Phát triển kinh tế tư nhân

09:22 SA @ Thứ Ba - 17 Tháng Tư, 2007

Những sai lầm trên quy mô hệ thống

Kinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng cấu thành toàn bộ nền kinh tế. Nhiều quốc gia mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của hình thức kinh tế này và tích cực phát triển nó như một công cụ hiệu quả để phát triển kinh tế. Tuy nhiên đã có thời không ít người, đặc biệt là các nhà lý luận theo mô hình Xô Viết lên án kinh tế tư nhân và chủ trương xóa bỏ nó. Họ coi kinh tế tư nhân là trở ngại chủ yếu cho việc xây dựng xã hội mới, nhưng thực tế đã minh chứng ngược lại, trong khi Chủ nghĩa Xã hội kiểu Xô Viết sụp đổ thì kinh tế tư nhân lại phát triển không ngừng và càng ngày càng thể hiện ưu thế và sức mạnh to lớn của nó. Hiện tượng lịch sử trên cho thấy kinh tế tư nhân không chỉ liên quan đến sự thành bại của một quốc gia, mà nó còn có tác động rất quan trọng tới tiến trình phát triển của toàn nhân loại.

Nhưng kinh tế tư nhân không chỉ là bài học lịch sử, nghiên cứu về kinh tế tư nhân sẽ không chỉ nhằm giải thích hiện tượng lịch sử quan trọng như sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội kiểu cũ, mà quan trọng hơn nhận thức được con đường đi tới tương lai.

Thể chế kinh tế quyết định chế độ xã hội hay là sự tuyệt đối hóa vai trò của sở hữu

Vì sao Chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô Viết sụp đổ? Đó là câu hỏi lớn cần có lời giải đáp. Ngày nay trong chúng ta có quá nhiều học giả mắc căn bệnh "mặc nhiên thừa nhận". Khi mô hình Liên Xô áp dụng tràn lan, họ coi những vấn đề lý luận của mô hình này như một thứ khuôn vàng thước ngọc để tuân thủ, rập khuôn vô điều kiện, nhưng khi Liên Xô và các nước Đông âu sụp đổ họ né tránh hoặc làm ngơ và cũng "thừa nhận mặc nhiên". Chúng ta cần đi sâu phân tích để thấy được bản chất của sự thật lịch sử này. Những phân tích của chúng ta không nhằm mục đích kết tội hay lên án bất kỳ ai mà điều quan trọng là chúng ta có được một cơ sở lý luận đúng đắn để xử lý những vấn đề mà cuộc sống hiện tại đang đặt ra trước mắt.

Chủ nghĩa xã hội theo mô hình Liên Xô sụp đổ vì nền kinh tế kế hoạch tập trung của nó đã thất bại trong cạnh tranh với nền kinh tế thị trường. Cần thấy rằng nền kinh tế kế hoạch như một toà lâu đài được xây dựng trên nền móng là thể chế kinh tế xã hội chủ nghĩa, cụ thể là chế độ sở hữu nhà nước và chế độ sở hữu tập thể. Chính đây mới là nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm cho kinh tế Xã hội chủ nghĩa không năng động và kém hiệu quả Thậm chí hy vọng về sự bình đẳng cho con người thông qua hình thức "phân phối theo lao động" do chế độ công hữu tạo ra cũng chỉ là ảo tưởng. Trên thực tế phương thức phân phối theo lao động bị bóp méo và hoàn toàn không có khả năng kích thích trở lại sản xuất.

Sai lầm về mặt lý luận của mô hình Chủ nghĩa Xã hội Xô Viết là tuyệt đối hóa vai trò của sở hữu. Người ta mặc nhiên thừa nhận rằng thể chế kinh tế quyết định thể chế xã hội. Lý thuyết này dẫn đến một kết luận hiển nhiên: kinh tế tư nhân là cơ sở của Chủ nghĩa tư bản, bởi vậy nó không có chỗ đứng trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Lý thuyết này cho rằng chế độ sở hữu nhà nước là cơ sở của Chủ nghĩa xã hội, vì vậy xây dựng Chủ nghĩa xã hội phải loại trừ kinh tế tư nhân ra khỏi mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội. Bị chi phối bởi quan điểm thể chế kinh tế quyết định chế độ xã hội, trong một thời kỳ dài nền kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng theo định hướng xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất tức loại bỏ kinh tế tư nhân. Người ta cho rằng xoá bỏ thể chế kinh tế cũ, tức xoá bỏ kinh tế tư nhân, xây dựng kinh tế tập thể và nhà nước dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất thì sẽ có một xã hội tiến bộ hơn. Nhưng thực tế đã đưa ra lời giải đáp khác những sai lầm của những hành động theo lối duy ý chí tất yếu dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Cần nhớ rằng hình thức sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất đã đan xen nhau trong lịch sử. Nhầm tưởng rằng thể chế kinh tế sẽ quyết định chế độ xã hội như người ta mong muốn đã dẫn đến cưỡng ép sự phát triển. Xã hội sẽ và chỉ phát triển theo hướng tự nhiên của nó. Các hình thức sở hữu sẽ vẫn tồn tại đan xen nhau trong tương lai lâu dài như nó từng tồn tại trong quá khứ. Điều quan trọng hơn để xét một xã hội này tiến bộ hơn một xã hội khác không phải là thể chế kinh tế, tức hình thức sở hữu, mà chính là tính hiệu quả của guồng máy kinh tế.

Nhận thức lại về sản xuất và sở hữu tư nhân trong nền kinh tế hiện đại

Một trong những sai lầm lớn nhất của lý thuyết kinh tế theo mô hình Chủ nghĩa Xã hội Xô Viết trong nghiên cứu kinh tế là ở chỗ nó chỉ phân tích phiến diện quá trình sản xuất. Nền tảng của đời sống hay là mặt thực tế của cuộc sống chính là kinh tế. Nếu như chỉ để ý đến một khâu mặc dù rất quan trọng của quá trình hoạt động kinh tế là sản xuất thì sẽ vấp phải một sự phiến diện, một sự đơn giản hóa cực kỳ nghiêm trọng. Bởi vì cuộc sống không chỉ có sản xuất, nền kinh tế không chỉ có sản xuất mặc dù sản xuất là khâu rất quan trọng. Sản xuất là khâu trung gian của quá trình kinh tế, thậm chí không phải là khâu bắt đầu dù rằng đôi lúc có thể nói là khâu trung tâm của các hoạt động kinh tế. Trước khi đi vào phân tích khâu sản xuất chúng ta cần đi sâu phân tích nhu cầu. Nếu không có nhu cầu thì không có sản xuất. Khi con người được giải phóng ra khỏi những nhu cầu đơn giản của đời sống vật chất thì sản xuất là quá trình phục vụ đời sống với những nhu cầu ngày càng phong phú. Từ nhu cầu đến sản xuất rồi đến lưu thông, phân phối là một chu trình phức tạp, trong đó chỉ riêng trong khâu sản xuất cần có nhiều nhân tố phục vụ nó như: cung cấp tín dụng, sáng tạo công nghệ, bảo vệ các quyền liên quan đến quá trình sản xuất. Có lẽ những yếu tố của nền kinh tế hàng hóa, cách thức lưu thông phân phối, tín dụng theo phong cách mới của xã hội tư bản tỏ ra ưu việt hơn hẳn những gì diễn ra trong chế độ phong kiến, đã gây ấn tượng mạnh và làm các nhà lý luận của Chủ nghĩa xã hội có cách nhìn thiên lệch về khâu sản xuất, cố gắng phân tích cấu trúc xã hội liên quan đến khâu sản xuất và phạm phải sai lầm đơn giản hóa tất cả các yếu tố khác mà lẽ ra cần đi sâu phân tích. Nhưng với tư cách là một nhà triết học, một nhà khoa học thì không thể chờ đợi thực tế lộ ra rồi mới phân tích. Các nhà khoa học cần phải có phẩm chất cực kỳ quan trọng là năng lực dự báo. Nhà khoa học có thể và cần phải dự báo về tương lai của các yếu tố tham gia vào tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Đóng góp của nhà khoa học càng lớn khi họ dự báo được càng dài hạn và càng chính xác về tương lai của các yếu tố này. Đáng liếc là các nhà lý luận của Chủ nghĩa xã hội kiểu cũ đã bị những ý chí chính trị chi phối làm mất đi sự sáng suất khoa học.

Vào thời kỳ tiền tích luỹ tư bản, nhiều người quan niệm sự phát triển kinh tế gắn liền với tội ác, thời kỳ kết hợp giữa sự phát triển thương mại tự nhiên với quá trình phát triển thị trường theo lối Chủ nghĩa thực dân. Cho nên những điều kiện xã hội hay những biểu hiện các yếu tố xã hội tham gia vào quá trình phát triển của một nền kinh tế chưa đủ mạnh, do đó, các nhà lý luận thời kỳ này cũng không nhận ra là họ đã đơn giản hóa vấn đề. Ngày nay quá trình kinh tế trở nên phức tạp hơn nhiều, những nhân tố như tri thức, thông tin... đã trực tiếp tham gia vào các quá trình kinh tế và làm thay đổi về chất các quá trình này.

Cũng vậy, sở hữu là một trong những khái niệm mà nội dung của nó đang có nhiều biến đổi cực kỳ quan trọng. Nếu chúng ta dừng lại ở chỗ chỉ nghiên cứu khái niệm về tư liệu sản xuất không thôi thì hoàn toàn không đủ và có thể nói rằng chúng ta cũng phạm sai lầm. Nếu coi tư liệu sản xuất như yếu tố trung tâm của quá trình kinh tế thì chúng ta đã đơn giản hóa vấn đề. Khi chúng ta nghiên cứu về kinh tế, về sở hữu chúng ta không được xem sản xuất như quá trình trung tâm, quá trình chủ yếu, quyết định đến toàn bộ tiến trình phát triển. Khi đề cập đến quá trình sở hữu, chúng ta cũng không được phép dừng lại ở khái niệm sở hữu về tư liệu sản xuất mang tính vật lý. Tư liệu sản xuất bản thân nó cũng là một thứ hàng hóa, được lưu chuyển từ đối tượng này đến đối tượng kia trong xã hội. Tư liệu sản xuất là một quá trình chứ không phải là một đối tượng hay một đại lượng tình. Khi tư liệu sản xuất là kết quả của một quá trình thì nó xuất hiện ở mọi khâu, mọi chỗ, bản thân nó cũng là một đại lượng biến thiên. Vì thế tuyệt đối hóa nó như là một đối tượng anh để nghiên cứu và nghiên cứu sự lưu chuyển của nó thuần túy về phương diện sở hữu không thôi thì cũng phạm phải sai lầm của căn bệnh đơn giản hóa.

Ngày nay vẫn chưa hết những nhà khoa học và chính trị băn khoăn về vai trò, ý nghĩa của hình thức sở hữu đối với sự phát triển của nhân loại. Họ chỉ chú ý đến cái vô hình thức của sở hữu, tức là nó thuộc về ai, tư nhân hay nhà nước rồi vội vàng đi đến kết luận về vai trò và tầm quan trọng của loại hình sở hữu đối với tiến trình phát triển của nhân loại. Thực ra vấn đề phức tạp hơn họ tưởng. Bản chất của sở hữu không phải nằm trong hình thức của sự sở hữu, tức là hình thức tư nhân, tập thể hay nhà nước mà nằm ở nội dung bên trong của khái niệm này, đó là quy mô, tính đa dạng và khả năng linh hoạt của sở hữu.

Ngày nay sở hữu tư nhân đã phát triển lên một trình độ mới về chất, quy mô sở hữu của nhiều công ty ngày càng đồ sộ và nhiều công ty tạo ra lượng tài sản có giá trị lớn hơn cả GDP của một số quốc gia. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, nhân loại càng ngày càng sáng tạo ra nhiều loại hình sở hữu mới. Ngày nay, ngoài sở hữu tài sản hữu hình, người ta không chỉ sở hữu những tài sản vô hình như các nhãn hiệu hàng hóa, bí quyết công nghệ mà người ta còn sở hữu cả không giản ảo trên mạng Intemet và tài sản ảo là những bit thông tin đang tràn ngập trên mạng thông tin toàn cầu. Điều cuối cùng chúng ta cần xem xét là đặc tính linh hoạt của sở hữu. Sự chuyển đổi loại hình và chuyển đổi chủ sở hữu ngày nay diễn ra cực kỳ linh hoạt. Chính đặc tính này góp phần tạo ra tính năng động của kinh tế hiện đại, đáp ứng với nhịp độ kinh doanh sôi động của thời hiện đại. Vì thế chúng ta hoàn toàn có cơ sở để kết luận rằng chính quy thô, sự đa dạng và phong phú cũng như tính linh hoạt của sở hữu là kết quả của quá trình phát triển kinh tế và đến lượt nó tác động lại sự phát triển, đến tiến bộ xã hội của nhân loại mạnh mẽ hơn nhiều so với tác động của hình thức của sở hữu như một số người nhầm tưởng.

Các nhà lý luận của Chủ nghĩa Xã hội kiểu cũ đã không nhận thức được rằng, chính trị phục vụ con người nhưng con người không phải là đối tượng để phục vụ các quá trình, các tiến trình chính trị. Dùng các ý niệm, khái niệm, lý luận của đời sống chính trị để cưỡng bức hay chống lại con người, cho dù dưới hình thức có vẻ nhân ái nhất là cải tạo con người, đều phạm phải những sai lầm có kết quả tai hại như nhau, đó là kìm hãm quá trình phát triển.

Sở hữu là một quan niệm xã hội, bao gồm các yếu tố thuộc về quan hệ xã hội. Sở hữu thể hiện hình thức quan hệ giữa con người với con người, sở hữu không hề chứa đựng ở trong nó đối tượng cụ thể. Điều cần lưu ý là nhiều người nhầm lẫn sở hữu như là những đối tượng vật lý. Sai lầm của mô hình Chủ nghĩa Xã hội kiểu cũ không chỉ là tuyệt đối hóa khái niệm về sở hữu mà là sai lầm về bản chất vấn đề sở hữu. Xuất phát từ phủ nhận sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, không nhận thức được giá trị của kinh tên tư nhân, Chủ nghĩa xã hội kiểu cũ đã phạm phải sai lầm lớn nhất cả về mặt lý luận và thực tiễn. Chính đây là sai lầm mang tính hệ thống và cũng là tiền đề dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ thống.

Kinh tế tư nhân là hình thức kinh tế tự nhiên của quá trình phát triển xã hội, tồn tại và phát triển ngoài ý muốn chủ quan của những nhà chính trị cho dù họ đại diện cho bất kỳ lực lượng xã hội nào, hoặc nhân danh ai, hoặc với mục đích nhân đạo hay cao cả đến đâu chăng nữa. Chừng nào con người còn cần đến kinh tế tư nhân như là một phương tiện hữu hiệu để xây dựng và kiến tạo cuộc sống của mình và đồng loại, thì kinh tế tư nhân còn tồn tại như một hành trang của con người trong tiến trình đi tới tương lai. Chính những tình cảm nhân đạo chung chung hoặc những lý thuyết bình đẳng mơ hồ đã làm cho các nhà cách mạng nóng vội không nhận thức được các giá trị thực của kinh tế tư nhân, tiến hành cưỡng ép chuyển đổi kinh tế tư nhân thành kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. Đó là hành động dại dột từ bỏ một công cụ hữu ích để đổi lấy một cóng cụ kém khả dụng. Làm khoa học, chúng ta cần phải khách quan và tỉnh táo, cán thoát khỏi những định kiến sai lầm cũng như những nhận thức bị tình cảm thiên lệch chi phối để nhận thức đúng các giá trị chân chính của hình thức kinh tế này.

Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường

Thời đại của quá trình kinh tế phá vỡ sự trói buộc của chính trị

Một trong những sai lầm của nhiều chính phủ trên thế giới là gắn kinh tế với chính trị, thậm chí không chỉ kinh tế mà đời sống kinh doanh hàng ngày với chính trị và vì vậy luôn luôn tạo ra rủi ro cho nền kinh tế. Chính trị thuộc về thượng tầng kiến trúc của đời sống xã hội, không bao giờ chính trị ổn định thực sự Chính trị thường biến đổi liên tục do thay đổi chu kỳ cầm quyền từ những nhà chính trị này sang những nhà chính trị khác. Một hệ thống chính trị sẽ được điều hành, một nguyên lý sẽ được vận dụng rất khác nhau tuỳ theo cá nhân các nhà chính trị. Nếu như để cho kinh tế lệ thuộc quá nhiều vào chính trị, hay là nhà nước chính trị, thì kinh tế sẽ quay cuồng như người ta thay đổi bản nhạc. Thử tưởng tượng một quá trình rất căn bản của đời sống con người là quá trình kinh tế mà lại nhảy theo nhịp điệu ưa thích của từng cá nhân các nhà chính trị, thì sẽ nguy hiểm và rủi ro nhường nào. Cái dại dột lớn nhất của nhân loại chính là gắn hoạt động kinh tế với chính trị. Trong lịch sử phát triển nhân loại, người cộng sản không phải là những người đầu tiên gắn kinh tế vào chính trị. Suy ra cho cùng kinh tế chính là mặt vụ lợi, mặt vật chất của đời sống chính trị. Cho nên việc trói buộc kinh tế vào chính trị dường như cũng là một bản năng xấu của con người và mô hình Chủ nghĩa xã hội kiểu Xô Viết với nhà nước trực tiếp can thiệp vào các hoạt động kinh tế là đỉnh cao của hiện tượng này. Ngày nay tình hình đã đổi khác. Chúng ta đang sống trong thời đại kinh tế phát triển nhanh hơn nhiều so với chính trị. Nửa cuối thế kỷ XX, đặc biệt là một phần ba cuối cùng của thế kỷ XX chúng ta đã chứng kiến một đặc điểm rất quan trọng của đời sống nhân loại, đó chính là kinh tế phát triển không còn cùng nhịp độ với sự phát triển chính trị, mà kinh tế bứt khỏi chính trị để tạo thành một vũ hội riêng của đời sống phát triển. Vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI này, nếu không giải phóng đời sống kinh tế ra khỏi những định kiến và ràng buộc chính trị thì chúng ta sẽ phạm sai lầm làm cản trở sự phát triển kinh tế. Ngoài ra cần nhận thức rằng việc trói buộc kinh tế vào đời sống chính trị, nhịp điệu chính trị, không chỉ làm giảm sự phát triển kinh tế mà còn làm giảm năng lực cạnh tranh của cộng đồng dân tộc mình trước các cộng đồng dân tộc khác, đẩy dân tộc đó vào tình trạng suy thoái và nguy cơ bị đào thải. Đấy chính là khía cạnh nguy hiểm nhất của việc trói buộc kinh tế vào chính trị. Người ta vẫn lên án các nước Xã hội Chủ nghĩa bởi vì nó trói buộc kinh tế vào chính trị. Nhưng sự trói buộc kinh tế vào chính trị ở các nước XHCN còn có lý thuyết, có sự sụp đổ mang tính lý thuyết để cho con người thức tỉnh về sự sai lầm.

Trong khi đó, nhiều sự trói buộc kinh tế vào chính trị ở những quốc gia chưa từng xây dựng Chủ nghĩa Xã hội cũng không kém phần nguy hiểm. Nó tạo ra tiền đề làm kìm hãm phát triển, bóp méo các quan hệ kinh tế và góp phần tạo ra các cuộc khủng hoảng cả kinh tế, chính trị và xã hội trầm trọng như những cuộc khủng hoảng mà chúng ta từng biết. Thái độ của chúng ta là không được trói buộc, hay nói cách khác, phải chống lại hoặc phải cải tạo, kìm hãm cái bản năng buộc kinh tế vào ý đồ chính trị, bởi vì chỉ như vậy thì chính trị có biến động đến đâu chăng nữa, đời sống nhân dân cũng không rơi vào thảm họa. Tình trạng kinh tế phá vỡ sự trói buộc của chính trị có một ý nghĩa quan trọng đối với khu vực kinh tế tư nhân là khu vực mang tính bản năng tự nhiên của con người. Trên cơ sở của không gian kinh tế tự chủ sẽ hình thành một trật tự mới hay một không gian rộng mở cho các giá trị cá nhân phát triển. Trong không gian rộng mở chúng ta có cơ hội để bảo tồn và phát triển các bản năng kinh tế hoặc kinh doanh, bảo tồn và phát triển các khả năng làm xuất hiện các trị giá gia tăng hay nói cách khác là làm cho không gian tự do cá nhân về kinh tế ngày càng rộng mở. Hãy tạo không gian kinh tế tự do cho các công ty tư nhân, bởi vì đây không chỉ là giải pháp nhằm mục đích phát triển kinh tế mà còn nhằm đảm bảo sự an toàn về chính trị. Nếu những nhà chính trị cũng như một đảng cầm quyền không nhận thức được tầm quan trọng của không gian kinh tế tự do, thì nền kinh tế có nguy cơ lâm vào khủng hoảng, quốc gia đó sớm muộn cũng rơi vào ngõ cụt của những cuộc khủng hoảng chính trị và rết cuộc là đẩy xã hội đến tình trạng kiệt quệ. Mở rộng không gian tự do cho kinh tế tư nhân là giải pháp hữu hiệu giúp cho mỗi quốc gia không bị tụt hậu trên đường đua phát triển.

Các công ty đa quốc gia: Sự biến đổi về chất của kinh tế tư nhân

Câu hỏi đặt ra là hiện nay, kinh tê/ tư nhân phát triển theo hướng nào và nó tác động như thế nào đến nền kinh tế cũng như sự phát triển toàn cầu?

Ngày nay chúng ta đang chứng kiến một thời đại các rào cản đầu tư, thương mại hàng hóa và dịch vụ dần bị dỡ bỏ, nền kinh tế thị trường mở đang tạo điều kiện dễ dàng cho kinh tế tư nhân lớn mạnh không ngừng. Trong quá trình phát triển, kinh tế tư nhân đã tồn tại dưới nhiều dạng như kinh tế cá thể, công ty và ngày nay là những công ty đa quốc gia. Khi kinh tế tư nhân chưa đủ mạnh, nó thường chỉ như là một lực lượng và đại diện cho quyền lợi của một quốc gia. Ngày nay tình hình đã đổi khác. Sự lớn mạnh của các công ty đa quốc gia trong những năm cuối của thế kỷ XX cho thấy kinh tế tư nhân đã có sự phát triển vượt bậc với những thay đổi về chất. Các công ty đa quốc gia chính là biểu hiện của kinh tê tư nhân được quốc tê hóa, nó trở thành lực lượng hùng mạnh nhất của Kinh tế tư nhân. Các công ty đa quốc gia ngày nay có sức mạnh bao trùm lên ranh giới của nhiều quốc gia và nó không còn đại diện cho một quốc gia nào nữa mà trở thành lực lượng đại diện cho chính nó. Trên vũ đài kinh tế, thậm chí, cả chính trị, người ta buộc phải ý thức được sức mạnh to lớn của lực lượng kinh tế này và những ảnh hưởng, tác động của nó tới nền kinh tế toàn cầu cũng như đến quá trình phát triển của mỗi quốc gia.

Trong nền kinh tế thị trường mở, quốc gia nào có nền kinh tế tư nhân tham gia nhiều nhất, đầy đủ nhất và sâu sắc nhất vào nền kinh tế toàn cầu thì quốc gia đó sẽ càng có ưu thế trong cạnh tranh. Dựa trên bối cảnh và xu thế phát triển này, mỗi quốc gia cần phải có .chính sách phát triển kinh tế tư nhân thích hợp của mình, trong đó, phải đặc biệt chú ý đến sự hợp tác của kinh tế tư nhân trong nước với các công ty đa quốc gia cũng như trực tiếp tham gia vào các công ty đa quốc gia.

Kinh tế tư nhân và các giá trị chân chính của nó

Nhầm lẫn giữa phương tiện và mục đích, Chủ nghĩa xã hội kiểu cũ đã làm mọi cách, cố gắng thực hiện cho được mục tiêu xây dựng kinh tế nhà nước thành lực lượng chủ đạo trong nền kinh tế. Nhưng thực ra kinh tế nhà nước hay kinh tế tư nhân không bao giờ là mục đích của nhân loại, nó chỉ là phương tiện để con người phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Trong quá trình phát triển của mình, kinh tế tư nhân ngày nay đã trở thành một phương tiện cực kỳ hiệu quả để phát triển kinh tế và xã hội.

Chúng ta sẽ lần lượt phân tích các giá trị của kinh tế tư nhân trên các khía cạnh này.

Phương tiện hiệu quả nhất để phát triển kinh tế

Trong quá trình phát triển, nhân loại đã sáng tạo ra nhiều hình thức có tác dụng như những phương tiện để thực hiện các hoạt động kinh tế. Vấn đề là kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước cùng song song tồn tại trong thế giới ngày nay nhưng lại sao kinh tế tư nhân lại tỏ ra năng động hơn, có sức sống hơn và phát triển mạnh mẽ hơn? Câu trả lời là kinh tế tư nhân có sự tương thích rất cao với kinh tế thị trường, đặc biệt là tính chất mở của thị trường ngày càng tăng, sự hợp tác và cạnh tranh quốc tế đòi hỏi các thực thể kinh tế phải rất linh hoạt và tự chủ trong hoạt động kinh doanh, điều này vốn là nhược điểm của kinh tế nhà nước.

Tính cạnh tranh cao của kinh tế tư nhân không phải ngẫu nhiên mà có, nó được hình thành thông qua hàng chuỗi các vụ phá sản của các công ty, đó chính là sự chọn lọc tự nhiên trong quá trình phát triển. Về phương diện tinh cảm xã hội, người ta thấy ái ngại và thương xót mỗi khi có một vụ phá sản nào đó nhưng kinh tế có quy luật riêng của nó, không phụ thuộc vào tình cảm của chúng ta. Kinh tế tư nhân đối mặt với những thử thách khắc nghiệt như vậy để phát triển cũng như mỗi cá nhân chúng ta cần trải qua những gian lao, thậm chí vấp ngã để trở nên vững vàng hơn trong cuộc sống.

Giá trị nhân văn của Kinh tế tư nhân

Khi chúng ta nhìn kinh tế tư nhân dưới lăng kính của kinh tế học, sự năng động và tính hiệu quả cao và những lợi ích thiết thực khác của kinh tế tư nhân trong việc xây dựng và phát triển kinh tế đã quá rõ ràng. Nhưng sẽ rất thiếu sót nếu chúng ta không nhìn nhận nó dưới góc độ xã hội học để khám phá những giá trị tuy không đo đếm được bằng những lượng vật chất cụ thể nhưng lại là những giá trị rất thực và rất cần thiết cho quá trình phát triển. Nếu nhìn kinh tế tư nhân dưới góc độ xã hội học, chúng ta sẽ khám phá ra những giá trị mới mẻ và quan trọng của nó, đó là kinh tế tư nhân như một phương tiện để phát triển con người và chính điều này giải thích tại sao nhân loại không thể dễ dàng vứt bỏ nó.

Vào thời tiền tích luỹ tư bản, nhiều học giả nhìn kinh tế tư nhân như một đấu trường mà ở đó con người cạnh tranh, cấu xé lẫn nhau để tồn tại. Ngày nay cũng còn không ít người nhìn nhận kinh tế tư nhân một cách thiển cận như vậy. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Chủ nghĩa xã hội kiểu cũ cùng với sự phủ nhận kinh tế tư nhân đã tỏ ra xem nhẹ các giá trị cá nhân. Khi kinh tế tư nhân không có cơ hội để phát triển thì các giá trị cá nhân hầu như tan biến cả, con người trở nên mờ nhạt trong mọi khía cạnh của đời sống vật chất cũng như tinh thần. Nhưng thực tế cho thấy kinh tế tư nhân có vai trò đắc lực tạo ra sự phát triển của xã hội, tạo cho mỗi cá nhân vô số cơ hội có việc làm để khẳng định mình, để mưu cầu cuộc sống và hạnh phúc, tức là góp phần tạo ra con người với nhiều phẩm chất tết đẹp hơn. Phát triển kinh tế, suy cho cùng không phải là mục tiêu mà chỉ là phương tiện. Mục tiêu tối thượng của nhân loại là xã hội phát triển, con người phát triển. Có thể nói rằng kinh tế tư nhân là một phương tiện quan trọng để con người có cơ hội hoàn thiện mình trong quá trình phát triển hướng thiện của nhân loại. Con người đã sáng tạo ra và quyết định lựa chọn kinh tế tư nhân để phát triển, nhưng đồng thời kinh tế tư nhân lại là môi trườn tốt để con người tự thân phát triển, con người có cơ hội tự hoàn thiện vì sự phát triển của chính nó và thông qua đó phát triển toàn xã hội. Đó chính là giá tri nhân văn chân chính của kinh tê tư nhân.


Những vấn đề phát triển kinh tế tư nhân thời hiện đại

Dưới con mắt của các nhà kinh tế học, để phát triển một hình thức kinh tế dù là tư nhân hay nhà nước, người ta thường chú trọng đến các giải pháp thuần túy kinh tế như tăng cường quá trình tích tụ vốn cũng như nâng cao trình độ quản lý v.v... Chúng ta sẽ rất thiếu sót nếu không xem xét đến khía cạnh xã hội của vấn đề, đặc biệt là khi kinh tế tư nhân đã phát triển ở tầm cao như ngày nay. Để phát triển hình thức kinh tế quan trọng này phù hợp với những đặc điểm của thời đại, cần có cách nhìn mới. Chúng ta không phủ nhận tầm quan trọng của những giải pháp kinh tế, song chúng ta phải đặc biệt chú trọng phát triển con người, bởi chính cá nhân, chính con người là yếu tố quan trọng nhất góp phần vào sự phát triển của kinh tế tư nhân.

Phát triển năng lực con người

Kinh tế tư nhân có cội nguồn từ cá nhân, vì vậy phát triển kinh tế tư nhân phải dựa trên nền tảng phát triển các giá trị cá nhân, phát triển năng lực cá nhân, phát triển con người. Rõ ràng, không thể có khu vực kinh tế tư nhân phát triển nếu mỗi cá nhân còn chìm sâu trong tình trạng kém phát triển, các giá trị cá nhân không được tôn trọng. Có thể nói, không có sự phát triển năng lực cá nhân thì sẽ không có sự phát triển kinh tế tư nhân. Nếu trong một xã hội, người ta tiến hành giáo dục bằng cách bài xích các giá trị cá nhân thì không thể có tiền đề tự nhiên để tạo ra khu vực kinh tế tư nhân. Vì vậy, phát triển con người, tôn trọng các giá trị cá nhân chính là hướng phát triển nhân bản nhất bảo đảm sự ổn định cho quá trình phát triển nói chung của cả nền kinh tế cũng như của riêng sự phát triển kinh tế tư nhân.

Vấn đề là ở chỗ chúng ta phát triển con người như thế nào? Nếu chúng ta quan niệm một cách thô thiển về những giá trị cá nhân thì chúng ta sẽ làm tổn hại sự phát triển của mỗi con người và tất yếu làm cản trở quá trình phát triển kinh tế tư nhân. Trong đời sống tinh thần của mỗi con người có cả các yếu tố cá nhân cũng như các yếu tố cộng đồng. Tâm lý cá nhân và tâm lý cộng đồng cùng tạo nên những đặc tính của cộng đồng dân tộc. Nếu xem cái này là tết, cái kia là xấu tức là chúng ta xé con người ra thành từng mảng một theo hình thức siêu hình về nhận thức và do đó, con người không bao giờ được nhận thức trọn vẹn. Xã hội không thể tạo ra cơ hội tết để con người phát triển chỉ bằng khái niệm hay bằng nhận thức của một vài người nào đó cho dù họ được gọi là những con người vĩ đại.

Con người phải được nhận thức như những đối tượng khách quan. Trong vấn đề này, các nhà lý luận của Chủ nghĩa xã hội kiểu cũ tự nhận như là có quan điểm duy vật nhưng thực ra họ đã rơi vào cách nhìn của những nhà triết học siêu duy tâm, tức là xem con người là một đối tượng khoa học, có thể uốn nắn, cấu tạo được theo những biện pháp mà ai đấy cho là đúng. Đó là một quan điểm sai lầm, thậm chí, nói một cách nghiêm khắc đó là sự phản động về nhận thức. Chúng ta cần, trước hết, phải xem con người như một đối tượng khách quan, như một đối tượng có sự phát triển tự nhiên chứ không phải có sự phát triển cưỡng bức theo các định hướng mà một người nào đó trong số cộng đồng con người ngộ nhận. Tất cả mọi người đều có quyền phổ biến những ý tưởng của mình, nhưng phổ biến ý tưởng và sử dụng nhà nước để phổ biến ý tưởng là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Nếu người ta sử dụng nhà nước, thậm chí sử dụng công cụ quyền lực của nhà nước để phổ biến một sự phát hiện mang tính tư tưởng của mình thì tất yếu dẫn đến tình trạng độc tài. Cho dù nhân danh giải phóng số đông người trong xã hội thì người ta vẫn phạm phải sai lầm khủng khiếp là đã coi con người như đối tượng của mình, một đối tượng có thể bị người khác nhào nặn, kiến tạo lại đời sống ý thức của họ và đấy là sai lầm cực kỳ cơ bản. Nếu chúng ta đi từ luận điểm rằng con người là một đối tượng khách quan và nói đến quy luật phát triển nội tại của nó thì cộng đồng người cũng có những quy luật phát triển như thế. Chúng ta không thể xem cái này hoặc cái kia của con người là những yếu tôi có thể cải tạo, có thể sắp xếp hay có thể xúc tiên được. Bản thân cái thiện được xúc tiến bởi chính mỗi con người chứ không phải bởi sự xúc xiểm của người khác. Đành rằng giáo dục là rất quan trọng nhưng giáo dục và cưỡng bức là hai việc khác nhau. Nếu chúng ta phạm phải sai lầm sử dụng một phát hiện trở thành một công cụ, biến những phát hiện triết học trở thành công cụ chính trị thì tức là chúng ta tàn phá con người chứ không phải xây dựng con người. Càng ngày cùng với sự phát triển của khoa học thông tin, chúng ta càng hiểu rằng chất lượng con người phụ thuộc vào thông tin mà họ nhận được . Tuy nhiên không phải người nào cũng có nhận thức giống nhau về một thông tin cho nên quy luật phân chia đặc thù phát triển trong một cá nhân cũng vẫn tiếp tục là những quy luật tự nhiên. Gần đây người ta đã có những lý thuyết nói đến tính không đối xứng về nhận thức thông tin trong đời sống xã hội. Mỗi một thông tin đơn giản phát đi từ một nguồn bao giờ cũng được nhận một cách rất khác nhau ở những cá nhân khác nhau. Người ta không thể phấn đấu để tất cả mọi người nhận thức giống nhau về một thông tin. Con người vừa không có đủ các điều kiện xã hội, các phương tiện, vừa không có những năng lực sinh học, những năng lực tự nhiên để nhận được và nhận thức được về những thông tin một cách giống nhau. Cho nên sự phát triển không đồng đều ở trong một cộng đồng con người hay là đối với từng đối tượng cá nhân khác nhau dường như là một quy luật khách quan. Không thể nào cưỡng bức con người nhận thức như nhau về cái gọi là chân lý, và do đó, nếu tiêu diệt hình thức sở hữu này để kiến thiết hình thức sở hữu khác nhằm cưỡng bức con người đi theo một xu hướng xã hội chính trị hoặc triết học nào đó, là hết sức phản động. Người ta chỉ có thể khuyến khích con người mà không thể cưỡng bức họ. Bất kỳ ai và ở đâu sử dụng công cụ nhà nước như một hình thức cưỡng bức sự phát triển tâm lý, nhận thức, tình cảm của con người thì đều là biện pháp sai lầm cả. Những sai lầm như vậy thể hiện ở hai điểm cực kỳ quan trọng. Thứ nhất, con người không nhận thức giống nhau và các lực lượng khác nhau trong xã hội luôn tỏ ra không nhất trí một cách lương thiện với nhau về điều mà mỗi lực lượng mong muốn, tức là người ta khuếch trương sự khác biệt của con người. Con người trong tiến trình chinh phục thiên nhiên, chinh phục xã hội cần sự hợp tác. Mọi hành vi cường điệu sự khác biệt về năng lực nhận thức và làm cho con người nhìn nhận một cách sai lệch về sự khác biệt của chính họ với đồng loại, gây khó khăn trong việc tập hợp ý chí xã hội. Sai lầm tai hại thứ hai của quá trình cưỡng bức nhận thức chính là làm mất đi sự đa dạng của quá trình nhận thức của xã hội loài người. Nếu chúng ta bảo tồn hay giữ gìn sự đa dạng của quá trình tự nhiên, tức là sự đa dạng sinh học của thế giới thì chúng ta phải xem nhận thức cũng là một quá trình sinh học thuộc về con người. Nên chúng ta cưỡng bức con người phải nhận thức cho được, phải theo bằng được cái mà một ai đó muôn hoặc cái mà một ai đó cho lang có lý, thì vô tình chúng ta đã tiêu diệt sự đa dạng trong nhận thức của loài người và do đó, tiêu diệt năng lực thích nghi của nhân loại trước những rủi ro có thực mà nhân loại luôn gặp phải trong quá trình phát triển. Những phân tích ở trên được xem xét theo quan điểm điều hành nền kinh tế. Nhưng quan trọng hơn là chúng ta cần xem xét vấn đề dưới góc độ phát triển. Một trong những yếu tố cạnh tranh của một cộng đồng xã hội chính là tính đa dạng của sự sáng tạo, mà tính đa dạng của sự sáng tạo là hệ quả tất yếu của sự đa dạng của những năng lực cá nhân. Sự đa dạng của năng lực cá nhân là kết quả trực tiếp của sự tôn trọng các giá trị cá nhân. Như vậy, có thể nói lý thuyết phát triển kinh tên tư nhân bắt nguồn từ lý từ uyêt phát triển con người.

Phát triển các quyền cá nhân

Sự phát triển xã hội gắn liền với sự phát triển càng ngày càng phong phú các quyền cá nhân. Sự phát triển của các quyền cá nhân đến lượt nó sẽ thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.

Không có các quyền cá nhân làm tiền đề thì không thể có các quyền của kinh tế tư nhân. Trong thực tế, hiện nay, những hiện tượng can thiệp vào đời sống cá nhân diễn ra tràn lan ở khá nhiều quốc gia. Khi chúng ta không xây dựng, không tôn trọng các quyền cá nhân, có nghĩa là các giá trị cá nhân không được pháp chế hóa, định chế hóa, hoặc chúng ta không nhận thức các quyền cá nhân như những động lực của sự phát triển cá nhân, như những không gian xã hội cần thiết cho một cá nhân phát triển thì không thể phát triển khu vực tư nhân lành mạnh được. Chừng nào một xã hội chưa tôn trọng các quyền cá nhân, kèm theo đó là sở hữu cá nhân thì xã hội đó không thể xây dựng khu vực kinh tế tư nhân một cách chuyên nghiệp được. Nghiêm trọng hơn, nêu con người có đời sống cá nhân lén lút trước các tiêu chuẩn xã hội thì nó sẽ hợp tác với nhau để xây dựng một nền kinh tế tư nhân lén lút, tức là một nền kinh tế ngầm mà chúng ta có thể thấy là hiện tượng khá phổ biến tại nhiều nước đang phát triển hiện nay.


Những vấn đề của kinh tế tư nhân tại các nước phát triển

Sẽ rất sai lầm nếu chúng ta cho rằng kinh tế tư nhân tại các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi không còn gì phải bàn. Khác với các nước phát triển là nơi khu vực kinh tế tư nhân có sức mạnh khổng lồ và ưu thế tuyệt đối, có đủ sức để thoát khỏi sự trói buộc của chính trị như chúng ta đã phân tích ở trên, khu vực kinh tế tư nhân tại các nước đang phát triển nói chung còn ở quy mô thấp và sức mạnh hạn chế. Chính do đặc điểm này mà nó bị các thế lực chính trị chi phối và kiểm soát chặt chẽ và kết quả là các hoạt động kinh tế thường có nguy cơ bị bóp méo, tạo ra tình trạng phát triển lệch lạc, phi tự nhiên. Những nguy cơ ấy là có thật và rất cần các lực lượng trong xã hội, đặc biệt là các nhà chính trị phải luôn ý thức để nền kinh tế của đất nước mình tránh được những trở ngại, rủi ro không đáng có.

Nguy cơ của nền kinh tế thành tích chính trị

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà hoạt động kinh tế được gọi là hoạt động gia tăng giá trị, chính theo nguyên lý này mà người ta đánh thuế giá trị gia tăng. Chúng ta phải thừa nhận là nếu không tạo ra được sự gia tăng giá trị thì đó không phải là nền kinh tế theo đúng nghĩa của nó hay có thể gọi là chưa có nền kinh tế chuyên nghiệp.

Các hoạt động kinh tế tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi đang quay về với xu hướng tự nhiên, tuy nhiên nó cần được nhìn nhận một cách đầy đủ. Nếu không nhìn nhận các quá trình sản xuất kinh doanh một cách tổng thể chúng ta không thể đánh giá được lợi ích. Cần có quan điểm của người điều hành một nền kinh tế chứ không phải của một nhà kinh doanh. Không nhận thức được tính hiệu quả trọn vẹn tổng thể thì không có phát triển, tức là không có nền kinh tế chuyên nghiệp. Không chỉ Việt Nam mà nhiều nước đang phát triển đều có một nền kinh tế gọi là nền kinh tế thành tích chính trị. Các nhà chính trị nhìn nhận sự phát triển kinh tế như những thành tích chính trị chứ không phải lợi ích xã hội, không phải theo quan điểm gia tăng các giá trị. Một khi nền kinh tế được điều hành bởi những người chỉ tính đến khía cạnh chính trị của hoạt động kinh tế thì khía cạnh giá trị gia tăng của nền kinh tế bị xem nhẹ, hoạt động kinh tế bị bóp méo, nhào nặn theo ý đồ của các nhà chính trị và kết quả là không có phát triển kinh tế và thậm chí tai hại hơn người ta phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng kinh tế cực kỳ nghiêm trọng mà bài học ở Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia và gần đây là Argentina đã chỉ rõ. Điển hình nhất về bài học này là những gì đã xảy ra tại bán đảo Triều Tiên. Từ những năm 60 và nhiều thập kỷ sau đó, do sự ganh đua mà cả Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc đã mắc vào sai lầm chạy theo một nền kinh tế thành tích chính trị, do đó, đã tiến hành những hoạt động đầu tư khổng lồ không có hiệu quả trên quy mô quốc gia. Người ta còn nhớ khi cuộc chiến tranh Trung Đông nổ ra, phương Tây bị các nước ả rập cấm vận dầu mỏ, than đá của Bắc Triều Tiên được giá và nước này vay nợ nước ngoài để có nhiều tiền xây dựng một nền công nghiệp hùng mạnh, nhưng rồi than đá mất giá, đầu tư của nhà nước không hiệu quả, kết quả là Bắc Triều Tiên nhanh chóng trở thành nền kinh tế bị phá sản. Tại miền Nam, chính phủ Hàn Quốc cũng ra sức xây dựng các tập đoàn (chaebol) lớn mạnh bằng mọi chính sách về thuế và tín dụng ưu đãi. Những chính sách ngầm của chính phủ bước đầu có vẻ thành công và người Hàn Quốc rất tự hào về những gì đất nước này đạt được, nhưng rồi nền kinh tế bị bóp méo do mục tiêu thành tích chính trị không thể có đủ sức mạnh trước bão táp của khủng hoảng tài chính năm 1997. Hàn Quốc từ một nền kinh tế thứ 10 thế giới đã phá sản nhanh chóng và phải nhờ IMF ra tay cứu giúp. Điểm khác nhau giữa hai miền là nền kinh tế Bắc Triều Tiên xây dựng theo mô hình Liên Xô nên sau khi phá sản tình hình càng ngày càng thêm bi đát, còn tại Hàn Quốc, do khu vực kinh tế tư nhân đã tương đối phát triển nên nước này cũng mau chóng vượt qua khủng hoảng và nay đã bắt đầu lấy lại sức mạnh của mình.

Nguy cơ trầm trọng khác của nền kinh tế thành tích chính trị là tính phi kinh tê của các hoạt động kinh tê. Tất cả chúng ta đều phải ý thức rằng hành vi kinh doanh của mình chỉ có ý nghĩa tiến bộ khi nào nó tạo ra các giá trị gia tăng. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nguồn tài nguyên trên phạm vi toàn cầu là rất hữu hạn. Nhận thức của loài người ở cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI là nhận thức về tính hữu hạn của các nguồn năng lượng sống. Vì thế, tiết kiệm trở thành không chỉ là một quốc sách mà còn là một giá trị mang tính triết học. Muốn tiết kiệm nguồn lực, chúng ta phải tiết kiệm các hành vi, phải thận trọng trước khi hành động, bởi vì bất kỳ hành vi nào của con người hiện đại cũng đều tiêu tốn các nguồn năng lượng. Nếu con người hành động bừa bãi, hành động không để ý đến sự gia tăng các giá trị, tức là con người không trở thành nhà kinh tế học trong mỗi một hành vi của mình, thì sáu tỷ con người này sẽ đẩy trái đất đến chỗ kiệt quệ do những hành động bản năng mỗi người gây ra. Nên nhớ rằng tất cả các hành vi hàng ngày của con người đều tiêu tốn những nguồn năng lượng có giá trị chiến lược nhưng hữu hạn. Cho nên tiết kiệm trong thế kỷ này cần được giới thiệu, phân tích như là một đối tượng triết học chứ không phải là giá trị khuyến khích chính trị hoặc đạo đức thông thường. Đây là vấn đề không phải nếu có thì tốt mà thực sự là nếu không có thì chết. Tiết kiệm phải trở thành một khái niệm triết học toàn cầu trong thế kỷ này. Tại nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, người ta tiến hành nhiều công việc hoàn toàn phi kinh tế.

Bản năng và kinh nghiệm tạo ra sự điêu luyện cũng như sự duyên dáng của các hành vi điều hành nền kinh tế. Tại các nước đang phát triển cần phải có thời gian cho các nhà chính trị làm quen dần với cả cơ hội lẫn rủi ro của nền kinh tế tự do. Cần nhớ rằng khái niệm nền kinh tế tự do hay nền kinh tế thị trường không hoàn toàn đồng nhất trên thế giới. Người Mỹ, người Anh xem yếu tố tự do như là yếu tố chủ đạo hay là toàn bộ bản chất của nền kinh tế, sự can thiệp của nhà nước chủ yếu chỉ thông qua chính sách thuế và chính sách tín dụng, vì vậy, trong chính sách tín dụng lãi suất là yếu tố cơ bản. Trong khi đó, tại châu âu, nhà nước can thiệp nhiều hơn vào hoạt động kinh tế và người ta gọi là mô hình chế độ xã hội dân chủ, tức là nhà nước có vai trò rõ ràng hơn trong điều hành kinh tế.

Để giữ gìn tài sản của nhân loại, phải biết bảo tồn những đen quý. Khát vọng kinh doanh tức là khát vọng về giá trị gia tăng, là khát vọng quý giá và là một đen quý. Nghe theo một lý thuyết sai lầm để tiêu diệt nó thì sẽ đến lúc chúng ta không còn nền kinh doanh nữa. Vấn đề của các nước đang phát triển là phải bảo tồn và tạo điều kiện cho loại nền kinh doanh này phát triển. Chủ nghĩa xã hội kiểu cũ không có cơ hội để tồn tại nhưng các nên giá trị gia tăng lại có sức sống cực kỳ vĩ đại, bởi vì không có cách gì tiêu diệt được những bản năng tự nhiên của con người.

Nguy cơ từ thái độ chính trị thiếu thiện chí của đảng cầm quyền

Thái độ chính trị của Đảng cầm quyền đối với khu vực kinh tế tư nhân ở các nước đang phát triển cũng như các nước đang trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi là vô cùng quan trọng.

Sự phát triển của kinh tế thường gắn liền với những rủi ro chính trị. Những rủi ro này phụ thuộc chủ yếu vào nhận thức chính trị và thái độ chính trị của đảng cầm quyền. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, cho dù nhà nước ra sức làm các công việc như sửa đổi Hiến pháp, sửa đổi Luật và ban hành rất nhiều quy chế khác nhau nhằm tạo ra cảm giác tự do cho khu vực tư nhân thì điều đó vẫn chưa đủ, bởi vì nhà kinh doanh tư nhân có hệ thống tâm lý kinh doanh riêng. Họ là những người tích cực và chủ động, họ buộc phải có tầm nhìn xa hơn so với những người khác. Hoàn toàn có thể so sánh năng lực này của nhà kinh doanh với những nhà chính trị chuyên nghiệp. Bởi vậy nếu đảng cầm quyền không có thái độ đúng, không có nhận thức đúng về kinh tế tư nhân thì cho dù có tạo ra một khối lượng đồ sộ các chính sách hay quy chế thì cũng không mang lại hiệu quả. Nhà kinh doanh nhìn chính quyền không phải thông qua văn bản chính sách mà chủ yếu qua thái độ chính trị. Bản năng của nhà kinh doanh giúp họ luôn nhận thức về sự xuất hiện của những rủi ro và phải thừa nhận rằng trong xã hội hiện đại, rủi ro chính trị là rủi ro cơ bản. Vì nếu một chủ kinh doanh phá sản thì sở hữu công ty đó không mất đi, nó sẽ được chuyển sang một chủ kinh doanh khác. Cho nên chúng ta không nên xem sự sụp đổ của một công ty có nghĩa là công ty ấy biến mất. Công ty ấy chỉ thay đổi chủ sở hữu mà thôi. Nhưng công ty có thể biến mất trong một chế độ mà đảng cầm quyền có thái độ thù địch hoặc đàn áp đối với họ. Với sự xuất hiện của các cuộc cách mạng, các công ty có thể biến mất theo nghĩa đen. Cho nên mọi nhà kinh doanh đều xem sự rủi ro chính trị, sự rủi ro do sự đàn áp của chính quyền còn đáng sợ hơn bất kỳ rủi ro nào. Bởi vì nó rất khó lường, bởi vì sự khủng hoảng chính trị xuất hiện không dự báo trước sẽ là thảm họa đối với các nhà kinh doanh. Và những nhà kinh doanh tại nhiều nước, đặc biệt là các nước châu á, có quá nhiều kinh nghiệm về những cuộc khủng hoảng như thế, bởi vậy rủi ro lớn nhất có thể phá vỡ các dự tính kinh doanh xuất phát từ nhà nước và thái độ chính trị của nhà nước chứ không phải là các chính sách khó hay dễ. Đơn giản là dễ thì các nhà kinh doanh đi thẳng còn khó thì họ đi vòng. Nói đến chuyện khó dễ của chính sách là nói đến sự phát triển của một nền kinh tế chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp. Chẳng hạn như ở Việt Nam, thái độ chính trị của Đảng Cộng sản, của các nhà lãnh đạo ảnh hưởng chủ yếu đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân chứ không phải là chính sách hay chế độ. Nếu các phương tiện thông tin đại chúng tại Việt Nam còn thể hiện thái độ phân biệt, kỳ thị đối với kinh tế tư nhân thì sẽ không có kinh tế tư nhân lành mạnh, không có khu vực kinh tế tứ nhân chuyên nghiệp. Nguy hiểm hơn, khu vực kinh tế tư nhân sẽ có nguy cơ bị đẩy vào những hoạt động kinh doanh không minh bạch, làm bóp méo các hoạt động kinh tế và lực lượng kinh tế tư nhân không thể phát triển lên quy mô lớn, nó sẽ biến dạng và tiến hành những hoạt động kinh doanh theo kiểu du kích để tồn tại và để chống lại mọi rủi ro chính trị có thể được dự báo thông qua quan sát thái độ chính trị của các nhà lãnh đạo đối với khu vực kinh tế tư nhân.

Nguy cơ về một nền kinh tế tội phạm

Khác với cái gọi là động cơ kinh doanh của kinh tế nhà nước có màu sắc lý tưởng hóa, với mục đích phục vụ phúc lợi xã hội, động cơ kinh doanh của kinh tế tư nhân mang tính bản năng và vụ lợi cá nhân. Kinh doanh kiếm lợi hay là nhận thức về sự gia tăng giá trị của từng hộ kinh doanh hay từng cá nhân mốt là bản năng của con người và nhiệm vụ của người quản lý xã hội, của nhà chính trị chính là phối hợp một cách tự nhiên cái bản năng ấy để biến thành lý tưởng phát triển kinh tế của xã hội. Lý tưởng phát triển kinh tế, lý tưởng giá trị gia tăng của một nền kinh tế phải được nhận thức, được kiến thiết trên nền táng của sự tự giác của người điều hành, người lãnh đạo trước bản năng kiếm lời của các cá nhân. Xã hội càng đưa ra những quy định rõ ràng, càng có những tiêu chuẩn rành mạch bao nhiêu thì bản năng ấy càng được gọt giũa và có giá trị văn hóa bấy nhiêu. Khi hoạt động kinh doanh không chứa đựng trong đó những yếu tố văn hóa thì chúng sẽ cấu tạo thành một nền kinh tế tội phạm trong tất cả các khu vực kinh tế. Bởi vậy, trong nhiều quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các nước có nền kinh tế chuyển đổi, đang hội tụ đầy đủ các yếu tố của một nền kinh tế tội phạm.

Tại các nước đang phát triển, tình trạng lạm dụng các quyền lực chính trị cho những quyền lợi cá nhân; sự móc ngoặc giữa các nhà chính trị và các nhà kinh doanh, tình trạng tham nhũng trên quy mô quốc gia, tất yếu dẫn nền kinh tế đến chỗ không phân loại được Về hình thức, những nền kinh tế này có dấu hiệu của nền kinh tế thị trường, nhưng nội dung thì không phải thế. Nước Nga sau khi thoát ra khỏi chế độ XHCN thì rơi vào một trạng thái cả chính trị lẫn kinh tế theo kiểu mafia. Một quốc gia hùng mạnh như vậy đến Hoa Kỳ cũng phải e sợ bỗng nhiên trở nên nghèo xơ xác. Đó là hiện tượng biến mất các giá trị hay các tài sản xã hội một cách đáng ngờ vực. Quá trình lư nhân hóa nền kinh tế tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới cần phải hết sức thận trọng. Cần phải cảnh báo cho các nhà cầm quyền, những người lãnh đạo quốc gia biết rằng nếu không cẩn thận thì người ta không phải đi từ CNXH đến CNTB về kinh tế, thậm chí, cả chính trị nữa mà người ta sẽ đi từ CNXH đến chủ nghĩa mafia toàn diện. Đấy là một nguy cơ có thật, nguy cơ lớn đến mức nếu không có những giải pháp kịp thời và hữu hiệu thì mọi sự tranh luận ầm ĩ về chiến lược phát triển kinh tế cũng chỉ là chuyện hão huyền và phù phiếm.

Phát triển kinh tế tư nhân của Việt Nam

Cái nhìn tổng quan về nền kinh tế

Hoạt động kinh tế theo kế hoạch hay tự do trước hết là do kinh nghiệm và ý thức của con người. Trong bản năng của chúng ta chứa đựng cả hai yếu tố này. Nếu chúng ta phê phán một cách nhầm lẫn công tác kế hoạch của một nền kinh tế với nền kinh tế kế hoạch, thì chúng ta làm mất đi sự hào hứng của các nhà chính trị của thời chuyển đổi vốn d có rất ít kinh nghiệm về một nền kinh tế thị trường tự do. Đi tới nền kinh tế thị t ~ĩg tự do như từ sông ra biển, thực tế lịch sử đã cho thấy không phải ai cũng dám hành động như vậy. Sự vụng về của quá trình đến với biển cả cần phải được khuyến khích như là biểu hiện của lòng dũng cảm. Những người cộng sản Việt Nam đã dũng cảm từ bỏ nền kinh tế kế hoạch. Mở cửa và đổi mới là hành động chính trị dũng cảm nhất từ trước đến nay. Cho dù Việt Nam đã chiến thắng trong nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm nhưng để tiến hành các cuộc chiến tranh ấy vẫn là những kinh nghiệm trước đó, còn Mở cửa và Đổi mới thì chưa có tiền lệ, vì vậy đương nhiên phải có những chập chững, thậm chí, là loạng choạng nhưng cho đến nay có thể khẳng định rằng Mở cửa và Đổi mới là quá trình không thể đảo ngược và đã mang lại luồng sinh khí mới cho mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam.

Nếu chúng ta xem nền kinh tế kế hoạch là một hiện tượng cực đoan thì việc phê phán một cách quyết liệt cái yếu tố kế hoạch của một nền kinh tế cũng cực đoan không kém. Chúng ta cần phải phân biệt nền kinh tế kế hoạch với yếu tố kế hoạch của một nền kinh tế. Bất kỳ một quốc gia nào muốn tiết kiệm thì đều phải có kế hoạch để phát triển kinh tế. Sự khác nhau cơ bản giữa yếu tố kế hoạch của một nền kinh tế và nền kinh tế kế hoạch là ở chỗ nào? Bất kỳ một người có khát vọng trí tuệ đều phải nhận thức được điểm quan trọng này. Nhiều người phê phán rất cực đoan nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Thực ra chúng ta đã huỷ bỏ nền kinh tế kế hoạch từ 15 năm nay nhưng chúng ta vẫn có những yếu tố kế hoạch của một nền kinh tế không kế hoạch nữa. Tất nhiên chúng ta vạch kế hoạch cho một nền kinh tế tự do một cách còn vụng về bởi vì chúng ta chưa tích luỹ được bao nhiêu kinh nghiệm về việc này. Một số người phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam chưa ra khỏi nền kinh tế bao cấp mà quên rằng trên thực tế Việt Nam không thèm khỏi nền kinh tê' bao cấp ngay lập tức. Và từ bỏ nền kinh tế kế hoạch mới chỉ có ý nghĩa như từ bỏ một ý chí chính trị và vì vậy cần phải có thời gian để khắc phục và sửa chữa những sai lầm của quá khứ.

Kinh tế tư nhân tại Việt Nam - chiếc phao an toàn của nền kinh tế

Tại sao kinh tế Việt Nam nhỏ yếu nhưng lại không đổ vỡ sau khi hệ thống XHCN sụp đổ? Chúng ta có thể tìm ra lời giải đáp cho hiện tượng có vẻ kỳ lạ này ở kinh tế tư nhân. Trên thực tế kinh tế tư nhân tại Việt Nam đóng vai trò như chiếc phao an toàn hay là tấm đệm chống rủi ro khi kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng trong thập kỷ 80. Lý do giải thích cho việc Việt Nam không bị thảm họa của sự sụp đổ như nhiều nước XHCN Đông Âu là do trong thời kỳ chiến tranh, chính phủ chỉ quản lý kinh tế một cách phiến diện, trên thực tế nền kinh tế kế hoạch của Việt Nam chưa bao giờ thành công và cũng chưa bao giờ được quản lý trọn vẹn. Tính không trọn vẹn, không thành công trong việc quản lý một nền kinh tế kế hoạch trong quá khứ lại là một cơ may vì đã làm cho các yếu tố tư nhân của kinh tế Việt Nam vẫn nhen nhúm trong lòng nền kinh /tế kế hoạch. Sự tồn tại của các yếu tố tư nhân trong nền kinh tế kế hoạch làm cho nền kinh tế Việt Nam không sụp đổ như nền kinh tế của các nước Đông âu. Nó không chết nhưng để đổi mới triệt để thì Việt Nam làm chậm hơn các nước Đông âu, bởi vì người Việt Nam chưa nhận thức được đầy đủ những vấn đề của kinh tế tư nhân. Trên thực tế năng lực nhà nước chưa đủ để quản lý xã hội, đặc biệt là quản lý kinh tế chặt chẽ kể cả theo xu hướng kế hoạch tập trung lẫn xu hướng tự do. Vì vậy, nền kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn là nền kinh tế mang nặng tính tự cung tự cấp Tuy nhiên, chính trạng thái lạc hậu lại cho các nhà chính trị Việt Nam có quyền tự do lựa chọn các phương án. Nếu các yếu tố bản năng ấy không tồn tại thì sẽ không còn phương án nào và kết quả là đi đến sự lệ thuộc nước ngoài. Nhưng, như đã nói, các yếu tố bản năng của đời sống tư nhân ở Việt Nam còn tồn tại và tồn tại khá mạnh. Trong thời kỳ bao cấp, nó đóng góp khoảng 40 -50% trong cơ cấu nguồn sống của từng gia đình. Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch, thị trường ngầm (chợ đen) tại Việt Nam vẫn luôn hoạt động, thậm chí có sự tiếp tay trực tiếp hoặc gián tiếp của các cán bộ có chức quyền ở nhiều cấp. Tại chợ đen người ta buôn bán các hàng hóa được phân phối và cả tem phiếu. Vào thời điểm ấy nhiều người lên án những hành vi trái đạo đứa này, nhưng thực ra nếu sáng suốt người ta phải nhận thấy đó là sự may mắn và hạnh phúc cho dân tộc, bởi vì những bản năng vụ lợi cơ bản không bị mất đi và nó được bảo tồn như người ta phải bảo tồn đen quý trong những điều kiện bất lợi của ngoại cảnh. Điều trớ trêu là chính nền kinh tế ngầm mà người ta ra sức chê bai và muốn xoá bỏ lại góp phần giữ cho kinh tế và xã hội Việt Nam không bị sụp đổ sau khi Liên Xô tan rã.

Những nghịch lý trong nền kinh tế Việt Nam

Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, nhiều nhân tố mới đang hình thành nhưng đất nước vẫn còn ngổn ngang nhiều di sản của quá khứ, Nhà nước và nhân dân đang phải chung sống với nhau trong bối cảnh của nhiều nghịch lý còn tồn tại. Việt Nam đi nhanh hay chậm, tiến về phía tương lai hay vẫn luẩn quẩn với quá khứ, điều này tuỳ thuộc rất nhiều vào thái độ và phương pháp xử lý những nghịch lý này.

Gia tăng giá trị hay đầu tư để phát triển? Có thể nói rằng tại Việt Nam hiện nay, chưa có cái gì được gọi là các yếu tố cấu thành một nền kinh tế theo đúng nghĩa, tức là tạo ra giá trị gia tăng trên quy mô tổng thể của toàn xã hội và cả nền kinh tế. Xét theo quan điểm như vậy thì Việt Nam chưa có nền kinh tế chuyên nghiệp của mình. Bản chất hay dấu hiệu của một nền kinh tế lành mạnh chính là các giá trị được gia tăng trong quá trình hoạt động của nó. Nhưng từ trước đến nay kinh tế Việt Nam chủ yếu gia tăng bằng gì? Bằng đầu cơ. Chúng ta có thể lấy ví dụ trong sản xuất nông nghiệp vốn là nguồn sống của khoảng 80% người dân Việt Nam. Người ta thu mua thóc gạo của nhân dân giá rẻ, xuất khẩu giá cao, người ta mua thóc bán gạo, nhập phân, bán phân để có lợi nhuận. Trong khi chúng ta tạo ra một sự gia tăng giả tạo bằng đầu cơ lúa gạo thì chúng ta cũng tạo ra một giá trị gia giảm trong quá trình nhập vật tư cần thiết cho nông nghiệp. Hai quá trình này được tiến hành bởi những cơ quan và tổ chức khác nhau cho nên người ta không nhận thức được sự gia tăng thật sự của kinh tế nông nghiệp. Cơ quan thống kê và các cơ quan chức năng cũng không dám ghép hai quá trình này làm một để thông báo về tính không gia tăng của quá trình sản xuất. Vai trò chủ đạo và năng lực cạnh tranh yếu kém của kinh tế nhà nước. Về .bản chất, xã hội Việt Nam là một xã hội đang chuyển đổi từ trạng thái cực đoan, cứng nhắc của thời chiến sang một trạng thái bình dị, uyển chuyển của đời sống hòa bình. Trong quá trình dịch chuyển như vậy, khu vực kinh tế nhà nước đã được xây dựng trong quá khứ vẫn đóng vai trò chủ chốt tác động đến đời sống xã hội và đương nhiên cả đến quá trình dịch chuyển kinh tế nữa. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam phát triển kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế sẽ chỉ trở thành hiện thực khi khu vực kinh tế nhà nước nâng cao được sức mạnh cạnh tranh. Nhưng tính cạnh tranh thấp luôn là điểm yếu cơ bản của kinh tế nhà nước. Đó là nguy cơ rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Nhược điểm này có thể được che đậy trong nền kinh tế kế hoạch nhưng ngày nay tình hình đã đổi khác, Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu vào các quá trình kinh tế quốc tế, chúng ta buộc phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Liệu có thể để tồn tại tình trạng cứ chi ngân sách một cách vô điều kiện mà không mấy cải thiện, nâng cao được khả năng cạnh tranh của kinh tế nhà nước? Sự lạc hậu của lý luận so với thực tiễn.

Tại Việt Nam, do ảnh hưởng của hệ thống lý thuyết cũ, người ta đã phân loại rạch ròi đâu là kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư nhân. Cách phân loại máy móc như vậy làm cho cách nhìn xã hội trở nên sai lạc. Nhà nước chỉ huy cả sự phân loại xã hội đối với các khu vực khác nhau của đời sống kinh tế.

Tại Việt Nam, hiện nay, người ta vẫn có cảm giác như phải chờ đợi một cái gì đó hoặc người ta không biết nên tiếp tục tiến bước thế nào trên con đường đã chọn. Có một sự lo sợ vô hình và chưa có lực lượng nào đủ dũng cảm vượt qua trong khi quá khứ tiếp tục níu kẻo hoặc tự vệ giữ chân người ta lại. Trên mặt trận lý luận nhiều vấn đề người ta không dám đi tiếp, chẳng hạn quan điểm lý luận về kinh tế tư nhân vẫn chưa hoàn toàn được giải quyết Hàng loạt các câu hỏi còn chưa có lời giải đáp. Đảng viên có được làm kinh tế tư nhân không? Phát triển kinh tế tư nhân tới cỡ nào? Kinh tế tư nhân lớn mạnh có làm chệch định hướng xã hội chủ nghĩa không? Thế nào là bóc lột? Các chủ doanh nghiệp tư nhân có được kết nạp vào Đảng Cộng sản không? Nhiều năm nay, giới lý luận Việt Nam vẫn không ngớt những cuộc bàn cãi. Có người bảo đúng, cũng có kẻ bảo sai và chắc rằng giới lý luận còn phải tranh luận nhiều năm nữa để đi tới quan điểm thống nhất. Nhưng cuộc sống thì không chờ ai. Nếu các nhà lý luận chịu khó nhìn vào thực tế hơn một chút sẽ thấy cuộc sống không quá phức tạp và nan giải như họ tưởng. Cuộc sống có quy luật và sự phát triển riêng của nó. Nếu thực sự cầu thị chúng ta hẳn thấy rằng hàng ngày bao nông dân Việt Nam đang làm kinh tế tư nhân và trong số họ có rất nhiều người là Cộng sản, những người từng đổ bao máu xương để góp phần giải phóng dân tộc và những Đảng viên này chắc chắn không mảy may day dứt như các nhà lý luận, vì một lẽ đơn giản kinh tế tư nhân là cuộc sống tự nhiên của họ. Tất nhiên, quy mô kinh tế tư nhân của nông dân Việt Nam còn bé nhỏ nhưng theo quy luật phát triển chung thì không ai có thể nghi ngờ triển vọng và tiền đồ to lớn của nó. Kinh tế tư nhân Việt Nam cũng không có con đường nào khác ngoài con đường phát triển lên những hình thái có quy mô lớn và hiện đại của thời đại.

Để cho thỏa đáng, chúng ta cũng nên đi tìm lời giải đáp cho vấn đề "Phát triển kinh tế tư nhân có đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa?" Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định định hướng "xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Một định hướng đúng nhưng chỉ có thể trở thành hiện thực khi đi kèm với nó là một giải pháp thực hiện khả thi. Chúng ta là những người duy vật, chúng ta phải chỉ ra được phương tiện, hay nói khác đi, cơ sở vật chất của giải pháp khả thi này. Rõ ràng, kinh tế tư nhân Việt Nam lớn mạnh chắc chắn sẽ là phương tiện hữu hiệu, là cơ sở vật chất để chúng ta thực hiện mục tiêu phát triển nói trên. Quả thực chúng ta sẽ không thể tìm được bất kỳ sự mâu thuẫn nào của việc phát triển kinh tế tư nhân với định hướng phát triển do Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra để toàn xã hội phấn đấu thực hiện Để có một khu vực kinh tế tư nhân hùng mạnh Sau gần hai thập kỷ Đổi mới và Mở cửa, Việt Nam hiện có mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cao hơn, nhưng cũng như tại hầu hết các nước đang phát triển, thế và lực của kinh tế tư nhân Việt Nam vẫn còn quá nhỏ bé so với các nước phát triển. Không nhận thức được mình đang ở trình độ nào khiến chúng ta đặt ra quá nhiều mục tiêu, quá nhiều tham vọng cho phát triển kinh tế. Tất cả các sai lầm của chúng ta là ở chỗ chúng ta tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa với tư cách là một kẻ sỹ diện, một kẻ khao khát được thế giới đánh giá và công nhận giá trị nào đó. Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập với quan điểm thực tế hơn. Nếu chúng ta xây dựng một nền kinh tế, xây dựng những chỉ tiêu để tạo ra chỗ đứng chính trị ở trong đời sống xã hội thì chúng ta luôn luôn sai lầm. Chúng ta phát triển kinh tế vì con người và do đó, năng lực nhân dân đến đâu thì chúng ta xây dựng sự phát triển đến đấy. Không có sự thất bại, sự lép vế nào không đẻ ra sự nhận thức về tính giới hạn. Chúng ta cần có thái độ bình thản để hội nhập và dứt khoát không hội nhập vì các chỉ tiêu. Chúng ta tham gia tiến trình toàn cầu hóa với tâm lý phải thắng thì chúng ta sẽ thua, nhưng nếu chúng ta hội nhập với thế giới để chúng ta sống thì chúng ta sẽ sống. Kinh tế sinh ra để phục vụ sự sống của con người chứ không phải phục vụ sự thăng tiến, sự hãnh diện của bất cứ cá nhân ai. Chúng ta đổi mới, chúng ta mở cửa, chúng ta sống vì chúng ta chứ không vì bất kỳ ai và bất kỳ cái gì khác. Chúng ta phải nhận thức lại chính chúng ta, trước hết phải định nghĩa lại Việt Nam. Việt Nam không phải là một nước lớn, Việt Nam chỉ là một nước trung bình xét theo cả quan điểm kinh tế, dân số, năng lực sáng tạo thực lực quốc gia lẫn năng lực cạnh tranh. Một quốc gia bình thường thì phải sống theo quy luật bình thường, tức là theo quy luật của những nước nhỏ. Phải nhận thức được điều này. Cũng có những nước rất bé như Bị, như Hà Lan... vẫn là những cường quốc kinh tế... nhưng giai đoạn mà người ta có thể trở thành một người khổng lồ trên một hòn đất sét do sự sáng tạo của ý chí thực dân đã qua rồi. Hiện Việt Nam đang ở giai đoạn bình thường của tiến trình văn minh nhân loại. Việc nhận thức đúng mình và vị trí của mình trong cộng đồng quốc tế giúp chúng ta xác lập thái độ đúng mực khi hội nhập. Nếu chúng ta hội nhập bằng tâm lý phải thắng thì vô vọng. Việt Nam cần hàng trăm năm nữa mới mong tìm ra được phương cách làm điều đó. Chúng ta hội nhập, đổi mới trước hết để sống. Chúng ta phải quay trở lại đời sống thông thường của con người và xác lập thái độ bình thường khi hội nhập, mục tiêu của chúng ta chỉ giản dị như vậy. Đừng quá bận lòng để có được tốc độ tăng trưởng nhiều khi chỉ là những con số trên giấy: 5%, 7% hay 9%. Mục tiêu của mọi sự phát triển là đời sống nhân dân, chứ không phải là sự hãnh diện của một số người. Không tiêu hao năng lượng có ích của mình cho những việc vô ích, đó là sự sáng suất của con người hay là sự sáng suất của một quốc gia. Chúng ta phải đi bằng đôi chân của mình chứ không phải bay bằng.trí tưởng tượng của người khác. Chúng ta cần rèn luyện nhân dân chúng ta có những năng lực để cạnh tranh không lép vế, để sáng tạo ra những giá trị gia tăng ở mức độ phục vụ được sự tăng trưởng đời sống kinh tế, đời sống tinh thần và như vậy chính là hạnh phúc. Nếu chúng ta hội nhập với một thái độ bình thản, tỉnh táo như vậy thì người Việt Nam có cơ may trở thành một dân tộc hạnh phúc với một cuộc sống tương đối đầy đủ, một không gian vật chất đủ rộng để nhân cách tính cách và năng lực của con người có thể phát triển một cách tự nhiên. Bởi vì cường điệu xu hướng vật chất lên thì con người sẽ méo mó và không thể đứng vững trước những thách thức và rủi ro có thật của đời sống.

Khu vực kinh tế tư nhân cần cách nhìn mới về con người Trong quá khứ, với cách nhìn có thể nói là khá thô sơ về con người, người ta đã khoét sâu vào sự phân chia giai cấp. Con người được chia thành những lực lượng đối kháng nhau trong đời sống và thậm chí, cả trong sản xuất và lực lượng này phải đánh đổ lực lượng kia để tồn tại. Nhiều nhà lý luận coi người lao động là một lực lượng chứ không phải là đối tượng cá nhân cụ thể, nhưng chúng ta có một cái nhìn khác. Hôm nay, một người có thể là người lao động nhưng ngày mai, họ có thể là ông chủ, ngày kia, lại có thể lại trở thành người lao động nếu họ bị phá sản. Đấy là điều bình thường và phải được xem là bình thường. ỏ mỗi một con người, dù họ là nhà văn, nhà báo, nhà kinh tế hay nhà chính trị, thực ra, đó chỉ là những giai đoạn hay trạng thái khác nhau của một con người mà thôi. Tuyệt đối hóa số phận của họ (là người lao động hay một ông chủ vĩnh viễn) đều là không nhân văn. Chúng ta không nên xem người lao động là một trạng thái vĩnh viễn vì con người có quyền phấn đấu để trở thành ông chủ, thành nhà kinh doanh và thậm chí cả nhà chính trị.

Trong quá khứ, những nhà chính trị luôn luôn cần có lực lượng làm chỗ dựa cho mình để đi đến thắng lợi này hoặc thăng lợi kia và lực lượng dễ huy động nhất là lực lượng lao động. Người lao động hay đơn giản là những người nghèo khổ luôn luôn là lực lượng chính trị của các nhà chính trị. Nhà chính trị theo chủ nghĩa nào thì họ cũng đều dựa vào lực lượng này; nhưng tuyệt đối hóa người lao động để vĩnh viễn biến họ thành làm thuê như một số phận thì đấy là hành vi thiếu nhân hậu. Con người không ai chịu vĩnh viễn làm thuê và cũng không ai có quyền vĩnh viễn làm chủ. Xã hội càng phát triển, công nghệ càng thay đổi nhanh chóng bao nhiêu thì chu kỳ lao động làm thuê cũng như chu kỳ làm chủ càng ngắn bấy nhiêu đối với từng cá nhân. Vấn đề không phải là có không gian tự do cho nền kinh tế tư nhân mà là không gian tự do cho các cá nhân, bởi vì không gian tự do cho các cá nhân còn làm thay đổi số phận của mỗi cá nhân trong đó có cả những người mà các nhà lý luận của chủ nghĩa xã hội Xô Viết gọi là người lao động.

Bản chất của khoa học kinh tế là khoa học về các lợi ích. Khoa học kinh tế là triết học của kinh doanh. Làm gia tăng các giá trị cụ thể chính là bản năng, là phẩm chất không thể thiếu của nhà kinh doanh. Nhà kinh doanh là những người ý thức về sự gia tăng các giá trị thông qua hành vi của mình. Bất kỳ nhà kinh doanh nào không ý thức được như vậy thì nhà kinh doanh đó khó có thể tồn tại. Gia tăng các giá trị có nghĩa là biến các nguyên liệu thành sản phẩm bán được có giá hơn, biến những người lao động đơn giản trở thành những người sán xuất ra những hàng hóa có thu nhập lớn hơn để tạo ra mức sống cao hơn, đồng tiền mình bỏ ra có lợi nhuận cao hơn. Tóm lại, mỗi nhà kinh doanh phải có khả năng nhận thức chính xác và đầy đủ, ý thức một cách trọn vẹn về cái gọi là giá trị gia tăng. Nhà kinh doanh có giá trị xã hội thì có ý thức về giá trị gia tăng của hành vi của mình đổi với xã hội, nhưng sự gia tăng các giá trị xã hội của nhà kinh doanh nằm ngoài ý thức của nhà kinh doanh. Nếu nhà kinh doanh chỉ ý thức về việc làm giá trị gia tăng cho xã hội thì hoặc là họ đã đạt tới đỉnh cao của sự kinh doanh hoặc là họ không bao giờ kinh doanh được.

Nhà nước và quyền tạo ra giá trị gia tăng

Bản chất, mục tiêu của kinh doanh là gia tăng các giá trị. Không ý thức đầy đủ, tỉnh táo, bình tĩnh về tiến trình này trong hành vi của mình thì không phải là nhà kinh doanh. Một nhà kinh doanh lành mạnh là ghép sự gia tăng các giá trị của mình vào toàn bộ sự gia tăng các giá trị xã hội, còn những nhà kinh doanh thông thường thì chỉ nhận thức được sự gia tăng các giá trị của những hoạt động kinh doanh của riêng họ,'vì đấy là mục tiêu của kinh doanh. Mọi thứ sáng tạo khác đều nhằm phục vụ một mục tiêu như vậy. Mọi không gian xã hội, chính trị, văn hóa mà Nhà nước hoặc Chính phủ muốn tạo ra cũng là để phục vụ cho con người có quyền, có không gian và những điều kiện tương đối đầy đủ để tạo ra sự gia tăng giá trị thông qua các hành vi kinh doanh của họ.

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân nói riêng cũng như phát triển kinh tế nói chung là tạo ra các không gian chính trị, pháp luật, chính sách... để từ đó, con người có quyền tạo ra giá trị gia tăng. Tuy nhiên, nhận thức được thế nào là giá trị gia tăng như đã phân tích là việc rất khó, bởi người xuất khẩu gạo thì ý thức được sự gia tăng khi xuất khẩu nhưng họ không ý ' thức được giá trị gia giảm của quá trình nhập khẩu. Vai trò của Chính hủ là nhận thức được trọn vẹn toàn bộ sự gia tăng giá trị của một nền kinh tế, còn. doanh nhân thì ý thức được giá trị gia tăng của kinh doanh. Sự gia tăng các giá trị của một nền kinh tế với hiện tượng gia tăng các giá trị kinh doanh là hai thứ khác nhau, do đó, chức năng của Chính phủ và chức năng của các doanh nhân cũng khác nhau. Chẳng hạn xúc tiến thương mại khác với marketing. Marketing là hoạt động để bán được sản phẩm cụ thể, còn xúc tiến thương mại là việc tiếp thị cả một nền kinh tế. Bán được một nền kinh tế là chức năng của Chính phủ, còn bán được sản phẩm là chức năng của doanh nghiệp. ý thức được giá trị gia tăng của nền kinh tế là công việc của Chính phủ, của hệ thống chính trị, còn gia tăng giá trị kinh doanh là công việc của các công ty hay các doanh nhân.

Lời Kết

Ngày nay, kinh tế tư nhân không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh kinh tế của hầu hết các quốc gia mà còn trở thành một lực lượng kinh tế có ý nghĩa chính trị toàn cầu. Sự giàu có và thịnh vượng của mỗi quốc gia tuỳ thuộc rất nhiều vào thái độ của toàn xã hội, đặc biệt là của đảng cầm quyền đối với khu vực kinh tế trọng yếu này. Đường lối phát triển của một quốc gia thể hiện tư duy chiến lược và có vai trò quan trọng đối với thành công hay thất bại của nền kinh tế. Kinh tế tư nhân đang hình thành những loại hình đa dạng và phong phú đặc trưng cho mỗi giai đoạn phát triển của đời sống xã hội. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng có nghĩa là bảo tồn tính đa dạng phong phú của đời sống kinh tế, xem nó như là nguồn gốc của mọi sự phát triển.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: