Ph.Ăngghen bàn về những điều kiện hình thành tư duy lý luận

05:41 CH @ Thứ Năm - 14 Tháng Mười Hai, 2006

Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận. Ph.Ăngghen đã viết như vậy về vai trò của tư duy lý luận. Song, theo Ph.Ăngghen, ở bất cứ thời đại nào, dân tộc nào cũng như con người nào, tư duy lý luận cũng chỉ là năng lực bầm sinh, "đặc tính bẩm sinh". Muốn để cho "đặc tính bẩm sinh" ấy chuyển thành tư duy lý luận thực sự, cần phải có những điều kiện đảm bảo cho nó. Ph.Ăngghen đã chỉ ra những điều kiện cơ bản sau:

Điều kiện thứ nhất:

Tư duylý luận phải được hình thành trêncơ sở kinh nghiệm.Điểm xuất phát của tư duy lý luận là kinh nghiệm. Không có kinh nghiệm thì không có sự khám phá thực sự về nhưng quy luật tấtyếu, nội tại của sự vật, hiện tượng. Ph.Ăngghen viết: "...Cái mà Hêgen coi là sự phát triển của hình thức tư duy của phán đoán với tính cách là phán đoán, thì ở đây, đã thành ra sự phát triển của những tri thức lý luận của chúng ta về bản chất của sự vận động nói chung, tri thức đưa trên một cơ sở kinh nghiệm.Chính cái đó chứng minh rằng những quy luật của tư duy và những quy luật của tự nhiên nhất trí với nhau một cách tất nhiên”. TheoPh.Ăngghen, sở dĩ kinh nghiệm có thể đóng được vai trò là cơ sở chotư duy lý luận là do:

Mộtlà, kinh nghiệm được tích luỹ tự nó đã đòi hỏi phải có sự hệ thống hoá và phải tìm ra một liên hệ bên trong tất yếu của nó. Thực hiện được điều đó cũng có nghĩa là tư duy đã chuyển từ giai đoạn kinh nghiệm lên giai đoạn lý luận. “Khoa học tự nhiên kinh nghiệm đã tích lũy được một khối lượng tài liệu chính diện to lớn đến ngày nay tuyệt đối bức thiết phải sắp xếp những tài liệu ấy một cách có hệ thống và dựa vào mối liên hệ từnội tại của chúng trong linh vực nghiên cứu riêng biệt. Người ta cũng thấy không kém cần thiết phải sắp xếp những lĩnh vực khác nhau của tri thức theo một liên hệ đúng đắn giữa lĩnh vực nọ với lĩnh vực kia. Nhưng làm như thế thì khoa học tự nhiên đã chuyển sang lĩnh vực lý luận và trong linh vực này nhưng phương pháp kinh nghiệm trở nên bất lực, chỉ có tư duy lý luận mới có thể giúp ích được.

Hailà, bát cứ một dạng thức nào của tư duy kinh nghiệm cũng có chung một đặc tính là mang tính tiên đề, định đề. TheoPh.Ăngghen có hai loại kinh nghiệm: "bên ngoài, vật chất và bên trong - các quy luật và hình thức của tư duy". Kinh nghiệm bên ngoài là kết quả của sự trải nghiệm cuộc sống hàng ngày, có thể là sự đúc rút từ lao động sản xuất, từ đấu tranh xã hội và hoạt động nghiên cứu khoa học. Còn kinh nghiệm bến trong, tức là kinh nghiệm tư duy, là sự đúc kết về các quy luật và hình thức tư duy, và đây chính là thể hiện tính độc lập tương đối của tư duy. Tóm lại, tuân thủ nhất quán mối quan hệ chặt chẽ của tư duy khoa học với hoạt động sản xuất và khi nhấn manh tính xã hội - lịch sử của nhận thức, Ph.Ăngghen cũng đồng thời thừa nhận tính độc lập tương đối trong sự phát triển của tư duy lý luận. Ở đây Ph.Ăngghen lưu ý, nhà bác học có quyền sử dụng tài liệu đã biết vào lĩnh vực khoa học mà mình nghiên cứu. Tài liệu đó đã được hợp thành một cách độc lập trong tư duy củ a các thế hệ trước và nó đã trải lua con đường phát triển riêng, độc lập trong đầu óc con người từ thế hệ nghiên cứu này sang thế hệ nghiên cứu kia. Hơn nữa, theo Ph.Ăngghen, tính độc lập đó chỉ có thể được xem như là hệ quả trực tiếp của sự phản ánh tích cực về hiện thực nhờ các chủ thể xã hội chuyên biệt. Ngoài ra, tính độc lập đó còn được xem như là tính chủ quan của quá trình nhận thức khách quan. Như vậy, xuất phát từ kinh nghiệm và trên cơ sở kinh nghiệm mà tư duy con người khái quát hoá, trung gian hoá, trừu tượng hoá và trở thành tư duy lý luận.

Điều kiện thứhai:

Phải có giả thuyết và sử dụng giả thuyết trong quátrình hình thànhtư duylý luận.Ph.Ăngghen cho rằng khi phân tích vai trò của giả thuyết trong quá trình phát triển tri thức, người ta xem xét nó ở hai mặt: giả thuyết như là phương pháp và giả thuyết như là bộ phận của lý thuyết. Đương nhiên. có sự khác nhau giữa giả thuyết như là phương pháp phát triển tri thức khoa học tư duy lý luận và giả thuyết như là yếu tố cấu trúc của lý thuyết khoa học. Giả thuyết có thể xuất hiện trong lý thuyết với tư cách là những ý kiến cơ bản và nhìn chung, chúng chưa được kiểm tra thậm chí còn mâu thuẫn với nhưng bằng cứ thực nghiệm. Tuy nhiên, chúng tạo ra những điều kiện để diễn dịch trong lĩnh vực tri thức đó và chúng chứa đựng những hệ quả tất yếu

Theo Ph.Ăngghen, trong lịch sử phát triển của nhận thức, giả thuyết với tư cách là phương pháp phát triển tri thức khoa học đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, đặc biệt là ở những thời kỳ có tính bước ngoặt do hậu quả khủng hoảng của khuôn mẫu phương pháp luận mà đã được thừa nhận về tính khoa học: Về mặt lịch sử, việc xuất hiện phương pháp giả thuyết gắn liền với những giai đoạn sớm của sự phát triển toán học cổ đại. Các nhà toán học cổ Hy Lạp đã áp dụng rộng rãi với phương pháp chứng minh toán học, những thí nghiệm diễn dịch tưởng tượng vốn bao chứa việc đưa ra các giả thuyết và rút ra nhưng hệ quả từ các giả thuyết đó - nhờ diễn dịch phân tích với mục đích kiểm tra tính đúng đắn của nhưng phỏng đoán đầu tiên. Họ cho rằng, chỉ có giả thuyết mới có thể giúp họ đạt được tính chân lý của tri thức khoa học. Pácmênít là người đi tiên phong trong số họ. Cách tiếp cận mới về nguyên tắc đối với giả thuyết do Platôn đưa ra. Ông xem các giả thuyết như là những tiền đề của phương pháp chứng minh phân tích - tổng hợp, có khả năng đảm bảo tính chân lý tuyệt đối của các kết luận, vốn do ông tạo lập. Arixtốt là người phát hiện ra vai trò gợi mở của giả thuyết. Quan điểm của ông xuất phát từ chỗ cho rằng không thể sử dụng giả thuyết như là những tiền đề của chứng minh “tam đoạn luật”. Vì dựa vào tiền đề của chứng minh tam đoạn luận, người ta chỉ có thể hiểu được những chân lý cân thiết và khái quát chungchung.

Ph.Ăngghen cho rằng có lẽ chỉ trong phương pháp luận và triết học cuối thế kỷ XVIII, đâu thế kỷ XIX, trong quá trình lĩnh hội nhưng thành tựu của các công trình nghiên cứu thực nghiệm, người ta mới dần dần bắt đầu ý thức được vai trò gợi mở của phương pháp giả thuyết. Tuy nhiên, cả hai khuynh hướng duy lý và kinh nghiệm trong phương pháp luận và triết học cận đại vẫn không đạt được việc lý giải tính tất yếu của giả thuyết trong nhận thức khoa học và vẫn chưa khác phục được sự đối lập phản biện chứng giữa giả thuyết và quy luật.Vào những năm 70 - 80 của thế kỷXIX, trên cơ sở sự hiểu biết mới về nguyên tắc, về quy chế nhận thức luận của các quy luật và các lý thuyết với tư cách là những khăng định chung có giới hạn, có tính chân lý tương đối. Ph.Ăngghen đã lý giải vai trò của giả thuyết khoa học không chỉ trong quá trình tích tụ và hệ thống hoá các tài liệu kinh nghiệm, mà cả trong những giai đoạn làm chính xác thêm, biến đổi và cụ thể hoá các quy vật là lý thuyết thực nghiêm. Xem giả thuyết như làhình thức phát triển của khoa học tự nhiên, trong chừng mực mà khoa học này tư duy. Ph.Ăngghen đưa ra luận điểm về mối quan hệ tương hỗ giữa giả thuyết với các quy luật và lý thuyết như là những hình thức của tri thức chân lý tương đối, cửa tư duy lý luận và coi giả thuyết chính là "công cụ tìm tòi của tư duy", mà nếu thiếu nó thì chúng ta không bao giờ có được quy luật.

Điều kiệnthứ ba:

Phương pháp biện chứng duy vật như là điều kiện không thể thiếuđể hình thànhtư duylý luận.TheoPh.Ăngghen, tư duy biện chứng là hình thức cao nhất của tư duy lý luận. Do đó một cách tất yếu là trong quá trình hình thành quan điểm duy vật về lịch sử, thì song song và cùng với nó là cần phải sử dụng phương pháp nào để có thể hình thành được tư duy biện chứng duy vật. Phương phápbiện chứng của Hêgen hayphương pháp siêu hình của các nhà khoa học tự nhiên thế kỷ XVII~XVIII? Một sự thật hiển nhiên là trong lịch sử triết học trước Mác, phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình không những đối lập nhau mà còn là một sự “đánh đố” trớ trêu: phương pháp biện chứng thường gắn liền với chủ nghĩa duy tâm, còn chủ nghĩa duy vật lại thường gắn liền với phương pháp siêu hình. Để xây dựng tư duy biện chứng mới về nguyên tắc (tư duy biện chứng duy vật), vấn đề có tính chất phương pháp luận tiên quyết đối với Ph.Ăngghen là lựa chọn phương pháp nào hay xây dựng phương pháp nghiên cứu mới? Phương pháp siêu hình của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII đã có một giá trị đích thực nhất định, đã giữ một vai trò không nhỏ khi mà khoa học thực nghiệm mới thực sự bắt đầu phát triển. Đó là thời kỳ mà khoa học tự nhiên đi sâu vào phân tích, chia nhỏ giới tự nhiên ra thành những bộ phận riêng biệt cố định để nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu đó đã đưa đến những thành tựu vĩ đại trong việc phát triển khoa học. Song, khi việc nghiên cứu tiến từ giai đoạn sưu tập sang giai đoạn chỉnh lý, sang giai đoạn nghiên cứu về các quá trình, về sự phát sinh, phát triển của sự vật, thì phương pháp đó không còn đáp ứng được yêu cầu của nhận thức khoa học hiện đại nữa. Chính vì thế, như Ph.Ăngghen đã nhận xét, phương pháp siêu hình đó đã bị I.Cantơ và Hêgen đập tan tành. Còn phương pháp biện chứng (điển hình là phương pháp biện chứng của Hêgen) đã đóng một vai trò cực kỳ to lớn trong sự giải thích và nhận thức thế giới khi chỉ ra sự vận động, biến đổi và phát triển của sự vật, của tự nhiên và của xã hội mà hiện thần là nhà nước Phổ với tư cách là hình thái xã hội cao nhất. Song, sự vận động, biến đổi và phát triển ấy, suy cho cùng, bắt nguồn từ sự tha hoá, sự tự vận động và phát triển của "ý niệm tuyệt đối", của "lý tính thế giới”. Do vậy, phương pháp biện chứng duy tâm đó đối lập hoàn toàn với quan niệm duy vật về lịch sử mà Mác đã phát hiệ ra. TheoPh.Ăngghen, phương pháp biện chứng duy tâm đó rốt cuộc cũng không thể sử dụng được.

Như vậy, đối với Ph.Ăngghen, không tồn tại khả năng lựa chọn phương phápmà chỉ còn khả năng sáng tạo ra phương pháp mới.Bởi lẽ, quan điểm duy vật về lịch sử đã đặt ra một đòi hỏi khách quan: cần có phương pháp mới về chất để có thể bao chứa được cả hai yếu tố "hợp lý" và "căn bản" - duy vật và biện chứng. Vậy để đi đến phương pháp mới về chất đó, cần xuất phát từ đâu? TheoPh.Ăngghen, điểm xuất phát đầu tiên đó là đem lại câu trả lời đúng đắn, có cơ sở khoa học cho bản chất của ý thức và của trí tuệ. Vì chính ở đó biểu hiện tập trung nhất, rõ nét nhất, điền hình nhất cả hai đặc tính cơ bản của quan điểm thế giới quan (duy vật hay duy tâm) cũng như của phương pháp giải quyết (biện chứng hay siêu hình).

Chính nhờ phương pháp biện chứng duy vật mà tư duy lý luận được hình thành một cách tự giác, dễ dàng và được rút ngắn hơn nhiều. "Người ta có thể đạt đến quan điểm biện chứng đó do những sự kiện thực tế đang tích luỹ lại của khoa học tự nhiên bắt buộc, nhưng người ta có thể đạt tới nó một cách dễ dàng hơn nếu đưa nhận thức về những quy luật của tư duy biện chứng vào việc tìm hiểu tính chất biện chứng của nhưng sự kiện ấy".

Điều kiện thứ tư:

Tư duy lý luậnphải được gắn liền với sự phát triển của khoa học bởi lẽ:

Thứ nhất,theo Ph.Ăngghen, việc gắn với sự phát triển của khoa học sẽ giúp cho tư duy nắm được các mối liên hệ bên trong củacác sự vật hiện tượng. Khi đánh giá ý nghĩa của những thành tựu lớn nhất của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX, đặc biệt là Định luật bảo toàn và biên hoá năng lượng, Học thuyết tế bào và Học thuyết tiến hoá của Đácuyn, Ph.Ăngghen đã chỉ ra: "Nhờ ba phát hiện vĩ đại đó và nhờ những thành tựu lớn lao khác của khoá học tự nhiên mà ngày nay chúng ta có thể chứng minh những nét lớn của mối liên hệ giữa các quá trình của tự nhiên không những trong các lĩnh vực riêng biệt, mà cả mối liên hệ giữa các lĩnh vực riêng biệt ấy nói chung và có thể trình bày một bức tranh bao quát về mối liên hệ trong tự nhiên, dưới một hình thức gần như có hệ thống, bằng những sự kiện do chính khoa học tự nhiên thực nghiệm cung cấp". Hơn nữa, khoa học còn giúp cho tư duy thấy được những quy luật của tự nhiên. Lẽ dĩ nhiên, Ph.Ăngghen viết, khi tôi tổng kết những thành tựu của toán học và khoa học tự nhiên như vậy thì vấn đề cũng là để thông qua những cái riêng, thấy rõ thêm cái chân lý mà nói chung tôi đã không nghi ngờ chút nào cả, cụ thê là cung những quy luật biện chứng ấy của sự vận động ..những quy luật như sợi chỉ đỏ xuyên qua cả lịch sử phát triển của tư duy loài người đang dần dần đi vào ý thức của con người tư duy.

Thứ hai, khoa học tự nó cũng đã có sự tổng hợp biện chứng. Thêm vào đó, các thành tựu cửa khoa học tự nhiên đã đưa lạinhững cơ sở khách quan, những kết luận chung cho tư duy lý luận. Ph.Ăngghen chỉ rõ: Những thành tựu khoa học tự nhiên hiện đại đã chẳng bắt buộc bất kỳ một người nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng phải thừa nhận chúng, bắt buộc với một sức mạnh khiến các nhà khoa học tự nhiên hiện đại dù họ muốn hay không phải tiến tới những kết luận lý luận chung, đó sao?".

Thứ ba,sự phát triển của khoa học nói chung và những phát minh mới trong khoa học nói riêng sẽ dẫn đến sự mất đi một số khái niệm và đồng thời xuất hiện một số khái niệm khác. Dĩ nhiên, điều đó không thể xem như là sự đổi mới thuật ngữ giản đơn của ngôn ngữ. Đó chính là quá trình làmsâu sắc thêm về tư duy nhờ đó được những hình thức diễn đạt bằng lời tương ứng. Và quá trình làm “sâu sắc" tư duy đó được gắn liền với việc mở rộng lĩnh vực áp dụng những hệ ngôn ngữ mới.

Như chúng ta đã biết, trong "Chống Đuyrinh", Ph.Ăngghen cũng đã thực hiện sự phân tích đó trong sự phát triển tri thức lý luận, đồng thời đã chỉ ra sự thay đổi về nghĩa và thay đổi lĩnh vực áp đụng của các giả thuyết, các mệnh đề lý luận, quan điểm… TheoPh.Ăngghen, trong khoa học, mỗi một quan điểm mới đều kéo theo một cuộc cách mạng trong các thuật ngữ thực tế của nó. Rõ nhất về điều đó, có thể thấy qua ví dụ về hoá học mà toàn bộ hệ thuật ngữ được thay đổi về cơ bản khoảng 20 năm một lần. Thành thử, vị tất có thể tìm thấy dù chỉ một hợp nhất hữu cơ mà không trải qua hàng loạt những tên gọi khác nhau?

Điều kiệnthứ năm:

Tư duy lý luận phải có “bà đỡ” là thực tiễn xã hội. Từ trước tới nay, Ph.Ăngghen lý giải, khoa học tự nhiên cũng như triết học đã hoàn toàn coi thường ảnh hưởng của hoạt động con người đối với tư duy của họ. Hai môn này một mặt chỉ biết có tự nhiên, mặt khác, chỉ biết có tư tưởng. Nhưng chính việc người ta biến đổi tự nhiên,chứ không phải chỉ một mình giới tự nhiên, với tính cách giới tự nhiên, là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta đã học cải biến tự nhiên.

Như vậy, ở Ph.Ăngghen, vấn đề tính chân lý của tri thức lý luận, của tư duy lý luận gắn liền với thực tiễn, với hoạt động cải tạo cách mạng của con người. Đó không phải là vấn đề thuần tuý của các phương pháp thu nhận hay trình bày tri thức. Khi nói về những trừu tượng khoa học cần cho việc tái tạo tiến trình lịch sử hiện thực của các sự kiện, Ph.Ăngghen nhấn mạnh: Nhưng trừu tượngtự chúng bị tách ra khỏi lịchsử hiệnthực tuyệt nhiên không có giá trị nào cả. Chúng có thể có ích chỉ trong việc hiệu đính các tài liệu lịch sứ, để vạch ra tính logic nhất quán trong các lớp riêng biệt của nó. Khác với triết học, những trừu tượng này hoàn toàn không thể đưa ra những đơn thuốc hay những sơ đó mà theo đó, có thể làm cho vừa các thời đại lịch sử. Song ngược lại, nếu không có những trừu tượng đó thì sẽ xuất hiện khó khăn khi mà người ta chuyển sang xem xét và chỉnh lý tài liệu ( nó thuộc về thời đại đã qua hay thuộc về đương đại?) và khi mà người ta bắt tay vào tái tạo hiện thực đó. Tóm lại, thực tiễn là mảnh đất mà từ đó, những vấn đề lý luận được rút ra, rồi chúng dần dần tạo thành hệ thống những luận điểm lý luận gắn bó với nhau một cách chặt chẽ và làmnên nội dung của tư duy lý luận.

Điều kiện thứ sáu:

Muốncó tư duy]ý luận, phải có sự nghiên cứu nghiêm túc toàn bộ lịchsử triếthọc. Bởi vì tư duy lý luận, ở mỗi người chúng ta, chỉ tồn tại dưới dạng năng lực tiềm tàng và chính việc nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học toàn bộ tư tưởng triết học của nhân loại sẽ giúp cho năng lực "ấy trở thành hiện thực". Tư duy lý luận, Ph.Ăngghen viết, chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, mà muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước.

Sở đĩ như vậy là do "tư duy lý luận của môi thời đại, cũng có nghĩa là cả thời đại chúng ta, là sản phẩm lịch sử mang những hình thức rất khác nhau trong những thời đại khác nhau và do đó có một nội dung rất khác nhau. Thế cho nên cũng như bất kỳ khoa học nào khác, khoa học về tư duy là một khoa học lịch sử, là khoa học về sự phát triển lịch sử của tư duy con người". Hơn nữa, theo Ph.Ăngghen, lịch sử bắt đầu từ đâu tư duy bắt đầu từ đó. Do đó, việc nghiên cứu lịch sử triết học sẽ giúp cho chúng ta thấy được logic của tư duy; con đường đi của tư duy, cách thức, phương thức hình thành tư duy và cuối cùng là những điều kiện hình thành tư duy.

Tóm lại, những điều kiện để hình thành tư duy lý luận mà Ph.Ăngghen đã chỉ ra có một giá trị khoa học to lớn. Nó không chỉ có ý nghĩa trong thời đại của Ph.Ăngghen thời đại cần phải hiểu và nắm vững những điều kiện đó để hình thành một kiểu tư duy lý luận (tư duy biện chứng duy vật) mớivề nguyên tắc so với mọi loại hình tư duy trước đó mà vẫn còn có ý nghĩa khoa học sâu sắc đối với thời đại ngày nay, đặc biệt là đối với nước ta hiện nay, khi mà chúng ta đã, đang và sẽ còn tiếp tục đổi mới và hoàn thiện tư duy lý luận để có thể đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự thay đổi 4 nguyên tắc cơ sở trong tư duy khoa học cổ điển và hiện đại

    12/02/2017Sau năm 1900, tư duy khoa học đã chuyển từ tư duy cơ giới sang tư duy khoa học mới...
  • Tư duy "kinh kệ": Đương đầu với cái sai

    06/12/2014Số liệu thống kê từ các nước phát triển cho biết kể từ 1995, tối thiểu mỗi ngày có ít nhất 4.000 tựa sách khoa học được phát hành và bổ sung vào thư mục ở các thư viện ĐH và trung tâm nghiên cứu...
  • Tư duy sáng tạo và phê phán trong giáo dục Mỹ

    30/09/2014Dương Ngọc DũngCó lẽ trong tất cả giảng trình tạo Đại học Harvard không có giảng trình nào thu hút nhiều sinh viên ghi danh học như giảng trình 101 tư duy về tư duy (101 thinking about thinking – 101 là mã số chung cho tất cả các giáo trình nhập môn tại đại học Mỹ).
  • Tư duy

    02/06/2014B. B sưu tầmCó 3 con chim đậu trên một cành cây. Người thợ săn bắn rơi 1 con, hỏi còn lại mấy con?
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Sức trẻ của tư duy

    23/04/2013Không khó khăn lắm để bắt gặp đây đó quanh ta, những người tuổi còn rất trẻ nhưng cách suy nghĩ quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại, có người tuổi đã cao nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là, tuổi trẻ dễ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống...
  • Sự lẽo đẽo của tư duy

    09/01/2011TS. Nguyễn Sĩ DũngMột triết gia đã từng khẳng định: “Mọi thứ dẫn con người đến hành động đều phải đi qua cái đầu của anh ta”. Nghĩa là anh ta phải nhận thức được vấn đề trước khi phản ứng lại với nó. Nhận thức đi trước là một điềm lành, là điều kiện thuận lợi để phản ứng mạch lạc, hiệu quả đối với các thách thức của cuộc sống...
  • Khái niệm lý luận

    04/12/2006Lưu Hà Vĩ"Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Hy vọng, vấn đề khái niệm lý luận được trình bày khái quát trong bài viết này sẽ góp một tiếng nói lý trí cùng với đội ngũ trí thức cách mạng của chúng ta cống hiến ngày càng hiệu quả hơn cho sự nghiệp phục sinh và chấn hưng dân tộcvì dân giàu nướcmạnh, xã hội công bằng,dân chủ, vănminh....
  • Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới khách quan

    27/10/2006Vũ Gia HiềnĐể tồn tại, loài người phải thích nghi với môi trường sống của mình, nhưng con người không thích nghi với thế giới bên ngoài một cách thụ động, mà luôn luôn tìm cách biến đổi thế giới đó theo những yêu cẩu cuộc sống của mình. Muốn vậy, con người phải hiểu thế giới xung quanh cũng như về chính bản thân con người. Thế giới quanh ta là gì?
  • Tư duy chiến lược và khoa học mới

    16/10/2006TS. Phan Đình DiệuTừ những thập niên cuối thế kỷ XX đến nay, nhiều chuyển biến to lớn trong hầu khắp mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội đã xảy ra trên toàn thế giới. Cùng với những chuyển biến to lớn đó trong đời sống thực tế là những chuyển biến cũng không kém phần quan trọng trong nhận tức và tư duy của con người trước những biến động và đổi thay của cuộc sống...
  • Tiếp tục đổi mới tư duy về kinh tế xã hội

    28/09/2006GS. Phan Đình DiệuLiên tục đổi mới tư duy với những cách nhìn mới, cách hiểu mới trên cơ sở những phát hiện khoa học mới, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học hệ thống, khoa học kinh tế, khoa học tổ chức và quản lý... đồng thời không nuối tiếc những kiểu tư duy không còn phù hợp với điều kiện hiện đại là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng kinh tế tri thức ở nước ta...
  • Ngôn ngữ có đóng khuôn tư duy không?

    01/01/1900Thực ra cách chúng ta nói năng thế hiện về chúng ta nhiều điều. Tiếng địa phương hoặc trọng âm của chúng ta có thẻ chỉ ra chúng ta sinh trưởng ở đâu, trong khi vốn từ của chúng ta có thế gợi ra kiểu giáo dục chúng ta có trải qua. Nhưng nếu ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng - tiếng Anh, Tây Ban Nha, QuanThoại, Việt... có chỉ ra được cách chúng ta tư duy, hoặc là hình thành ý tưởng chăng.
  • Tổng - tích hợp lý thuyết - một đóng góp quan trọng cho tiến trình phát triển tư duy lý luận

    16/09/2006TS. Tô Duy HợpGần đây, trong giới nghiên cứu triết học, ngày càng có nhiều tác giả quan tâm tớitrào lưu tổng - tích hợp lý thuyết. Chẳng hạn, trong bài viết Triết học phương Tây hiện đại:một cái nhìn kháiquát, Đỗ Minh Hợp đã ghi nhận các song đề lý thuyết trong triết học hiện đại:Triết học chống tôn giáo - triết học tôn giáo, Triết học thực chứng - triết học hiệnsinh, Triết học duy lý - triết học phi duy lý…
  • Hạn chế của tư duy, nhận thức người Việt

    09/09/2006GS, TS Tô Xuân Dân và TS. Nguyễn Thành CôngXét về mặt bản chất, tư duy, nhận thức của người Việt Nam có một số hạn chế cần khắc phục sau đây: Bệnh "cá nhân chủ nghĩa". Trong một thời gian khá dài, tại các đợt học tập chính trị, chỉnh huấn từ những năm 1952 - 1960 đều lấy việc chống chủ nghĩa cá nhân làm chủ đề chính cho các sinh hoạt và rèn luyện đạo đức, tư tưởng...
  • Sự hình thành tư duy và một số đặc trưng của nó

    23/08/2006Nguyễn Thanh TânTư duy con người luôn là một trong những vấn đề lớn của triết học. Nhưng tư duy là gì thì cho đến nay, vẫn còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong bài viết này, trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng tôi muốn góp thêm một ý kiến nhằm làm rõ sự hình thành tư duy và một số đặc trưng của nó...
  • Phép biện chứng duy vật với việc khắc phục những sai lầm trong tư duy ở ta

    05/07/2006Đinh Cảnh NhạcVới bản chất khoa học cách mạng và phê phán, phép biện chứng duy vật, như Mác và Engen đã khẳng định: "không chịu khuất phục trước một cái gì cả”. Phép biện chứng duy vật không chỉ đối lập với phép biện chứng duy tâm, mà nó còn là phương tiện chủ yếu để khắc phục, ngăn ngừa các khuynh hướng tư duy dẫn đến nhận thức sai lầm các quy luật khách quan chi phối sự biến đổi của đời sống xã hội...
  • Cần đổi mới công tác lý luận

    01/06/2006Tuấn GiangMột số nhà lý luận phát hiện ra sự bảo thủ, già cỗi, không thực tiễn của lý luận mỹ học nghệ thuật quy chiều vào nền nghệ thuật kinh tế thị trường, nhưng họ lại không đề ra được mô hình định hướng lý luận mỹ học mới và phát triển lâu dài. Đây là những biến động khủng hoảng, diễn biến phức tạp về nhận thức lý luận giữa bảo thủ và đổi mới...
  • Bertrand Russell và tư duy triết học

    06/05/2006Albert EinsteinTiểu luận dưới đây được Einstein viết cho lời tựa tập 5 của tuyển tập "Library of Living Philosophers" do Giáo sư A. Schilpp chủ biên, xuất bản lần đầu năm 1946, đề cập riêng về triết học Bertrand Russell, đặc biệt là tác phẩm "An Inquiry into Meaning and Truth" xuất bản năm 1940...
  • Tư duy hệ thống

    25/04/2006Ngô Trung ViệtNhân loại đã thành công qua thời gian trong việc chinh phục thế giới vật lý và trong việc phát triển tri thức khoa học bằng việc chấp thuận phương pháp phân tích để hiểu vấn đề. Phương pháp này gồm bẻ vấn đề thành các cấu phận, nghiên cứu từng phần cô lập và rồi rút ra kết luận về cái toàn thể. Loại tư duy tuyến tính và máy móc này đang ngày một trở nên không hiệu quả khi đề cập tới các vấn đề hiện đại...
  • Nghịch lý của tư duy

    20/04/2006Phạm Anh100% các DN đều biết được tiện ích cũng như giá trị kinh tế to lớn do công nghệ thông tin mang lại. Đó là nơi quảng bá hình ảnh DN, thương hiệu và sản phẩm. Thế nhưng, có tới 91,9% số DN không quan tâm tới thiết kế, xây dựng website để "cho thế giới biết mình là ai"...
  • Một phương thức tư duy mới

    19/04/2006Edgar Morin (Nhà xã hội học)Ngày nay trong bối cảnh mọi tri thức chính trị, kinh tế, nhân chủng học, sinh thái học đã trở thành toàn cầu, đòi hỏi phải đặt mọi nhận thức về thế giới theo một hình thức tư duy mới...
  • Phi mâu thuẫn có phải bao giờ cũng là quy luật của tư duy đúng đắn?

    24/03/2006Nguyễn Ngọc HàĐể phản ánh chính xác hiện thực khách quan trong tư duy (dưới dạng các khái niệm, phán đoán... ), con người cần phải tuân thủ một số nguyên tắc hay quy luật nhất định. Một trong những quy luật đó, theo Aritstốt, là "phi mâu thuẫn”: hai mệnh đề phủ định nhau thì không thể đều đúng...
  • Năng lực tư duy toàn cầu

    23/03/2006TS Nguyễn Sĩ Dũng (thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng)Trong một đất nước đang xây dựng hòa bình và chủ động hội nhập, thì việc nâng cao sức chiến đấu không biết sẽ cần thiết và hữu ích đến đâu, nhưng việc nâng cao năng lực lãnh đạo đúng là một đòi hỏi hết sức cấp bách...
  • Học cách tư duy mới trong một thế giới thay đổi

    17/03/2006Lê Đăng DoanhTrở về sau chuyến công tác dài ngày ở Thượng Hải, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã có bài nói chuyện tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp VN. Bàn về kinh doanh trong thời kỳ mới, ông nhấn mạnh rằng đã đến lúc doanh nghiệp VN cần học cách tư duy mới trong một thế giới đang thay đổi quá nhanh chóng...
  • Hiện tượng luận của E. Husserl và sự tự sáng tạo của chủ thể tư duy

    26/02/2006Phạm Minh LăngHusserl là nhà triết học có công lớn trong việc đề ra một triết lý về hiện tượng có sức thuyết phục hơn cả. Lý thuyết của ông chỉ bàn đến mối quan hệ giữa mỗi con người với tư cách là chủ thể cá biệt với các hiện tượng bất kể là vật chất hay tinh thần đang diễn ra xung quanh một con người cá biệt nào đó...
  • Những trở ngại về tâm thức trong tư duy sáng tạo & giải quyết vấn đề

    17/01/2006Nguyễn Thúy HằngĐịnh kiến. Khi càng lớn tuổi thì càng có nhiều định kiến về mọi thứ. Những định kiến này thường làm cho chúng ta không nhìn nhận được thấu đáo những gì mà chúng ta đã biết hay tin tưởng là có thể xảy ra. Chúng ngăn cản sự thay đổi và tiến bộ. ...
  • Kết hợp giáo dục lý luận với giáo dục lý tưởng đạo đức, cho sinh viên hiện nay

    18/11/2005TS. Nguyễn Ngọc ThuXác định đạo đức là "gốc" của người cách mạng, nó không chỉ là nền tảng nhân cách trong sự thống nhất với tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để trau dồi tri thức nói chung, nâng cao trình độ lý luận nói riêng...
  • Những trở ngại về tâm thức trong tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề

    09/11/2005Nhiều thói quen của người lớn tuổi có thể ngăn cản sự thay đổi và tiến bộ do sáng tạo đem lại...
  • Tư duy phương Đông nhìn dưới ánh sáng học thuyết Einstein

    07/11/2005Nguyễn Huệ ChiĐột phá khoa học của thế kỷ XX được đánh dấu bằng việc khám phá ra thuyết tương đối của nhà vật lý học Albert Einstein ngay vào những năm đầu thế kỷ đã làm chấn động dư luận thế giới, nhưng ý nghĩa lớn lao của nó, theo tôi nghĩ, lại chính là sự tác động dây chuyền và có tính chất lâu dài trong suốt cả một thế kỷ, làm lung lay một phương pháp tư tưởng đã hằn sâu thành nếp, chiếm địa vị độc tôn trong nghiên cứu, có lúc gây bế tắc trì trệ cho nhiều ngành khoa học, không chỉ khoa học tự nhiên mà cả khoa học xã hội và nhân văn - phương pháp duy lý cổ điển [1] của phương Tây...
  • Tìm hiểu thêm về khái niệm tư duy

    19/10/2005Phạm Hồng QuýTư duy là gì? Đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học và nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Triết học nghiên cứu tư duy dưới góc độ lý luận nhận thức. Lôgíc học nghiên cứu tư duy ở các quy tắc tư duy đúng. Xã hội học nghiên cứu tư duy ở sự phát triển của quá trình nhận thức trong các chế độ xã hội khác nhau. Sinh lý học nghiên cứu cơ chế hoạt động thần kinh cao cấp với tư cách là nền tảng vật chất của các quá trình tư duy ở con người .Điều khiển học nghiên cứu tư duy để có thể tạo ra "Trí tuệ nhân tạo". Tâm lý học nghiên cứu diễn biến của quá trình tư duy, mối quan hệ qua lại cụ thể của tư duy với các khía cạnh khác của nhận thức...
  • Đổi mới tư duy giáo dục phổ thông

    10/10/2005Nguyễn Kế HàoChúng tôi nói về tư duy giáo dục phổ thông chứ không bàn về tư duy giáo dục chung chung, vì trên thực tế, trong nhiều năm qua giáo dục phổ thông và giáo dục đại học đã không được dẫn dắt bằng tư duy phù hợp với hai bậc học này, mà khi thì đại học bị phổ thông hoá, lúc thì phổ thông lại bị đại học hoá...
  • Tư duy hệ thống: Quản lý hỗn độn và phức hợp

    27/09/2005Cái mới trong khoa học quản lý là quản lý tình thế hỗn độn và phức hợp, trên cơ sở quán triệt tư duy hệ thống. Nhà khoa học quản lý Jamshid Gharajedaghi cung cấp cho các nhà tổ chức và quản lý, cho giới kinh doanh và đông đảo độc giả những kiến thức cần thiết về tư duy hệ thống, bao gồm triết học hệ thống, các lý thuyết hệ thống và phương pháp luận hệ thống, đồng thời trình bày những ứng dụng cụ thể các lý thuyết nói trên vào việc nghiên cứu và thiết kế một số dự án ở các công ty và các cơ quan chính phủ nhiêu nước, mà bản thân tác giả đã tham gia và có vai trò tư vấn chủ chốt...
  • Thử nêu mấy nét chủ yếu của phong cách tư duy khoa học hiện đại

    24/08/2005Phạm Duy HảiMột số ngành khoa học phi cổ điển đầu tiên đã ra đời từ cuối thế kỷ 19, song khoa học hiện đại chỉ thực sự ra đời do cuộc cách mạng vĩ đại trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX. Mở đầu là thuyết lượng tử, đến thuyết tương đối, và đặc biệt là cơ học lượng tử. Các lý thuyết khoa học vĩ đại này đã làm thay đồi căn bản lối suy nghĩ về tự nhiên và hình thành một phong cách tư duy khoa học mới, gọi là phong cách phì cổ điển...
  • Đổi mới tư duy

    21/07/2005Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học HarvardXin giới thiệu với quý độc giả bài viết với cách nhìn mới mẻ và toàn diện về đổi mới tư duy của Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học Harvard.
  • Về sức khoẻ của tư duy

    19/07/2005Tương laiKhông khó khăn lắm để bắt gặp đâu đó quanh ta những người còn rất trẻ những cách suy nghĩ thì quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại có người tuổi cao thậm chí rất cao, nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là tuổi trẻ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống. Họ không chịu dễ dàng dẫm theo những lối mòn làm chùn bước khát vọng khám phá. Đương nhiên, không phải người trẻ tuổi nào cũng có được cái đó, nếu giả dụ được cả như vậy, thì thật phúc lớn cho dân tộc!
  • Máy tính có giúp não người tư duy tốt hơn không?

    13/07/2005Bùi Quang Minh ([email protected])Loài người đã sáng tạo ra và không ngừng hoàn thiện máy vi tính để cho nó có thể hỗ trợ con người đắc lực nhất. Bằng mọi thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, giới tin học còn tìm cách làm cho máy tính hoàn hảo hơn bởi những loại phần mềm khác nhau, thậm chí cả mô phỏng lại lao động trí óc của con người. Vậy tất cả những điều tuyệt vời đó có giúp cho bộ não của con người hoạt động tốt lên không? Hay là làm cho nó tồi đi?
  • Làm gì để đổi mới tư duy giáo dục?

    12/07/2005Tố PhươngGS.TSKH Nguyễn-Đăng Hưng (Giáo sư trường ĐH Liège, Bỉ - Chủ nhiệm các chương trình Cao học Bỉ&Việt tại ĐHBK TP.HCM và Hà Nội) được mệnh danh là người "tiếp thị" chất xám Việt Nam, người "chở" chất xám về Việt Nam, người “đi tìm” tiến sĩ cho Việt Nam vì đã và đang thực hiện các chương trình đào tạo thạc sỹ Bỉ-Việt tại các Đại học Bách khoa Hà Nội và TP.HCM, với chương trình 50 tiến sĩ bằng học bổng Quốc gia…
  • Người hiện đại biết tư duy hình tượng từ khi nào?

    09/07/2005Khánh Hà (Theo National Geographic)Loài người biết tư duy hình tượng sớm hơn nhiều so với chúng ta tưởng. Điều thú vị là phát hiện này lại được thực hiện trên cơ sở... vỏ trứng đà điểu. Những chuỗi hạt làm bằng vỏ trứng đà điều có thể cho chúng ta biết nhiều điều về trí tuệ của cha ông chúng ta ngày xưa.
  • “Tư duy lãnh đạo trường tồn và phát triển...”

    02/07/2005Tuấn AnhLần đầu tiên tại VN, ông Brian Bacon - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Học viện lãnh đạo Oxford (Anh Quốc), một diễn giả hàng đầu thế giới về kỹ năng lãnh đạo đã có buổi nói chuyện trước 200 doanh nhân, các nhà nghiên cứu khoa học quản lý với chủ đề "Tư duy lãnh đạo để trường tồn và phát triển trong một thế giới đầy biến động". DĐDN đã có cuộc PV ông xung quanh nội dung này...
  • Định nghĩa về tư duy suy luận

    09/07/2005Tư duy suy luận nghĩa là cách suy nghĩ đúng đắn trong việc theo đuổi với tri thức thích hợp và đáng tin cậy về thế giới. Miêu tả cách khác đó là lối suy nghĩ đầy kỹ năng, có trách nhiệm, có suy tư và hợp lý được tập trung vào việc quyết định xem nên tin tưởng hoặc thực hiện điều gì.
  • Chúng ta thường gặp lỗi khi tư duy như thế nào?

    05/11/2004Bùi Quang MinhTrong lao động và cuộc sống hàng ngày, bất cứ với ai, ở đâu và vào lúc nào cũng đều cần phải có tư duy chuẩn xác, chân thực và đúng đắn. Để đến được sự chuẩn xác trong suy nghĩ, mỗi chúng ta đã trải qua không biết bao nhiêu suy nghĩ sai lầm, thiển cận, chủ quan, thiếu chính xác và không ít trong số đó đã phải trả giá đắt. Đây là bài viết phân tích một số lỗi căn bản của quá trình tư duy...
  • Giáo dục đại học: Cần một hệ tư duy quản lý khác?

    04/01/2004Chất lượng đào tạo (ở đây tôi chỉ xin trình bày ý kiến của mình trong giới hạn lĩnh vực đào tạo đại học) liên quan đến nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất, chương trình cùng phương pháp giảng dạy và bao trùm trên hết là chất lượng quản lý. Các yếu tố khác đã được đề cập nhiều. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh đến yếu tố bao trùm. Nhưng vì sao quản lý là yếu tố bao trùm?
  • Không thể giải quyết các vấn đề học thuật bằng tư duy hành chính

    23/10/2003Tuyển sinh đại học & cao đẳng (ĐHCĐ) theo phương thức ba chung: Chung đề, chung đợt và sử dụng kết quả chung, đã được thực hiện trong hai năm 2002, 2003. Hiệu quả kinh tế xã hội khá rõ rệt. Ví dụ, theo ước đoán của Bộ GDĐT, sự cải tiến này ở hai khâu đầu có thể bớt lãng phí cho xã hội khoảng 500 tỉ đồng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhiều biện pháp được thực thi, song khâu xử lý kết quả chung, một khâu cuối cùng - giai đoạn gặt hái, rất tiếc lại vượt khỏi sự kiểm soát? Vậy, nguyên nhân thật sự bất cập nằm ở đâu? Điều này rất cần được xem xét một cách nghiêm túc để rút kinh nghiệm cho những kỳ thi năm sau.
  • So sánh cách tiếp cận tư duy phân tích và tư duy theo hệ thống

    04/05/2003Hai cách tiếp cận này bổ sung lẫn nhau hơn là phủ định nhau, làm mất sức mạnh của cách tiếp cận khác...
  • Năng lực tư duy sáng tạo trong thời đại ngày nay

    15/02/2003Nguyễn Thanh Huyền, Pháp B – K35F...trong thời đại ngày nay, khi nhận thức của con người đã đạt đến một trình độ cao hơn, thì năng lực tư duy không còn giữ nguyên nghĩa mà đã trở thành năng lực tư duy sáng tạo. Bởi lẽ, người ta không chỉ tư duy để có những khái niệm về thế giới, mà còn sáng tạo nhằm thay đổi thế giới làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Với sinh viên nói riêng, năng lực tư duy sáng tạo đã trở thành một trong những điều kiện cần thiết để đem lại cho họ một công việc hứa hẹn khi ra trường hay xa hơn nữa là một chỗ đứng vững chắc trong xã hội và trên thế giới.
  • Đổi mới giáo dục cần bắt đầu từ đổi mới kiểu tư duy

    11/02/2003"Dạy học hướng vào người học" còn gọi là "dạy học lấy chủ thể học sinh làm trung tâm" được coi là thành tựu của Âu - Mỹ. ở ta, một số lý thuyết và mô hình giáo dục của nước ngoài đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng. Việc học tập những thành tựu giáo dục lành mạnh tiên tiến của nớc ngoài là cần thiết, nhưng kinh nghiệm cho hay rằng, một nền giáo dục vững chắc của một đất nước là một nền giáo dục biết tự đứng trên đôi chân của mình.
  • xem toàn bộ