Phong trào Đông Du Xưa và Nay

07:55 CH @ Thứ Tư - 16 Tháng Mười, 2013
Nhìn sự thành công của Malaysia chúng ta không thể không đặt câu hỏi tại sao Việt Nam không phát huy truyền thống của Phong trào Đông Du đầu thế kỷ 19 để tranh thủ Nhật Bản đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa?

Thật ra, không phải chỉ có Malaysia, hầu hết các nước khác ở Á châu như Hàn Quốc, Thái Lan, thậm chí cả Trung Quốc đều tranh thủ học tập kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản và đã thành công, tuy họ không đưa ra một chính sách cụ thể như Malaysia.

Vào đầu thế kỷ 20, nhà yêu nước Phan Bội Châu khởi xướng Phong trào Đông Du, đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập, để mong về đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập và xây dựng đất nước. Rất tiếc cuộc vận động nầy đã không thành công. Khoảng 75 năm sau, một phong trào Đông Du khác, do Thủ tướng Mahathir của Malaysia khởi xướng, mục đích học tập Nhật Bản để phát triển kinh tế. Và họ đã thành công. Trong thời hiện đại nầy, tại sao Việt Nam đã không làm một phong trào Đông Du mới như Malaysia?

Đầu năm 1905 Phan Bội Châu rời Việt Nam đi Hong Kong, Quảng Châu, rồi Thượng Hải và từ đó lên tầu sang Nhật. Tại đây, Phan tiên sinh gặp Lương Khải Siêu, nhà trí thức có tư tưởng cải cách của Trung Quốc, đang lưu vong ở Nhật. Hai người trò chuyện bằng bút đàm nhưng rất tâm đầu ý hợp. Cũng vào khoảng đó, Phan Bội Châu viết cuốn Việt Nam vong quốc sử (bằng chữ Hán) và được Lương Khải Siêu vận động tài chánh để xuất bản. Lương Khải Siêu cũng đã giới thiệu ông với các nhà lãnh đạo chính trị Nhật thời đó để họ giúp đỡ Phan Bội Châu thực hiện ý nguyện cứu nước. Đặc biệt Phan tiên sinh đã gặp Okuma Shigenobu (Đại Ôi Trọng Tín, thủ tướng vào các năm 1898 và 1914 và là người sáng lập Đại học Waseda) và Inukai Tsuyoshi (Khuyển Dưỡng Nghị, sau trở thành thủ tướng vào các năm 1931-32).

Dự định ban đầu của Phan Bội Châu là mong Nhật giúp đỡ về mặt quân sự như cung cấp vũ khí, huấn luyện binh sĩ để chuẩn bị khởi nghĩa. Nhưng Inukai và Okuma khuyên phải đào tạo nhân tài trước, xây dựng một lớp người có tri thức mới và họ sẽ là những người đảm trách cuộc cách mạng giải phóng dân tộc sau nầy. Các nhà lãnh đạo Nhật cũng hứa giúp đỡ nếu Phan Bội Châu đưa thanh niên Việt Nam sang du học. Ngoài lời khuyên của giới lãnh đạo Nhật, Phan Bội Châu sau đó cũng đã đọc nhiều sách vở liên quan công cuộc canh tân đất nước thời Minh Trị duy tân cũng như tư liệu, sách vở về nguyên nhân thắng lợi của Nhật Bản trong chiến tranh Nhật Nga (1904-1905), ông đã hiểu sâu sắc sự cần thiết phải đào tạo một lớp người lãnh đạo mới. Thế là ông tạm thời về nước (khoảng giữa năm 1905) mang theo sách Việt Nam vong quốc sửđể truyền bá rộng rãi trong dân và kêu gọi người trẻ sang Nhật du học. Phong trào Đông Du đã bắt đầu như vậy.

Ảnh minh họa: cinet.gov.vn

Tháng 4 năm 1906 Phan Bội Châu đưa Kỳ Ngoại hầu Cường Để, một thành viên trong hoàng tộc nhà Nguyễn, sang Nhật để cùng hoạt động. Tổ chức chính thức ra đời để hoạt động là Việt Nam Duy Tân hội do Cường Để làm hội chủ (chủ tịch). Mục tiêu của Phan Bội Châu là sau khi giành độc lập sẽ tham khảo chế độ của Nhật thời Minh Trị duy tân để tổ chức nhà nước theo thể chế quân chủ lập hiến đứng đầu là Cường Để.

Năm 1907 là cao trào của Phong trào Đông Du với khoảng 200 thanh niên đã được gửi sang Nhật học. Trong cuộc sống xứ người khó khăn, thiếu thốn, nhưng thanh niên Việt Nam với hòai bão lớn đã ra sức học tập. Nhưng không may thời thế sau đó thay đổi theo hướng bất lợi cho phong trào yêu nước của ta. Các cường quốc tranh giành ảnh hưởng trên thế giới, lúc đối đầu lúc hợp tác để mở rộng hoặc duy trì những thuộc địa đã có. Với Hiệp ước Pháp Nhật (1907), hai nước bắt tay nhau, trong đó Pháp tôn trọng quyền lợi của Nhật ở Đài Loan, Mãn Châu và Triều Tiên, và để đổi lại, Nhật thừa nhận quyền lợi của Pháp tại các thuộc địa ở Á châu. Cuối cùng, theo yêu cầu của Pháp, từ năm 1908, chính phủ Nhật đã trục xuất du học sinh Việt Nam. Cùng năm tại Việt Nam, Pháp cũng đàn áp những gia đình có con em du học ở Nhật và những người ủng hộ tài chánh cho Phong trào Đông Du. Tháng 11 năm 1908 Cường Để bị trục xuất ra khỏi Nhật. Cuối cùng vào tháng 3 năm 1909, Phan Bội Châu cũng rời Nhật Bản đi Trung Quốc và Phong trào Đông Du tan rã.

Khoảng 70 năm sau, một phong trào Đông Du khác ra đời tại Malaysia. Cuối năm 1981, sau khi nhậm chức thủ tướng, Mahathir Mohamad đã phát động Chính sách Nhìn về Phương Đông (Look East Policy) mà thực chất là nỗ lực học tập Nhật Bản để phát triển kinh tế.

Mahathir đã quan tâm đến Nhật Bản từ trước. Ông khám phá ra bí quyết làm cho Nhật Bản thành công trong việc phát triển kinh tế là tác phong, tinh thần làm việc (work ethic) của người Nhật và phương thức quản lý doanh nghiệp, trình độ công nghệ của Nhật. Đặc biệt ông cho rằng thái độ vì tập thể, tinh thần trách nhiệm cao, lòng tự trọng, tính nhạy cảm về sự xấu hổ khi không làm tròn trách nhiệm là những đức tính cao quý của người Nhật mà người Malaysia cần học hỏi. Trong nhiều lần đến Nhật trước khi làm thủ tướng ông đã quan sát thái độ làm việc của người Nhật ở khách sạn, ở nhà máy và nhiều nơi khác, và thấy những đức tính nói trên được thể hiện một cách linh động.

Với cương vị thủ tướng, Mahathir đã bắt tay vào việc thực hiện ngay Chính sách Nhìn về Phương Đông nầy. Một mặt ông gửi du học sinh, lao động trẻ, chuyên viên quản lý các cấp sang Nhật học tập theo các chương trình ngắn, trung và dài hạn, mặt khác kêu gọi công ty Nhật sang Malaysia đầu tư để chuyển giao công nghệ và huấn luyện lao động tại chỗ.

Trong 30 năm qua mà chủ yếu là trong nửa đầu của giai đoạn nầy, Malaysia đã gửi sang Nhật tất cả 15.000 người đi học theo Chính sách Nhìn về Phương Đông. Đây là con số rất lớn nếu so với tổng dân số của Malyasia chỉ độ 20 triệu vào thập niên 1980. Trong nỗ lực kêu gọi Nhật Bản đầu tư vào Malaysia, Mahathir đích thân tiếp xúc với các tập đoàn và cam kết tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài.

Trong nỗ lực này nổi tiếng nhất là Mahathir đã thành công trong việc mời công ty mẹ và hơn 50 công ty con của tập đoàn Matsushita (bây giờ gọi là Panasonic) sang xây dựng ngành công nghiệp đồ điện gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, TV, máy điều hòa không khí, v.v.. tại Malaysia

Trong 23 năm làm thủ tướng, với chính sách Nhìn về Phương Đông và nhiều cải cách về hành chánh, về giáo dục, ..., Mahathir đã biến Malaysia từ một nước nghèo chuyên sản xuất và xuất khẩu cao su, dầu cọ, khí đốt sang một nước công nghiệp có thu nhập trung bình cao. Riêng các ngành máy móc như đồ điện gia dụng, máy tính, các sản phẩm công nghệ thông tin, v.v.. hiện nay chiếm tới trên 50% tổng xuất khẩu của Malaysia. Thu nhập bình quân đầu người của nước nầy đã lên tới 10.000 USD.

Nhìn sự thành công của Malaysia chúng ta không thể không đặt câu hỏi tại sao Việt Nam không phát huy truyền thống của Phong trào Đông Du đầu thế kỷ 19 để tranh thủ Nhật Bản đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa? Thật ra, không phải chỉ có Malaysia, hầu hết các nước khác ở Á châu như Hàn Quốc, Thái Lan, thậm chí cả Trung Quốc đều tranh thủ học tập kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản và đã thành công, tuy họ không đưa ra một chính sách cụ thể như Malaysia.

Trong 20 năm qua, nếu Việt Nam có phương châm rõ ràng, có biện pháp cụ thể và được thực thi mạnh mẽ thì tôi tin là nước ta bây giờ đã có một nền công nghiệp hiện đại, phát triển cả bề sâu (bao gồm nhiều sản phẩm trung gian và công nghiệp hỗ trợ) và bề rộng (đa dạng hóa sang nhiều loại máy móc), đủ sức đối phó với các thánh thức từ Trung Quốc. So với Malaysia, Việt Nam có ưu thế hơn nhiều: quy mô dân số và lao động, sự thống nhất về dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa, gần gũi với Nhật về địa lý và văn hóa, v.v... Nếu Việt Nam tạo môi trường đầu tư thuận lợi và có chiến lược tranh thủ các công ty lớn của Nhật, thì nhiều làn sóng đầu tư từ Nhật, kể cả đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ đổ xô vào nước ta.

Nhận xét nầy có thể được khẳng định nếu ta nhìn lại sự sốt sắng, tích cực của chính phủ và doanh nghiệp Nhật đối với Việt Nam trong 20 năm qua. Nhật là nước đi đầu trong việc vận động cộng đồng thế giới nối lại hợp tác, viện trợ cho Việt Nam vào năm 1993 và luôn chiếm giữ vị trí cao nhất trong kim ngạch hỗ trợ kinh tế (ODA) cho Việt Nam. Trước thực trạng môi trường đầu tư của Việt Nam còn nhiều rào cản, thủ tục hành chánh rườm rà, thiếu một thể chế khuyến khích có hiệu quả, họ đã đề khởi Sáng kiến Việt Nhật để cùng với nhà nước Việt Nam tìm ra các biện pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường. Nhiều đời đại sứ Nhật, kể cả đương kiêm đại sứ, đã và đang tổ chức các nhóm nghiên cứu chung với phía Việt Nam về chiến lược phát triển công nghiệp. Hầu như các Sáng kiến Nhật Việt hoặc các nhóm nghiên cứu chung nầy đều do phía Nhật gợi ý.

Cho đến nay lãnh đạo Việt Nam cũng có quan tâm đến Nhật, có kêu gọi đầu tư từ Nhật Bản nhưng hầu như ít có hiệu quả. Nguyên nhân chính là các lãnh đạo sau khi kêu gọi, yêu cầu các công ty lớn sang đầu tư, đã không tiếp tục quan tâm chỉ đạo việc thực thi những đáp ứng cụ thể từ phía Nhật và không theo sát, chỉ đạo quá trình thực hiện các dự án lớn mà chỉ giao trách nhiệm cho các bộ ngành liên hệ. Thể chế quản lý của các bộ ngành thì như ta đã biết.

Phong trào Đông Du thời xưa không thành công do sự nghiệt ngã của tiến trình lịch sử mà Việt Nam không thể cưỡng lại. Phong trào Đông Du thời nay mở ra nhiều cơ hội nhưng ta lại không nắm bắt và đây là vấn đề hoàn toàn do Việt Nam không chủ động chớp thời cơ./.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đường lối giáo dục cứu nước của Đông Kinh Nghĩa Thục

    23/09/2018Nguyễn Hải HoànhGiáo dục cứu nước (GDCN) là lựa chọn quan trọng nhất của các sĩ phu sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) khi họ quyết định đường lối đấu tranh giải phóng nước nhà của tổ chức cách mạng này. Trước đó, tất cả các cuộc đấu tranh chống Pháp đều theo đường lối bạo động vũ trang.
  • Cụ Phan Bội Châu đóng phim ở Huế năm 1926

    12/01/2018Trần Viết NgạcNgày 6-1-1926, tại nhà thị lang bộ Binh, Huế (nay là Đài truyền thanh Huế, ở góc đường Mai Thúc Loan - Đinh Tiên Hoàng) cụ Phan Bội Châu đã đóng phim..
  • Chủ nghĩa dân tộc của Phan Bội Châu dưới nhãn quan triết học

    26/12/2017Lê Thị LanChủ nghĩa dân tộc của Phan Bội Châu được hình thành trên những nguyên lý triết học mà ông coi là nền tảng, như lẽ sống chết, quan hệ giữa lý và khí, tự do và bình đẳng, độc lập và tự cường dân tộc... Chủ nghĩa dân tộc của Phan Bội Châu đã vượt qua giới hạn tầm nhìn Nho giáo, tiếp thu các giá trị tư tưởng phổ biên của thời đại để đi đến hai mục đích lớn là giải phóng dân tộc và xây dựng một nước Việt Nam mới...
  • Thử nhìn lại vị trí của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong hành trình dân tộc vào thế kỷ XX

    26/12/2017Vĩnh Sính“Khi Pháp mới đến Đông Dương, nước An Nam đã chín muồi trong tình cảnh nô lệ”! Trong hoàn cảnh đất nước bi đát như thế, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là hai sĩ phu, hai bậc đại hào kiệt đi hàng đầu trong vận động giành lại độc lập dân tộc vào giai đoạn giao thời 25 năm đầu thế kỷ XX. Tuy cùng chung hoài bão cứu nước, lập trường của hai nhà chí sĩ họ Phan trên một số vấn đề căn bản của đất nước lại rất khác nhau, thậm chí có khi tương phản...
  • Đông Kinh Nghĩa thục: Học Nhật Bản chấn hưng đất nước

    26/07/2017Mai ThụcNhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, Trung tâm Văn Miếu Quốc tử Giám và Trung tâm Minh Triết Việt đã Tưởng niệm 100 năm các nhà giáo Đông Kinh Nghĩa thục. Họ là những sĩ phu yêu nước thắp sáng tư tưởng Chấn hưng - Duy Tân - Dân tộc, là những bậc thầy góp sức đặt nền móng xây dựng một triết lý giáo dục Tự lập, tự nguyện, học Tinh Hoa dân tộc và thế giới để dạy nên những con người Việt Nam hiện đại...
  • Nhìn lại phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

    05/07/2017Nguyễn Trọng TínBỏ lối học từ chương khoa cử, tập trung cho thường thức và thực nghiệm, dạy cả tiếng Việt, Pháp và Hán văn. Chủ trương này lại xuất phát từ tầng lớp nho gia cuối cùng của Việt Nam. Không chỉ thế, chấn hưng công thương, khai mỏ, lập đồn điền, cắt tóc, xuất dương du học… cũng là chủ trương của họ. Dù chỉ tồn tại trong 9 tháng (5.1907 – 1.1908), nhưng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thực sự là đỉnh cao của cuộc cách mạng xã hội to lớn đầu thế kỷ 20 có tên là Duy Tân
  • Thói hư tật xấu người Việt chỉ trong 300 trang, có đủ?

    30/06/2016Trần ThanhSau khi cố GS Trần Quốc Vượng, GS Cao Xuân Hạo bày tỏ ý định làm sách về thói xấu người Việt Nam nhưng chưa thành, đến lượt nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn quyết tâm cho ra mắt cuốn sách hứa hẹn hấp dẫn này...
  • Học từ “văn minh hóa” của người Nhật

    26/06/2016Vu GiaLãnh đạo các phong trào Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục… đều đánh giá cao sự nghiệp “văn minh hóa” của Nhật Bản, coi đó là tấm gương cho Việt Nam trong sự nghiệp khai dân trí, chấn dân khí, hướng tới cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc...
  • Đông Kinh Nghĩa thục và những điều kiện Hiện đại hoá

    21/05/2015Nhà nghiên cứu giáo dục Phạm ToànTự do này, độc lập này mà đồng bào ta vừa giành lại, chúng ta phải gìn giữ trong lĩnh vực tinh thần. Các dân tộc trường tồn chính là nhờ có thành tựu nghệ thuật và khoa học. Chúng ta cần dõng dạc và hào hùng tự khẳng định mình trong tư cách một dân tộc. Đó là lời dặn dò của cụ Nguyễn Hữu Cầu – suy ra cũng là những lời dặn dò Đông Kinh Nghĩa thục...
  • Phan Bội Châu - Nhà văn hoá

    25/01/2015Nguyễn Đình ChúNói đến nhà văn hóa Phan Bội Châu, trước hết phải nói đến sự kết hợp giữa hai phương diện chính trị và văn hóa trong phạm vi một nhà cách mạng. Phan Bội Châu tựa như Nguyễn Trãi ngày trước, Hồ Chí Minh ngày sau, là những nhân vật lịch sử vĩ đại, tiêu biểu vẻ vang nhất cho sự kết hợp này. Trong lịch sử, có rất nhiều bậc anh hùng, nhà cách mạng lừng danh, nhưng đã không có sự kết hợp vẻ vang đó...
  • Duy tân?

    13/08/2014Phan Thanh MinhTheo Hán Việt từ điển, học giả Đào Duy Anh giải thích “duy tân”: điều gì cũng sửa lại mới (réformer). Sau này, nhà Hán – Nôm học Phan Văn Các bằng phương pháp thu thập các từ tố và từ ngữ Hán Việt trong tiếng Việt hiện đại đã biên soạn cuốn từ điển Từ điển từ Hán Việt đã giải thích “duy tân”: cải lương theo cái mới (động từ)...
  • Một cách nhìn mới về văn hoá Việt Nam thông qua việc so sánh với văn hoá Nhật Bản

    18/10/2013Vương Trí NhànQua người hiểu mình là một trong những con đường nhận thức được nhiều người công nhận là cần thiết và “có triển vọng”, tức có khả năng tạo nên hiệu ứng có giá trị đích thực đối với những chủ thể đang muốn tự hiểu về mình .
  • 100 năm nhìn lại Duy Tân hội và phong trào Đông Du của Phan Bội Châu

    25/06/2013Ðinh Kim PhúcSự thất bại của cụ Phan và sự thất bại của các phong trào do Cụ khởi xướng do nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng hơn hết là có nhiều yếu tố lịch sử và thời đại đã vượt qua tầm nhìn của ông. Nhưng sự nghiệp mà ông để lại như hàng lớp con người yêu nước, các cơ sở cách mạng ở Hàng Châu, Quảng Ðông, Quảng Tây, Thái Lan... là những nền tảng cơ bản để Nguyễn Ái Quốc tiếp thu và nâng nó lên tầm cao mới vào những năm 20 của thế kỷ XX...
  • Nhật hoàng Hirohito và công cuộc kiến thiết nước Nhật Bản hiện đại

    15/12/2011Cuộc đời Hirohito gắn liền với sự phát triển và biến chuyển của Nhật Bản là một câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn nhưng hầu như không được biết đến nhiều. Ở Việt Nam, chúng ta biết nhiều về sự Thần kỳ Nhật Bản...
  • Nhân đọc "Việt Nam và Nhật Bản: Giao lưu văn hoá" của Vĩnh Sính

    14/12/2011Ngày nay Nhật Bản là một cường quốc, và cũng là nơi tập trung nhiều tinh hoa, nghệ thuật thuộc hàng bậc nhất của thế giới. Thế thì tại sao Nhật Bản lại phát triển mạnh mẽ như vậy? Những bài tiểu luận trong cuốn sách "Việt Nam và Nhật Bản: Giao lưu văn hoá" của Giáo sư Vĩnh Sính đã trả lời được phần nào câu hỏi đó.
  • Nhà cách mạng vĩ đại Nguyễn An Ninh

    22/06/2011“Văn hóa là tâm hồn của dân tộc”, phải có niềm tự hào về lịch sử dân tộc Việt Nam. Thanh niên ta phải sống có hoài bão, ước mơ mà ước mơ cao đẹp nhất là phụng sự đất nước, phải đấu tranh để đạt được ước mơ đó, phải dám ra khỏi nhà, quan sát cuộc sống quanh mình, mở tầm nhìn rộng, đem tài năng đưa dân tộc ta lên ngang hàng với các nước trên thế giới, làm cuộc sống dân ta tươi đẹp hơn...
  • Giới thiệu bản dịch cuốn Phúc ông tự truyện

    26/04/2011Hải ÂuPhúc ông tự truyện (Fukuō Jiden) được bắt đầu viết vào năm Minh Trị thứ 30 (Đinh Dậu, 1897), đã được đăng trên suốt 67 số của tờ Thời sự tân báo, bắt đầu từ ngày 1/7/1898 đến ngày 16/2/1899. Cuốn Tự truyện là những lời bộc bạch về chính cuộc đời tác giả Fukuzawa Yukichi. Ông đã trải qua nhiều biến đổi của cuộc đời, đã chứng kiến nhiều thăng trầm của xã hội Nhật Bản trong thời đoạn chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ quân chủ lập hiến, từ thời “bế quan tỏa cảng” sang thời “mở cửa đón nhận văn minh phương tây”, phát triển Nhật Bản thành một cường quốc...
  • Phiên tòa lịch sử xét xử Phan Bội Châu

    03/12/2010Bùi Quang Minh tổng hợpThực dân Pháp âm mưu bí mật thủ tiêu Phan Bội Châu, nhưng việc bị bại lộ, nên phải đưa ra xử ở Tòa đề hình Hà Nội. Hay tin Phan Bội Châu có thể bị án tử hình, phong trào vận động ân xá cho ông nổi lên rầm rộ...
  • Thực thể Việt - Nhìn từ các tọa độ chữ

    28/11/2010Mùa thu này, trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Nhà xuất bản Tri thức đã kịp cho ra mắt bạn đọc cuốn sách nêu trên của tác giả PGS. TS Trần Ngọc Vương...
  • Sự tiếp nối tư tưởng trên đất Nghệ Tĩnh từ Phan Đình Phùng qua Phan Bội Châu đến Hồ Chí Minh

    09/11/2010Phạm XanhTrên đất nước này tiếng súng chống ngoại xâm không bao giờ ngừng nghỉ. Truyền thống yêu nước của dân tộc đã hun đúc, nhen nhóm và thổi bùng các phong trào chống Pháp của nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Nếu lập một danh sách những người chống lại sự hiện diện của người Pháp thì "bản danh sách đó cũng dài bằng danh sách của tất cả những người đã chống lại sự đô hộ của Trung Hoa trong 20 thế kỷ qua"...
  • Giáo dục Khai Phóng

    30/08/2010Lý LanLò dò vô trang web “cựu sinh viên nổi bật” của trường đại học Chicago, Mỹ, thấy một danh sách dài có hình ảnh và thành tích của những người xuất thân từ trường này đã trở thành giám đốc ngân hàng, chủ tịch tập đoàn, bộ trưởng quốc phòng, khoa học gia và kinh tế gia đoạt giải Nobel, sử gia và chính khách làm nên lịch sử, nhà văn, đạo diễn nổi tiếng… Nhìn chung là những kẻ thành công trong xã hội. Nhà trường tự hào trưng hình ảnh họ như những tấm huy chương. Và căn cứ vào những kẻ được biểu dương có thể biết kỳ vọng hay mục tiêu giáo dục của trường. Chẳng phải nhà trường nào cũng nhằm đào tạo những kẻ thành công?
  • Phan Bội Châu (1867 - 1940)

    18/07/2010Một nhà yêu nước lớn, một chí sĩ cách mạng Việt Nam có ý chí tranh đấu, nghĩa khí và hết lòng tận tụy đóng góp cực kỳ lớn lao cho sự nghiệp cách mạng dành độc lập của Việt Nam từ tay thực dân Pháp.
  • Tân văn - Tân thư và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng yêu nước ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

    07/11/2006PGS, TS Lê Thanh BìnhTân thư góp phần giúp cho trí thức Việt Nam tiêu biểu thời đó học được phương pháp mà sau này người ta thường gọi là: “Tự thức tỉnh, tự phê phán" để nhìn nhận rõ các ưu khuyết, nhất là các nhược điểm trầm trọng của chính tầng lớp mình, của nhân dân mình, dân tộc mình đặng sửa chữa, khắc phục...
  • Phong trào Đông Du, một trăm năm trước

    23/01/2006Nguyễn NghịTuy tồn tại không được lâu, phong trào Đông Du cũng đã để lại một dấu ấn trong lịch sử Việt Nam thời hiện đại. Sự kiện đông đảo người dân trên gần khắp đất nước tiếp tay với phong trào cho thấy ý thức chung của người dân về sự cần thiết của cái học mới...
  • xem toàn bộ