Phân vân tình thân

10:07 SA @ Thứ Sáu - 27 Tháng Hai, 2009

Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về những em bé bị đối xử bạo ngược và phải sống thường xuyên trong tình trạng bạo lực gia đình. Những mẩu chuyện trên trang này, góp thêm một góc nhìn khác, tiếp thêm niềm tin, mong mỏi những chồi non của tương lai đều được lớn lên trong tình yêu thương trọn vẹn.

Gia đình là nền tảng, tình thân, cội nguồn quyến luyến của con người. Nhưng không phải khi nào tình cảm đó cũng làm ta thanh thản…

1. Em bé của năm

Độc giả ACTU – nhật báo dành cho thiếu niên Pháp vừa bình chọn Hannah 13 tuổi là “Em bé của năm 2008”. Sinh trưởng ở miền tây nước Anh, Hannah bị bệnh bạch cầu và tim bẩm sinh, đã chịu hàng chục ca mổ, phải sống cô độc trong nhà thương từ năm chín tuổi. Tháng 11.2008 các bác sĩ thông báo Hannah sẽ mất sau sáu tháng nếu không được ghép tim.

Trước tin này, Hannah quyết định chấm dứt điều trị “để được đón Noel và năm mới cùng với người thân trong những giờ phút cuối”. Ý muốn này được gia đình Hannah ủng hộ vì đã nhiều năm họ phải sống xa con. Trước lập luận trẻ con không ý thức được sự chọn lựa, Hannah nói: “Thật khó khăn khi nghĩ rằng tôi sẽ chết trong nay mai, nhưng tôi cũng biết cái gì tốt hơn cho mình”.

Sau nhiều tranh cãi, ước nguyện của Hannah rốt cuộc được hội đồng y khoa chấp thuận: rằng thiếu niên cũng có quyền tự chủ. Rằng khát vọng sống ở trẻ con rất lớn, nhưng khát vọng có gia đình bên cạnh lớn hơn. Hannah nói: “Tôi đã ở nhà thương nhiều quá, chấn thương nhiều quá. Tôi không muốn điều đó nữa, tôi chọn lựa không chịu đựng. Danh sách chờ ghép tim rất dài, tôi vui lòng được cứu một người nào đó...”.

Câu chuyện của Hannah làm thế gian xúc động. Rất khó chịu nổi ý nghĩ gương mặt đáng yêu này chỉ còn sống vài tháng nữa, nhưng cũng khó chịu nổi khi đứa trẻ phải xa cách người thân trước khi mất. Hiện Hannah đang ấm áp giữa vòng tay cha mẹ trong những giờ phút cuối, bất luận băn khoăn của nhiều người.

2. Em bé dược liệu

“Imogen được sinh ra vì tôi”. Cô bé Saskia bảy tuổi đang sống ở London sẽ suốt đời mang ơn em gái, bởi cô sống được nhờ tuỷ ghép của Imogen – đứa em được “làm ra” chỉ để cứu chị.

Vào năm ba tuổi Saskia bị căn bệnh nguy hiểm phải truyền máu hàng tháng. Để cứu Saskia chỉ có cách ghép tuỷ từ thành viên của gia đình, nhưng không ai trong cha, mẹ lẫn đứa em kế có tuỷ phù hợp. Giải pháp cuối được đưa ra là chủ động thụ tinh một phôi thai thật khớp với yêu cầu. Nói cách khác, phải tạo ra đứa bé với mục đích y học.

Năm 2005, Imogen “đúng chuẩn” được sinh ra, và phải chờ sau 19 tháng để em đủ sức chịu đựng cuộc giải phẫu lấy tuỷ sống – thời điểm đớn đau của kẻ làm cha mẹ: “Saskia ngày một yếu, mặt khác, chúng tôi tự hỏi liệu Imogen có qua nổi cuộc đại phẫu có nguy cơ đến tính mạng hay không…” . Vậy rồi phép lạ đã xảy ra hơn một năm. Hiện Saskia đã bình phục. Imogen khoẻ mạnh. Hai chị em quấn quýt không rời.

Thật khó chịu nổi ý nghĩ một đứa trẻ “bị” sinh ra chỉ để làm “thuốc” cho người khác, nhưng nhìn bức ảnh tràn ngập yêu thương của hai đứa trẻ, chúng ta sẽ phân vân. Chính vì những phân vân đạo đức đó nên từ lâu, dù cho phép cấy ghép y thuật giữa người thân, nhưng mãi đến cuối năm 2006, Pháp và một số nước châu Âu mới cho phép “em bé dược liệu” trong những trường hợp chứng minh mọi giải pháp điều trị đều bất khả.

3. Lý lẽ ruột thịt

Năm 2008, vì thất nghiệp, một người đàn ông đã làm xã hội Mỹ rúng động khi bắn chết vợ cùng ba con trước khi kết liễu đời mình. Nhưng thảm kịch xảy ra sáng ngày 27.1.2009 tại trung tâm thành phố Los Angeles làm nhiều người rơi nước mắt. Người đàn ông tên Ervin Lupoe đã bắn chết vợ mình cùng năm con nhỏ rồi tự sát trong ngôi nhà tại vùng ngoại ô Wilmington.

Chuyện của Lupoe làm người ta sởn ốc vì trước khi hành động, Lupoe đã fax tới đài truyền hình địa phương hai trang thư, cho biết cả hai vợ chồng vừa bị mất việc và đã cùng nhau quyết định chấm dứt sự sống của cả gia đình như một cách tự giải thoát. Trong thư Lupoe viết: “Sau một dằn vặt khủng khiếp, vợ tôi cho rằng tốt hơn hết là nên kết thúc cuộc đời. Và rằng tại sao lại để những đứa con thân yêu của mình ở trong tay những người xa lạ?”.

Không muốn chia ly con, không muốn để con bơ vơ, họ đã quyết định cùng chết bên nhau! Dĩ nhiên sốc, và đau đớn. Nhiều người lên án cha mẹ nhẫn tâm, nhiều người chia sẻ tình yêu của họ. Cũng như hai trường hợp trên, người ta thật khó đứng bên nào dư luận. Riêng người viết bài này, khi nhìn những đôi mắt yêu thương, những nụ cười thân quyến, lòng bỗng mềm đi trong sức mạnh của gia đình…

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Dạy sai có thể khiến cả một dân tộc sai lầm

    30/07/2018“Hiện nay từ đào tạo mẫu giáo đến đào tạo tiến sĩ phương pháp dạy đều giống nhau. Cách làm này sẽ thủ tiêu sức sống cá nhân. Cứ học dồn, cứ nghĩ rằng làm trước là xong mà không thấy chất lượng cuộc sống của mỗi giai đoạn một khác... Bản thân tôi cả một đời dạy học. Với tôi, “trẻ em là cứu tinh của dân tộc”. Giáo sư Hồ Ngọc Đại trăn trở.
  • Hoài niệm chưa dứt

    27/01/2009Trịnh Hoàng SơnNăm nào cũng thế, khi đến giờ giao thừa, trong tôi lại trỗi dậy những cảm giác thao thức, bâng khuâng như bao lần. Đó là cảm giác về một sự kiện đang xảy đến ở quanh ta, mà ra chỉ e rằng mình không thể nắm bắt được và sợ nó vuột mất. Luôn luôn vẫn là như thế, giao thừa đã gieo vào lòng tôi những cảm giác khắc khoải kể từ thời tuổi nhỏ và cho đến mấy chục năm sau, cảm giác háo hức xen lẫn rạo rực đó...
  • Đứa trẻ đời

    23/01/2009Nguyễn Thành TrungNgười lớn thỏa thuận: Cho chú đồ chơi đi, xong chú bế Tít đi chơi. Đứa trẻ lắc đầu. Người lớn thỏa thuận tiếp: Cho chú đồ chơi đi, xong chú hái khế cho Tít ăn. Đứa trẻ lắc đầu. Người lớn đành đưa cho đứa trẻ quả bóng nhựa. Đứa trẻ đưa cho người lớn đồ chơi của nó. Nó cầm quả bóng nhựa, vứt xuống vũng nước bẩn ngoài sân, cười vang.....
  • Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường

    22/05/2007Nguyễn Thị KhoaĐạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội.
  • Việc nuôi dưỡng trẻ em

    30/11/2006Giúp chúng hiểu biết và kiểm soát những hoạt động của lứa tuổi vị thành niên còn ngu dốt của chúng, cho đến khi lý trí thế chỗ nó và giải thoát chúng khỏi rắc rối đó, chính là điều bọn trẻ muốn, và các bậc bố mẹ hướng tới… [Đứa trẻ] không hiểu chính nó để hướng dẫn ý chí của nó… Nó hiểu cho nó thì nó cũng phải quyết định cho nó; nó phải ra lệnh cho ý chí nó và điều chỉnh những hành động của nó, nhưng khi nó đến giai đoạn mà cha nó trở thành một người tự do, thì đứa con đó cũng trở thành một người tự do ...
  • Cảm nhận gia đình

    24/08/2005Tương LaiCó những giá trị vĩnh hằng, nhưng không phải bất cứ lúc nào người ta cũng cảm nhận đầy đủ về nó. Nhưng rồi trong những bối ảnh nào đó, tự nhiên giá trị ấy lại nổi trội hẳn lên, cuốn hút và vẫy gợi sức chủ ý của toàn xã hội. Gia đình, giá tri vĩnh hằng của gia đình đang có súc cuốn hút và vẫy gọi ấy đang hiện diện như một môi trường cần được chăm sóc gây dựng thế nào để không khí mà các thế hệ sống trong đó được hít thở là trong lành và là dưỡng chất cho đời sống vật chất, nhất là đời sống tinh thần, tình cảm của mọi thành viên...
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo

    04/07/2005Một gia đình thực sự là gì? Với Tiến sĩ Philip Mc Graw, ông tin rằng gia đình phải là trung tâm, là giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuốn sách "Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia đình hoàn hảo", ông sẽ chỉ ra cho chúng ta những vấn đề phức tạp của cuộc sống gia đình, những vấn đề mà có thể chúng ta đã chưa bao giờ nhận thức được một cách rõ ràng...
  • xem toàn bộ