Phỏng vấn một người lái xe taxi

03:23 CH @ Thứ Ba - 20 Tháng Năm, 2014

Gần đây tôi ít khi tự lái xe mà hay đi taxi, thấy tiện hơn nhiều bề. Hơn nữa phát hiện thấy là hroi chuyện những người này khiến mình hiểu ra khá nhiều điều về cuộc sống xã hội. Dần dà tôi chọn đi xe của vài anh tuổi trên bốn mươi một tí. Họ đều cần cù, lễ độ, ngay thẳng và rất đàng hoàng về tiền phí . Tôi thường hỏi rất ngắn và họ khi cởi mở thường nói khá dài. Tôi viết lại sửa chút ngữ pháp…nhưng hoàn toàn là sự thật về nội dung đối thoại…

Câu hỏi : Anh lái taxi cũng gọi là gặp thấy nhiều, nghĩ thế nào về cuộc sống ngày nay ?

Người lái taxi: Loại người như chúng tôi thì có giờ nào mà không phải nghĩ về cuộc sống. Nhưng ban đầu chỉ là cho gọi là cố sao hàng ngày tùng tiệm được cơm áo của mình và gia đình, học tập của con…Sau dần cuộc sống cứ bắt mình phải nghĩ quá nhiều về những chuyện khác, thậm chí rất chi là to lớn nữa, chẳng hạn như về các ông quan lớn, về Chính phủ, về anh Mĩ hay thằng Tàu. Bọn tôi trước kia được tiếng hay cười xòa với nhau, nay hiếm lắm í… nếu có cười chỉ như mếu, hay như ma ám. Hỏi nhau chuyện nhỏ ti thôi việc hôm nay kiếm được thêm mấy đồng rau cỏ, thì thế nào chỉ được chút xíu là nhảy sang đèo quẩy muôn điều bất mãn …có vẻ như ai ai cũng thế cả. Nhiều khi tôi cũng chở cả những vị tai to mặt lớn, là mình nhận thấy họ thế chứ cũng chẳng biết họ là giới quan chức hay maphia nữa, bọn họ cũng phun đầy xe những lời lẽ dị hợm gớm ghiếc mà làm cho tụi tôi sợ xã hội hơn cả những gì nhìn bằng mắt trên đường.

Câu hỏi: Trong nghề của mình anh có bắt gặp những chuyện hay không ? Có thể kể được chăng ?

Người lái taxi : Có chứ, cũng chả hiếm, nếu không thì mình cũng chết vì buồn nản mà bỏ nghề. Nói thật, con tôi được dậy là làm nghề phải có lý tưởng này nọ, chứ như bọn tôi biết rằng làm nghề thì trước hết phải cố có chút tiền mang về cho để nuôi được ý nghĩ đó của con nó , nhưng nếu không thấy điều hay thì nghề đó là chán nhất trên đời. Thích nhất là mình thấy điều hay ở chính mình. Chẳng hạn có bà nước ngoài khi xuống xem để quên điện thoại đẹp lắm trên ghế sau xe, rồi cứ thế đi, mình biết đằng nào mà tìm, đưa đến nới công quyền thì chả tin được là nó sẽ lạc đến đâu, lại cực phiền, thế là cứ đỗ xe ở đó đợi gần cả nửa tiếng, bà đó quay lại, tôi đưa lại. Bà ta mừng rỡ cảm ơn và cho tôi tờ 5oo ngàn, tôi rút ví bẩn mình ra trả lại bà 400 tinh tươm và nói xin nhận của bà 100 vì phải đợi. Bà ấy nói gì dài lắm tôi không có hiểu. Thế thôi nhưng về kể lại cả nhà tôi cùng thích. Thích nữa là chở các những cháu học sinh được bố hay mẹ đưa lên Thủ đô vào những dịp chuẩn bị thi cử , nghe họ dặn nhau toàn những điều tử tế, nỗ lực. Tôi cũng vẫn thế với con mình.

Câu hỏi : Anh có cảm thấy tình hình kinh tế gần đây như thế nào ? Ảnh hưởng đến anh như thế nào ?

Người lái taxi: Bọn tôi lái taxi , gần như tháng nào cũng có những cuốc xe chở người này người nọ đến những nơi người ta treo biển gọi là hội thảo tình hình kinh tế gì gì đó nhiều hơn trước lắm. Chúng tôi chả bao giờ được vào bên trong rồi, còn mua báo gọi là phí phạm, cũng không có tiền đâu mà lướt web để biết ! Có hơi rỗi khách thì ngồi quán nước chà đá vỉa hè hóng hớt tí thông tin rơi vãi chả biết ngô khoai đến đâu, nhưng rõ là có rất nhiều chuyện lo âu hơn xưa . Chỉ thấy giá cả các loại lên không bao giờ quay đầu giảm, mà tiền phí giá phạt đã đa dạng lại tăng còn kinh khiếp hơn thế. Có lần một anh công an phạt xe tôi vi phạm, tôi xin bớt cho 1 trăm, anh ấy quắc mắt quát gằn cổ họng : bọn các người xin tao,nhưng tao không xin sếp được, thiếu 5 chục mang về cho đủ số là mai cám không dám mơ có mà ăn! Tôi nghe thế, rùng mình biết là tình hình kinh tế xã hội đã quá khó khăn lắm rồi ! Lại nữa, thỉnh thoảng về thăm làng, được cái mừng là chưa bao giờ lũ con cháu nó được đi học khắp trung học, đại học nhiều như ngày nay…nhưng gần như tất ráo bọn chúng thất nghiệp…ruộng đồng chả còn bao, quay sang làm mấy cái nghề chả được như bọn tôi…thế thì hãi quá còn gì ! Nhưng lòng luôn sinh nghi vì thấy ở Thủ đô vẫn có vẻ giàu, anh công chức quan chức nào cũng xênh sang quần áo béo tốt và nhà cao cửa rộng. Nên cũng không thực biết tình hình kinh tế nó ra sao ? Từ bé đến lớn hễ về làng vẫn mãi nghe các ông chủ tịch bí thư nói: chúng ta đang quá độ xây dựng cái chủ nghĩa gì đấy. Kinh tế có tăng chả đến lượt bọn tôi được hưởng , nếu giảm thì phải cố làm hơn thôi.

Câu hỏi: Gần đây chuyện Trung Quốc xâm lấn Biển Đông của nước ta, anh biết không và nghĩ gì ?

Người lái taxi: Ở làng tôi, và khắp thôn xã khác mà anh em tôi sinh ra từ đó đi, toàn thấy đồ Tàu thôi…quạt này, rồi cơ man ga đệm, nồi cơm, đèn điện, quần áo, máy nông cụ, phân bón, thuốc đánh răng, điện thoại, hoa quả, cho đến phong bao lì xì, nến nhang nhấp nháy….gi gỉ gì gi cái gì cũng Tàu. Bọn tôi bảo nhau xưa nay dân đen chả biết các doanh nghiệp Nhà nước nó làm cái quái quỷ gì, nghe nói ngay điện thắp sáng ở làng cũng là điện nhập kéo về từ Tàu…Có chuyện gì xảy ra mà thằng Tàu nó không đưa hàng hóa vào nữa thì bọn tôi sẽ không có bao nhiêu thứ mà dùng. Con cái anh dầu khí Nhà nước mình nếu nó khai thác được dầu ở Biển Đông thì bọn tôi không chắc được hưởng . Bọn người Tàu nó thỉnh thoảng bắt nạt cướp đồ nghề của ngư dân mình…thì chúng tôi không ra biển như họ nhưng vẫn tự thấy lũ bọn tôi và dân đen mình vẫn bị thế trên các nẻo đường đất liền nhà mình ! Sợ chiến tranh lắm rồi. Đừng xảy ra ! Gia đình tôi có một liệt sĩ và hai thương binh qua các thời kỳ…cũng chỉ để bọn tôi nay đến nước thế này đã gọi là phúc ! Khổ ! Nhưng bọn tôi luôn căm ghét cái lũ ỷ thế, dựa sức mạnh mà cướp của người khác. Tay bo với chúng không ngại, mà sợ cái thứ quyền lực chúng dựa vào để hiếp đáp mình vô tận. Bọn tôi không có thời gian mà đi biểu tình, nhưng cũng làm được vài điều tốt là đôi khi không lấy tiền xe của những người đi biểu tình, nhất là các bác cựu chiến binh. Điều này thì bọn tôi đoán chắc : nếu Tàu nó sang thì nghề taxi nó cũng để người Tàu chiếm hết, chả còn gì nữa của mình mà làm ăn, không khéo lại như Capuchia trước kia. Nhưng không xảy ra thế đâu ! Còn hiện nay thì chả ai chết đói, cũn gkhoong phải ăn độn như xưa, chỉ trộn cơm hẩm với lổn ngổn cục tức thôi. Hê hê….

Câu hỏi: Anh có muốn nói hay hỏi lại tôi câu gì không?

Người lái taxi: Thế nhà anh nghĩ thế nào về điều những điều tôi vừa nói ? Nhưng bọn tôi ghét cay ghét đắng cái lối nói kiểu trên nhà đài…chả hiểu nổi thực hư.

Tôi: Tôi hiểu về những điều anh nói và đang nghĩ về nó, nhưng anh là người nói sự thật ! Hẹn gặp lại. Anh cầm lấy tiền xe. Cảm ơn !

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phỏng vấn một cô gái

    14/04/2018Lê Thị Liên HoanCả trăm năm nay, xã hội cứ coi việc hy sinh của phụ nữ cho chồng, cho con là tốt đẹp và cần tuyên dương. Tôi không dám bảo như thế xấu. Nhưng tôi dám nói rằng nó không đáng được khuyến khích như thế. Đáng ra phải khuyến khích những người phụ nữ có tính độc lập, có các công việc độc lập và có những hưởng thụ độc lập.
  • Phỏng vấn một người bán kính đeo mắt

    16/06/2016Lê Thị Liên HoanPhóng viên : Thưa ông, thực chất của việc bán kính là gì?
    Ông chủ: Là bán một cách nhìn.
    Phóng viên: Cách nhìn? Điều đó có gì quan trọng không?
    Ông chủ: Tôi cho rằng quan trọng vô cùng, nếu không muốn nói rằng là quan trọng nhất...
  • Phỏng vấn một nhà văn

    22/05/2015Lê Thị Liên HoanMột nhà văn thì phát biểu bằng gì? Theo tôi là bằng tác phẩm. Chỉ tác phẩm. Không có gì ngoài tác phẩm. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy nhiều vị chả viết gì cả, hoặc chả viết ra trang nào hay ho cả, bỗng dưng "máu lửa" trên diễn đàn trước, trong và sau đại hội.
  • Phỏng vấn ‘một quan sát viên chính trị’

    19/05/2014Nguyễn Tất ThịnhVì chính trị, những sự kiện của Đất nước đều tác động vào hết thảy… Tôi viết bài ‘phỏng vấn một quan sát viên chính trị’ này để nêu lên cách nghĩ của mình, cố gắng không nông nổi, có tình cảm và lý trí…nhưng biểu hiện theo cách khách quan…
  • Phỏng vấn người thực việc thật

    28/03/2014Nguyễn Tất ThịnhTôi không phải nhà báo, nhưng công việc thì đã làm phỏng vấn nhiều với các dạng người. Thâm chí trong các cuộc làm việc, tôi đưa ra các câu hỏi là chính yếu. Rồi mình và các bên thấy tự phát hiện ra bao nhiêu điều trong mỗi câu trả lời. Bài này tôi phỏng vấn ‘giả tưởng’ nhưng chắc chắn là nó rất thật về việc và thực về người…
  • 'Phỏng vấn' Mẹ Teresa

    21/10/2013Nguyễn Tất ThịnhTrong bài phỏng vấn tôi tự 'sáng tác' này về Mẹ ( nhưng qua nghiên cứu tài liệu thực về Mẹ, và cố gắng phản ánh đúng về tư tưởng của Mẹ), không hẳn ngưỡng mộ Mẹ với tư cách là người được giải thưởng Nobel ( 1979 ) mà bày tỏ lòng tôn kính sâu sắc với một người Phụ nữ tuyệt vời nhất, đồng thời về sự giác ngộ chân kiến, chân tâm của tôi...
  • Hiểu thêm điều bình thường qua phỏng vấn Ban Ki Moon

    13/12/2011Nguyễn Tất ThịnhTừ nhãn quan ở cương vị của Ngài, có thể chuyển hóa đến những người
    bình thường trên Toàn Cầu, những cảm nhận về hoạt động của Liên Hiệp
    Quốc và xu hướng của Thế giới sau một năm qua mà tất cả chúng ta đang
    sống trong đó đang quan tâm?
  • Truyền hình Trung Quốc phỏng vấn học giả Việt về tranh chấp Biển Đông

    28/06/2011Hạnh NguyênTiến sĩ Vũ Cao Phan , nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã có buổi trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông, Trung Quốc) trong tư cách Cố vấn khoa học Viện nghiên cứu Trung Quốc (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Một phần của bài trả lời phỏng vấn này đã được phát trong Chương trình liên tuyến "Nhất hổ nhất tịch đàm" được truyền phát đến hơn 150 quốc gia trên thế giới tối thứ bảy, 25 /6/2011...
  • Phỏng vấn Giáo sư Lê Văn Lan: Tôi kiên quyết phản đối việc phát sóng bộ phim

    26/06/2011Nguyễn Xuân DiệnHôm qua, khi chúng tôi đăng tải ý kiến của GS. Lê Văn Lan kịch liệt phản đối chiếu bộ phim "Đường tới thành Thăng Long" trên sóng của Đài truyền hình quốc gia, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. GS. Lê Văn Lan đang đi làm phim về Hoa Lư với đoàn phim Niu-Di -Lân ở Ninh Bình, đã về Hà Nội ngay trong đêm qua và đã dành cho Nguyễn Xuân Diện-Blog cuộc gặp và phỏng vấn sáng nay...
  • Phỏng vấn Thượng Đế

    18/01/2010Tôi mơ thấy rằng mình có một buổi phỏng vấn với Thượng Đế...
    - Mời vào. Thượng Đế nói.
    - Con muốn phỏng vấn Ta phải không?
    - Nếu Ngài có thời giờ, thưa Ngài. Tôi đáp.
  • Phỏng vấn một bác nông dân

    29/05/2007Lê Thị Liên HoanPV: Kìa bác ơi, bác đi đâu đấy?
    Nông dân: Tôi dắt bò đi bán.
    PV: Giời ơi, nông dân bán bò, chả khác nào nhạc sĩ bán đàn hay nhà văn bán bút.
    Bác sẽ sống bằng gì?
    Nông dân: Bằng chứng khoán!
  • Lạm bàn về phỏng vấn đàn ông

    23/05/2007Nguyễn Việt HàPhỏng vấn là một thể tài yêu thích của báo chí. Nó luôn là thời thượng của vất cứ báo viết, báo nói hay báo hình. Nó có một lượng đông đảo đàn ông xem và đọc.
  • Phỏng vấn ông quan liêu

    01/02/2007Lê SơnNếu như người nào cũng muốn tự do mua bán những gì mà họ thích, muốn tự do di chuyển, tự do giáo dục con cái theo ý của mình… thì không cần đến giấy khai sinh, giấy giá thú, chứng chỉ tử vong, không cần đến các loại thẻ, các loại vé, các loại giấy phép xuất nhập khẩu và mọi thứ giấy tờ khác vốn bao bọc lấy con người từ khi ra đời cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay. Nếu như không cần đến giấy tờ nữa thì bọn quan liêu chúng tôi biến đi đâu?
  • Một số câu hỏi phỏng vấn “đặc biệt” của Microsoft

    25/11/2006Giang ChiTrong thời gian qua, trên một số diễn đàn của các bạn sinh viên diễn ra khá nhiều cuộc tranh luận về các bài toán mẹo mà Microsoft thường sử dụng trong việc tuyển chọn nhân tài. Nhiều bạn trẻ đã chứng tỏ được khả năng tư duy logic của mình thông qua việc giải một số bài toán “nát óc” ...
  • xem toàn bộ