Đến lúc giáo dục phải đổi thay tận gốc

04:52 CH @ Thứ Năm - 30 Tháng Bảy, 2009

Họ là những nhà báo chuyên viết về giáo dục, khác nhau về thế hệ, tuổi tác, giới tính và cả loại hình báo chí. Trước thực trạng giáo dục, tâm tư của họ thế nào?

Bất ổn do cơ chế quản lý GD và truyền thông yếu kém

Suốt 20 năm làm báo, tôi chỉ ở Báo Giáo dục và Thời đại, mảng đề tài tôi chuyên tâm cũng là GD. Ngay cả thể loại ký chân dung mà tôi rất thích thì đa số các chân dung tôi viết cũng là nhà giáo.

Khi còn đi học và sau đó là 10 năm dạy học, tôi thấy GD nước nhà thật yên ổn. Nhưng khi bước vào làng báo, cũng là lúc đất nước đổi mới, GD đổi mới, cả chủ quan và khách quan, tôi nhận ra nhiều điều bất ổn trong GD.

Tôi có một tâm trạng thế này: Rất thích đi thực tế GD địa phương. Nhưng đi về lại buồn vì thấy thực tế GD các địa phương lúc nào cũng trong trạng thái đầy khó khăn, yếu kém, mà các giải pháp của ngành ít hiệu quả.

Chỉ có thể cố gắng, bằng nghiệp vụ báo chí của mình hy vọng có thể góp phần tư vấn cho GD địa phương, để không phụ lòng những giáo viên cơ sở một đời lăn lộn cho học sinh, cho GD đất nước. Tôi không hoài nghi về mục đích công việc của mình, bởi vì tôi chỉ nghĩ đơn giản là mình làm vì những con người tâm huyết đó. Tôi vẫn thấy mình có ích cho GD.

Còn nói về “bệnh thành tích”, từ đó tạo nên chất lượng giả, thì đó là một căn bệnh trong GD nước nhà. Nhưng lỗi đó trước hết thuộc về cơ chế quản lý, đánh giá, kiểm định… Đội ngũ nhà giáo cũng không phải là nguyên nhân duy nhất khiến chất lượng GD còn thấp rất xa so với yêu cầu hội nhập, mặc dù họ chính là yếu tố cốt lõi làm nên chất lượng. Bởi vì họ chỉ có thể là yếu tố cốt lõi trong những điều kiện nhất định về chất lượng đào tạo nghề, về phương tiện và môi trường làm việc. Đội ngũ GV của chúng ta chưa có được những điều kiện này (trừ một số rất ít).

Những gì gọi là bất ổn của GD nước ta hiện nay, theo tôi là thuộc về cơ chế quản lý GD và quản lý truyền thông.

Trước hết là quản lý GD, cần phải “mở” hơn, mềm dẻo và phân cấp quản lý cho cơ sở mạnh hơn nữa, tương thích với thị trường hơn, tạo sự chủ động cho cả người cung ứng dịch vụ lẫn người sử dụng dịch vụ GD, trên cơ sở những định chế vĩ mô có tính nguyên tắc về kiểm định chất lượng, về chương trình, về chuẩn đào tạo...

Cần phân định rõ hai mảng: GD phổ cập, đạt chuẩn tối thiểu và GD theo nhu cầu. Nhà nước phải đảm bảo ngân sách cho mảng GD phổ cập, còn mảng theo nhu cầu thì trả lại cho xã hội với những quy luật cung - cầu của nó.

Thứ hai là quản lý truyền thông. Lĩnh vực này, ngành GD hoàn toàn làm chưa tốt, thậm chí là yếu kém. GD là lĩnh vực mang tính xã hội rộng lớn, rất nhạy cảm, liên quan đến mọi người, mọi nhà, nên mỗi chủ trương, chính sách của ngành GD hay hoặc dở, đều tác động rất mạnh tới triệu triệu gia đình có con em đi học.

Trước những thông tin phản biện từ báo chí, nếu chưa "chuẩn" ngành GD cũng cần kịp thời lên tiếng, có sự kiến nghị, trả lời sòng phẳng, hoặc giúp báo chí hiểu rõ hơn vấn đề. Trong nhiều trường hợp, tiếc thay Bộ GD và ĐT lại im lặng mà không phải...là vàng.

Cũng rất tiếc phải nói rằng, nhiều khi chính các phương tiện truyền thông làm “nhiễu” thông tin về các chủ trương. Tính phản biện xã hội của báo chí là cần thiết, nhưng muốn phản biện tốt, bản thân các nhà báo cũng phải nắm vững vấn đề, phản biện vững vàng, có tính thuyết phục.

Trong thực tế, có những chủ trương, báo chí phản biện "loạn" cả lên, làm dư luận xã hội hoang mang, mất phương hướng, góp phần làm GD thêm bất ổn, trong khi GD rất cần sự ổn định, sự chia sẻ từ phía xã hội. - Nguyễn Thị Trâm (Báo Giáo dục và thời đại)

Phương pháp dạy không giải phóng sức sáng tạo

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nhưng đã hội nhập khá nhanh trên nhiều lĩnh vực. Trong khi đó, GD vẫn cứ dẫm chân tại chỗ và có nhiều điểm rất lạc hậu. Điều đó khiến tôi, một phóng viên GD của Đài Tiếng nói Việt Nam cảm thấy rất bứt rứt. Chính những phóng viên chúng tôi có một phần trách nhiệm.

Cái lạc hậu lớn nhất, dễ thấy nhất của GD Việt Nam là phương pháp giảng dạy áp đặt, một chiều, không giải phóng được sức sáng tạo của cả thầy và trò. Nếu bạn có con đang học tiểu học, bạn sẽ thấy nó coi những gì cô nói, cô làm như là chân lý tuyệt đối vậy. Tôi đã từng cố thuyết phục con mình - một học sinh ở lớp chọn, tại một trường chuẩn quốc gia ở Thủ đô, làm một bài văn theo đúng suy nghĩ của nó thay vì copy lại bài mẫu của cô, nhưng thất bại.

Có nhiều thứ ngay cả các bậc phụ huynh cũng không chịu thay đổi, khăng khăng rằng 30 năm trước tôi được giáo dục như thế và trưởng thành đây. Học sinh hôm nay là học sinh của thế kỷ 21. Các em không phải chúng ta cách đây 30 năm.

Nhà nước xác định GD là quốc sách. Thế nhưng “quốc sách” ấy như con thuyền trong giông bão mờ mịt không biết đi hướng nào.

Tôi thấy GD của mình thuộc dạng “cả thèm chóng chán”, đúng như GS Hoàng Tụy nói, lúc thì ca ngợi sách giáo khoa là pháp lệnh, lúc lại nói người thầy đóng vai trò quyết định, khi lại bảo học sinh là trung tâm...Có thể nhiều vị quan chức GD nhận thức đúng vấn đề, nhưng khi về địa phương, nhà trường, giáo viên lại áp dụng máy móc khi tả quá, khi hữu quá.

Đổi mới "phương pháp dạy học” bằng vài cái máy chiếu, máy tính, phòng thí nghiệm...ở một vài nơi đã minh chứng rất rõ điều này. Rõ ràng đã đến lúc GD của chúng ta phải thay đổi tận gốc, từ tư duy cổ lỗ đến phương pháp dạy- học xơ cứng, áp đặt, không thể tạo ra những thế hệ sống bằng chính sức sáng tạo và bản ngã của mình.

Ai cũng muốn vào ĐH, nên quy mô GD ĐH được mở rộng trong điều kiện nghèo nàn thiếu thốn về thiết bị cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên. Mô hình cao đẳng cộng đồng được đánh giá phù hợp thì bị teo tóp, GD nghề nghiệp chia năm sẻ bẩy. Cố khơi luồng, phân luồng cho học sinh đi theo ngả nghề nghiệp thì thực tế cuộc sống không chấp nhận hoặc chưa phù hợp: Không có việc làm, lương thấp, bị xem thường, không có cơ hội thăng tiến…

Nhưng phải thấy một điều, tất cả những lạc hậu, già cỗi ấy của GD đều có sự tác động tiêu cực của bối cảnh xã hội, mà ngành GD chỉ là một "hệ thống" con. GD hiện nay đang phản chiếu những bất cập của "hệ thống" mẹ. - Ngô Thiệu Phong (Đài Tiếng nói Việt Nam)

Học không phải để làm người, mà chỉ để thi, thi và thi

Nhà báo Quý Hiên

Tôi gắn bó với mảng GD khoảng 10 năm nay, khi còn là phóng viên Báo Văn Hoá. Tuy nhiên, tôi chỉ thực sự làm chuyên về GD kể từ cách đây 5 năm, khi tôi trở thành phóng viên Báo Tiền Phong.

Hồi tôi còn là học sinh Trường THPT Phan Bội Châu, Nghệ An, tôi được nghe một thầy giáo của trường chia sẻ rằng thầy rất buồn khi có một phụ huynh đến chơi nhà thầy và bày tỏ rằng, nhờ học ở "Trường Phan" mà con của bác ấy sẽ đỗ đại học. Thầy nói, mục tiêu GD của thầy cũng như của nhiều nhà giáo "Trường Phan" là dạy nên những con người chứ không phải luyện thi đại học.

Sau này, khi trở thành phóng viên chuyên viết về GD, câu chuyện này đã ám ảnh tôi. Tôi thấy mình thật sự may mắn hơn nhiều lứa học trò về sau khi các em ngày càng được ít nghe những lời tâm tình của thầy mình về GD con người, chuyện làm người, mà chỉ biết thi, thi, và thi.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận thi cử là một hoạt động cần thiết trong quá trình dạy học. Nhưng trong thực tế có một sự nhìn nhận lệch lạc về thi cử, xem thi cử là một cửa ải nhọc nhằn học sinh cần vượt qua mà không nghĩ rằng thi cử phải là một thước đo, một cách đánh giá để giúp người dạy và người học điều chỉnh hoạt động dạy học của mình.

Người ta sẵn sàng xuê xoa ở khâu đánh giá nội bộ, miễn làm sao đẩy được học sinh mình lên lớp trên, lên cấp học cao hơn, dù kỹ năng kiến thức của các em còn dưới mức trung bình so với yêu cầu của lớp học, cấp học.

Do đó, khi đối mặt với một kỳ thi đòi hỏi sự nghiêm túc, học sinh cảm thấy phải chịu một áp lực quá lớn.

Mặt khác, do nhiều yếu tố chi phối (trong đó có truyền thống trọng khoa bảng và cơ cấu nguồn lực xã hội), những học sinh ngồi trên ghế nhà trường đều chỉ biết đến cánh cửa dẫn tới tương lai tươi sáng duy nhất là giảng đường đại học. Cả triệu con người chỉ mơ một giấc mơ thì đương nhiên, con đường hiện thực hoá giấc mơ là một hành trình khổ ải.

Trong cấu trúc đề thi văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh ĐH năm nay có một câu 3 điểm về nghị luận xã hội được dư luận xã hội khen là hay vì tính mở của nó.

Tuy nhiên, tôi thấy câu hỏi có tính chất nghị luận xã hội như thế chỉ phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nó chỉ phù hợp với kỳ thi tuyển sinh ĐH nếu như môn Ngữ văn được xem là một trong các môn thi bắt buộc với tất cả các khối thi.

Yêu cầu thí sinh viết nghị luận xã hội rõ ràng là nhằm đánh giá khả năng trình bày một quan điểm của thí sinh trước các vấn đề xã hội một cách rõ ràng, mức độ cao hơn là có khả năng thuyết phục để người đọc ủng hộ quan điểm của mình. Trong chương trình môn Ngữ văn cấp THPT, nghị luận xã hội được dành một thời lượng nhất định. Do đó, học sinh khi đã học xong lớp 12 phải viết được một bài luận ngắn từ mức độ rõ ràng đến có khả năng thuyết phục.

Nhưng với thí sinh thi ĐH thì sao? Để chọn được những thí sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt nhất, đề thi cần yêu cầu ở mức độ cao hơn một bài luận về các vấn đề xã hội thông thường, đó là nghị luận văn học. Vấn đề ở chỗ, ra đề mở thì nội dung và phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường cũng phải mở.

Nghĩa là trước một tác phẩm, một tác giả, học sinh có quyền nêu ý kiến của cá nhân mình (ý kiến đó có thể giống hoặc không giống cách hiểu thông thường về tác giả, tác phẩm đó) sao cho rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục, mức độ cao hơn là bộc lộ được sự mẫn cảm với ngôn từ, sự tinh tế trong khả năng cảm thụ văn học của mình.

Quan trọng hơn, giáo dục phải dạy để làm và để làm người, không phải chỉ để thi. - Quý Hiên (Báo Tiền phong)

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Dạy sai có thể khiến cả một dân tộc sai lầm

    30/07/2018“Hiện nay từ đào tạo mẫu giáo đến đào tạo tiến sĩ phương pháp dạy đều giống nhau. Cách làm này sẽ thủ tiêu sức sống cá nhân. Cứ học dồn, cứ nghĩ rằng làm trước là xong mà không thấy chất lượng cuộc sống của mỗi giai đoạn một khác... Bản thân tôi cả một đời dạy học. Với tôi, “trẻ em là cứu tinh của dân tộc”. Giáo sư Hồ Ngọc Đại trăn trở.
  • Để Việt Nam cất cánh

    21/02/2015Nguyễn Trần BạtHội nhập quốc tế là một cơ hội để Việt Nam có thể cất cánh. Nhưng để cất cánh chúng ta đang phải đứng trước những sự lựa chọn rất quan trọng. Chọn lối đi nào cho đất nước để cất cánh?
  • Việt Nam đang đi theo triết lý giáo dục nào?

    04/11/2013GS. Chu HảoSoi thực tiễn Việt Nam vào triết lý giáo dục của thế giới, chúng ta hình như đang đi ngược chiều với mọi triết lý giáo dục hiện đại. Không thể nấn ná, đã đến lúc phải chấn hưng (hay làm lại) nền giáo dục Việt Nam.
  • Lại bàn về giáo dục

    15/01/2011Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt Nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia.
  • Định nghĩa lại giáo dục

    29/07/2009Trần Nguyên thực hiện“Để canh tân nền giáo dục, trước hết cần phải định nghĩa lại vai trò của các chủ thể giáo dục, định nghĩa lại người dạy và người học, định nghĩa lại nhà trường và hiệu trưởng, nhìn nhận lại cả vai trò của Nhà nước trong hệ thống giáo dục”.
  • Suy nghĩ về chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam

    17/03/2009Phan Chánh DưỡngNội dung dự thảo chiến lược giáo dục từ 2009 đến năm 2020 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu giáo dục, các giáo sư, tiến sĩ, các nhà quản lý của ngành giáo dục. Qua phản ánh của các phương tiện truyền thông, phần lớn ý kiến đóng góp đều không đánh giá cao bản dự thảo.
  • Cải cách giáo dục Việt Nam

    27/12/2008Nguyễn Trần BạtCó thể nói, câu chuyện tưởng như không bao giờ hết tính thời sự và luôn được bàn nhiều trong xã hội Việt Nam vẫn là cải cách giáo dục. Đấy là một dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhưng nhìn ở góc độ khác...
  • Khủng hoảng giáo dục: Nguyên nhân và lối ra trước thách thức toàn cầu hoá

    09/06/2008GS. Hoàng TuỵBài diễn thuyết của GS Hoàng Tuỵ với chủ đề: "Khủng hoảng giáo dục: Nguyên nhân và lối ra trước thách thức toàn cầu hoá" được trình bày và thảo luận tại Viện IDS ngày 6/6/2008.
  • Những căn bệnh chung của hệ thống giáo dục ở thế giới thứ ba

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtMột thực tế là tất cả hệ thống giáo dục của các nước thế giới thứ ba đều rất lạc hậu, hiện đang tụt hậu so với các nước phát triển hàng thập kỷ. Vì nhiều nguyên nhân, hệ thống giáo dục ngày càng không tương thích, ngày càng tách khỏi cuộc sống mặc dù các nước này đã tiến hành không ít cuộc cải cách...
  • Cần thay đổi triết học giáo dục

    05/12/2006Nguyên NgọcTrong một bài viết ngắn gần đây trên Tia sáng, Giáo sư HoàngTụy có nói: "Để khắc phục khó khăn hiện nay, chỉ có một lối thoát duy nhất là hiện đại hóa giáo dục”. Tôi hoàn toàn đồng tình với phương hướng đó. Nhưng thế nào là hiện đại hóa giáo dục, thế nào là một nền giáo dục hiện đại?
  • Để hội nhập, phải hiện đại hóa giáo dục

    01/06/2006GS Hoàng Tụy vừa trở về từ Mỹ trong một dự án hợp tác khoa học. Trong bộn bề công việc, ông vẫn dành cả một buổi chiều để cùng PV Đại Đoàn Kết trao đổi về những việc của khoa học và giáo dục...
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Làm gì để đổi mới tư duy giáo dục?

    12/07/2005Tố PhươngGS.TSKH Nguyễn-Đăng Hưng (Giáo sư trường ĐH Liège, Bỉ - Chủ nhiệm các chương trình Cao học Bỉ&Việt tại ĐHBK TP.HCM và Hà Nội) được mệnh danh là người "tiếp thị" chất xám Việt Nam, người "chở" chất xám về Việt Nam, người “đi tìm” tiến sĩ cho Việt Nam vì đã và đang thực hiện các chương trình đào tạo thạc sỹ Bỉ-Việt tại các Đại học Bách khoa Hà Nội và TP.HCM, với chương trình 50 tiến sĩ bằng học bổng Quốc gia…
  • Thêm một ý kiến về giáo dục

    12/07/2005Nguyên NgọcTôi có được đọc bản dự thảo báo cáo về tình hình giáo dục của Chính phủ sẽ trình Quốc hội trong kỳ họp tới. Theo tinh thần bản dự thảo báo cáo đó, quả Đại học của chúng ta đang có nhiều vấn đề, nhưng ở cấp phổ thông thì có thể khá yên tâm, thậm chí lạc quan.
  • Cải cách giáo dục: Phá không phải là…Xây

    09/07/2005Nguyễn Minh Danh... Từ những ý kiến mang tính xây dựng theo kiểu mong muồn phá bỏ ngay những cái đang tồn tại trong bộ máy giáo dục nước nhà không hẳn khi nào cũng có thể mang tới những kết quả cần thiết. Giáo dục là một công việc tinh tế, đòi hỏi một thái độ ứng xử cẩn trọng và thực tế hơn là những khẩu hiệu dân tuý mang tính phủ nhận hiện trạng một cách đầy quyết liệt....
  • Giáo dục Việt Nam: những vấn đề căn bản

    06/07/2005Trương VũTrong suốt hơn một thập niên qua, những vấn đề giáo dục của Việt Nam thường là những đề tài gây tranh luận trên báo chí. Hầu hết đều ghi nhận truyền thống hiếu học của học trò Việt Nam và sự hy sinh của bố mẹ cho việc giáo dục con cái. Sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở các trường giỏi trong nước khi ra nước ngoài tiếp tục học ở các trường cấp trên thường đạt thành công không mấy khó khăn.
  • Kiến nghị: Chấn hưng, cải cách, hiện đại hoá giáo dục

    02/07/2005Bản kiến nghị này gồm ba phần. Phần đầu phân tích thực trạng của giáo dục để tìm ra cái gốc các khó khăn và bất cập hiện nay. Phần thứ hai đề xuất phương hướng hiện đại hoá giáo dục để khắc phục các khó khăn và bất cập một cách cơ bản. Phần thứ ba trình bày một số giải pháp cấp bách cần thực hiện để trả lại môi trường hoạt động bình thường cho giáo dục, và mở đường chuyển dần sang cải cách, hiện đại hoá toàn hệ thống.
  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi bằng con đường nào?

    09/07/2005Nguyên NgọcĐã ít lâu nay, khi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, hình như nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được.
  • Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?

    25/12/2003Ngày 23-12, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc hội thảo với chủ đề: "Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?" do Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng báo Nhân Dân phối hợp tổ chức. Sau đây là tổng thuật nội dung cuộc hội thảo...
  • Phải thay cách làm giáo dục

    21/12/2003Đây là bài phát biểu của GS-TSKH Hồ Ngọc Đại tại hội thảo “Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo?” với chủ đề: tiếp tục giải quyết mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phát triển qui mô, vừa phải đảm bảo chất lượng với điều kiện hạn hẹp về nguồn lực, do Bộ Giáo dục - đào tạo và báo Nhân Dân phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 23-12-2003...
  • Cần một cách làm mới

    06/12/2003THANH HÀ“Sau năm năm thực thi, Luật giáo dục (LGD) đã bộc lộ nhiều điểm không còn phù hợp với thực tiễn”. Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu để đặt ra vấn đề sửa đổi LGD. Tại sao một bộ luật quan trọng, mới chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian chưa dài đã “không còn phù hợp với thực tiễn”? Một quan chức Bộ GD-ĐT lý giải: có những điều luật qui định thời điểm đó là phù hợp nhưng nay tình thế đã thay đổi...
  • Chấn hưng nền giáo dục nước nhà, bắt đầu từ đâu?

    11/11/2003Để chấn hưng nền giáo dục nước nhà - một nền giáo dục do đích thân Bác Hồ sáng lập và được xây dựng bằng trí tuệ và xương máu của nhiều thế hệ cách mạng - thì mọi vận động của nó phải theo quy luật vận động biện chứng của lịch sử và khoa học...
  • Về quản lý chất lượng trong giáo dục phổ thông hiện nay

    18/10/2003Phạm Quang HuânBài viết này đề cập một số suy nghĩ bước đầu về những bất cập chính trong thực tiễn QLCL ở nhà trường phổ thông hiện nay...
  • xem toàn bộ