Giá trị và đối diện thực tế

07:01 SA @ Thứ Hai - 14 Tháng Sáu, 2010

Có ý kiến cho rằng, khu phố cổ (KPC) Hà Nội hiện chỉ còn là "phố cũ trên nền cổ", "là phố khổ"… Nhưng nói thế đã chính xác chưa? Thực tế, phố cổ vẫn đang sở hữu một giá trị không đo đếm hết; và lâu nay, nó đã ghi nhận một lượng trí tuệ, tâm huyết của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài nước và các thế hệ dân cư. Vấn đề chỉ là và phải là phát huy khối trí tuệ ấy thành động lực bảo tồn và tiếp sức cho phố cổ như thế nào?

Hà Nội đang bước vào ngưỡng cửa nghìn năm tuổi. Cùng với những băn khoăn từ danh hiệu "di sản" và cả những chuyện nhỏ như chỉnh trang mặt phố; hơn lúc nào hết, đây là thời điểm cần dành cho phố cổ một cái nhìn thực sự khách quan. Báo Hà Nội mới giới thiệu loạt bài "Phố cổ Hà Nội: Ứng xử thế nào cho phải?".


Sau nhiều nỗ lực bảo tồn, khai thác KPC Hà Nội, những người có trách nhiệm và yêu mến "băm sáu phố phường" vẫn băn khoăn: Ứng xử thế nào với một thực thể sống động mang tên "di tích" ấy? Phố cổ còn gì, mất gì; giá trị là đâu và làm sao để tiếp tục bảo tồn bền vững? Rất cần một lòng tin để đối diện với thực tế và giữ gìn những giá trị đã ở tầm di sản đô thị quốc gia.

Tầm vóc di sản

KPC Hà Nội là quần thể kiến trúc độc đáo, mang đặc trưng riêng với các phố nghề như Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc... Nó còn được biết đến với hệ thống công trình kiến trúc đặc biệt như đình Kim Ngân, đền Bạch Mã, chùa Cầu Đông... Nhà ở KPC được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX dựa trên nền móng được hình thành từ những thế kỷ trước với kết cấu gỗ, mái lợp ngói, vì kèo có nhiều họa tiết trang trí. Hiện nay, KPC Hà Nội có hơn 84.000 người dân sinh sống và hoạt động buôn bán trên diện tích gần 100ha, thuộc 10 phường của quận Hoàn Kiếm.

Được công nhận là Di tích quốc gia (năm 2004), KPC Hà Nội coi như có "dấu triện" khẳng định vị trí của mình với giá trị đã mang tầm di sản quốc gia. "Phố cổ Hà Nội phải được coi là di sản đô thị, trong đó có những di tích. Ứng xử với cấu trúc đô thị hiện sinh ấy với nhiều giá trị như văn hóa, lối sống… không thể chỉ bằng cách bảo tồn, không thay đổi như di tích. Đặc biệt là không thể bảo tàng hóa phố cổ" - GS-TS-KTS Hoàng Đạo Kính, Ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình VHNT TƯ khẳng định.

GS Lê Văn Lan từng nói: "Căn bản và thực chất, phố cổ là di sản khổng lồ của lịch sử và văn hóa kinh kỳ… mà giá trị tinh túy được biểu đạt chủ yếu ở phần phi vật thể; người chuyên chở, thi triển cái di sản này là người dân phố cổ". Một cách nói khác, như KTS trẻ Hoàng Thúc Hào - người vừa cùng cộng sự nhận giải nhất cuộc thi kiến trúc "Vì Hà Nội hôm nay và ngày mai": "Phong cách kiến trúc nguyên bản nhà ống, vì kèo ư, còn ít lắm. Điều đáng quan tâm nhất hiện nay là lưu giữ, điều hòa tinh thần phố thị nơi đây".

Phố Hàng Vải. Ảnh: Quốc Trường

Tầm vóc di sản của phố cổ còn được biểu hiện ngay trong câu hỏi "sức hấp dẫn phố cổ là đâu để du khách vẫn cứ mải miết đến chốn này?", KTS Hoàng Thúc Hào cho rằng "đó là nét duyên phố cổ còn phảng phất và một đời sống sôi động phố thị đặc trưng". Có thể hiểu vì sao trước đây, nữ KTS trẻ người Pháp gốc Việt Nathalie Nguyễn đã chọn cách tìm hiểu độc đáo: nghỉ đêm tại nhà người bạn trong phố cổ để sớm tinh mơ thức dậy mở cánh cửa gỗ nhỏ trên ban công, nhìn ngắm và lắng nghe những chuyển động của một Hà Nội tưởng như chỉ còn trong ký ức. Quả nhiên, cái không gian 100 hécta này không giống một nơi nào trên thế giới. Ở đó đến một chiếc muôi gỗ trong gánh hàng quà cũng biết kể một câu chuyện về Hà Nội cổ.

"Phố cổ phải tự tin về giá trị của mình"

Sau 3 năm phối hợp với Việt Nam thực hiện chương trình nghiên cứu "Bảo tồn và phát triển bền vững khu phố cổ Hà Nội" (2007-2010), GS Fukukawa Yuchi - Trưởng đoàn nghiên cứu của Trường Đại học Chiba (Nhật Bản) - đánh giá: "Mặc dù phố cổ Hà Nội đã thay đổi, nhưng vẫn còn không ít ngôi nhà cổ, mặt phố còn nhiều giá trị quý cần phải được bảo tồn".

Mặc dù phố cổ Hà Nội đã thay đổi, chỉ còn lại một phần nhỏ những dấu tích, vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách.

Trao đổi với Hànộimới, Nhà văn hóa Hữu Ngọc cũng khẳng định: Cho dù chỉ còn lại một phần nhỏ những dấu tích của phố cổ thì vẫn cần bảo tồn vì nó chở theo cái hồn đời sống kinh kỳ; cho dù dấu ấn "chẳng thơm cũng thể hoa lài" ở cái nơi nhiều chen chúc, chật chội ấy đã mai một đi nhiều, nhưng nếu cố gắng thì vẫn sẽ gìn giữ được". Nếu đặt chân lên những bậc cầu thang không thể nhỏ hơn, ngoắt ngoéo hơn được nữa để thăm gia đình 3 thế hệ nghệ nhân Phạm Chí Bích (phố Hàng Nón), ta sẽ hiểu bề sâu tự tin của tinh thần phố cổ. Nơi đây có xưởng sản xuất trống, có "siêu thị" mi ni về nhạc cụ dân tộc thu hút nhiều người nước ngoài, đặc biệt là nơi sản xuất và thử nghiệm chiếc đàn nón độc đáo số 1 Việt Nam chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Vì thế, các chuyên gia kiến trúc đều khẳng định: "Phố cổ cần tự tin vào giá trị của mình".

Đối diện thực tế

Việc chúng ta chưa lập hồ sơ đề cử KPC Hà Nội là di sản thế giới cho thấy sự thận trọng và cách nhìn nhận đúng về KPC của chính quyền và nhân dân Hà Nội, của các bộ, ngành có trách nhiệm.

Đó cũng sẽ là tiền đề cho việc ứng xử của nhà quản lý, người dân Việt Nam, người dân Hà Nội với phố cổ. Trong đó, hệ thống giải pháp phải bao gồm "Bảo tồn - cải tạo - phát triển" như ý kiến của GS-TS Hoàng Đạo Kính rằng: "Bảo tồn không đối kháng với phát triển và cải tạo phải là khâu quan trọng đứng giữa. Nếu như năm 2003, trên Báo Nhân Dân, GS Lê Văn Lan còn bày tỏ băn khoăn "không, hoặc chưa thấy một công trình nào về "người phố cổ" để xem nguồn gốc, nhu cầu của họ có muốn, hoặc cần sinh sống mãi ở những ngôi nhà phố cổ này không; có còn chăng và làm sao giữ được tiếng nói hồ Gươm thanh lịch…", thì đến nay, đã thấy không ít "lắng nghe" tiếng nói người phố cổ, đã thấy cách giải quyết vấn đề bảo tồn được đặt trong mối quan hệ bảo đảm cuộc sống của cư dân nơi đây.

Tuy nhiên, tính chất một di sản đô thị hiện sinh khiến phố cổ đang từng ngày từng giờ "bung" ra bao nỗi niềm. Không phải nơi đâu cũng là "mặt phố" kiếm ra tiền. Còn cả một cộng đồng cư dân rất lớn đang sống phía sâu trong những không gian rất chật hẹp, với nhà vệ sinh "ra cài ngoài, vào cài trong", thậm chí dùng cả phương tiện vệ sinh thùng, như trở về từ thế kỷ trước… Đâu đâu trên các "phố Hàng" cũng có thể tìm thấy sự "vỡ ra", sự "co giãn", "chằng chịt", bức bối của không gian sống.

Những thách thức trong điều hòa đời sống dân sinh nhằm "giữ cho KPC một liều lượng ồn ào vừa đủ, tránh làm phiền nhiễu, thậm chí xâm hại đến không gian văn hóa kinh kỳ" (KTS Ngô Doãn Đức) xin được chia sẻ ở bài sau.

* "Phố cổ có sức hấp dẫn mạnh mẽ với bạn bè quốc tế bởi đây là một siêu thị kiểu cổ; xưởng sản xuất kiểu cổ và đại siêu thị ẩm thực. Nó sẽ còn tồn tại ngay cả sau thời kỳ hậu công nghiệp" (GS Hoàng Đạo Kính).

* Phó Chủ tịch Hội KTS Việt Nam - KTS Ngô Doãn Đức: "Nếu như Venice (Italy) trật tự đến bài bản, thì phố cổ Hà Nội có cái ồn ào nhất định, có nét hấp dẫn riêng. Mua bán, trao đổi ngay vỉa hè, từ ban công xuống, lạ, gần gũi và ấm áp".

>> Phần tiếp theo:Di tích bị sức ép đô thị

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận diện con người Hà Nội qua lăng kính văn hóa Thăng Long - Hà Nội

    17/10/2019GS.TS. Trần Văn BínhCon người sáng tạo ra văn hóa, là chủ thể của văn hóa, đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, thông qua con người có thể hiểu văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, và ngược lại, qua văn hóa cũng có thể hiểu rõ về con người...
  • Tết Hà Nội thời hội nhập

    15/02/2018Băng SơnTết là ngày đặc biệt nhất trong những ngày đặc biệt của một năm. Theo câu ca dao cổ: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”, thì ngoại trừ “tràng pháo” theo lệnh của Chính phủ cấm pháo, không còn là thú chơi nữa, không ai đốt pháo nữa, thì các thứ khác vẫn xuất hiện trong ngày tết khắp đó đây, tuy có nhiều thay đổi.
  • Văn hóa thủ đô

    10/10/2017GS. Tương LaiKhá lâu mới nghe được một ý tưởng giúp giải tỏa nỗi day dứt khôn nguôi: “Với thủ đô, văn hóa quan trọng hơn”. Đó là phát biểu của người lãnh đạo cao nhất Hà Nội. Đúng là: “Cái Hà Nội cần có chính là phải mạnh, phải dẫn đầu về văn hóa...
  • Hà Nội, di sản nghìn năm và tốc độ của đời sống hiện đại

    09/02/2015Nguyễn Trương QuýBắt đầu câu chuyện về Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến kho "di sản gạch ngói" hay là những thứ "văn vật", thời thượng hơn thì dùng từ "văn hoá vật thể" để chỉ những cấu trúc xây dựng của đô thị, trong đó chủ đề phố cổ luôn nóng hổi và dù nghe đã nhàm tai, đã biết quá rõ những gì gọi là đẹp đẽ, những gì trầm kha của một khu phố luôn được nhắc đến hằng đầu trong những nghị quyết về văn hoá xã hội thủ đô hay những hội thảo chuyên đề về Hà Nội, nhưng hình như vẫn chưa ra được đáp số.
  • Bộ mặt Hà Nội dưới bàn tay quy hoạch của người Pháp

    06/12/2009Kim ThiNhiều công trình kiến trúc tại Hà Nội đã được xây mới, hoàn toàn chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Tuy nhiên, khu phố cổ vẫn giữ nguyên những đặc trưng của kiểu nhà truyền thống Việt Nam, hẹp và sâu. Nhìn vào quy hoạch của Pháp, cũng có thể thấy rõ mục đích muốn biến Hà Nội thành trung tâm quân sự và chính trị (trong tương lai), tạo điều kiện cho công cuộc khai thác thuộc địa.
  • Hà Nội phố, Hà Nội quê

    10/10/2009Trần TuấnBa mươi mấy năm rồi, Hà Nội với tôi chỉ còn là những chuyến đi, về. Bởi chừng ấy tháng năm, giã từ tuổi thơ bắt ve trèo sấu, giã từ tuổi niên thiếu bắt đầu chớm biết xao lòng buổi cắp cặp đi học ở ngõ Quỳnh, tôi về phố biển miền Trung...
  • Hàng quà ở Hà Nội ngày xưa

    29/07/2009Văn NgọcMỗi lần nhớ lại những hàng quà ngày xưa ở Hà Nội, là tôi lại nhớ lại cả một quãng đời thơ ấu. Nhớ lại những tiếng rao, tiếng động phố phường, mới ngày nào còn gần gũi ... Những tiếng xe cộ lúc sớm mai trên đường phố, những tiếng rao quà trong trưa nắng, những tiếng hát của người xẩm loà lúc phố xá lên đèn, tất cả những âm thanh đó, những hình ảnh đó, đã ghi khắc vào tâm hồn tôi.
  • Phố cổ Hà Nội

    13/07/2009Nguyễn Văn VĩnhBài viết này được trích từ cuốn Lịch sử, sự thật và sử học (Tạp chí Xưa&Nay, Nhà xuất bản Trẻ, 12/1999) tập hợp một số bài viết trên tạp chí Xưa&Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Bài viết nguyên bằng tiếng Pháp đăng trên tờ Annam Nouveau số 140 ngày 2/6/1932 của nhà báo-chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh, đã được một bạn đọc dịch và gửi đến tòa soạn Xưa&Nay, góp phần giải thích về việc tìm hiểu khái niệm "Ba mươi sáu phố phường".
  • Nếp sống làng quê giữa lòng phố xá

    03/03/2009Vương Trí NhànTrong khi người Hà Nội chưa đủ sức nâng mình lên, thì dân các vùng nông thôn chung quanh lại như là vẫn muốn kéo Hà Nội xuống, và đây mới thật là chuyện "hai lần thương khó". Có một lẽ công bằng mà không luật pháp nào quy định, song ai cũng thấy phải, ấy là Hà Nội chỉ trở thành đô thị thực thụ nếu nó có thể góp phần giúp cho cuộc sống các vùng chung quanh ngày một ổn định, người dân nông thôn thu nhập khấm khá tới mức nhìn về bà con của mình ở thành thị với con mắt thiện cảm và yên tâm ở lại quê hương "phục vụ" Hà Nội. Nhưng "ốc chưa mang nổi ốc" thì "làm cọc cho rêu" sao được?!
  • Tỏa sáng văn hóa Việt

    02/03/2009GS.TS Phùng Hữu PhúĐặc điểm của thăng Long - Hà Nội là một đô thị lâu đời một thành phố sông hồ, một vùng đất có hệ sinh thái đa dạng phong phú nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến tự nhiên. Lợi thế hàng đầu của thăng Long - Hà Nội là nguồn nhân lực chất lượng cao, tiềm năng trí tuệ dồi dào, tài nguyên văn hóa vô cùng phong phú. Tất cả những yếu tố đó đều phải được tính đến một cách khoa học trong quy hoạch phát triển đô thị, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhất là xác định hướng phát triển ưu tiên và những lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm mũi nhọn.
  • Những di sản sống của đất Thăng Long

    20/01/2009Lê Thị TrangQuả thực, có nhiều lúc người ta như không còn tìm thấy những vẻ đẹp của cảnh và người của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến nữa. Đô thị hóa và đời sống hiện đại hầu như đã xóa đi tất cả.
  • Tự nhiên như người Hà Nội

    08/01/2009Nguyễn Trương QuýChẳng rõ có phải vì mang thân là thủ đô tập quyền về đủ mọi mặt từ xưa đến nay (những đứt quãng không nhiều so với toàn cục) mà Hà Nội mặc nhiên được coi như là khuôn vàng thước ngọc cho các giá trị, nhất là văn hoá của đất nước. Cô gái đẹp thì ai cũng đồng ý là đẹp, nhưng được bầu làm hoa hậu thì khốn khổ, sẽ có ngay ý kiến bình luận liệu cô ấy có xứng đáng chưa, hoa hậu thì phải trả lời ứng xử tốt nữa...
  • Mở rộng Hà Nội: Nỗi lo giữ gìn văn hóa thủ đô

    13/05/2008Đan TâmViệc mở rộng Hà Nội cần được tính toán rất kỹ về nhiều mặt và có bước đi thích hợp nhằm thể hiện được thủ đô là tiêu biểu nhất cho chính trị và văn hóa của đất nước
  • Bữa cơm gia đình Hà Nội

    01/01/1900Băng SơnPhải là một kẻ cô đơn, một người rơi vào hoàn cảnh gia đình không trọn vẹn, không hoàn chỉnh mới thấy không khí gia đình là quý báu như thế nào, nhất là những bữa cơm gia đình, dù nó là hàng ngày nó quen thuộc với ta suốt một đời... Nó là tình yêu, là sức khỏe, là thương mến, là tình máu mủ ruột rà… hơn thế nữa, nó còn chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa, và thực chất, nó chính là một phần của văn hóa Thăng Long - Hà Nội.
  • Hà Nội nơi mở cửa những đổi mới văn hoá

    08/02/2006Nguyễn Vinh PhúcKhông kể chuyện xa xưa, khi ở đây từng diễn ra sự tiếp xúc và cải biến văn hoá Ấn Độ - Trung Hoa, mà chỉ kể chuyện 100 năm trở lại đây, việc hội nhập rồi phát triển cùng văn hoá thế giới cũng đủ nói lên Hà Nội là nơi mở đầu những đổi mới trong đời sống văn hoá...
  • Hà Nội “bớt” thanh lịch - Đừng đổ hết lỗi cho giới trẻ!

    15/01/2006Trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội tiếp nhận nhiều luồng văn hoá khác nhau, thể hiện rõ nét nhất trong lối sống của giới trẻ. Nét thanh lịch của người Hà Nội đang có phần chìm lắng, và đó không phải là lỗi của riêng giới trẻ!
  • xem toàn bộ