Phải dạy làm người

08:19 CH @ Thứ Sáu - 24 Tháng Hai, 2006

Sinh thời, khi xem chương trình của chín lớp tiểu học và trung học cơ sở, Bác Hồ đã phát biểu: “Sao dạy làm người ít quá”.

Khi vô thăm một trường Đảng, Bác cũng viết vào sổ lưu niệm: Phải dạy làm người.

Vừa qua GS Trần Văn Giàu cũng đã nói: “Học làm người là phải học sử”.

Thế mà vừa qua về thi môn sử của học sinh cấp III, tình trạng thật thê thảm, đa số là điểm 3 cho tới điểm 0. Đây là vấn đề nhức nhối không thể chấp nhận được. Việc tôn sư trọng đạo cũng diễn ra không ít cảnh đau lòng. Ngay cả trong những nhà giáo cũng có nhiều vấn đề khiến chúng ta không thể yên tâm được.

Tình trạng hết sức buồn lòng này không phải chỉ có trách nhiệm của thầy, cô và học sinh mà chính là ở đường lối giáo dục và chính sách đối với ngành giáo dục của chúng ta.

Nên giáo dục trước Đại hội VI của Đảng là một nên giáo dục duy ý chí, tập trung, quan liêu, bao cấp mà chưa có kiểm điểm. Sau Đại hội VI thì khuynh hướng giáo dục lại chuyển qua tình trạng giáo dục thực dụng. Cái gì làm ra tiền thì đổ xô vào dạy và học. Đây là nhu cầu phát triển của xã hội. Nhưng nhất thiết chúng ta phải coi giáo dục làm người là vấn đề cốt lõi của giáo dục. Một nền giáo dục mất gốc sẽ đưa cả dân tộc chúng ta đến những nguy cơ không thể lường được.

Tại sao chúng ta không thể qui định hệ số của sử học bằng hệ số của toán học, là môn bắt buộc trong kỳ thi hết cấp III và thi vô các trường đại học?

Tại sao chúng ta lại bỏ môn học Hán Nôm, trong khi Hán Nôm có một vị trí cực kỳ quan trọng trong nền văn hóa của chúng ta? Tôi cho rằng hệ số của môn Hán Nôm không thể thua hệ số của môn tiếng Anh. Nếu không học Hán Nôm, không giữ lấy bản sắc dân tộc thì chúng ta sẽ đi tới đâu? Một giáo sư sử học nói với tôi: hiện nay ở Hàn Quốc, Nhật Bản người ta chủ trương phải dạy cho học sinh, sinh viên biết được 2.000 chữ Hán.

Nếu giáo dục của chúng ta cũng chủ trương như thế thì chẳng những chúng ta khắc phục được những thiếu sót trên, mà lại còn tiếp cận được với nền văn hóa vốn rất gần gũi với chúng ta, một trong những cái nôi văn minh lớn của nhân loại, một nền khoa học tiên tiến của khoảng 1,5 tỉ người ở Đông Á bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên.

Học Hán Nôm, học tư tưởng văn hóa Việt Nam, học triết học phương Đông, học triết học Tam giáo (Lão giáo, Nho giáo, Phật giáo) là cực kỳ cần thiết để thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh. Nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh là kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng văn hóa Việt Nam và văn hóa triết học phương Đông, làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin phát triển lên một tầm cao mới, thấm nhuần tính nhân văn sâu sắc và có một sức thuyết phục rất cao.

Tư tưởng cộng sản của Hồ Chí Minh không những chinh phục được dân tộc Việt Nam mà còn chinh phục được nhân dân thế giới. Chính vì thế Bác Hồ là lãnh đạo cộng sản duy nhất trên thế giới được Liên Hiệp Quốc công nhận là anh hùng kiệt xuất giải phóng dân tộc, đồng thời là danh nhân văn hóa thế giới. Do đó, tư tưởng, văn hóa Việt Nam và văn hóa, triết học phương Đông phải được cụ thể hóa trong các trường tiểu học và phải được dạy lý thuyết trong các trường cấp III, các trường đại học và trường Đảng. Không học những vấn đề này thì không hiểu đúng được tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tôi đề nghị phải thiết kế một qui trình “Tiên học lễ, hậu học văn” từ các lớp mầm non cho đến tiểu học. Tôi cũng đề nghị phải có thêm môn học về luân lý mà trước đây trong thời Pháp thuộc chúng tôi đã được học. Theo tôi, đây là một môn học rất bổ ích không thể thiếu trong giáo dục làm người. Khoa công dân giáo dục không thể thay thế khoa luân lý giáo dục.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Ông thầy và thời đại

    27/03/2016Phan ĐăngMột trong những nguyên tắc giáo dục đại học ở Singapore là người thầy phải luôn cập nhật và giúp SV nắm bắt những thông tin thời sự mới nhất của lĩnh vực tin mình phụ trách...
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Lớp “Học làm Người” giữa lòng TP.HCM

    20/11/2012Tại số nhà 48 Bành Văn Trân, phường 7, quận Tân Bình (TP.HCM) có một trường học mang tên Trường Hán Nôm Nguyễn Trãi. Nói là “trường học” nhưng thực chất chỉ có mỗi một phòng rộng khoảng chừng 100 m2. Trường chỉ có duy nhất một giáo viên, vừa giảng dạy, vừa kiêm chức hiệu trưởng...
  • Trách nhiệm cao cả

    11/01/2006Chu HảoNghĩa vụ thiêng liêng của nhà giáo là "trồng Người", đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện các mục tiêu cao cả của Giáo dục. Các mục tiêu ấy thường được hiểu một cách đại thể là giáo dục nhân cách và truyền đạt kiến thức cho học trò - thanh, thiếu niên - thế hệ tương lai của dân tộc...
  • Giáo dục với tăng thiện giảm ác

    04/01/2006TS. Nguyễn Chu PhácCái ác của con người đang tăng lên đáng lo ngại, hàng ngày biết bao nhiêu chuyện "giết người" với nhiều cách khác nhau: có loại bằng dao, bằng súng đổ máu, có loại đang được gọi với cái tên tham nhũng, móc tiền của Nhà nước, của nhân dân một cách tàn bạo, có loại bằng mưu mô thâm độc...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho Sinh viên

    01/09/2005Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “Cái đang thiếu mà nếu thiếu cái đó, thì cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • Quy luật làm người

    18/07/2005Anh Nguyện dịchKhi sinh ra, bạn chẳng thể nào có một quyển sách giáo khoa để chỉ vẽ cho riêng mình; những hướng dẫn sau đây sẽ làm cuộc sống bạn tốt đẹp hơn.
  • Thời của sách học làm người

    05/07/2005Nhật LệTheo thống kê mới nhất của Nhà xuất bản Trẻ (TPHCM), hiện nay, tủ sách học làm người đang là bộ sách best-seller, dẫn đầu về doanh số và tốc độ tái bản. Một dự báo mới về văn hóa đọc - và có thể là một hiện tượng đáng được các nhà phê bình lưu tâm, suy ngẫm.
  • Nhân cách trẻ

    27/01/2004Mỗi thế hệ có một quan niệm của mình về nhân cách. Lớp già và lớp trẻ nhiều khi “xung khắc” cũng một phần vì nghĩ về nhân cách khác nhau, về ứng xử khác nhau. Nhân cách có nét chung phổ biến mà cũng có nét riêng đặc thù của mỗi lớp người, mỗi thành phần, thậm chí mỗi cá nhân...
  • xem toàn bộ