứ?

    14/05/2009Khánh Duy (Theo Washington Post)Cuộc khủng hoảng hiện nay được so sánh với cuộc Đại suy thoái 1929-1933. Có nhiều điểm tương đồng và cũng có một vài sự khác biệt. Xin giới thiệu bài so sánh giữa hai cuộc khủng hoảng này của Robert Samuelson, biên tập viên nổi tiếng của hai tờ Newsweek và Washington Post.
  • Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử

    22/02/2009Karl PopperBạn đọc cầm trên tay cuốn Sự khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử của Karl Popper, nhà triết học lớn nhất thế kỉ 20. Ông nổi tiếng về những nghiên cứu phương pháp luận khoa học. Cuốn sách này chỉ ra rằng lòng tin vào vận mệnh lịch sử chỉ là sự mê tín, và rằng không thể có sự tiên đoán nào về diễn tiến của lịch sử loài người bằng các phương pháp khoa học hay duy lí khác nào...
  • Phản thân trong Lịch sử

    12/11/2007SorosTôi đã diễn giải các thị trường tài chính như một quá trình lịch sử không thuận nghịch; vì thế diễn giải của tôi cũng phải có tính thoả đáng nào đó đối với lịch sử nói chung. Tôi đã phân các sự kiện thành hai loại: các sự kiện buồn tẻ thường nhật không gây ra một sự thay đổi về nhận thức, và các sự kiện lịch sử, duy nhất ảnh hưởng đến thiên kiến của người tham gia và, đến lượt nó, dẫn tới thay đổi về những cái căn bản
  • Tôn trọng lịch sử - tiêu chí của đổi mới

    22/07/2007GS, TS Ngô Văn LêNếu học sinh từng bước được trang bị kiến thức về cội nguồn dân tộc, truyền thống đánh giặc giữ nước, truyền thống lao động cần cù sáng tạo và những giá trị văn hóa, tinh thần mà ông cha mình, cũng như các nhà khai sáng đã gây dựng, giữ gìn bao đời thì chắc chắn từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, một thế giới quan đầy tính nhân văn sẽ được hình thành...
  • Lịch sử và giáo dục thời hội nhập

    18/06/2007Hà Văn ThịnhThời đại đang làm biến đổi sâu sắc xã hội loài người, bao gồm cả việc đánh giá đúng các giá trị cơ bản. Lịch sử lẽ ra phải là điều khó thay đổi nhất, bởi vì chẳng ai thay đổi được những gì đã xảy ra. Thế nhưng, cách nhận thức lịch sử, cách để chúng ta vận dụng những bài học kinh nghiệm của lịch sử trong công cuộc giáo dục - trồng người lại đòi hỏi các nhà giáo dục học phải thay đổi thật nhiều…
  • Quá khứ và tương lai trò chuyện

    31/12/2006Nguyễn Thị Giông DàiQuá khứ này, anh là kẻ bạc tình bạc nghĩa, một đi không trở lại thế mà người ta lại luôn nhớ về anh. Trong khi tôi đầy khát khao, mong đợi, ngóng chờ thì vẫn chỉ bị coi như một khái niệm. Bí quyết của anh là gì vậy?
  • Hướng chảy ở dòng sông lịch sử

    01/02/2007Tương Lai“Lịch sử cổ xưa và hiện đại của dân tộc này cho thấy họ luôn luôn tìm ra những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải”. Nhận xét đó của Edonard de Penguilly, một kiến trúc sư người Pháp tại cuộc Hội thảo về truyền thống và hiện đại trong kiến trúc tại Hà Nội vào quãng giữa thập niên 90, đã giữ lại trong tôi một gợi ý để suy ngẫm về những thách đố gay gắt đối với sự phát triển của đất nước trong bối cảnh của “toàn cầu hóa”.
  • Về mối quan hệ giữa di truyền sinh học và tính kế thừa xã hội trong lịch sử phát triển con người

    16/10/2006Nguyễn Kim LaiMối quan hệ giữa tính kế thừa xã hội và di truyền sinh họctrong lịch sử phát triển con người là một trong những vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu sự tác động qua lại giữa cái sinh học và cái xã hội. Việc làm rõ vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải xem xét quá trình tồn tại xã hội của con người có ảnh hưởng như thế nào đến các đặc điểm di truyền sinh học của nó, hay nói cách khác, quá trình xã hội hóa có để lại đấu ấn trong "ký ức phát sinh chủng loại" của con người không?
  • Vị trí, ý nghĩa của phạm trù đời sống tinh thần xã hội trong chủ nghĩa duy vật lịch sử

    02/10/2006Phùng ĐôngViệc vận dụng vấn đề cơ bản của triết học - mối quan hệ giữa tinh thần và tự nhiên, giữa ý thức và vật chất vào lĩnh vực xã hội không chỉ làm xuất hiện vấn đề mối quan hệ giữa ý thức xãhội và tồn tạixã hội, mà còn làm xuất hiện vấn đề mối quan hệ giữa đời sống tinh thần xã hộivà đời sống vật chất xã hội...

  • Hãy đánh thức tình yêu lịch sử

    30/07/2006Lịch sử là trí nhớ của một dân tộc. Nếu một dân tộc không có sự hiểu biết, giữ gìn đúng đắn lịch sử của mình thì cũng giống như một người mất trí nhớ hoặc thiểu năng trí tuệ...
  • Định hướng lịch sử

    23/07/2006Hà Thúc MinhNăng suất, tốc độ phát triển kinh tế đương nhiên là thành tựu đáng tự hào, nhưng không phải lúc nào cũng không phải là tiêu chí duy nhất để minh chứng cho tính chính xác của định hướng lịch sử. Tốc độ con tàu không phải lúc nào cũng thống nhất với phương hướng của nó. Một khi con tàu đã lệch hướng thì càng chạy nhanh bao nhiêu càng không biết mình đang ở đâu và sẽ đi đến đâu giữa đại dương mênh mông...
  • Lịch sử tự nhiên chân chính

    17/06/2006Hà Thúc MinhChỉ mới cách đây không lâu lắm, nói đến lịch sử là người ta chỉ biết đến lịch sử xã hội, lịch sử của con người, chứ chẳng ai buồn đả động gì đến lịch sử của tự nhiên. Bởi vì người ta, cho rằng tự nhiên làm gì có lịch sử, chẳng phải quan niệm quá quen thuộc rằng "dưới ánh mặt trời không có cái gì mới" đã làm cho người ta không thể nghĩ gì khác hơn ngoài điều đó...
  • Từ quan niệm về con người trong lịch sử đến quan niệm về con người Hồ Chí Minh

    07/01/2006Phó GS. TS. Nguyễn Tĩnh Gia...vấn đề con người có vẻ cũ, nhưng nó lại luôn mới mẻ, luôn có vấn đề phải nói rằng, nó là vấn đề của mọi vấn đề. Để có được quan niệm khoa học về con người trong thời đại Hồ Chí Minh, lịch sử đã từng tiếp cận vấn đề con người bằng những phương pháp khác nhau
  • Thử lý giải một vài nguyên nhân của hiện tượng Hội nhập văn hoá trong lịch sử dân tộc

    11/11/2005GS. Nguyễn Huệ ChiĐề tài hội nhập văn hóa như một quy luật sống còn của lịch sử dân tộc được chúng tôi đeo đuổi từ thập kỷ 80 thế kỷ XX đến nay, dưới nhiều khía cạnh, trong nhiều bài viết từng công bố đây đó. Lần này, trong khuôn khổ một hội thảo, chúng tôi chỉ tóm lược lại một vài điểm nổi nhất về hiện tượng này tại chùa Quỳnh Lâm, mong từ góc nhìn hiện đại cập nhật hóa một câu chuyện tưởng như đã là chuyện của quá vãng, và trong con mắt thông tục chỉ còn là đối tượng của nhà “khảo cổ”.
  • Lý Quang Diệu những thách đố trong quá khứ, hiện tại và tương lai

    13/10/2005Vi Kiều dịchTrong cuộc phỏng vấn - đối thoại với Tạp chí “Global Viewpoint”, Bộ trưởng, Cố vấn Lý Quang Diệu đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến Singapo và các nước Châu Á hiện nay. Chúng tôi xin chọn lựa để trích dịch một số ý kiến của nhà chính khách lão thành này quanh những vấn đề xã hội, giáo dục và tương lai của các nước trong khu vực...
  • Chẳng mấy cần đến lịch sử

    09/07/2005Phạm Toàn dịchEric Hobsbawm, ngôi sao sử học lớn nhất đang còn sống, nổi danh về công trình nghiên cứu sự phát sinh chủ nghĩa tư bản, về khái niệm quốc gia-dân tộc và về thời đại các đế chế, tuần qua đã tới Delhi giảng bài nhân ngày tưởng niệm Nikhil Chakravarty. Trong cuộc trả lời phỏng vấn do Prem Shankar Jha thực hiện, nhà sử học 87 tuổi nổi tiếng suy ngẫm về lý do tại sao lại có “thói sát nhân dã man trong thế kỷ 20” và liệu thế kỷ 21 có thể làm gì cho nhân loại nếu các nhà lãnh đạo của họ không tìm được cách cắt đứt với quá khứ.
  • Quan niệm của Các Mác về sự vận động lịch sử của Cái Đẹp trong một số hình thái kinh tế

    07/07/2005Nguyễn Thu NghĩaMột trong những kết luận quan trọng được C.Mác rút ra từ quá trình nghiên cứu về cái đẹp tất yếu này sinh trong tiến trình phát triển của lịch sử. Quy luật của cái đẹp không "nhất thành biết biến" từ một hình thức lao động, một hình thái xã hội nào. Cái đẹp có quy luật phổ biến từ thực tiễn thẩm mỹ. Ở mỗi hình thái xã hội nào, quy luật ấy có sự vận động và biểu hiện khác nhau....
  • xem toàn bộ